Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 18458/BTC-TĐKT của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung công tác thi đua, khen thưởng năm 2014
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 18458/BTC-TĐKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18458/BTC-TĐKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Hùng Minh |
Ngày ban hành: | 18/12/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
tải Công văn 18458/BTC-TĐKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18458/BTC-TĐKT | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 |
Kính gửi: | - Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; |
Tiếp theo công văn số 17392/BTC-TĐKT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2014; tại văn bản này, Bộ hướng dẫn bổ sung một số nội dung cụ thể để làm rõ hơn các quy định mới về công tác TĐKT trong năm 2014 như sau:
1. Xác định các tập thể được xét tặng Cờ thi đua của Bộ, Cờ thi đua Chính phủ:
Thực hiện quy định hàng năm; các đơn vị thuộc Bộ và tương đương; các đơn vị cấp Vụ, Cục thuộc hệ thống cấp Tổng cục và tương đương, đảm bảo tiêu chuẩn, dẫn đầu từng lĩnh vực công tác (hoặc khu vực, cụm, khối thi đua) hội đủ 03 tiêu chuẩn (hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu; nội bộ đoàn kết đi đầu, dẫn đầu trong thực hiện nhiệm vụ) là các đối tượng được xét Cờ thi đua của Bộ. Đó là các tập thể đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn “có thành tích tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành tài chính năm 2014”. Đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua của Bộ mới được đề nghị xem xét Cờ Thi đua Chính phủ.
Bộ chưa có chủ trương chia cụm, khối, khu vực thi đua; việc thực hiện theo hướng sẽ lựa chọn các tập thể, đơn vị có tính chất hoạt động và chức năng nhiệm vụ gần giống nhau để bình xét Cờ thi đua.
Đối với các tập thể nhỏ không thuộc đối tượng xét Cờ thi đua như quy định trên của Bộ; năm nay, Nhà nước có bổ sung thêm tiêu chuẩn Cờ thi đua khi xét tiêu chuẩn Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (Điều 23 NĐ65/2014 NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ). Quy định mới này nhằm mục đích chuyển hướng sang khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (thành tích đạt được đến đâu khen đến đó); hạn chế dần khen thưởng thành tích tích lũy mà hướng các tập thể đó phấn đấu lập được thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc, đi đầu, dẫn đầu trong các lĩnh vực công tác ngay tại năm xét; hoặc thành tích được bình xét sau khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 3 năm trở lên do Trung ương; Bộ, ngành, tỉnh phát động.
Đối với các tập thể không thuộc đối tượng xét Cờ thi đua; Hội đồng TĐKT các đơn vị xem xét phân tích kỹ, đánh giá mức độ (cấp độ) thành tích đạt được của năm 2014 để đề nghị xét tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ theo loại hình khen công trạng (hướng dẫn tại điểm 3 văn bản này).
2. Một số quy định mới cần chú ý về tiêu chuẩn thời gian và tiêu chuẩn thành tích khi áp dụng đề nghị khen thưởng cho thành tích năm 2014.
2.1. Danh hiệu CSTĐ toàn quốc được đề nghị khi cá nhân đó đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính vào đúng 2 thời điểm (năm 2010 và 2013) (QĐ ký năm 2011 và năm 2014). Kết thúc năm nay 2014, nếu tiếp tục đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở thì đủ điều kiện để trình Bộ xét trình Nhà nước xem xét phong tặng danh hiệu này (tiêu chí cơ bản nhất là sáng kiến có hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc).
2.2. Theo tiêu chuẩn thành tích tích lũy (Điều 17 NĐ65): Tiêu chuẩn Huân chương lao động hạng Ba đối với tập thể, cá nhân yêu cầu phải có Bằng khen Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời khi tập thể, cá nhân đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thì sau 5 năm kể từ khi có QĐ khen thưởng, nếu hội đủ các tiêu chuẩn thành tích tích lũy thì mới đủ điều kiện đề nghị Huân chương lao động hạng Ba (quy định cũ là sau 2 năm).
2.3. Về nội dung một tiêu chuẩn mới được quy định khi xét các hình thức khen thưởng từ Bằng khen của Bộ. Bằng khen của TTgCP. Huân chương Lao động các hạng trở lên đối với cá nhân, tập thể (loại hình khen công trạng) có ghi “Lập được //nhiều thành tích/ thành tích xuất sắc đột xuất//nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất/ thành tích xuất sắc//thành tích xuất sắc, đột xuất// có phạm vi ảnh hưởng... được quy định thành 3 cấp độ từ thấp đến cao, được cụ thể hóa như sau:
+ Đối với Bằng khen của Bộ: Yêu cầu về cấp độ thành tích: “Có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực công tác thuộc Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể TW”, được hiểu là thành tích tiêu biểu, toàn diện, nêu gương trong từng lĩnh vực chuyên môn của đơn vị, được Hội đồng TĐKT các cấp bình xét, đề nghị.
+ Đối với Bằng khen của TTgCP: Yêu cầu về cấp độ thành tích “Có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc TW, đoàn thể TW”, được hiểu là thành tích tiêu biểu xuất sắc, nêu gương trong lĩnh vực công tác thuộc Bộ, được Hội đồng TĐKT các đơn vị đề nghị, Hội đồng TĐKT Bộ nhất trí đánh giá, ghi nhận.
+ Đối với Huân chương lao động hạng Ba: Yêu cầu về cấp độ thành tích “Có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong các lĩnh vực thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc TW, đoàn thể TW”, được hiểu là thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được Hội đồng TĐKT các đơn vị đề nghị, Hội đồng TĐKT Bộ nhất trí đánh giá, ghi nhận, suy tôn.
3. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (Quy định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ)
Là năm đầu tiên Nhà nước quy định loại hình khen thưởng này, thành tích đạt được đến đâu khen đến đó (không yêu cầu tích lũy thành tích). Các tập thể, cá nhân tiêu biểu, lập được thành tích xuất sắc, chiến công xuất sắc, đặc biệt xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong các lĩnh vực công tác của ngành Tài chính trong năm 2014, sẽ hướng đến việc đề nghị khen thưởng theo công trạng.
Đối với hình thức khen này, các đơn vị lập danh sách và tờ trình riêng để thuận lợi cho việc thẩm định và trình các cấp xét duyệt. Yêu cầu nội dung báo cáo phải chi tiết, chất lượng công tác phải thật sự nổi bật, toàn diện; nêu gương sáng trong cơ quan, đơn vị, trong ngành; thể hiện được đầy đủ công trạng và mức độ (cấp độ) thành tích đạt được của năm 2014. Mặt bằng thành tích chung để xét phải đạt mức tiên tiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đối với loại hình khen thưởng theo công trạng được xem xét khen thưởng hàng năm (từ năm 2014 trở đi) cùng với thời điểm xem xét khen thưởng đối với loại hình khen thưởng theo tích lũy thành tích.
Căn cứ cấp độ thành tích hoặc bề dày thành tích (thành tích tích lũy), Hội đồng TĐKT các cấp cân nhắc lựa chọn loại hình khen phù hợp. Riêng khen theo loại hình công trạng, Hội đồng TĐKT các cấp phải thẩm định, phân tích đánh giá kỹ thành tích, phải thật sự tiêu biểu xuất sắc đột xuất trong các lĩnh vực công tác, hội đủ điều kiện và đạt tỷ lệ phiếu nhất trí từ 90% trở lên mới đề nghị.
4. Thời gian (thời điểm) để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có Quyết định khen thưởng lần trước (quy định tại khoản 4, Điều 2 NĐ65/2014/NĐ-CP); đối với loại hình khen thưởng thành tích tích lũy, được xác định như sau:
Lấy năm thành tích đang xét cộng một (Năm 2014+1 = 2015) sau đó trừ đi tiêu chuẩn về thời gian tương ứng với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (2 năm, 3 năm, 5 năm) sẽ ra thời điểm được xác định là mốc để tính trình khen tiếp theo:
+ Trình xét Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với cá nhân cho thành tích năm 2014. Cách tính: (2014+1) - 5=2010. Mốc tính khen thưởng là QĐ ký năm 2010 (thành tích của năm 2009).
+ Trình xét Danh hiệu CSTĐ ngành Tài chính cho năm thành tích 2014. Cách tính: (2014+1)- 3=2012. Mốc tính khen thưởng là QĐ ký năm 2012 (thành tích của năm 2011).
+ Cá nhân đã được Bằng khen của TTCP (QĐ ký năm 2010, 2011, 2012, 2013), thời điểm (năm) đề nghị xét HCLĐ hạng Ba sẽ tương ứng vào các năm 2014, 2015, 2016, 2017.
+ Tương tự với các trường hợp khác.
5. Về tỷ lệ 15% Chiến sỹ thi đua cơ sở trên tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”: (bổ sung nội dung hướng dẫn tại điểm 2.6 văn bản số 17392/BTC-TĐKT ngày 28/11/2014)
+ Tỷ lệ do nhà nước quy định nên được áp dụng chung cho tất cả các đơn vị. Về nguyên tắc tỷ lệ này cũng không được điều chỉnh qua lại giữa các đơn vị được Bộ phân cấp thẩm quyền ký công nhận danh hiệu này. Các đơn vị cần kết hợp phân bổ tỷ lệ này dọc theo cơ cấu tổ chức và ngang theo chức vụ (người có chức vụ, người không có chức vụ) để đảm bảo nguyên tắc chú trọng khen thưởng người trực tiếp lao động, công tác. Khi áp dụng tỷ lệ, nếu số thập phân nhỏ hơn 5 thì làm tròn xuống, lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn lên.
Theo quy định mới, sáng kiến là một trong các tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu thi đua hay hình thức khen thưởng cho cá nhân. Hội đồng TĐKT các cấp chú trọng đến tính hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến mang lại từ cao xuống thấp để xếp thứ tự cho đủ tỷ lệ 15%. Ngoài ra, đối với những sáng kiến đã được công nhận nhưng không dùng để xét tặng danh hiệu CSTĐ cơ sở, sẽ được cập nhật để chuyển sang xét các hình thức khen thưởng theo quy định.
6. Về sáng kiến:
Ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại điểm 6 văn bản số 17392/BTC-TĐKT ngày 28/11/2014; nay bổ sung thêm: Cán bộ, công chức được giao tham gia, hoặc chủ trì soạn thảo Luật, Nghị định, quyết định của TTgCP, Thông tư của Bộ, văn bản hướng dẫn của đơn vị.... (gọi chung là dự thảo văn bản quản lý) nếu đạt các yêu cầu sau cũng được xem xét để công nhận là sáng kiến:
+ Là đề xuất, ý tưởng của chính cá nhân đó, do cá nhân đó trực tiếp làm, có tính mới, không trùng lắp với người khác, với đơn vị khác;
+ Được đưa vào nội dung văn bản quản lý và giải quyết được yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặt ra;
+ Văn bản quản lý được lãnh đạo các cấp duyệt ký, ban hành.
Đối với dạng sáng kiến này, Hội đồng sáng kiến các đơn vị xem xét kỹ vai trò trách nhiệm của cá nhân khi được giao đảm nhiệm dự thảo văn bản quản lý (trong kế hoạch và phát sinh ngoài kế hoạch của đơn vị) để xét và công nhận (lưu ý chung về tiến độ thời gian và chất lượng soạn thảo văn bản).
7. Việc vận dụng, áp dụng tiêu chuẩn đan xen giữa quy định cũ và mới:
7.1- Về tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân cơ bản không có gì thay đổi, thực hiện như hàng năm.
7.2- Về tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng thành tích năm 2014 đối với tập thể, cá nhân có sự thay đổi, cụ thể:
(a) - Điều chỉnh lại điểm 2.1 văn bản số 17392/BTC-TĐKT ngày 28/11/2014 như sau: “Không lấy danh hiệu thi đua (Chiến sỹ thi đua cơ sở, Tập thể Lao động xuất sắc) làm tiêu chuẩn xét các hình thức khen thưởng cho cá nhân và tập thể cho thành tích của năm 2014 và các năm sau này. Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích”.
(b) - Điều chỉnh, bổ sung điểm 5.1 văn bản số 17392/BTC-TĐKT ngày 28/11/2014 như sau: “Về thời gian và thành tích để đạt được các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của các tập thể và cá nhân từ Bằng khen của Bộ trưởng, danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính trở lên từ năm 2013 về trước; danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở của riêng năm 2013 đều được hiểu tương đương với mức độ “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, cụ thể:
+ Băng khen của Bộ đối với cá nhân có yêu cầu thời gian 2 năm (2013, 2014). Năm 2013 được quy đổi. Năm 2014, thực hiện theo tiêu chuẩn mới.
+ Bằng khen của TTgCP đối với cá nhân có yêu cầu thời gian 5 năm (2010, 2011, 2012, 2013, 2014). 4 năm trước được quy đổi. Năm 2014, thực hiện theo tiêu chuẩn mới.
+ Các trường hợp khác vận dụng tương tự.
8. Về việc đánh giá, công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ để đề nghị các hình thức khen thưởng (Bằng khen của Bộ trở lên) đối với tập thể (bổ sung nội dung hướng dẫn tại điểm 4.2 văn bản số 17392/BTC-TĐKT ngày 28/11/2014):
8.1- Nội dung đánh giá:
Trên cơ sở vận dụng 4 tiêu chí đánh giá kết quả thi đua hàng năm đối với tập thể (Quyết định số 2733/QĐ-BTC ngày 04/11/2009 của Bộ Tài chính ban hành “Quy định về tiêu chí đánh giá kết quả thi đua hàng năm đối với tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tài chính”; Bộ hướng dẫn cụ thể việc đánh giá tập trung vào 02 nội dung cơ bản sau:
Nội dung 1: Đánh giá kết quả tổ chức, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác (kể cả bổ sung) được giao cho tập thể đó trong năm (nhiệm vụ chính trị, chuyên môn).
Nội dung 2: Đánh giá công tác đề xuất tham mưu, phối hợp thực hiện, cải cách thủ tục hành chính và phát huy vận dụng sáng kiến trong công tác.
8.2- Xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ từ thấp đến cao:
(a) Không hoàn thành nhiệm vụ:
Không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu được giao trong năm, không đảm bảo yêu cầu về thời gian, không đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng; hoặc để xảy ra sai sót, vi phạm về nghiệp vụ.
(b) Hoàn thành nhiệm vụ:
Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu được giao trong năm cơ bản hoàn thành, còn có thiếu sót tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
(c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
Hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo về số lượng và chất lượng các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra (kể cả các nhiệm vụ phát sinh).
(d) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra (về thời hạn, đảm bảo về số lượng và chất lượng, kể cả các nhiệm vụ phát sinh). Trong tập thể có nhiều cá nhân (hoặc cá nhân) có nhiều sáng kiến, giải pháp, đề xuất, tham mưu được áp dụng và đem lại hiệu quả công tác/ hoặc tập thể hoàn thành toàn diện các mặt công tác (kể cả nhiệm vụ phát sinh) trong điều kiện khó khăn/ hoặc là tập thể về đích sớm, đi đầu, dẫn đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
8.3- Căn cứ hướng dẫn trên, các đơn vị cần cụ thể hóa nội dung đánh giá cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và đặc điểm hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, đảm bảo việc đánh giá được thực chất, khách quan, công bằng, lựa chọn được các tập thể xứng đáng để đề nghị khen thưởng.
8.4- Căn cứ kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị (các tập thể thuộc đối tượng xét Cờ thi đua) sẽ xem xét đến các tập thể thuộc đơn vị, đến tỷ lệ đề nghị khen thưởng các tập thể. Các tập thể được Hội đồng TĐKT các cấp bình xét, đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới đưa vào danh sách đề xét các hình thức khen thưởng. Thủ trưởng đơn vị (Chủ tịch Hội đồng TĐKT) ra thông báo công nhận mức độ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với các tập thể thuộc đơn vị mình.
9. Một nội dung cần lưu ý trong công tác khen thưởng thành tích năm 2014:
9.1- Các nội dung không đề cập đến trong 02 văn bản hướng dẫn của Bộ, đề nghị các đơn vị thực hiện theo các văn bản hiện hành của nhà nước về công tác TĐKT.
9.2- Trường hợp cán bộ, công chức đang công tác tại một trong các đơn vị thuộc Bộ (khen thưởng hàng năm được bình xét tại đơn vị) nay được Bộ điều động biệt phái nhân nhiệm vụ tại các đơn vị khác ngoài Bộ từ 1 năm trở lên (Kiểm soát viên chuyên trách tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước...), việc đánh giá bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng đối với cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc cá nhân nhận lương từ đơn vị nào thì tham gia bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng tại đơn vị đó. Về thời gian công tác tại đơn vị cũ tính đến thời điểm xét khen thưởng từ 10 tháng trở lên được vận dụng thực hiện tại đơn vị cũ. Trường hợp dưới 10 tháng, đơn vị cũ có trách nhiệm gửi nhận xét đánh giá để đơn vị mới thực hiện.
9.3- Chỉ tính trừ 1 lần không xem xét khen thưởng đối với một đối tượng (cá nhân, tập thể) tại năm xảy ra vi phạm bị xử lý kỷ luật. Trường hợp vi phạm phát sinh sau thời điểm bình xét và đang trong thời điểm trình, thì sẽ để lại; trường hợp đã có quyết định khen thưởng, sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để thu hồi.
Trường hợp ốm đau quá thời gian quy định của Luật và các văn bản liên quan đến chế độ nghỉ ốm (khác với trường hợp nghỉ việc trên 40 ngày), đơn vị xem xét mức độ thành tích và thời gian công tác còn lại trong 1 năm để đề nghị.
9.4- Để hạn chế khen thưởng trùng lặp, đảm bảo tương quan khen thưởng trước và sau khi Luật TĐKT được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành, việc xét khen thưởng (đối với loại hình khen thưởng theo tích lũy thành tích) năm 2014 cho cá nhân, tập thể khi danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có sử dụng tiêu chuẩn thành tích (kể cả thành tích quy đổi) từ năm 2013 trở về trước, cần lưu ý các trường hợp sau:
+ Không đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng đối với các trường hợp được tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua ngành Tài chính, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương cho thành tích năm 2013 (Quyết định ký năm 2014)
+ Không đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua ngành Tài chính đối với các trường hợp được tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua toàn quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương cho thành tích năm 2012 (Quyết định ký năm 2013)
+ Không đồng thời xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng từ Bằng khen của Bộ trưởng, Chiến sỹ thi đua ngành trở lên.
Trên đây là hướng dẫn bổ sung công tác thi đua và bình xét khen thưởng năm 2014; Hội đồng TĐKT các cấp nghiên cứu vận dụng, kết hợp 02 văn bản hướng dẫn của Bộ và các văn bản pháp luật hiện hành về TĐKT để tham mưu giúp cho Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |