Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5569:1991 Dòng nước - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5569:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5569:1991 Dòng nước - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 5569:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1991Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5569:1991

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5569:1991 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5569:1991

DÒNG NƯỚC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Watercourses - Terminology and definitions

Tiêu chuẩn này gồm những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về dòng nước dùng để quản lí thống nhất trong lĩnh vực xây dựng: nghiên cứu khoa học, giảng dạy; qui hoạch; thiết kế; thi công; nghiệm thu; khai thác và công trình

Thuật ngữ

Định nghĩa

Giải thích

Thuật ngữ Anh tương ứng

1

2

3

4

1. Các loại dòng nước cơ bản

1.1. Dòng nước

Lượng nước do lưu vực cung cấp hoặc các nguồn nước khác chảy trong lòng dẫn theo hướng dốc chính với đặc trưng chuyển dộng của nước xuyên hoặc không thường xuyên thường

Lòng dẫn là một bộ phận cấu thành của dòng nước(xem thuật ngữ số 27)

Watercourse

1.2. Dòng nước thường xuyên

Dòng nước chuyển động chiếm phần lớn thời gian của năm

 

Perennial Watercourse

1.3. Dòng nước không thường xuyên

Dòng nước chuyển động chiếm phần ít thời gian của năm

 

Ephemeral Watercourse

1.4. Dòng nước Cactơ

Dòng nước có chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng của Cactơ

 

Karst Watercourse

1.5. Dòng nước triệt tiêu

Dòng nước có đoạn cuối bị mất dòng chảy trên mặt đất

Thương khi chảy trên khu vực Cactơ

Buried (Disappearing) Watercourse

1.6. Dòng nước chỉnh trị

Dòng nước có đặc trưng tự nhiên thay đổi đáng kể do thực hiện các biện pháp kĩ thuật ở lòng dẫn hoặc xây dựng đê

 

Improved (Regulated) Watercourse

1.7. Dòng nước giao thông

Dòng nước có các đặc trưng bảo đảm sự giao thông của tàu, thuyền

 

Navigable watercourse

1.8. Dòng nước biên giới

Dòng nước hoặc một đoạn dòng nước là biên giới giữa các quốc gia

 

International border watercourse

1.9. Dòng nước quốc tế

Dòng nước hoặc một đoạn dòng nước, một số quốc gia (kể cả các quốc gia không có dòng nước chảy qua lãnh thổ của mình) được sử dụng theo hiệp ước quốc tế về vận tải thuỷ

 

International navigable watercourse

2. Thung lũng và lòng dẫn của dòng nước

2.1. Thung lũng dòng nước

Vùng đất trũng, tương đối hẹp và dài,thường quanh co trên mặt bằng do hoạt động hàng thế kỉ của nước chảy trên mặt đất có lòng dẫn được đặc trưng bởi độ dốc dọc của đáy

Watercourse Valley

 

2.2. Đáy thung lũng

Phần thấp nhất của thung lũng dòng nước (gồm cả lòng dẫn)

 

Valley floor

2.3. Đường đáy thung lung

Đường nối liền các điểm thấp nhất của đáy thung lũng

 

Thalweg

2.4. Vách thung lũng

Phần thung lũng cao, giới hạn trên là mép thung lung, phía dưới là chân sườn dốc

 

Valley side

2.5. Chân vách thung lũng

Nối tiếp giáp giữa vách và đáy thung lũng

 

Foot of valley side

2.6. Thềm thung lũng

Một phần của đáy thung lũng tiếp giáp với lòng dẫn và bị ngập khi mực nước trong lòng dẫn dâng cao

 

Flood plain

2.7. Lòng dẫn của dòng nước

Dải đất trũng, được tạo thành do nước chảy hoặc nhân tạo, dòng nước chảy theo đáy, thềm không bị ngập

 

Watercourse channel

2.8. Dòng nhánh

Dòng nước nhỏ chảy vào dòng nước lớn hơn hoặc từ dòng nước lớn tách ra

 

Watercourse arm

2.9. Dòng nhánh nửa kín

Dòng nhánh được ngăn cách với dòng nước lớn hơn bằng công trình (thường là công trình điều tiết) xây dựng ở đầu nhánh

 

Semiclose arm

3. Thành phần và các đặc trưng cơ bản của dòng nước

3.1. Đầu nguồn

Nơi dòng nước bắt đầu

 

Watercourse head

3.2. Cửa dòng nước

Nơi dòng nước đổ vào biển, hồ hoặc dòng nước khác

 

Watercourse cutfall

3.3. Tam giác châu

Khu vực của dòng nước có nhiều nhánh và bãi bồi do lắng đọng phù sa mạnh

 

Watercourse delta

3.4. đáy dòng nước. Đáy lòng dẫn

Phần thấp nhất của lòng dẫn, đới khí có độ dốc ngang không lớn, được giới hạn bởi chân sườn dốc của lòng dẫn

 

Watercourse bottom

3.5. Mép nước

Đường tiếp giáp giữa mặt nước với bờ

 

Water edge

3.6. Trục dòng nước

Đường nối các điểm giữa của chiều rộng mép nước

 

Channel axis

3.7. Trục lòng dẫn

Đường nối các điểm giữa của chiều rộng đáy lòng dẫn

 

Channel bottom axis

3.8. Mặt cắt dọc lòng dẫn

Sự thể hiện bằng đồ thị mặt cắt thẳng đứng theo trục lòng dẫn có độ cao mặt nước các loại (lũ, trung bình, kiệt),đường đáy bờ, trục công trình và các đặc trưng khác của dòng nước

 

Longitudinal watercourse section

3.9. Mặt cắt ngang lòng dẫn

Sự thể hiện bằng đồ thị hình dạng lòng dẫn trong mặt phẳng thẳng góc với trục lòng dẫn

 

Channel crosection

3.10. Mặt cắt ướt

Phần mặt cắt ngang lòng dẫn, giới hạn phía trên là mực nước ứng với lưu lượng xác định

 

Water section

3.11. Mặt cắt "chảy"

Phần mặt cắt ướt có nước chảy

 

effective cross- section

3.12. Mặt cắt "chết"

Phần mặt cắt ướt không có nước chảy

 

Dead zone of water section

3.13. Chiều dài dòng nước

Khoảng cách từ cửa đến nguồn theo trục dòng nước

 

Watercourse length

3.14. Chiều rộng đáy dòng nước

Khoảng cách giữa các chân sườn dốc của bờ theo mặt cắt ngang lòng dẫn

 

Bed width

3.15. Đường lạch

Đường nối các điểm có vận tốc lớn nhất trên mặt nước

 

Channel line

3.16. Lộ trình của dòng nước

Số đọc bằng km của trục dòng nước kể từ cửa dòng

 

Watercourse kilometrage

3.17. Độ dốc dọc mặt nước

Tỉ số giữa hiệu số độ cao mặt nước tại hai điểm trên mặt cắt dọc của phần đang xét và chiều dài phần đó theo trục lòng dẫn

 

Water surface slope

3.18. Độ dốc ngang mặt nước

Tỉ số giữa hiệu số độ cao mặt nước tại hai điểm trên mặt cắt ngang và khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm đó

 

Transverse slope of water surface

3.19. Độ nhám của lòng dẫn

Đặc trưng tính chất lòng dẫn cản trở sự chuyển dịch của khối nước, xác định theo độ dày, độ dốc dọc mặt nước và vận tốc nước chảy trung bình

 

Channel roughnese

3.20. Hệ số nhám của lòng dẫn

Hệ số đánh giá định lượng độ nhám của lòng dẫn trong công thức xác định vận tốc nước chảy trung bình

 

Roughness coefficient

4. Hình thái lòng dẫn, tác động mài mòn, bùn cát

4.1. Hình thái lòng dẫn

Sư phát sinh và hình thành lòng dẫn, hình dạng và kích thước lòng dẫn, vị trí lòng dẫn trong thung lũng cũng như các đặc trưng khác

 

River morphology

4.2. Quá trình tạo lòng

Sự biến đổi về cấu trúc hình thái lòng dẫn và thềm do nước chảy cũng như các tác động thiên nhiên khác

 

Fluviomorpho- logical process

4.3. Xói

Sự làm sâu cục bộ lòng dẫn do nước chảy hoặc các tác động khác

 

Scour

4.4. Bào mòn

Quá trình phá hoại mặt đất do tác động bên ngoài của nước, gió...

 

Erosion

4.5. Bào mòn thoái hoá

Quá trình bào mòn phát triển do nguyên nhân ở thượng lưu

 

Headward erosion

4.6.Bùn cát

Chất rắn được tạo thành do sự bào mòn và được vận chuyển bởi dòng nước

 

Sediments

4.7. Bùn cát lơ lửng

Bùn cát được vận chuyển bởi dòng nước ở trạng thái lơ lửng

 

Sunpended load

4.8. Bùn cát đáy

Bùn cát được vận chuyển bởi dòng nước ở lớp tiếp giáp với đáy và chuyển động bằng cách trượt, lăn hoặc nhảy cóc một khoảng nào đó

 

Bed load

4.9. Độ đục

Khối lượng bùn cát lơ lửng chứa trong một đơn vị thể tích hỗn hợp nước và bùn cát

 

Turbidity

4.10. Đường kính hiệu dụng của hạt

Kích thước hạt đặc trưng hỗn hợp bùn cát không đồng nhất

 

Effective size

4.11. Lưu lượng bùn cát

Số lượng bùn cát chuyền qua mặt cắt chảy trong một đơn vị thời gian

 

Sediment discharge

4.12. Khối tích dòng bùn cát

Số lượng bùn cát đáy chuyền qua mặt cắt chảy cần nghiên cứu trong thời gian của chu kì xác định

 

Bed load volume flow

4.13. Mô đun dòng bùn cát

Khối tích dòng bùn cát trên đơn vị diện tích lưu vực tích nước trong một năm

 

Sediment flow rate

4.14. Độ thô thuỷ lực

Vận tốc lắng đều của hạt rắn trong nước tính ở nhiệt độ xác định

 

Fall velocity

4.15. Vận tốc lắng đọng

Vận tốc giới hạn của dòng chảy khi bắt đầu có hiện tượng lắng đọng bùn cát

 

Sitting velocity

4.16. Vận tốc không xói

Vận tốc giới hạn của dòng chảy khi đáy hoặc sườn dốc lòng dẫn chưa bị xói

 

Safe velocity

4.17. Bồi

Sự nâng cao cục bộ đáy hoặc thềm lòng dẫn do lắng đọng bùn cát

 

Bed aggradation

4.18. Bãi bồi

Bãi cạn đặc trưng của dòng nước ở vùng đồng bằng, được hình thành do lắng đọng bùn cát

 

Crossover

4.19. Luồng chính

Phần sâu nhất của dòng nước so với bãi bồi thấp

 

Deep

4.20. Trầm tích Aluvi (bồi tích)

Sự tích tụ bùn cát hoặc cuội sỏi trong thung lũng dòng nước do tác động của dòng nước chảy lâu năm trên mặt đất

 

Alluvial depostis

4.21. Biến dạng lòng dẫn

Sự thay đổi kích thước, vị trí lòng dẫn hoặc những bộ phận cấu thành lòng dẫn do xói hoặc tái trầm tích bùn cát

 

River bed deformation

4.22. Sự phá hoại bờ

Sự biến dạng bên do xói dọc bờ lòng dẫn

 

Caving

4.23. Sự sạt lở bờ

Sự chuyển vị của khối đất theo mặt nghiêng của bờ khi mất cân bằng trong thế nằm

 

Slough

4.24. Chóp bồi tích

Sự lắng đọng bùn cát ở cửa dòng nước, có dạng nón

 

Alluvial fan

4.25. Dải lòng dẫn

Phần đáy lòng dẫn được nâng cao, có dạng trải dài do sự vận chuyển bùn cát đáy trong lòng dẫn

 

Bed ridge

5. Chuyển động của nước trong lòng dẫn

5.1. Lưu lượng

Theo TCVN 4037 - 85 (thuật ngữ số 4)

 

Water discharge

5.2. Vận tốc trung bình trong mặt cắt ngang lòng dẫn

Giá trị tỉ số giữa lưu lượng nước và mặt cắt ướt của lòng dẫn

 

Average velocity in cross section

5.3.Vận tốc mặt dòng chảy

Vận tốc di chuyển khối nước ở lớp nước gần mặt thoáng

 

Surface velocity

5.4. Vận tốc đáy dòng chảy

Vận tốc di chuyển khối nước ở lớp nước gần đáy dòng chảy (đo cách đáy lòng dẫn một khoảng cách gần nhất mà khả năng kĩ thuật có thể thực hiện được)

 

Bottom velocity

5.5. Tuần hoàn ngang

Chuyển động tuần hoàn ngang trong lòng dẫn các hạt nước, di chuyển tuần hoàn theo hướng ngang so với trục dòng chảy

 

Cross-Sectional eddy

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi