Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2974:1995 Không khí xung quanh - Xác định chỉ số khói đen

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2974:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2974:1995 ISO 9835:1993 Không khí xung quanh - Xác định chỉ số khói đen
Số hiệu:TCVN 2974:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1995Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2974 : 1995

ISO 9835 : 1993

KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÓI ĐEN
Ambient air - Determination of a black smoke index

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo chỉ số khói đen của mẫu không khí xung quanh. Phương pháp dựa trên hiệu ứng nhuộm đen các hạt, sinh ra khi hết mẫu khí qua giấy lọc.

Phương pháp này nhằm đo chỉ số khói đen trong phạm vi từ 6 đến 375 trong không khí xung quanh. Phương pháp dựa trên nguyên lý đo độ phản xạ. Phương pháp này không đo trực tiếp nồng độ khối lượng của các hạt.

2. Định nghĩa

Định nghĩa sau đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này.

2.1. Khói đen: Vật chất ở dạng hạt bay lơ lửng trong khí quyển xung quyanh, hấp thụ mạnh ánh sáng.

Chú thích: Thành phần chủ yếu trong khói đen là các hạt bồ hóng: tức là những hạt chứa cacbon ở dạng nguyên tố của nó.

3. Nguyên lí và lí thuyết

Không khí được hút qua một tờ giấy lọc rồi đo sự phản xạ của vết đen vừa được tạo ra. Giả sử rằng ánh sáng phản xạ từ bề mặt giấy lọc đi qua lớp hạt hấp thụ ánh sáng hai lần thì sự phản xạ từ bề mặt giấy lọc là tương tự như sự hấp thụ ánh sáng bởi các hạt lơ lửng trong không khí theo phương trình sau:

Trong đó:

R là cường độ ánh sáng phản xạ từ bề mặt của tờ giấy lọc bị đen;

R,, là cường độ ánh sáng phản xạ từ bề inặt của tờ giấy lọc sạch;

A là diện tích của vết đen trên tờ giấy lọc (m2);

v là thể tích khí lấy làm mẫu thử (m2);

a là hệ số hấp thụ (m 1).

Như vậy sau khi biến đổi phương trình (1), có:

Phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này cũng có thể dùng để đo hệ số hấp thụ trên bất kì vật liệu lọc nào, nhưng việc quy đổi hệ số hấp thụ hoặc hệ số tắt thành chỉ số khói theo quy ước được tiến hành nhờ các bảng hiệu hoặc các đồ thị.

Phụ lục A sẽ giải thích tỉ mỉ hơn.

4. Thiết bị

4.1. Thiết bị lấy mẫu

Bộ lấy mẫu được thiết kế để lấy mẫu hàng ngày hoặc theo kiểu tự động để lấy mẫu.

Sơ đồ bố trí thiết bị lấy mẫu khác nhau được chỉ ra trên hình l. Chi tiết về thiết bị lấy mẫu được đề cập từ 4.1.1 đến 4. 1.6

4.1.1. Đầu hút khí.

Một phễu hình nón đường kính 30 - 50mm được làm từ PVC (polyvinylclorua).

Phễu này được đặt thẳng đứng, miệng phễu úp xuống dưới ở độ cao ≥ 2,5m và ≤ 5m trên mặt đất. Miệng phễu cần được đặt cách các tường ngoài tối thiểu 1m theo phương nằm ngang.

4.1.2. ống nối

ống nối được làm bằng polyvinylclorua có đường kính trong 8mm r 1mn và không dài quá 6m. Cần hạn chế tới mức thấp nhất việc làm cong ống; còu nếu không thể tránh được thì bán kính chỗ cong cần lớn hơn 50mm.

4.1.3. Bộ lọc

Giá đỡ bộ lọc được làm bằng chất dẫn điện và trơ về mặt hoá học (chú ý tới khí quyển thường gặp). Diện tích lô bằng 5cm2 r 2%. Sự rò khí qua bộ lọc và qua các van (nếu có dùng van) không được vượt quá 2%( tổng lượng khí bộ lọc và qua thiết kế sao cho tạo ra một lớp hạt đồng nhất trên bề mặt màng lọc

Tính đồng nhất của lớp hạt có thể kiểm tra bằng cách đo độ phản xạ ở một điểm dọc theo đường kính của vệt đen được tạo thành. Sự thay đổi độ phản xạ theo đường kính của vết đen không được vượt l% đơn vị đo phản xạ.

4.1.4. Vật liệu lọc

Màng lọc cần có khả năng giữ lại các hạt có kích thước từ 0,1Pm đến 0,5Pm cangd gần 100% càng tốt. Sự thay đổi độ phản xạ trên toàn bộ diện tích bề mặt không được vượt quá l đơn vị độ phản xạ. Ngoài ra, vật liệu lọc cần thích hợp cho lưu lượng khí 2m3/d.

Chú thích: Độ phản xạ của những màng lọc chưa dùng có thể biến đổi theo từng lô và do đó cần phải kiểm tra và điều chỉnh sự biến đổi của các màng lọc khi dùng.

4.1.5. Bơm lấy mẫu

Bơm lấy mẫu có khả năng đạt tới 2,0 l/min khi đã lắp bộ lọc ở phía trước. Nếu dùng hơm kiểu màng phải lắp thêm bình có dung tích 0,21 để làm giảm những dao động áp lực. Bơm lấy mẫu đặt trước đồng hồ đo lưu lợng hoặc đo thể tích khí (xem hình 1).

4.1.6. Đo thể tích và kiểm tra lưu lượng khí.

Dùng một bơm lấy mẫu có trang bị một van điều chỉnh lưu lượng, có khả năng giữ cho lưu lượng không đổi trong phạm vi r 5% lưu lượng dòng khí cần đo. Việc đo thể tích được tiến hành bằng cách:

a) Ghi lại thời gian trôi qua rồi tính thể tích khí dựa vào bộ phận điều chỉnh lưu lượng, hoặc:

b) Đọc trực tiếp thể tích khí thu được từ đồng hồ đo lưu lượng khi khô với độ chính xác ít nhất là 5% thể tích đo được (tốc độ dòng khí lấy mẫu cần đảm bảo 2m3/dr 0,2m3/d)

4.2. Phản xạ kế

Gồm một nguồn sáng và một bộ phát hiện ( đetectơ) và có một bộ analog hoặc bộ hiệu số với độ phản xạ tính theo phần trăm (thang tuyến tính từ 0 đến 100%phản xạ) hoặc với hệ số tắt (thang logarit từ 0 đến vô cùng).

Các điểm trên biểu đồ mật độ phải nằm trong các đường giới hạn chỉ ra trên hình 2.

Các thiết bị được thiết kế phù hợp với những yêu cầu đã nêu trong mục này phải có khả năng đo đươc hệ số hấp thụ với độ chính xác cao hơn 5% khi các hệ số hấp thụ lớn hơn 1.10-5m-1

 

5. Quy trình .

5.1. Lấy mẫu:

Dùng ống nối theo quy định (4.1.2) cho tất cả các chỗ nối để lắp đặt thiết bị lấy mẫu theo trật tự đã chỉ ra trên hình 1. Đặt một tờ giấy lọc còn sạch (4.1.4) vào bộ lọc. Nếu hai mặt của tờ giấy lọc không có cùng một cấu trúc thì phải đặt tờ giấy sao cho các hạt lơ lửng được tụ lại trên mặt nhẵn hơn.

Việc lắp nối bộ lọc (4.1.3) cần tuân theo các chỉ dẫn của nhà chế tạo. Kiểm tra rò lọt khí của thiết bị đã được ghép nối.

Ghi lại số chỉ ban đầu của đồng hồ đo lượng khí (nếu có lắp đồng hồ này).

Khởi động bơm hết (4,1.5), điều chỉnh lưu lượng hết đến giá trị l,4l/min (2m3/d) và ghi thời điểm bắt đầu. Việc lấy mẫu kéo dài trong 24h.

Vào thời điểm kết thúc ghi lại lưu lượng khí và thời gian, tắt bơm hết và ghi lại số chi của cùng ở đồng hồ đo lượng khí khô (nếu có lắp đặt) và khoảng thời gian lấy mẫu theo giờ và phút chính xác nhất.

Tính toán thể tích khí đã lấy theo mét khối bằng cách dựa vào lưu lượng khí và khoảng thời gian lấy mẫu hoặc bằng cách đọc giá trị trên đồng hồ đo lượng khí khô (xem 4.1.6).

5.2. Định chuẩn phản xạ kế

Việc định chuẩn phản xạ kể cần tuân theo các chỉ dẫn của nhà chế tạo

5.3. Đo độ phản xạ của vết đen do khói

5.3.1. Cần định chuẩn phản xạ kế ít nhất mỗi tháng một lần dùng quy trình đã nêu trong mục 5.2.

5.3.2. Đặt phản xạ kế ở độ phản xạ 100% (độ hấp thụ bằng 0) với một tờ giấy lọc sạch theo chỉ dẫn của nhà chế tạo phản xạ kế

5.3.3. Thay tờ giấy lọc sạch bằng tờ giấy đã lấy mẫu (xem mục 5.l), rồi đo độ phản xạ theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và ghi lại giá trị chỉ trên phản xạ kế (giá trị đó phải nhỏ hơn l00% hoặc độ hấp thụ phải lớn hơn không) .

Các giá trị độ phản xạ đo được phải nằm trong khoảng 35% - 95% độ phản xạ, tương ứng với hệ số hấp thụ nằm trong khoảng 0,64 - 13,13.10-5.

5.3.4. Kiểm tra thường xuyên sự hiệu chỉnh phản xạ kế để đảm bảo độ phản xạ l00% trên giấy lọc sạch, chẳng hạn ít nhất là cứ sau l0 lần đo mẫu lại phải kiểm tra và phải hiệu chỉnh lại nếu thấy cần thiết.

6. Trình bày các kết quả

6.1. Tính toán

Tính hệ số hấp thụ a (m-l) theo phương trình (2) .

Trong đó .

R là độ phản xạ của giấy lọc có vết đen, tính theo phần trăm của Rt0;

R0 là độ phản xạ của giấy lọc sạch đối chứng (theo định nghĩa là 100);

V là thể tích mẫu đã lấy (m3);

A là diện tích của vết đen trên tờ giấy lọc (m2).

Kết quả tính hệ số hấp thụ được lấy tới một số thập phân sau dấu phẩy.

chú thích: Bảng A.1 có thể dùng đề chuyển đổi hệ số hấp thụ a sang chi số khói đen phù hợp vái các phương pháp OECD hoặc EEC đang dùng.

6.2. Độ tập trung và độ chính xác

Sự phản xạ của vết đen có thể đọc tới một đơn vị độ phản xạ với mức tin cậy 95%. Các giới hạn tin cậy của cùng đối với hệ số hấp thụ a, được liệt kê trong bảng 1.

Độ phản xạ, R, %

A1) x 10-5

Các giới hạn tin cậy

∆b

%b

1

2

3

4

95

0,65

0,13

20,3

80

2,83

0,16

5,8

1

2

3

4

70

4,52

0,18

4,0

60

6,47

0,21

3,3

50

8,78

0,25

2,9

40

11,61

0,31

2,7

36

12,94

0,35

2,7

1) Với A = 5,07.10-4m2 và V = 2m3

 

7. Báo cáo kết quả

Trong báo cáo kết quả cần có các thông tin sau:

a) Đề cập đến tiêu chuẩn này;

b) Nhận dạng đầy đủ mầu khí, gồm cả ngày tháng, thời gian và địa điểm lấy mẫu;

c) Loại giấy lọc và phản xạ kế được sử dụng;

d) Các kết quả nhận được bao gồm thể tích mẫu khí, thời gian lấy mẫu, lưu lượng và độ phản xạ (hoặc độ hấp thụ) đo được;

e) Mọi diễn biển không bình thường ghi nhận được trong quá trình xác định;

f) Mọi thao tác đã thực hiện mà không được quy định trong tiêu chuẩn này;

g) Mọi nguồn khói đen gần nơi lấy mẫu có thể làm tăng các kết quả đo;

h) Những thông tin khác có liên quan tới phương pháp này.

Phụ lục A

Chuyển đổi hệ số hấp thụ thành đơn vị đo chỉ số khói đen thông thường

A. 1. Lí thuyết cơ bản

Đối với các chất tinh khiết, định luật Lambert đã đưa ra mối quan hệ giữa mức độ hấp thụ ánh sáng với chiều sâu hoặc chiều dày của chất hấp thụ. Định luật đó phát biểu rằng những phần bằng nhau của tia tới bị hấp thụ bởi những lớp liên tiếp có chiều dày bằng nhau của chất hấp thụ ánh sáng, và được biểu diễn bởi phương trình sau:

I = I0.e-al (A.1)

Trong đó

I0 là cường độ ánh sáng tới;

I là cường độ ánh sáng sau khi đi qua 1cm chất đã cho;

a là hệ số hấp thụ, đặc trưng cho từng chất riêng biệt:

l là chiều dày của chất hấp thụ.

Hệ số hấp thụ a có liên quan đến ánh sáng ở một bước sóng nhất định và giá trị của nó biến đổi theo bớc sóng của bức xạ bị hấp thụ. Như vậy, phương trình (A.1) biếu diễn sự truyền qua và sự hấp thụ của bức xạ đơn sắc trong một môi trường nhất định.

A.2 Lí thuyết đo độ phản xạ

Trong quá trình lấy mẫu, không khí được hết qua một màng lọc và các hạt tụ lại thành một vết đen trên bề mặt giấy lọc. Rõ ràng rằng hầu hết các vật liệu lọc chỉnh là lớp chắn đối với bức xạ, do đó ánh sáng không thể truyền qua và cần phải đo độ phản xạ. Như vậy, để áp dụng định luật Lambert (xem phương trình (A.1), cần giả thiết rằng bể mặt của vật liệu lọc nằm dưới lớp muội lắng đọng tác dụng như một chiếc gương hoàn bảo, và do đó bức xạ xuyên qua lớp hấp thụ hai lần. Cường độ nhuộm đen của các hạt trên bề mặt được đo bằng cách so sánh bề mặt đã bị đen với bề mặt còn nguyên chưa bị nhuộm đen. Cường độ của tia tới 10, và của tia sau khi truyền qua I có thể được thay bởi R0, và R, thì giả thiết rằng độ phản xạ R0 của vật liệu lọc sạch ban đầu là tương tự như tia tới, mà thực tế không đo được. Thực ra, sự khác biệt giữa tia tới và tia phản xạ là do tán xạ. Sự tán xạ này có thể được cho là như nhau đối với cả hai tờ giấy lọc sạch và đă bị đen và do đó nó được bỏ qua trong phép đo phản xạ. Chiều dày l của lớp hấp thụ có thể tính được từ phương trình:

Trong đó .

V là thể tích khí đã lấy (m3);

A là diện tích vết đen (m2) trên màng lọc.

Như vậy, định luật Lambert có thể thích hợp cho việc đo độ phản xạ như sau:

Trong đó a là hệ số hấp thụ (m-1).

Từ phương trình (A.3) có được:

Dựa trên nguyên lí này, có thể đo được độ phản xạ dưới những điều kiện nhất định được kiểm soát một cách cẩn thận. A.3. Đo độ phản xạ và chỉ số khói đen

Khái niệm khói đen đã được sử dụng nhiều năm là kết quả của phương pháp "tiêu chuẩn” do Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế công bố vào năm 1963 (Organization for Economic Co - operatlon and Development - OECD)- Một “đường cong chuẩn” đã được đưa ra để chuyển đổi số đo độ phản xạ thành microgram/cm2 khói đen sau đó có thể đổi thành nồng độ khói đen. Vì mối quan hệ giữa độ phản xạ và các đơn vị nồng độ khối lượng có thể thay đổi từ nơi này sang nơi khác và theo thời gian ở bất kì vị trí nào nên rõ ràng là không thể đưa ra được một quan hệ vạn năng có ý nghĩa. Hơn nữa, việc dùng các đơn vị khối lượng dẫn tới sự lẫn lộn đáng kể của phép đo chỉ số khói đen với các kết quả thu được theo phương pháp khối lượng, phương pháp đo khối lượng hạt lơ lửng trong một đơn vị thể tích không khí. Vì vậy chỉ số khói đen là một số đo độ bẩn hay khả năng làm biến đổi mẫu khí quyển.

Phương pháp đối chứng xác định khói đen của EEC và phương pháp của OECD đã dùng giấy lọc Whatman   và phản xạ kế vết ố khói EEL. Phản xạ kế EEL ứng dụng ánh sáng trắng và hiệu quả của giấy lọc Whatman   là tương đối thấp. Như vậy, mối quan hệ giữa độ phản xạ và hệ số hấp thụ sẽ sai lệch so với trạng thái lí tưởng được biểu diễn bởi phương trình (A.4).

Trạng thái lí tưởng chỉ tồn tại khi

a) Dùng ánh sáng đơn sắc, và

b) Hạt tụ lại chi trên bề mặt môi trường lọc.

Khi dùng giấy lọc Whatman  , các hạt sẽ thấm sâu vào giấy và một số hạt có thể chui qua giấy. Trong những điều kiện như vậy phương trình (A.4) gần đúng là

Như vậy, hệ số hấp thụ lí thuyết a (phương trình A.4) được xác định trong phương pháp tiêu chuẩn có quan hệ với hệ số hấp thụ cải biến a1 (phương trình A.5) như sau:

a= 2a (A.6)

Việc chuyển đổi hệ số hấp thụ thành chỉ số khói đen chỉ là quy ước và được tiến hành nhờ các bảng hoặc các biểu đồ. Bản thân hệ số hấp thụ là một chỉ số thích hợp của khói đen, và việc chuyển đổi nó thành “nồng độ khói đen” thông thường có thể thực hiện nhờ đường cong chuẩn trên hình A.l, và các số liệu chi tiết cho việc chuyển đổi này ở trong bảng A.1 Các số liệu liên quan đến phép đo tiến hành khi dùng giấy lọc Whatman ‹ 11 và phản xạ kế vết ố khói đen EEL kiểu 43. Có thể dùng các tổ hợp giấy lạc và phản xạ kế khác, nhưng khi đó không thể còn có quan hệ trực tiếp với số hiệu OECD và EC khi sử dụng đường cong chuẩn trên hình A.1.

1 Giấy lọc Whatman ‹ 1 và phản xạ kế EEL 43 là những ví dụ về các sản phẩm thích hợp đã có trên thị trường. Thông tin này là để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này chứ không phảI là một sự xác nhận chất lượng đối với các sản phẩm ấy.

Bảng A1 – Hệ số hấp thụ và chỉ số khói đen

a x 10-5(m-1)

Chỉ số khói đen,I

 

a x 10-5(m-1)

Chỉ số khói đen,I

1,28

1,41

1,55

1,68

1,81

1,95

2,08

2,22

2,36

2,50

2,63

2,77

2,91

3,05

3,20

3,34

3,48

3,63

3,77

3,92

4,06

4,21

4,36

4,51

4,66

4,81

4,96

5,11

5,27

5,42

5,58

5,74

5,89

11,95

12,15

12,36

12,56

12,77

12,98

13,19

13,40

13,62

13,83

14,05

14,27

14,50

14,72

14,95

15,17

15,40

15,64

6,2

6,9

7,6

8,4

9,2

10,0

10,8

11,7

12,5

13,4

14,3

15,2

16,1

17,1

18,0

19,0

20,0

21,0

22,0

23,1

24,2

25,3

26,4

27,5

28,6

29,8

31,0

32,2

33,4

34,7

36,0

37,3

38,6

101,9

104,5

107,1

109,8

112,6

115,5

118,3

121,3

124,3

127,4

130,6

133,8

137,1

140,5

143,9

147,4

150,1

154,7

6,05

6,21

6,37

6,53

6,70

6,86

7,03

7,19

7,36

7,53

7,70

7,87

8,04

8,21

8,39

8,56

8,74

8,92

9,10

9,28

9,46

9,64

9,83

10,00

10,20

10,39

10,58

10,77

10,96

11,16

11,35

11,55

11,75

18,35

18,61

18,88

19,14

19,41

19,69

19,96

20,24

20,52

20,81

21,10

21,39

21,69

21,99

22,29

22,60

22,91

23,22

39,9

41,3

42,7

44,1

45,5

47,0

48,5

50,0

51,5

53,1

54,7

56,4

58,0

59,7

61,5

63,2

65,0

66,9

68,7

70,6

72,6

74,6

76,6

78,7

80,8

82,9

85,1

87,4

89,7

92,0

94,4

96,8

99,3

200,9

205,6

210,5

251,5

220,6

225,8

231,1

236,5

242,0

247,7

253,5

259,4

265,4

271,5

277,8

284,2

290,8

297,5

15,87

16,11

16,35

16,59

16,83

17,08

17,33

17,58

17,83

18,09

158,5

162,3

166,2

170,2

174,3

175,5

182,8

187,2

191,6

196,2

 

23,54

23,86

24,19

24,52

24,86

25,20

25,54

25,89

26,25

304,2

311,7

319,2

327,0

335,3

344,0

353,0

362,3

372,1

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi