Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14012:1997 ISO 14012:1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14012:1997

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14012:1997 ISO 14012:1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường
Số hiệu:TCVN ISO 14012:1997Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1997Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 14012:1997

ISO 14012:1996

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG – CHUẨN CỨ TRÌNH ĐỘ ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

Guidelines for environmential auditing – Qualification criteria for environmental auditors

Lời nói đầu

TCVN ISO 14012:1997 hoàn toàn tương đương với ISO 14012:1996.

TCVN ISO 14012:1997 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 207 Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Mở đầu

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường để giúp cho việc áp dụng hệ thống quản lý và đánh giá môi trường.

Các chuyên gia đánh giá nội bộ cũng phải có các năng lực như chuyên gia đánh giá bên ngoài nhưng không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các chuẩn cứ nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này, dựa trên các yếu tố sau:

- Quy mô, bản chất, mức độ phức tạp và các tác động môi trường của tổ chức;

- Tốc độ phát triển của các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan trong nội bộ tổ chức.

 

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG – CHUẨN CỨ TRÌNH ĐỘ ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

Guidelines for environmential auditing – Qualification criteria for environmental auditors

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường và chuyên gia đánh giá trưởng.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả chuyên gia đánh giá nội bộ và bên ngoài. Tiêu chuẩn này không qui định chuẩn cứ để lựa chọn thành phần của đoàn đánh giá. Cần tham khảo TCVN ISO 14011:1997 để có các thông tin thêm nữa về các đối tượng này.

Chú thích 1 – Tiêu chuẩn này được soạn thảo song song với các tiêu chuẩn về nguyên tắc chung đánh giá môi trường TCVN ISO 14010 và về hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14011. Tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi soạn thảo hướng dẫn chi tiết về các loại đánh giá môi trường khác.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 14001:1996  Hệ thống quản lý môi trường – Qui định và hướng dẫn sử dụng;

TCVN ISO 14010:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Các nguyên tắc chung;

TCVN ISO 14011:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa nêu trong TCVN ISO 14010:1997 và TCVN ISO 14011:1997 và các định nghĩa sau:

3.1. Chuyên gia đánh giá môi trường: người có đủ trình độ để thực hiện việc đánh giá môi trường.

3.2. Chuyên gia đánh giá trưởng về môi trường: người có đủ trình độ để quản lý và thực hiện việc đánh giá môi trường.

3.3 Trình độ: trình độ được công nhận ở cấp quốc gia hoặc quốc tế, thường đạt được sau giáo dục phổ thông trung học, khi đã qua khóa đào tạo tối thiểu ba năm chính quy hoặc không chính quy với một thời gian tương đương.

3.4. Giáo dục trung học: phần của hệ thống giáo dục quốc gia sau giai đoạn tiểu học hoặc phổ thông cơ sở. Giáo dục trung học kết thúc ngay trước khi bước vào đại học hoặc cấp tương đương.

4. Giáo dục và kinh nghiệm công tác

Chuyên gia đánh giá ít nhất phải tốt nghiệp giáo dục trung học hoặc tương đương.

Chuyên gia đánh giá phải có kinh nghiệm công tác cho phép có đủ kĩ năng và hiểu biết trong một vài hay tất cả các lĩnh vực dưới đây:

a) Khoa học và công nghệ môi trường;

b) Các khía cạnh về kỹ thuật và môi trường của việc vận hành các phương tiện;

c) Các yêu cầu về luật pháp, qui chế và các tài liệu liên quan đến môi trường;

d) Hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ đánh giá;

e) Thủ tục, qui trình và kỹ thuật đánh giá.

Các chuyên gia đánh giá đã tốt nghiệp giáo dục trung học phải có tối thiểu năm năm kinh nghiệm công tác. Chuẩn cứ này có thể giảm nếu đã được đào tạo sau trung học một cách chính qui (tập trung hoặc bán tập trung), nội dung đào tạo phải bao gồm tất cả hoặc một số lĩnh vực đã liệt kê ở trên (từ a đến e). Số năm giảm không được vượt quá tổng số thời gian đào tạo các lĩnh vực trên, và tổng số năm giảm không được vượt quá một năm.

Các chuyên gia đánh giá đạt trình độ phải có tối thiểu bốn năm kinh nghiệm công tác tương ứng. Chuẩn cứ này có thể giảm nếu đã qua đào tạo sau trung học một cách chính qui. Nội dung đào tạo phải bao gồm một số hoặc tất cả các lĩnh vực liệt kê nêu trên từ a đến e. Số năm giảm không được vượt quá tổng số thời gian đào tạo các lĩnh vực nêu trên, và tổng số năm giảm không được quá hai năm.

5. Đào tạo chuyên gia đánh giá

Ngoài chuẩn cứ nêu ở mục 4, các chuyên gia đánh giá phải qua vừa đào tạo chính qui vừa tập sự để nâng cao năng lực thực hiện đánh giá môi trường. Việc đào tạo như vậy có thể do tổ chức riêng của các chuyên gia hoặc cơ quan ngoài tiến hành.

Năng lực đạt được qua đào tạo phải được thể hiện theo cách thích hợp. Ví dụ về các cách này được nêu trong Phụ lục A.

5.1. Đào tạo chính qui

Đào tạo chính qui phải gồm:

a) Khoa học và công nghệ môi trường;

b) Các khía cạnh kỹ thuật và môi trường của việc vận hành các phương tiện;

c) Các yêu cầu về luật pháp, qui chế và các tài liệu liên quan đến môi trường;

d) Hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ đánh giá;

e) Thủ tục, qui trình và kỹ thuật đánh giá.

Nếu năng lực đánh giá đã được thể hiện qua việc kiểm tra công nhận hoặc qua trình độ chuyên môn xác thực thì các chuẩn cứ về đào tạo chính quy trong một số hoặc tất cả các lĩnh vực nêu trên có thể bỏ qua.

5.2. Tập sự

Một chuyên gia đánh giá phải qua giai đoạn tập sự với tổng số thời gian tương đương hai mươi ngày tiến hành đánh giá môi trường và tham gia tối thiểu bốn cuộc đánh giá môi trường. Số thời gian này bao gồm cả thời gian toàn bộ vào quá trình đánh giá dưới sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia đánh giá trưởng. Khóa tập sự phải nằm trong khoảng thời gian không quá ba năm liền nhau.

6. Chứng cứ khách quan về giáo dục, kinh nghiệm và đào tạo

Mỗi cá nhân phải có các chứng cứ khách quan về việc đã qua giáo dục, đào tạo và có kinh nghiệm công tác.

7. Tư chất và kỹ năng cá nhân

Các chuyên gia đánh giá phải có tư chất và kỹ năng nêu dưới đây (nhưng không giới hạn chỉ có vậy)

a) Năng lực trình bày một cách rõ ràng các khái niệm và ý tưởng khi nói và viết;

b) Các kỹ năng giao tiếp có lợi cho việc thực hiện đánh giá một cách hiệu quả, như khả năng ngoại giao, xử trí và khả năng lắng nghe;

c) Khả năng giữ tính độc lập và khách quan đủ để hoàn thành các trách nhiệm đánh giá;

d) Kỹ năng tổ chức nhân sự cần thiết để thực hiện đánh giá có hiệu quả;

e) Khả năng đưa ra các kết luận có cơ sở dựa trên các chứng cứ khách quan;

f) Khả năng xử thế nhạy cảm đối với các tục lệ và văn hóa của nước hoặc vùng nơi đang thực hiện đánh giá.

8. Chuyên gia đánh giá trưởng

Chuyên gia đánh giá trưởng phải là một chuyên gia đánh giá thể hiện là người hiểu biết và vận dụng các tư chất kĩ năng cá nhân cần thiết để đảm bảo quản lý và lãnh đạo có năng lực và hiệu quả quá trình đánh giá, và phải đáp ứng các chuẩn cứ bổ sung sau:

- Tham gia trong quá trình đánh giá với tổng số thời gian tương đương là 15 ngày đánh giá môi trường, với tối thiểu là ba cuộc đánh giá môi trường trọn vẹn, và;

- Tham gia với tư cách là chuyên gia đánh giá trưởng, dưới sự giám sát và hướng dẫn của chuyên gia đánh giá trưởng khác, trong ít nhất là một trong ba cuộc đánh giá nêu trên;

- Hoặc thể hiện được các tư chất và các kỹ năng cần cho quản lý chương trình đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn, quan sát, tham khảo hoặc đánh giá môi trường theo chương trình đảm bảo chất lượng.

Các chuẩn cứ bổ sung này đối với chuyên gia đánh giá trưởng cần phải được thực hiện trong thời gian không quá ba năm liền nhau.

9. Duy trì năng lực

Các chuyên gia đánh giá phải duy trì năng lực của mình bằng cách cập nhật các kiến thức của mình về:

a) Các khía cạnh của công nghệ và khoa học môi trường tương ứng;

b) Các khía cạnh về kỹ thuật và môi trường của việc vận hành các phương tiện;

c) Luật môi trường, qui định và các tài liệu liên quan đến môi trường;

d) Hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn liên quan dùng làm căn cứ đánh giá;

e) Thủ tục, quy trình và kỹ thuật đánh giá.

10. Sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có

Các chuyên gia đánh giá phải trau dồi sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có, theo qui định trong TCVN ISO 14010:1997 và kết hợp với qui phạm thích hợp về các qui tắc xử thế.

11. Ngôn ngữ

Những chuyên gia đánh giá không có khả năng giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ cần để thực hiện trách nhiệm của mình sẽ không thể tham gia đánh giá nếu không có sự giúp đỡ. Khi cần có thể nhờ người có kĩ năng ngôn ngữ cần thiết giúp đỡ, người trợ giúp đó phải là người không bị gây áp lực có thể làm ảnh hưởng đến việc đánh giá.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Xác nhận trình độ của chuyên gia đánh giá môi trường

A.1. Đại cương

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn xác nhận trình độ của chuyên gia đánh giá môi trường như đã được định nghĩa trong tiêu chuẩn này.

A.2. Quá trình xác nhận trình độ

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng bằng cách thiết lập và điều hành quá trình xác nhận. Quá trình này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài sự quản lý chương trình đánh giá của chuyên gia đánh giá. Mục đích của quá trình này là xác nhận trình độ của chuyên gia đánh giá môi trường.

Quá trình này phải được chỉ đạo bởi một người hoặc nhiều người có hiểu biết và kinh nghiệm về điều hành đánh giá.

Quá trình xác nhận trình độ của các chuyên gia đánh giá có thể là đối tượng của một chương trình đảm bảo chất lượng.

A.3. Xác nhận trình độ giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm công tác và tư chất cá nhân

Cần phải có chứng cứ chứng minh rằng chuyên gia đánh giá môi trường đã tiếp thu và duy trì việc giáo dục cần thiết, kinh nghiệm công tác, đào tạo và tư chất như đã nêu trong tiêu chuẩn này. Quá trình xác nhận trình độ cần phải bao gồm một số trong các phương pháp sau:

a) Phỏng vấn người dự tuyển;

b) Kiểm tra viết hoặc vấn đáp hoặc các cách thích hợp khác;

c) Xem xét bài viết của người dự tuyển;

d) Thảo luận với lãnh đạo, đồng nghiệp cũ;

e) Thử việc;

f) Quan sát kỹ trong điều kiện đánh giá thực tế;

g) Xem xét hồ sơ về giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm như đã qui định trong tiêu chuẩn này;

h) Xem xét các chứng chỉ và trình độ chuyên môn.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Cơ quan đăng ký chuyên gia đánh giá môi trường

B.1. Khái quát

Phụ lục này nêu hướng dẫn xây dựng một cơ quan nhằm đảm bảo đăng ký chuyên gia đánh giá môi trường một cách nhất quán.

B.2. Đăng ký chuyên gia đánh giá

Để đảm bảo cho các chuyên gia môi trường được đăng ký một cách nhất quán, cần thành lập một cơ quan độc lập và áp dụng các hướng dẫn dưới đây.

Cơ quan này phải là nơi đăng ký chuyên gia đánh giá môi trường trực tiếp hoặc công nhận cơ quan khác đăng ký chuyên gia đánh giá môi trường theo các chuẩn cứ qui định trong tiêu chuẩn này.

Cơ quan này phải thiết lập quá trình xác định trình độ theo nội dung quy định trong phụ lục A của tiêu chuẩn này. Quá trình này có thể nằm trong một chương trình đảm bảo chất lượng.

Cơ quan này phải giữ đăng ký của các chuyên gia đánh giá môi trường đã đáp ứng các chuẩn cứ quy định trong tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi