Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5998:1995 ISO 5667-9:1992 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5998:1995

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5998:1995 ISO 5667-9:1992 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước biển
Số hiệu:TCVN 5998:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:1995Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5998:1995
ISO 5667-9: L992

CHẤT  LƯỢNG  NƯỚC  -  LẤY  MẪU  -  HƯỚNG  DẪN  LẤY  MẪU  NƯỚC BIỂN
Water quality - Sampling - Guidance on sampling from sea water

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn những nguyên tắc để lập các chương trình lấy mẫu, các kĩ thuật lấy mẫu và bảo quản, xử lí mẫu nước biển (thí dụ ở cửa sông, lối vào của thuỷ triều vùng ven bờ biển và ngoài khơi). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lấy mẫu để phân tích vi sinh hoặc sinh vật. Hướng dẫn chung về lấy mẫu để phân tích vi sinh theo

ISO 8199.

Những mục đích chính của tiêu chuẩn này là:

1.1 Đo đặc tính chất lượng

Đo những thay đổi về sự phân bố theo không gian và khuynh hướng theo thời gian của chất lượng nước nhằm xác định những tác động của khí hậu, hoạt động sinh học chuyển động nước và ảnh hưởng của con người, đồng thời giúp cho việc xác định độ lớn và hậu quả của những biến động trong tương lai.

1.2. Đo kiểm soát chất lượng

Đo chất lượng nước trong thời gian dài ở một số hoặc nhiều vị trí nhất định độ xác định xem chất lượng nước, một khi đã hiểu rõ, còn thích hợp cho mục đích sử dụng như bãi tắm, bảo vệ thủy sản, làm sạch hoặc làm ngọt hay không, và những biến đổi quan sát được có thể chấp nhận được hay không

1.3. Đo vì những lí do đặc biệt

Nhằm đánh giá nguyên nhân, mức độ và tác động của những thay đổi đáng kể về chất lượng nước; để nghiên cứu nguồn gốc và hậu quả của các chất ô nhiễm thải ra biển. Phát hiện ô nhiễm, thí dụ khi thấy chim, cá, động vật không xương sống bị chết,  hoặc  những  hiện  tượng  rõ ràng  khác  như  mầu  sắc,  đục,  tạo  lớp  nổi  rác  rưởi hoặc dầu đều có thể nghĩ tới sự thải hoặc sự cố tràn dầu, các sinh vật phù du sinh trưởng quá mức. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng mục tiêu này thường rất khó đạt được. Sinh vật bị chết có thể là hiện tượng tự nhiên, còn sự tích tụ các chất ô nhiễm thường lại không nhìn thấy.

1.4. Kiểm tra tác động của các công trình xây dựng

Việc  kiểm  tra  là  nhằm  đánh  giá  những  thay  đổi  của  chất  lượng  nước  gây  ra  bởi những công trình như đập, đê, cầu, cảng và do dùng một lượng lớn nước biển để thải chất thải.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn.

2.1. Những  mẫu  dưới  mặt  nước  có  thể  lấy  bằng  cách  đơn  giản:  nhúng  bình  lấy  mẫu xuống nước (dùng tay), mở nút cho nước vào đấy bình rồi đậy lại. Điểm cơ bản là phải tráng bình nhiều lần bằng nước sẽ lẫy mẫu trước khi lấy hẳn. Người lấy mẫu phải dùng bao tay bằng chất dẻo để tránh nhiễm bẩn mẫu. Mẫu phải được lấy ở trên dòng chảy chỗ nước  thoáng. Điều đó có thể  thực hiện được  bằng cách lấy mẫu ở trước mũi tàu, thuyền khi chạy chậm vào chỗ có gió hay dòng hải lưu. Phương pháp đơn giản này giảm đến tối thiểu sự nhiễm bẩn và tránh được phần lớn mất mát do hấp phụ lên mặt trong của dụng cụ lấy mẫu.

Dụng cụ lấy mẫu theo chiều sâu được trình bày ở 4.2.2 đến 4.2.4.

Chú  thích  4:  Chi  tiết  hơn  xem  ở  "Methods  of  Seawater  Analysis  “(1983)[2]   (“Các  phương pháp phân tích nước biển”)

2.1.1. Dụng cụ lấy mẫu mở và lấy mẫu bề mặt

Dụng cụ lấy mẫu mở là những bình hở miệng dùng để lấy mẫu ngay sát dưới mặt nước. Không nên dùng loại này để lấy mẫu ở sâu hơn vì bị ô nhiễm bởi lớp nước ở bề mặt. Lớp nước ở bề mặt có thể chứa một số chất làm sai lạc nồng độ chung của mẫu.

Muốn  lấy  mẫu  lớp  nước  rất  mỏng  trên  bề  mặt  cần  có  dụng  cụ  đặc  biệt,  nhưng thường rất khó lấy được mẫu đại diện trong điều kiện ở hiện trường.

Chú  thích 5: Thực  tế  chỉ có  thể  lấy  mẫu lớp  nước  rất  mỏng  trên  bề mặt bằng  phương pháp định tính. Tuy nhiên, đặc điểm hóa học về lớp mỏng này và các phương pháp lấy mẫu nó đã được Liss nghiên cửu (1975)[3]

2.1.2. Thiết bị ống kín

Thiết bị lấy mẫu ống kín là những ống rỗng được đậy kín bằng các van hoặc nút, dùng để lấy mẫu ở độ sâu đã định (mẫu đơn hoặc mẫu loạt) hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu.

Hầu hết các thiết bị loại này được làm bằng polyvinyl clorua (PVC) hoặc vật liệu tương tự, và như vậy chúng là nguồn gây nhiễm bẩn mẫu. Để tránh điều này cần tráng  mặt  trong  thiết  bị  bằng  plytetrafloetylen  (PTFE)  và  dùng  các  gioăng  bằng

(PTFE) “O” hoặc cao su silicon. Cần tránh dùng các lò xo ở phía trong bằng cao su

và lò xo ở phía ngoài bằng kim loại vì chúng có thể gây nhiễm bẩn các chất cần xác định.

Có hai kiểu thiết kế:

- Choán chỗ không khí ;

- Hở hai đầu.

Kiểu choán chỗ không khí được đậy kín hai đầu bằng các nút, các nút này được cố định vào một sợi dây không đàn hồi dùng để nhúng thiết bị xuống nước, hoặc vào một sợi dây thứ hai dẫn lên mặt nước. áp suất và sức cản của nước hạn chế độ sâu mà các thiết bị kiểu này có thể hoạt động tốt. Bởi vậy chúng thích hợp chủ yếu cho lấy mẫu ở vùng cửa sông hoặc lấy mẫu lớp nước bề mặt ở ngoài khơi.

Kiểu hở hai đầu cố định vào một dây cáp thủy văn, và cho nước tự do đi qua khi được thả xuống. Nhất thiết phải dùng cáp thủy văn hoặc dây phi kim loại khi lấy mẫu  phân  tích  các  vết  kim  loại  hoặc  hydrocacbon.  Các  ống lấy  mẫu  được  đóng chặt bằng nắp hoặc van điều khiển bằng điện, bằng vật nặng có điều khiển hoặc nhờ áp lực nước. Khi  đã tới  vị trí, dụng  cụ lấy mẫu cần khoảng 5 phút  để "làm quen” với xung quanh trước khi vận hành. Nếu dùng vật nặng để điều khiển thì nó phải được bọc chất dẻo. Một vài kiểu khi nhúng xuống thì van lá đóng nhằm tránh bị ô nhiễm do lớp nước rất mỏng trên mặt và các lớp nước khác.

Khi lấy mẫu ở nơi có dòng chẩy mạnh hoặc ở độ sâu lớn, cáp thủy văn dường như không thể đứng thẳng. Vị trí của dụng cụ khi đó có thể được xác định theo máy đo áp suất hoặc âm phản xạ. Trong những tình huống đơn giản hơn có thể đo chiều dài của dây và góc nghiêng rồi tính độ sâu theo hình học.

Những tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:

ISO 5667- l: 1980, Chất lượng nước - Lấy mẫu: Hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu

TCVN 5992: 1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu: Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu (ISO 5667- 2: 1991)

TCVN 5993: 1995 Chất lượng nước – Lấy mẫu: Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu

(ISO 5667- 3: 1991)

TCV N 5994: 1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu: Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. (lSO 5667- 4: 1991).

TCVN 5981: 1995 Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 2 (ISO 6107- 2: 1989)

ISO 8199: 1988, Chất lượng nước – Hướng dẫn chung về đếm sinh vật bằng nuôi cấy

3.2. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng những định nghĩa sau đây:

Mẫu đơn: mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước (có chú ý đến thời gian và/hoặc địa điểm). [TCVN: 5981: 1995 (ISO 6107- 2)]

Mẫu theo chiều sâu: một loạt mẫu nước lấy ở các độ sâu khác nhau của một vùng nước ở một địa điểm đã định [TCVN 5994: 1995 (ISO 5667- 4)]

Chú thích 1: Để biết được đặc tính chất lượng của một vùng nước cần lấy mẫu theo chiều sâu ở nhiều địa điểm khác nhau.

Mẫu theo  diện  tích:  một  loạt  mẫu  nước  lấy  ở  một  độ  sâu  xác  định  của  một  vùng nước và ở nhiều địa điểm khác nhau. Với nước có thủy triều, lấy theo chiều dọc (dọc theo  kênh)  hoặc  theo  chiều  ngang  (cắt  ngang  kênh),  với  nước  ven  bờ  hoặc  ngoài khơi, lấy theo một lưới phẳng hoặc hai chiều [TCVN 5994: 1995 (ISO 5667- 4)]

Chú thích 2: Như trong 3.2 để làm rõ đặc tính có thể yêu cầu lấy mẫu theo ba chiều.

Mẫu tổ hợp: hai hoặc nhiều mẫu trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ thích hợp (gián đoạn hoặc liên tục), từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính cần biết. Tỉ

lệ thường dựa theo việc đo thời gian hoặc đo dòng chảy [ISO 6107-2].

4.2. Thiết bị lấy mẫu

4.1. Bình chứa mẫu

Hướng dẫn chung theo TCVN 5992: 1995 (ISO 5667- 2).

Cần hết sức chú ý đến vấn đề tránh nhiễm bẩn mẫu hoặc mất mát các chất ở lượng

rất  nhỏ  thường  có  trong  nước  biển  do  hấp  phụ,  và  đến  các  vấn  đề  liên  quan  đến lượng ion cao của nước biển so với hầu hết các loại nước tự nhiên khác. Cần dùng bình bằng thủy tinh hoặc các vật liệu trơ khác nếu thấy có khả năng tương tác giữa mẫu và bình chứa

Chú thích 3: Chi tiết hơn đã được Berman và Yeats trình bày (1985)[1]

Khi lấy màu ở biển cần tránh dùng các bình dễ vỡ.

4.2. Các loại thiết bị lấy mẫu

4.2.1. Mở đầu

Chất lượng các loại nước thủy triều chịu ảnh hưởng của xói mòn, lưu lượng sông, các  dòng  thải  và  đặc  biệt  là  mức  thủy  triều.  Kết  quả  là  chất  lượng  nước  có  thể không đồng đều cả về chiều thẳng đứng và chiều ngang. Để nhận được hình ảnh đúng về sự phân bố không gian, trước tiên phải xác định được mô hình "trộn". Mô hình “trộn” có được nhờ đo hàng loạt các thông số như nhiệt độ, độ dẫn (độ muối), nồng độ oxy, độ đục và/hoặc huỳnh quang clorophyl. Thí dụ sự phân phối của độ muối dọc theo một của sông có thể xác định bằng nhũng máy đo tại chỗ, theo diện tích ở một độ sâu xác định hoặc theo chiều sâu ở một vị trí xác định. Kết qủa của hàng loạt phép đo như vậy cho phép nội suy theo không gian và thời gian để thu được mô hình “trộn" của thủy triều.

Việc lấy mẫu tiếp theo cần phải hướng vào những chỗ bất đồng nhất đã xác định được thí dụ, lấy mẫu ở những khoảng độ muối 2 [UNESCO (1981)[5]  ] hoặc những khoảng thích hợp hơn với mẫu theo diện tích, và lấy mẫu trên bề mặt, ở độ sâu trung bình và ở đáy với mẫu theo chiều sâu.

Khi nghiên cứu sự lan tỏa của một dòng thải từ một cửa thải nêng biệt, có thể quan sát  thấy  những  vệt  nước  phân  biệt  trong  thời  gian  lấy  mẫu.  Nếu  sự  lan  toả  đó không thấy được thì có thể dùng phương pháp đánh dấu, thí dụ dùng phẩm màu huỳnh quang, để trợ giúp cho việc lấy mẫu. Tuy nhiên, quan hệ giữa độ muối của các mẫu với nồng độ các chất hòa tan đối với những mẫu thu được trong toàn bộ giải biến thiên của độ muối cũng cho phép đánh giá được sự hình thành, sự mất đi hoặc sự tồn lưu của các chất. Điều đó có thể dùng làm chỉ thị cho phần góp tương đối của hóa chất từ các nguồn thải riêng rẽ.

5.1.2 Vùng ven bờ

Vùng ven bờ gồm vịnh, cảng và nhũng nơi cách bờ trong vòng ba dặm. Chất lượng nước ở vùng này cũng chịu ảnh hưởng của xói mòn, sông và dòng thải, và như vậy cũng có thể không đồng đều theo cả hai chiều thẳng đứng và nằm ngang. Do đó, để có đọc hình ảnh đúng như của sự phân bố theo không gian cũng cần nghiên cứu xác  định  mô  hình  "trộn".  Việc  lấy  mẫu  tiếp  theo  phải  nhằm  vào  những  chỗ  bất đồng nhất đã xác định được theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Sự phân bố của một số chất, thí dụ các chất dinh dưỡng, có thể liên quan đến những yếu tố khác ngoài sự phân bố nhiệt độ và độ muối và đòi hỏi nghiên cứu riêng.

5.1.3. Ngoài khơi ở vùng này chất lượng nước nói chung ít thay đổi, nhưng do những dòng chảy dọc và từ dưới lên, những thay đổi đáng kể có thể xảy ra. Sự điều tra thủy văn ban đầu sẽ cho biết những thay đổi như vậy có xảy ra hay không. ở những nơi như vậy thì độ muối, nhiệt độ, mật độ là những yếu tố giúp việc xác định mô hình trộn.

Điều đó cho phép lấy mẫu ở những tầng nước thích hợp có mật độ khác nhau

Không nên lấy quá nhiều mẫu ở một lớp nước đồng đều, trừ trờng hợp lấy mẫu lặp cho mục đích thống kê.

Hướng dẫn về thống kê xem ở ISO 5667- 1.

5.2. Tần số và thời gian lấy mẫu

Những thăng giáng theo chu kì hoặc bất thường ở quanh những điều kiện trung bình gây ra sự thay đổi theo thời gian về thành phần nước biển ở mỗi vị trí cố định. Tần số những thăng giáng như vậy thay đổi từ giây hoặc phút cho đến hàng năm. Những biển động chất lượng nước liên quan với những thay đổi dài hạn theo mùa như nhiệt độ  mưa,  nắng  và  với  những  thay  đổi  ngắn  hạn  như  chu  kì  thủy  triều  (dâng  cao, xuống thấp, rút chảy), sinh khối phù du và ánh sáng ban ngày.

Khi hiểu rõ những quá trình sinh học và vật lí xảy ra ở trong khu vực (dòng, pha trộn độ muối v,v...) thì có thể xác định được số mẫu cần lấy ở khu vực đó đủ để phân loại nước.

5.2.1. Tần số lấy mẫu

5.2.1.1. Tần số lấy mẫu để xác định đặc tính chất lượng nước

Mẫu để xác định đặc tính chất lượng cần được lấy trong mọi điều kiện không có ngoại lệ và được lặp đi lặp lại để bao gồm được khoảng bình thường của mọi điều kiện môi trường. Các vị trí lấy mẫu hoặc ở cùng thời điểm trong một chu kỳ thuỷ triều sao cho có thể nội suy tin cậy giữa các điểm, hoặc lấy đều đặn trong suốt  chu  kỳ  thủy  triều.  Điều  cơ  bản  là  phải  hoàn thành lấy mẫu nhanh chóng suốt cả mạng lưới nếu nh cần biểt sự phân bố ở một khoảnh khắc nhất định. Do sự vận động của thủy triều, những hiệu chính có thể được áp dụng cho các vị trí lấy mẫu theo thời điểm lấy mẫu thực, hoặc nồng độ quan sát được của những hóa chất hòa tan nhất định có thể được hiệu chính theo độ muối.

Để đặc trưng hóa đầy đủ có thể yêu cầu nghiên cứu hiệu ứng kết hợp của chu kỳ thủy  triều,  các  điều  kiện  khí  hậu  thời  tiết.  Điều  đó  yêu  cầu  lấy  mẫu  ở  những khoảng bao trùm một hoặc nhiều chu kì thủy triều được lặp lại một số lần thích hợp trong năm nhằm đảm bảo rằng các kết quả là hợp lí về mặt thống kê. Hướng dẫn chi tiết được trình bày trong ISO 5667- l.

Một điểm cơ bản là nhũng nghiên cứu xung quanh một chỗ thải cần tiến hành sao cho ở những chỗ thải gián đoạn thì tác động của thải và không thải có thể được quan trắc đầy đủ.

5.2.1.2. Tần số lay mẫu để kiểm tra chất lượng

Mẫu để kiểm tra chất lượng cần được lấy trong mọi điều kiện không có ngoại lệ về mặt thủy triều, dòng sông, thời tiết, mùa v.v. Nước thủy triều và nước ven bờ cần được lầy thường xuyên ở toàn bộ một chu kỳ thủy triều, tần số lấy phụ thuộc vào  các  thông  số  quan  tâm.  Sự  quan  trắc  cần  được  lặp  lại  để  bao  trùm  được khoảng bình thường của mọi điều kiện môi trường, trong đó có lấy những mẫu đặc biệt trong những điều kiện bất thường rõ rệt.

5.2.2. Xem xét thống kê

Hướng dẫn chi tiết về xem xét thống kê theo ISO 5667- 1.

Có thể dùng những đánh giá thống kê đơn giản về tần số lấy mẫu với giả thiết các số liệu là độc lập, ngẫu nhiên và tân theo phân bố chuẩn. Tuy nhiên, có thể yêu cầu lặp lại quá trình lấy mẫu để phát hiện những sai lệch nhỏ giữa các mẫu nước lấy ở nơi mà sự thay đổi cố hữu theo không gian và thời gian là rất lớn. Lập các chương trình lấy mẫu ở sông và dòng thải đã được Montgomery và Hart (1974) nghiên cứu

[6], trong đó có thể áp dụng nhiều kiến nghị cho nghiên cứu nước biển ven bờ.

Xem thông tin thêm ở mục 5.1.

5.2.3. Tối ưu hóa công việc lấy mẫu

Số mẫu lấy, xử lí, phân tích và báo cáo luôn có giới hạn, nhng giới hạn này không thể giảm cả về mặt không gian lẫn thời gian đến mủc không đạt được mục đích nghiên cứu. Phương pháp tối ưu có thể dẫn đến sự phân bố không đều các điểm lấy mẫu. Phân bố cần dày đặc hơn ở những vùng quan trọng và những quá trình đang cần theo dõi, và thưa hơn ở những nơi ít quan trọng. Hiểu biết về những điều kiện thủy văn và thủy học sẽ giúp tối ưu hóa công việc lấy mẫu.

5.3. Chọn phương pháp lấy mẫu

Chọn phương pháp lấy mẫu phụ thuộc vào mục tiêu của chương trình lấy mẫu. Phần lớn dùng mẫu đơn khi lấy mẫu vì lí do đặc biệt hoặc để kiểm tra chất lượng. Sự thay đổi do thủy triều có thể đòi hỏi một số mẫu đơn. Để quan trắc chất lượng nước cần lấy hàng loạt mẫu đơn gián đoạn, nhng cũng có thể dùng mẫu tổ hợp để giảm giá thành phân tích. Các mẫu tổ hợp được dùng khi yêu cầu về giá trị trung bình. Không dùng mẫu tổ hợp khi nghiên cứu chi tiết những điều kiện đặc biệt hoặc mức độ thay đổi chất lượng. Hai phương pháp có thể kết hợp: lấy mẫu tổ hợp trong từng khoảng thời gian ngắn, và thỉnh thoảng lấy hàng loạt mẫu đơn.

Lấy mẫu ở từng thời gian gián đoạn chỉ cho các kết quả đặc trưng cho các thời gian đó. Có những thời gian không nên lấy mẫu, thí dụ trong khi gió mạnh, rất nguy hiểm khi  ra  biển.  Các  trạm  lấy  mẫu  tự  động  được  dùng  để  kiểm  soát  chất  lượng  nước trong  những  điều  kiện  đặc  biệt  như  vậy,  hoặc  để  nghiên  cứu  tác  động  của  những biến đổi không đều về chất lượng nước.

5.4. Bảo quản, ổn định, lọc và giữ mẫu

TCVN 5993: 1995 (ISO 5667- 3) nêu hướng dẫn chung về bảo quản và xử lí mẫu. Nên  hòan  thành  việc  xác  định tại  cho càng nhiều càng tốt miễn là  không gây trở ngại cho chương trình lầy mẫu. Hơn nữa, một số chỉ tiêu như nhiệt độ, độ trong, độ mặn, pH, thế oxi hóa – khử và một số chỉ tiêu khác chỉ có thể xác định chính xác ngay tại chỗ.

Các bình chứa mẫu cần được đậy kín và tránh nhiệt, ánh sáng. Nếu không thể phân tích nguy trên tầu, thuyền, cũng không nên lưu giữ mẫu quá 24 giờ. Mẫu lưu giữ phải để ở 40C. Cần phải lọc, ổn định và bảo quản mẫu trước khi lưu giữ trong thời gian dài hơn. Cần chú ý những mẫu có chứa những lượng vết và lực ion cao.

6. Chú ý an toàn

ISO 5667- l đã trình bày một số chú ý an toàn chung. Những điều kiện ở biển làm cho việc dùng thuyền và các phương tiện lấy mẫu có thể gặp nguy hiểm. Cần phải tuân thủ mọi quy chế an toàn địa phương và chú ý phòng tránh và hạn chế rủi ro. Một điều cơ bản là phải dùng những thuyền bè thích hợp với nơi lấy mẫu, và các thủy thủ cần được huấn luyện và có kinh nghiệm trước khi được phép hoạt động ở môi trường đầy bất trắc này.

Luôn luôn phải mang theo trang bị an toàn thích hợp.

7. Nhận dạng mẫu và báo cáo

Cần ghi rõ nguồn gốc mẫu và những điều kiện hiện trường khi lấy mẫu. Báo cáo phải gồm thông tin sau:

a) Địa điểm lấy mẫu ;

b) Thời gian lấy mẫu (ngày tháng năm, giờ) ;

c) Độ sâu lấy mẫu ;

d) Các dữ liệu ở độ sâu lấy mẫu (thí dụ nhiệt dộ, độ muối, oxi hòa tan, pH, độ kiềm,

độ trong (đục), chầt rắn lơ lửng)

e) Tọa độ hàng hải của nơi lấy mẫu

f) Mô tả nơi lấy mẫu g)  Điều kiện thời tiết ; h)    Dòng thủy triều ;

i) Trạng thái biển khi lấy mẫu ;

j) Các độ sâu theo máy đo tại hiện trường ;

k) Các mẫu đã lấy, các yêu cầu cần xác định ;

l) Chi tiết về bảo quản hoặc ổn định.

Mỗi bình chứa mẫu cần được đánh dấu rõ ràng, khó bị xoá, bằng một số nhận dạng tương ứng với số trong hồ sơ lấy mẫu.

 

PHỤ LỤC A
CHO MỘT THÍ DỤ VỀ BÁO CÁO LẤY MẪU.

 

 

Phụ lục A

Thí dụ về một bản báo cáo lấy mẫu nước biển

 

Báo cáo - Lấy mẫu nước biển

Địa điểm:...............ngày.. ,....... tháng.......... năm........................……………………………

Vĩ tuyến.................Kinh tuyến....................... Giờ.....................…………………………….. Mô tả………………………………………………………………………………………….

Điều     kiện      thủy            văn………………………………………………………………………. Dạng thủy triều: hướng.................. Tốc độ gấn đúng............................………………………

Thời gian nước cao....................... Thời gian nước thấp.....................……………………….. Gió: hướng...................... Cấp..................................................………………………………. Mây............................. Trạng thái biển......................................…………………………….

 

 

Độ sâu

(m)

 

Nhiệt độ

(0C)

 

 

Độ muối

Oxi hoà tan (% b.h)

 

Mẫu

 

Số

 

Thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp lấy mẫu:................................................................. ……………………………

Yêu cầu phân tích……………………………………………………………………………

Ghi chú:…………………………………………………………………………………….. Người lấy mẫu:. ,......................................................................………………………………

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

[l]  Berman  và  Yeats,  lấy  mẫu  nước  biển  để  phân  tích  vết  kim  loại,  CRC  Critical  Review  in

Analytical Chemistry, 16 (1), (1985)..

[2] Grasshoff, K., Ehrhardt, M. và Kremling, K., các phương pháp phân tích nước biển (XB lần thứ

2), Verlag Chemie (1983)

[3]  Liss,  P.S.,  Hoá  học lớp  mỏng  trên mặt biển,  Chemical Oceanography (XB  lần  thứ 2), tập  2 (

1975), trang 193 - 244, NXB J.P, Riley và G. Skirrow, London: Academic Press..

[4] Sokal, R.R. và Rohlf, F.J., Biometry. Những nguyên tắc và thực hành thống kê trong nghiên cứu

S;nh học, (1969), trang 776, NXB W.H. Freeman, San Francisco.

[5]  UNESCO  9(1981),  những  tư  liệu  nén  và  các  số  liệu  hỗ  trợ  về  thang  độ  muối  thực  tế  1987

UNESCO Technical Fapers in Marin Sicence, No 37, Paris...

[6]  Montgomery,  H.A.C  và  Hart,  I.c.,  Lập  chương  trình  về  sông  và  dòng  thải,  Water  Pollution

Control 73 (1974) trang 77 - 98

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi