Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4810:1989 ST SEV 2020-79 Gỗ - Phương pháp thử cơ lý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4810:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4810:1989 ST SEV 2020-79 Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Thuật ngữ và định nghĩa (phần đầu)
Số hiệu:TCVN 4810:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4810:1989

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 4810_1989 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 4810:1989

(ST SEV 2020 – 79)

GỖ - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA (PHẦN ĐẦU)

Wood – Me thods of physical and mechanical testing - Vocabulary and definitions (first list)

 

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Uỷ ban Khoa học Nhà nước

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 2020 – 79, áp dụng cho các thuật ngữ định nghĩa những khái niệm chung, cấu tạo thô đại, cũng như những tính chất cơ lý gỗ.

Thuật ngữ

Định nghĩa

Khái niệm chung

 

1. Gỗ

Tổ hợp các tổ chức chất chứa, cơ học, đường dẫn năm trong thân, cành, rễ của thực vật thân gỗ năm giữa vỏ và tuỷ.

2. Chất gỗ

Chất tạo thành vách tế bào gỗ.

3. Tuỷ gỗ

Phần hẹp ở giữa thân hoặc giữa cành của thực vật thân gỗ được bao quanh bởi một lớp vòng năm đầu và do các tuỷ gỗ tạo nên.

4. Vòng năm của gỗ

Vòng tăng trưởng gỗ, thân cành và rễ, hình thành sau một chu kỳ.

5. Mặt cắt dọc gỗ

Mặt cắt theo hướng dọc với các phần từ cơ học và đường dẫn cơ bản của gỗ.

6. Mặt cắt xuyên tâm của gỗ

Mặt cắt dọc thẳng góc với vòng năm điểm tiếp xúc.

7. Mặt cắt tiếp tuyến

Mặt cắt dọc, tiếp tuyến với vòng năm của gỗ.

8. Mặt cắt ngang

Mặt cắt thẳng góc với hướng của các đường dẫn và các phần tử cơ học cơ bản.

9. Nguyên liệu làm mẫu.

Đơn vị sản phẩm hay một phần của nó dùng để gia công mẫu gỗ.

10. Mẫu gỗ thử nghiệm

Đơn vị sản phẩm hay một phần của nó có hình dạng, kích thước, quy định dùng để thử nghiệm.

11. Phần mẫu thử nghiệm

Mẫu để thử nghiệm, nó khác với sản phẩm ở kích thước mặt cắt, và chiều dài, không có các khuyết tật rõ ràng.

12. Mẫu có kích thước tự nhiên

Mẫu để thử nghiệm, có kích thước không khác với sản phẩm , hoặc chỉ khác chiều dài.

13. Mẫu liền nhau

Mẫu để thử nghiệm, cắt thứ tự từ nguyên liệu làm mẫu và có vòng năm như nhau.

14. Vùng làm việc của mẫu

Phần mẫu thử nghiệm ở đó hiệu quả tác dụng của các yếu tố nghiên cứu có ý nghĩa lớn nhất.

15. Mặt cắt đầu của mẫu

Bề mặt của đầu mẫu

16. Đường cắt đầu mẫu

Đường cắt giữa hai mẫu liền nhau.

17. Điều hoà ẩm độ cho gỗ.

Giữ gỗ ở điều kiện áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm không khí tương đối nhất định cho đến khi gỗ đạt được dộ ẩm cân bằng.

Cấu tạo thô đại của gỗ

18. Cấu tạo thô đại của gỗ

Cấu tạo gỗ có lthể quan sát bằng mắt thường hay qua kính lúp.

19. Gỗ sớm của vòng năm

Phần phía trong của vòng năm mềm và sáng hình thành vào thời kỳ đầu sinh trưởng.

20. Gỗ muộn của vòng năm

Phần phía ngoài của vòng năm tối và đặc hình thành vào thời kỳ cuối sinh trưởng.

21. Chiều rộng của vòng năm

Khoảng cách theo hướng xuyên tâm giữa ranh giới của 2 vòng năm liền cạnh nhau.

22. Lượng gỗ muộn

Phạm vi chiều rộng vòng năm có chứa gỗ muộn.

23. Gỗ giác

Phạm vi bao quanh phía ngoài của thân và cành phần lớn có màu sáng có hoạt động sinh hoá mạnh khi cây còn sống.

24. Gỗ lõi

Phạm vi phía trong của thân và cành phần lớn có màu tối, có hoạt động sinh hoá kém khi cây còn sống.

25. Lõi thật

Lõi có màu tối các loài cây có cấu tạo lõi bình thường (thông, lạcđiệp, tùng, sồi, v.v...). Ranh giới của nó thường khớp với vòng năm.

26. Lõi giả

Lõi có màu tối và phân bố không đều các loài cây có cấu tạo lõi không bình thường (bạch dương, giẻ, gai thính (song) v.v... Ranh giới của nó thường không khớp với vòng năm.

27. Gỗ thuần thục

Lõi có màu sắc không khác với gỗ giác, khi còn sống có độ ẩm thấp (thông, linh xam v.v...)

Tính chất vật lý của gỗ

28. Độ ẩm gỗ

Tỷ lệ giữa hợp lý nước chứa trong gỗ với khối lượng gỗ tính theo phần trăm.

29. Độ ẩm tuyệt đối

Tỷ lệ giữa hợp lý nước có trong gỗ với khối lượng gỗ khô tuyệt đối tính theo phần trăm.

30. Độ ẩm tương đối

Tỷ lệ giữa hợp lý nước có trong gỗ với khối lượng ban đầu của gỗ ẩm tíh theo phần trăn.

31. Gỗ khô tuyệt đối

Gỗ được sấy khô đến khối lượng không đổi nhiệt độ 103 oC ± 2 oC.

32. Nước liên kết

Nước trong vách tế bào gỗ.

33. Nước tự do

Nước trong ruột tế bào gỗ và trong các khoảng trống giữa các tế bào của gỗ.

34. Giới hạn bão hoà vách tế bào gỗ

Độ ẩm tối đa của vách tế bào gỗ của gỗ mới chặt hạ hay ngâm trong nước.

35. Tính hút ẩm

Khả năng của gỗ thay đổi độ ẩm tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bao quanh.

36. Giới hạn hút ẩm

Độ ẩm đạt được khi hấp thụ tối đa vách tế bào gỗ trong điều kiện gỗ để trong không khí bão hoào hơi nước.

37. Tính thấm nước

Khả năng thấm nước của gỗ khi tiếp xúc trực tiếp trong nước.

38. Độ ẩm cân bằng của gỗ.

Độ ẩm gỗ tương ứng với những điều kiện nhất định của nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí bao quanh.

39. Độ ẩm cân bằng bình quân

Giá rị bình quân của các độ ẩm cân bằng của gỗ khi hấp thụ hoặc thoát ẩm trong cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của môi trường không khí bao quanh.

40. Độ ẩm bình thường của gỗ

Độ ẩm cân bằng của gỗ điều kiện không khí môi trường nhiệt độ 20 oC ± 2 oC và độ ẩm tương đối là 65% ± 5%.

41. Co rút của gỗ

Giảm kích thước của gỗ khi bị giảm nước liên kết.

42. Co rút thẳng (tuyến tính)

Giảm kích thước gỗ ở một phía khi bị giảm nước liên kết.

43. Co rút tiếp tuyến

Co rút thẳng hướng tiếp tuyến.

44. Co rút xuyên tâm

Co rút thẳng ở hướng xuyên tâm.

45. Co rút dọc

Co rút dọc theo hướng sợi gỗ.

46. Co rút thể tích

Giảm thể tích của gỗ bị giảm nước liên kết.

47. Co rút tối đa

Co rút gỗ kể từ độ ẩm ban đầu bằng hoặc cao hơn giới hạn bão hoà thớ gỗ khi bị giảm nước liên kết.

48. Hệ số co rút

Co rút bình quân của gỗ khi giảm lượng nước liên kết 1% độ ẩm.

49. Dãn nở

Tăng kích thước gỗ khi tăng hàm lượng liên kết trong gỗ.

50. Dãn nở thẳng (tuyến tính)

Tăng kích thước gỗ một phía khi hàm lượng nước liên kết tăng.

51. Dãn nở tiếp tuyến

Dãn nở thẳng hướng tiếp tuyến.

52. Dãn nở xuyên tâm

Dãn nở thẳng ở hướng xuyên tâm.

66. Giới hạn tách

 

67. Giới hạn dập

 

68. Độ cứng của gỗ

Khả năng của gỗ chống lại vật thể cứng hơn.

69. Độ cứng tĩnh

Độ cứng của gỗ khi chịu tác động từ từ của vật thể cứng hơn

70. Độ cứng va đập

Độ cứng của gỗ khi chịu tác động đột ngột của vật thể cứng hơn.

71. Độ dai va đập

Khả năng của gỗ hấp thụ năng lượng cơ giới khi uôn xung kích.

72. Tính chống mài mòn

Khả năng của gỗ chống lại sự phá hoại do tác dụng của ma sát.

73. Sức bám đinh

Khả năng giữ đinh của gỗ.

74. Sức bám vít

Khả năng giữ vít của gỗ.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi