Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn
Số hiệu:TCVN 5524:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1995Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5524:1995

CHẤT LƯỢNG NƯỚC: YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ NƯỚC MẶT KHỎI BỊ NHIỄM BẨN.
Water  quality  -  General  requirements  for  protection  of  surface  water  against pollution

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng  cho  nước  mặt  và  quy  định  các  yêu cầu chung đối với việc chống nhiễm bẩn nước mặt. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với nước biển.

2. Để bảo vệ nước mặt trên phạm vi nền kinh tế quốc dân phải thực hiện các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp luật.

3. Khi sử dụng nước mặt cho mục đích kinh tế khác nhau phải tiến hành đồng bộ các biện pháp chống nhiễm bẩn, chống làm bẩn và làm cạn nước.

4. Mục đích sử dụng nước mặt được xác định phù hợp với tính chất và thành phần của nước theo các yêu cầu và các mức đã định. Trong trường hợp đồng thời sử dụng nước cho một vài dạng sử dụng nước thì phải xuất phát từ các yêu cầu khắt khe nhất đối với chất lượng nước mặt.

5. Khi thiết kế, thi công xây dựng và đưa vào sử dụng các xí nghiệp, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo lại, và các đối tượng khác mà công trình này có ảnh hưởng tới trạng thái nước mặt cần phải xem xét và tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ nước.

Cấm đưa vào sử dụng các xí nghiệp xây dựng mới hoặc cải tạo lại mà không có các công trình đảm bảo chống nhiễm bẩn đối tượng nước.

6. Khi lập các luận chứng kinh tế kĩ thuật cho các khu công nghiệp lớn phải tạo hệ thống cung cấp nước khép kín.

7. Cấm không được đổ nước thải không đạt qui định vào nước mặt gây nhiễm bẩn đối tượng nước.

Mức độ làm sạch nước được xác định bằng thành phần và tính chất của chúng bằng khả năng đồng hòa nguồn nước và theo các yêu cầu của hộ sử dụng đối với chất lượng nước.

8. Chỉ sau khi có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền theo các thủ tục quy định mới được đổ nước thải đạt quy định vào nước mặt, cũng như tiến hành các loại công việc khác trong phạm vi của đối tượng nước và vùng nước được bảo vệ.

9. Khi thay đổi mục đích sử dụng nước, trước khi quy định yêu cầu mới đối với việc đổ nước thải, cần phải được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.

10. Cấm đổ các chất thải công nghiệp và các chất thải sinh hoạt chưa được xử lí vào nước mặt.

11. Cấm đổ nước bẩn, rác và hàng hoá từ các tàu thuỷ và các phương tiện nổi khác, cũng như việc để rò rỉ dầu và các sản phẩm dầu xuống nước mặt.

12. Nước thải có nồng độ các chất độc hại vượt quá các mức quy định phải qua khâu làm sạch sơ bộ trước khi đổ vào hệ thống thoát nước của các điểm dân cư.

13. Trong quy hoạch các điểm dân cư và xí nghiệp công nghiệp phải xét đến các biện pháp chống nhiễm bẩn nguồn nước bởi các dòng chảy bề mặt từ các điểm dân cư và các khu công nghiệp.

14. Để nhằm mục đích chống nhiễm bẩn nước mặt dùng cho hệ thống cung cấp tập trung nước sinh hoạt và các mục đích khác, phải quy định các vành đai bảo vệ vệ sinh.

15. Nhằm chống nhiễm bẩn nước do eftrofi (siêu dưỡng), đặc biệt là nơi chứa nước dùng cho hệ thống cung cấp tập trung nước sinh hoạt phải hạn chế việc xâm nhập của các phần tử biogen.

16. Cấm làm nhiễm bẩn nước mặt khi tiến hành các công việc xây dựng và nổ mìn, khi khai thác khoáng sản, khi đặt cáp điện, ống dẫn và các hệ thống giao thông phục về nông nghiệp và các dạng công việc khác trong nguồn nước hoặc gần vành đai bảo vệ nước.

17. ở nơi  thả bè  gỗ, nồng độ cho phép của các  chất  nhựa và  chất  tanin chảy từ gỗ vào nước và lượng cho phép oxi hoà tan trong nước phải theo các quy định hiện hành.

18. Khi tới không được để nước chứa phân khoáng và phân vô cơ hoặc thuốc trừ sâu với nồng độ vượt mức quy định xâm nhập trở lại vào nước bề mặt.

19. Các chỉ tiêu định lượng và định tính trạng thái nước mặt (mức nhiễm bẩn) và nước thải phải được kiểm tra bằng hệ thống theo dõi, đánh giá tin cậy. Các chỉ tiêu này phải được đăng kí Nhà nước.

20. Đối với các đối tượng có nguy cơ gây nhiễm bẩn nước mặt phải soạn thảo kế hoạch các biện pháp và hướng dẫn phòng ngừa và xử lí hậu quả các sự cố tại các đối tượng này.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi