Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5654:1992 Quy phạm bảo vệ môi trường ở các bến giao nhận dầu thô trên biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5654:1992

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5654:1992 Quy phạm bảo vệ môi trường ở các bến giao nhận dầu thô trên biển
Số hiệu:TCVN 5654:1992Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:1992Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5654:1992

QUY PHẠM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC BẾN GIAO NHẬN DẦU THÔ TRÊN BIỂN

Regulation on environmental protection et offshore mooring terminals for fetroleum

 

Lời nói đầu

TCVN 5654 – 1992 do Viện Dầu khí biên soạn, Bộ Công nghiệp nặng đề nghị và được Ủy ban Khoa học nhà nước ban hành theo Quyết định số 212/QĐ ngày 23 tháng 03 năm 1992.

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tầu đang hoạt động tại bến và các kho chứa dầu trên bến dao nhận dầu thô trên biển.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Khi giao nhận dầu thô trên biển tất cả các tầu phải tuyệt đối chấp hành các nội quy về phần giao nhận dầu trên bến.

1.2. Các tầu vào bến và các kho chứa dầu trên bến phải tuân theo các quy định sau:

- Phải có các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp với TCVN 4044-85. Nếu là tầu nước ngoài phải có giấy chứng nhận quốc tế về chống ô nhiễm do dầu mỏ gây ra và phải được các nhà chức trách Việt Nam chấp nhận.

- Trên mỗi tầu, mỗi bến, lãnh đạo phải cử cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường, công tác an toàn theo dõi thường xuyên và ghi vào sổ theo dõi chống ô nhiễm môi trường để hàng tháng thông báo cho lãnh đạo.

- Tất cả các tầu, các kho chứa dầu hoạt động trên biển phải có các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

2. QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG DẦU BỊ RƠI VÃI TRONG QUÁ TRÌNH GIAO, NHẬN DẦU

2.1. Các biện pháp phòng ngừa dầu rơi vãi trong quá trình tàng trữ và giao, nhận dầu trên bến.

2.1.1. Yêu cầu đối với mọi người làm việc trên bến:

- Tất cả mọi người làm việc trên bến phải được huấn luyện chuyên môn về công tác phòng chống ô nhiễm trên biển và phải được định kỳ kiểm tra chuyên môn và thực tập.

- Phải hiểu biết thực tế về tình trạng của tầu có tải hay không tải.

- Phải hiểu biết về kỹ thuật làm sạch váng dầu, cách sử dụng các thiết bị, kế hoạch phòng chống sự cố tràn dầu.

2.1.2. Cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường phải kiểm tra thường xuyên.

- Sự rò rỉ ở các thiết bị trên tầu, trên bến.

- Sự rò rỉ ở các van.

- Sự rò rỉ ở các trạm bơm.

- Phát hiện sự xuất hiện bất thường về áp suất trong đường ống dẫn dầu và vòi hút.

- Thường xuyên theo dõi lượng dầu chứa trong kho chứa, trong tầu để phát hiện những tai biến bất thường.

2.1.3. Trước khi giao nhận dầu phải

- Kiểm tra việc chiếu dáng phù hợp quá trình làm việc.

- Kiểm tra chế độ neo tầu.

- Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc giữa tầu giao và tầu nhận trước khi giao nhận dầu, hệ thống này phải bảo đảm hoạt động tốt trong mọi điều kiện.

- Trong quá trình giao nhận dầu phải có một tầu con (ca nô) túc trực tại chỗ để xử lý các sự cố tràn dầu.

- Phải kẹp chỉ toàn bộ các van xả dầu của các tầu.

2.2. Quy định các biện pháp thu gom, xử lý dầu rơi vãi trong quá trình tàng chứa và giao nhận dầu.

2.2.1. Các tầu, các kho tàng chứa dầu, các tầu nhận dầu trên bến phải có các thùng chứa dầu cặn các loại thải ra từ các động cơ, các thiết bị làm việc trên tầu, trên kho tàng trữ dầu.

2.2.2. Các tầu, kho tàng chứa dầu, các tầu nhận dầu trên bến phải có các thùng đựng các vật liệu lau chùi sàn, và các chất thải có chứa dầu.

2.2.3. Các tầu, các kho hàng chứa dầu, các tầu nhận dầu phải có các thiết bị thu gom dầu bị rơi vãi trên sàn tầu, trong trường hợp dầu bị rơi vãi xuống biển phải báo cáo với các cơ quan có chức năng về bảo vệ môi trường kết hợp và chọn phương án cứu chữa.

2.2.4. Trong khu vực bến, cấm tuyệt đối mọi hành vi thải các loại dẻ có thấm dầu và các chất thải khác lẫn dầu ngoài các đối tượng được nêu ơ mục 1.

2.2.5. Khi có sự cố tràn dầu trên bến phải:

- Ngừng ngay việc giao nhận dầu

- Phải thông báo ngay cho các cơ quan chức năng của Nhà nước về bảo vệ Môi trường. Thông báo phải được chuyển đi bằng các phương tiện thông tin nhanh nhất sẵn có để khẩn trương khắc phục sự cố xảy ra. Nội dung thông báo xem phụ lục 2.

- Bằng mọi biện pháp và phương tiện sẵn có thu gom lượng dầu tràn trên àn tầu, trên mặt nước biển.

- Chỉ được dùng các hóa chất để xử lý ô nhiễm dầu khi đã được các cơ quan chức năng Nhà nước cho phép.

3. QUY ĐỊNH VỀ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU TỪ DÀN CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM ĐẾN BẾN

3.1. Trước khi xây dựng đường ống dẫn dầu từ dàn công nghệ trung tâm đến bến phải cung cấp chi tiết sơ đồ, vị trí đường ống dẫn dầu cho các cơ quan chức năng của Nhà nước về bảo vệ môi trường biết.

3.1.1. Chỉ được phép xây dựng các đường ống dẫn dầu từ dàn công nghệ trung tâm đến bến khi đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước về Bảo vệ môi trường cho phép.

3.2. Phải thả phao đeo toàn bộ chiều dài tuyến đường ống dẫn dầu.

3.3. Phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật trước khi đưa đường ống vào sử dụng (độ kín, áp lực chịu tối đa).

3.4. Trong quá trình sử dụng đường ống phải định kỳ kiểm tra hệ thống thiết bị đóng ngắt tại các điểm đầu của tuyến đường ống.

3.5. Phải có hệ thống quan sát, kiểm tra thường xuyên toàn bộ tuyến đường ống nhằm để phát hiện ra sự rò rỉ của hệ thống đường ống.

4. QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG THÁO THẢI NƯỚC DẰN VÀ NƯỚC DẪN DẦU

Đối với tất cả các tầu, kho chứa dầu trên bến phải có hệ thống thiêt sbị tách dầu- nước. Nước sau khi tách phải đảm bảo hàm lượng dầu trong nước không lớn hơn 15g/l. Hệ thống này phải được các cơ quan chức năng Nhà nước về bảo vệ môi trường định kỳ kiểm tra khi tháo thải phải tuân theo các điều kiện sau đây:

- Trong vùng sát bờ: chỉ được xả nước với hàm lượng dầu không lớn hơn 5mg/l.

- Trong vùng gần bờ: chỉ được xả nước với hàm lượng dầu không lớn hơn 15mg/l.

- Trong vùng xa bờ: chỉ được xả nước với hàm lượng dầu không lớn hơn 40mg/l.

5. HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI

5.1. Phải thường xuyên bơm khí trơ vào các hầm tầu chứa dầu nhằm đảm bảo không gây cháy nổ.

5.2. Các khí sinh ra trong quá trình tàng chứa dầu ở tầu và kho chứa dầu phải được đưa ra tháp đốt hoàn toàn hoặc được tận dụng làm nguồn năng lượng trên bến.

5.3. Đối với các tầu hoặc kho chứa dầu không có tháp đốt thì khí sinh ra trong quá trình tàng chứa dầu khí thải ra môi trường phải được pha loãng với khí trơ đến một nồng độ đảm bảo không gây ô nhiễm không khí ở khu vực ngoài.

5.4. Trên các tầu, bến phải có các thiết bị phát hiện nồng độ khí cháy nổ, độc hại.

6. QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ THẢO THẢI CHẤT THẢI SINH HOẠT

6.1. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải.

Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt gây ra, trên cấc tầu, kho chứa dầu trên bến phải có các trang thiết bị sau:

- Thùng chứa chất thải từ công trình vệ sinh để sau đó xử lý và đổ xuống biển.

- Thùng chứa các loại rác để sau đó xử lý hoặc đưa đến nơi quy định tuỳ theo từng trường hợp nêu sau.

- Thùng chứa các thức ăn thừa để sau đó xử lý và đổ xuống biển.

- Máy nghiền thức ăn thừa.

- Thiết bị xử lý chất thải từ công trình vệ sinh.

- Thiết bị xử lý rác.

6.2. Quy định về việc thải các chất thải sinh hoạt

6.2.1. Trong vùng sát bờ

- Cấm thải xuống biển chất thải từ các công trình vệ sinh chưa qua xử lý. Việc thải nước đã qua xử lý phải không gây ra sự xuất hiện các hạt rắn lơ lửng nhìn thấy được và không gây ra sự đổi màu của môi trường biển.

- Cấm thải xuống biển các loại rác.

- Cho phép thải xuống biển nước thải sinh hoạt không lẫn nước thải từ công trình vệ sinh.

- Cho phép đổ xuống biển các thức ăn thừa mà sinh vật biển có thể ăn được, đã được máy nghiền nhỏ thành mẫu vun có kích thước không lớn hơn 25mm.

6.2.2. Trong vùng gần bờ:

- Cấm thải xuống biển các loại rác

- Cho phép thải xuống biển nước thải sinh hoạt không lẫn nước thải từ công trình vệ sinh.

- Cho phép thải xuống biển chất thải từ công trình vệ sinh đã qua thiết bị xử lý. Thiết bị này phải được cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm tra và cho phép sử dụng.

- Cho phép đổ xuống biển thức ăn mà sinh vật biển có thể ăn được đã được qua máy nghiền nhỏ thành mẩu vụn có kích thước không lớn hơn 25mm.

6.2.3. Vùng xa bờ:

- Cấm thải xuống biển các loại rác nổi được và các loại rác chìm được có lẫn dầu.

- Cho phép đổ thức ăn thừa mà sinh vật biển có thể ăn được đã được máy nghiền nhỏ thành mẩu vụn có kích thước không lớn hơn 25mm.

- Cho phép thải xuống biển chất thải từ công trình vệ sinh đã qua thiết bị xử lý. Thiết bị đó phải được các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm tra và cho phép sử dụng.

7. KIỂM TRA PHÁT HIỆN MỨC ĐỘ Ô NHIỄM TRÊN BIỂN

7.1. Hàng quý lãnh đạo tầu chứa dầu, kho chứa dầu trên bến phải báo cáo về tình hình phòng chống ô nhiễm môi trường và tai nạn ô nhiễm xảy ra trên bến trong quý đó cho cơ quan quản lý cấp trên và các tổ chức chống ô nhiễm môi trường trong vòng 15 ngày đầu của quý sau (theo phụ lục 3).

7.2. Các cơ quan nhà nước có chức năng về bảo vệ môi trường và các cán bộ được họ ủy quyền có quyền đến bất cứ lúc nào để tiến hành các công việc sau đây:

7.2.1. Thu thập các loại mẫu (dầu, khí, nước thải).

7.2.2. Thanh tra việc bảo quản, hoạt động và việc sử dụng các trang thiêt sbị và vật liệu chống ô nhiễm.

7.2.3. Kiểm tra các loại giấy phép, giấy chứng nhận và tài liệu liên quan tới công tác bảo vệ môi trường.

7.2.4. Kiểm tra sổ theo dõi chống ô nhiễm môi trường và các hoạt động có liên quan. Khi cần họ được quyền sao chép các tài liệu cần thiết và yêu cầu những người chịu trách nhiệm của các đơn vị đó xác nhận bản sao chép đó là y nguyên bản chính.

7.2.5. Tất cả các hoạt động thanh tra và giám sát của các nhân viên trong cơ quan chức năng quản lý môi trường nhà nước phải được các tầu và các kho chứa dầu ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện tối đa để họ hoàn thành nhiệm vụ.

 

PHỤ LỤC I

THUẬT NGỮ

 

1. Nước dầu tầu: là nước được giữ thăng bằng do tầu khi không có tải.

2. Chất thải sinh hoạt: là các loại nước thải và rác sản sinh ra trong quá trình hoạt động, sinh hoạt của con người trên các bến, các tầu.

3. Rác: là tất cả các vật liệu rắn sản sinh ra trong quá trình hoạt động của con người trên bến như vỏ đồ hộp, chất dẻo… (trừ chất thải của công trình vệ sinh).

4. Sự thải: là sự vứt bỏ, đổ các chất từ tầu, bến xuống biển trong đó bao gồm cả sự bơm, sự rò rỉ của tầu, van, đường ống…

5. Vùng sát bờ: là vùng biển có chiều rộng 0,3 hải lý tính từ đường mép nước thấp nhất (1 hải lý = 1,853m).

6. Vùng gần bờ: là vùng biển có chiều rộng 09 hải lý tính từ ranh giới của vùng sát bờ.

7. Vùng xa bờ: là vùng biển nằm ngoài vùng gần bờ.

 

PHỤ LỤC 2

NỘI DUNG ĐƯỢC THÔNG BÁO KHI CÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BẾN

 

1. Nguyên nhân tràn dầu

2. Tên tầu và quốc tịch tầu nhận (giao)

3. Khối lượng dầu nhận (giao)

4. Khối lượng dầu tràn, loại dầu

5. Thời gian tràn dầu, địa điểm tràn dầu

6. Điều kiện khí tượng thủy văn trên bến lúc đó

7. Loại và số lượng máy móc thiết bị, vật liệu cho việc chống dầu loang, thu gom dầu bị đổ ra bến

8. Các biện pháp chống ô nhiễm đã được tiến hành

 

PHỤ LỤC 3

NỘI DUNG THÔNG BÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM

 

TT

Nội dung thông báo

1

Tên, loại tầu, kho chứa dầu giao (nhận) trên bến.

2

Nội dung công việc tiến hành trong quá trình giao nhận dầu.

3

Tình hình phòng chống ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động.

4

Thống kê các tai nạn ô nhiễm và cách xử lý.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi