Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4600:1994 Viên than tổ ong - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4600:1994

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4600:1994 Viên than tổ ong - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường
Số hiệu:TCVN 4600:1994Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1994Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4600 – 1994

VIÊN THAN TỔ ONG

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Bee nest coal

Technical requirements - Environmental protection

Lời nói đầu

TCVN 4600 - 1994 thay thế cho TCVN 4600 - 84;

TCVN 4600 - 1994 do Tổng công ty cung ứng than, Bộ năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

VIÊN THAN TỔ ONG

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Bee nest coal

Technical requirements - Environmental protection

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại than tổ ong dùng làm chất đốt sinh hoạt.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 1693 - 86 Than, Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

TCVN 172 - 75 Phương pháp xác định độ ẩm.

TCVN 173 - 75 Phương pháp xác định độ tro.

TCVN 175 - 86 Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh

TCVN 200 - 86 Phương pháp xác định nhiệt lượng riêng.

TCVN 5068 - 90 Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh điôxýt.

TCVN 5067 - 90 Phương pháp xác định hàm lượng bụi.

3. Quy định chung

3.1 Định nghĩa thuật ngữ

3.1.1 Lô than tổ ong là một lô hàng được sản xuất từ cùng một cơ sở, cùng một loại nguyên liệu, chất lượng, cùng thời gian và cùng công nghệ sản xuất.

3.1.2 Mẫu đơn là viên than tổ ong lấy tại một vị trí của lô than, trên băng tải hoặc trên kho tại một thời điểm nhất định.

3.1.3 Mẫu cơ sở là số viên than hợp thành từ số mẫu đơn, lấy trực tiếp từ lô than theo các quy định.

3.1.4 Thời gian bén cháy là thời gian từ lúc bắt đầu châm lửa nhóm viên than đến khi bắt cháy được ít nhất 3/4 số lỗi hút gió (hay lỗ gia nhiệt), thời gian bén cháy được tính bằng phút.

3.1.5 Thời gian sử dụng viên than (hay thời gian cháy hữu ích) là thời gian từ lúc viên than bén cháy đến lúc viên than tàn (viên than không còn cấp nhiệt được đến 100oC). Thời gian sử dụng được tính bằng phút.

3.2 Phương pháp lấy mẫu

3.2.1 Lấy mẫu than tổ ong dựa trên cơ sở TCVN 1693 - 86, mỗi viên than là một mẫu đơn, tập hợp các mẫu đơn này thành một mẫu cơ sở, các viên than lấy mẫu phải đại diện cho toàn bộ lô than.

3.2.2 Một lô than tổ ong có số lượng lớn hơn hoặc bằng 5000 viên quy định tối thiểu lấy 16 mẫu đơn cho một mẫu cơ sở. Lô than có số lượng dưới 5000 viên quy định tối thiểu lấy 8 mẫu đơn cho một mẫu cơ sở.

3.2.3 Để đảm bảo yêu cầu kiểm tra, tiến hành lấy mẫu theo hai cách:

3.2.3.1 Lấy mẫu than trên băng đối với cơ sở sản xuất:

Dây chuyền sản xuất liên tục, theo số mẫu đơn quy định ở điều 3.2.2, các mẫu đơn lấy sau những khoảng thời gian như nhau được xác định theo công thức:

Trong đó:

M: khối lượng lô than tổ ong cần lấy một mẫu cơ sở, viên

Q: năng suất dòng than (năng suất máy), viên/giờ

n: Số lượng mẫu đơn cần lấy

3.2.3.2 Lấy mẫu than trong kho

Xác định tổng số chồng than có trong kho, trên cơ sở số mẫu đơn quy định để lập mẫu cơ sở, phân bố vị trí lấy mẫu đơn lớn theo số chồng than có trong kho.

3.2.4 Các viên than trong mẫu cơ sở được chia làm 2 phần:

Một phần để lưu mẫu trong 1 tháng

Phần còn lại chia 3 để xác định

Thời gian bén cháy, thời gian sử dụng và nồng độ các chất độc hại cần xác định

Xác định chất lượng viên than

Xác định độ bền viên than

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Viên than có cấu tạo hình trụ, phù hợp với cấu tạo hình dạng của buồng đốt bếp đun. Các lỗ hút gió thông suốt, viên than không nứt vỡ.

Các kích thước cơ bản và khối lượng viên than được cho theo phụ lục A.

4.2 Dung sai cho phép về khối lượng viên than là + 3%.

4.3 Chất lượng viên than tổ ong được quy định theo các chỉ tiêu và mức ghi trong bảng 1

Bảng 1

Độ tro

(Ak,%)

Không lớn hơn

Độ ẩm

(Wlv,%)

Không lớn hơn

Lưu huỳnh

(Skc, %)

Không lớn hơn

Nhiệt năng

(Qtlv, kcal/kg)

Không nhỏ hơn

Cường độ chịu nén ( ,kG/cm2)

Không nhỏ hơn

42

8

0,8

4000

3

4.4 Than và các chất phụ gia để sản xuất than tổ ong phải được nghiền đến cỡ hạt nhỏ hơn 3 mm, bảo đảm tính đồng nhất trong việc pha trộn.

4.5 Với chất lượng viên than quy định như ở điều 4.3, khi kiểm tra việc nhóm viên than trong loại bếp đơn (có chiều cao buông đốt từ 120 - 130 mm) thời gian bén chạy không quá 15 phút.

4.6 Lượng nhiệt hữu ích và thời gian sử dụng viên than được cho theo phụ lục B.

5. Yêu cầu vệ sinh môi trường

5.1 Tiêu chuẩn này chỉ quy định những chất độc hại chủ yếu thường gặp nhất trong quá trình sử dụng viên than tổ ong.

5.2 Nồng độ quy định các chất độc hại khi đốt cháy viên than tổ ong được cho theo bảng 2

Bảng 2

Chất độc hại

Nồng độ các chất (mg/m3)

Không lớn hơn

Sunfua diôxýt SO2

Nitơ diôxýt NO2

Cacbon ôxýt CO

Bụi khói than

0,50

0,08

3,00

0,50

5.3 Để đảm bảo vệ sinh môi trường, nếu phôi liệu than có hàm lượng lưu huỳnh chung lớn hơn quy định của điều 4.3, phải có biện pháp xử lý để giảm nồng độ các chất độc hại sinh ra khi than cháy.

5.4 Trong quá trình sử dụng than tổ ong cần chú ý

- Khi nhóm và sử dụng viên than phải đảm bảo việc thông gió để làm loãng nồng độ các chất độc hại.

- Khi ủ viên than, tuyệt đối không được để trong phòng kín.

6. Phương pháp thử

6.1 Phương pháp lấy mẫu (Xem 3 - 2)

6.2 Kiểm tra kích thước viên than dùng thước mét.

6.3 Kiểm tra khối lượng viên than dùng cân đồng hồ.

6.4 Kiểm tra thời gian bèn cháy, thời gian sử dụng viên than bằng đồng hồ.

6.5 Xác định độ bền nén viên than (Xem phụ lục C).

6.6 Phương pháp lấy mẫu chất độc và phân tích chất độc trong không khí (Xem phụ lục D)

6.7 Xác định nồng độ nitơ điôxýt (Xem phụ lục E)

6.8 Xác định nồng độ cacbon oxyt (Xem phụ lục F)

7. Bảo quản - vận chuyển

7.1 Kho chứa than thành phẩm phải có mái che, nền kho bằng phẳng, cao hơn bên ngoài và có rãnh thoát nước xung quanh.

7.2 Viên than sản xuất ra được xếp chồng thành nhiều lớp, đảm bảo than không bị vỡ nát, để bảo quản trong kho chờ tiêu thụ. Trong kho phải sắp xếp các lô than theo thứ tự trước sau, thuận tiện cho xếp dỡ, bảo quản và lẫy mẫu.

7.3 Sản phẩm khi vận chuyển đi xa nên có thùng hoặc khay chứa, có chén lót tránh bị vỡ nát khi vận chuyển

7.4 Mỗi lô than của đơn vị sản xuất phải có giấy chứng nhận chất lượng. Sản phẩm sản xuất ra phải được bao gói bằng giấy (hoặc túi nhựa mỏng) có in nhãn của cơ sở sản xuất.

 

PHỤ LỤC A

Tương ứng giữa chiều cao và khối lượng viên than

Viên than tổ ong hình trụ, đường kính 120 mm, có 19 lỗ hút gió (hay lỗ gia nhiệt), đường kính lỗ hút gió 12 - 13 mm, chiều cao và khối lượng tương ứng của viên than cho theo bảng sau:

Chiều cao viên than (mm)

Khối lượng viên than (g)

60

70

80

90

100

110

120

750

850

950

1050

1150

1250

1350

 

PHỤ LỤC B

Tương ứng giữa khối lượng viên than, số lượng nước đun sôi và thời gian sử dụng viên than theo bảng sau:

Khối lượng viên than (g)

Số lượng nước đun sôi (1)

Thời gian sử dụng (phút)

750 - 950

950 - 1150

1150 - 1350

14 - 18

18 - 23

23 - 30

120 - 150

150 - 190

190 - 240

 

PHỤ LỤC C

Xác định độ bền nén viên than

Độ bền nén viên than còn gọi là cường độ ép giới hạn

- Thiết bị ép: Dùng máy ép thủy lực

- Viên than thử độ bền phải nguyên vẹn không nứt vỡ, có độ ẩm như quy định ở điều 4.3

- Tiến hành thử: Đặt mẫu thử lên trên mặt ép, cho máy chạy từ từ để mẫu thử áp chặt vào mặt ép trên. Tải trọng nén phải tăng đều cho đến khi mẫu thử bị phá hủy hoàn toàn (Kim đồng hồ đo áp lực nén trở về vị trí O)

- Tính cường độ ép giới hạn của viên than.

trong đó:

P: lực ép phá hủy, tính bằng KG

F: Diện tích mặt ép viên than, cm2

d: Cường độ ép giới hạn viên than, tính bằng KG/cm2

Cường độ ép giới hạn là trung bình cộng kết quả của 3 mẫu thử.

 

PHỤ LỤC D

Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chất độc hại trong không khí

1. Phương pháp lấy mẫu độc chất:

- Vị trí lấy mẫu

+ Phải xác định nơi phát sinh ra chất độc hại, đặt máy hút độc chất trong phạm vi 50 - 60 cm, đảm bảo việc lấy mẫu nằm trong khu vực chất độc hại thoát ra.

+ Quá trình lấy mẫu thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện môi trường thông thường có thông gió tự nhiên.

+ Việc xác định các yếu tố vì khí hậu cần thực hiện đồng thời với quá trình lấy mẫu.

- Nguyên tắc lấy mẫu:

+ Bơm không khí có chất độc vào trong một dụng cụ chứa có thể tích nhất định

+ Hút không khí có chất độc qua dụng cụ hấp thụ, phần không khí sạch được đi qua, phần độc được giữ lại.

2. Phương pháp phân tích:

Phương pháp phân tích thường dùng là phương pháp chuẩn độ và phương pháp so mầu (Phương pháp quang phổ hấp thụ).

Nồng độ các chất độc hại trong không khí được tính theo công thức:

trong đó:

C: nồng độ chất độc, mg/l

M: hàm lượng chất độc, mg

V: thể tích không khí đã lấy mẫu, l.

 

PHỤ LỤC E

Xác định nồng độ nitơ điôxýt (NO2)

Nguyên tắc phương pháp. Khi nitơ điôxyt được hấp thụ vào dung dịch natri hydroxyt NaOH, sau đó thêm axit axêtic HCH3COO để tạo ra axit nitơ HNO2. Axit nitơ tác dụng với thuốc thử Griess Ilesvay (axit sunfanilic và a napthylamin), tạo ra hợp chất azôic màu hồng. Dùng phương pháp so mẫu để xác định.

 

PHỤ LỤC F

Xác định nồng độ cacbon ôxýt (CO)

Nguyên tắc phương pháp: Cho khí cacbon ôxýt tác dụng với paladi clorua để tạo thành paladi kim loại. Cho thuốc thử tôlinxiôcantơ tác dụng với paladi thuốc thử sẽ bị khử chuyến màu vàng thành màu xanh. Dựa vào phản ứng trên phân tích khí CO bằng phương pháp so màu hoặc quang phổ hấp thụ.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi