Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1612:1975 Các thử nghiệm ảnh hưởng của yếu tố khí hậu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1612:1975

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1612:1975 Các thử nghiệm ảnh hưởng của yếu tố khí hậu - Thử nghiệm nóng ẩm biến đổi chu kỳ
Số hiệu:TCVN 1612:1975Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1975Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1612 : 1975

CÁC THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU –THỬ NGHIỆM NÓNG ẨM BIẾN ĐỔI CHU KÌ
Tests for climatic influence – Test for periodical variation of heat and humidity

 

Tiêu chuẩn hay quy định chế độ thử nghiệm nóng ẩm biến đổi chu kì dùng để kiểm tra đánh giá các tính năng của sản phẩm kĩ thuật điện, điện tử do tác động của yếu tố khí hậu.

1. Phần chung

1.1. Mục đích thử nghiệm.

1.1.1. Thử nghiệm nhằm kiểm tra độ bền chịu ẩm của sản phẩm khi khai thác, vận chuyển và lưu kho; đồng thời kiểm tra chức năng và tính năng của sản phẩm phụ thuộc độ ẩm trong môi trường có độ ẩm tương đối cao (tính bằng phần trăm). có xẩy ra đọng sương.

Chú thích: Đặc điểm của môi trường thử nghiệm này nhiệt độ và độ ẩm biến đổi, có đọng sương trên mặt sản phẩm. Sự suy giảm tính năng của sản phẩm khi thử nghiệm là do ngấm ẩm qua các lỗ và khe hở, sự biến đổi áp lực hơi nước chung quanh sản phẩm và ngấm nước. Yếu tố gia tốc là nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối cao.

2. Điều kiện thí nghiệm

2.1. Mức độ khắc nghiệt

2.1.1. Thử nghiệm nóng ẩm biến đổi chu kì có các giá trị giới hạn của nhiệt độ là 25 và 400C. Độ ẩm tương đối của môi trường thử nghiệm ghi trên điều 2.2.1. (Hình 1)

2.1.2. Thời gian thử nghiệm chọn trong dãy: 6, 12, 21, 56 chu kì (ngày).

Chú thích: lựa chọn thời gian thử nghiệm phụ thuộc vào điều kiện môi trường khai thác, tính chất thử nghiệm (kiểm tra trong quá trình sản xuất đã ổn định hay thử nghiệm sản phẩm mới) đối tượng thử nghiệm (linh kiện, chi tiết hay thiết bị hoàn chỉnh). Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt do người đặt hàng hoặc tiêu chuẩn sản phẩm đề ra, chọn thời gian thử nghiệm theo bảng 1.

Bảng 1

Đối tượng thử nghiệm và môi trường khai thác

Thời gian thử nghiệm (Số chu kỳ)

Khi thử nghiệm kiểm tra trong quá trình sản xuất đã ổn định

Khi thử nghiệm sản phẩm mới thay đổi kết cấu sử dụng vật liệu mới

1

2

3

Linh kiện, chi tiết

Thiết bị hoàn chỉnh

a) Dự kiến làm việc, bảo quản ở môi trường có điều kiện tương đối tốt như nhà xây, nền cao ráo, sạch, thoáng gió… như phòng thí nghiệm, xưởng cơ khí…v.v

b) Dự kiến làm việc, bảo quản ở môi trường có mái che nắng mưa, nền tương đối cao ráo.

c) Dự kiến làm việc, bảo quản ở môi trường có độ ẩm tương đối luôn luôn cao như hầm mỏ, hay công trình ngầm, những xưởng sản xuất ẩm ướt và những thiết bị làm việc lưu động.

21

 

6

 

 

12

 

21

56

 

12

 

 

21

 

26

2.2. Điều kiện thử nghiệm

2.2.1. Chu kì thử nghiệm bắt đầu ở nhiệt độ 25 ± 20C và độ ẩm tương đối 95 ± 3%. Sau đó tăng nhiệt độ 40 r 20C trong thời gian 30 phút. Trong thời gian này phải xảy ra đọng sương trên bề mặt sản phẩm thử nghiệm. Phần tiếp theo của chu kì giữ nhiệt độ không đổi 40 ±20C và độ ẩm tương đối 95 ± 3% . Từ thời điểm đạt được cân bằng nhiệt ở nhiệt độ 40 ± 20C cho đến của chu kì không được để xảy ra hiện tượng đọng sương trên mặt sản phẩm thử nghiệm. Thời gian có nhiệt độ 40 ± 20C kéo dài 16 giờ. Sau đó là thời gian làm lạnh đến 25 ± 20C trong 2,30 giờ của cùng giữa môi trường thử nghiệm ở nhiệt độ 25 ± 20C và độ ẩm tương đối 95 ± 3% trong 5 giờ.

Một chu kì thử nghiệm dài 24 giờ. Quá trình diễn biến của một chu kì thử nghiệm và giới hạn dung sai trình bày trên hình 1.

2.3. Kí hiệu thử nghiệm:

2.3.1. Thử nghiệm nóng ẩm biển đổi chu kì có kí hiệu bằng chữ CK, trị số ghi giá trị giới hạn trên của nhiệt độ thử nghiệm, trị số ghi số chu kì (ngày) thử nghiệm và số tiêu chuẩn. Giữa hai trị số ghi nhiệt độ thử nghiệm và chu kì thử nghiệm có gạch chéo.

Ví dụ thử nghiệm với giới hạn trên của nhiệt độ là 40oC kéo dài 21 chu kỳ có kí hiệu.

CK 40/21 TCVN 1612: 75

2.4. Thiết bị thử nghiệm

2.4.1. Có thể sử dụng bất kì tủ hoặc buồng (sau đây chỉ gọi là buồng) có thiết bị điều khiển theo chương trình, thoả mãn các điều kiện ghi trên điều 2.1.1. và 2.2.1 của tiêu chuẩn này (hình 1).

Không khí trong buồng phải lưu chuyển với tốc độ 0,2 đến 0,5m/s.

2.4.2. Nếu dùng cách phun nước để tạo độ ẩm trong buồng thử nghiệm thì phải dùng nước đã lọc khoáng có điện trở suất ít nhất 500:m. Không được để những giọt nước ngưng đọng trên thành, trần buồng rơi vào sản phẩm thử nghiệm.

2.4.3. Buồng thử nghiệm cần có đủ chỗ để đặt sản phẩm thử nghiệm ở vị trí bình thường, có điều kiện đưa các dây nối điện vào và thao tác các bộ phận điều khiển đo lường và thử nghiệm vận hành.

Thể tích không gian thử nghiệm của buồng ít nhất phải lớn gấp 10 lần thể tích của sản phẩm thử nghiệm.

3. Trình tự thử nghiệm

3.1. Đo trước khi thử nghiệm:

3.1.1. Trước khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn này cần kiểm tra bằng mắt và đo các tính năng điện, cơ... của sản phẩm thử nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật hoặc theo yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm đó. Những nhận xét bằng mắt và kết quả đo lường phải ghi vào biên bản thử nghiệm. Sau đó mới tiến hành thử nghiệm ở điều kiện nóng ẩm theo điều 3.2.l. đến 3.2.4.

3.2. Thử nghiệm nóng ẩm biến đổi chu kì

3.2.1. Các sản phẩm thử nghiệm không được bao gói và để ở tình trạng cắt mạch hoặc vận hành. Khi có yêu cầu gì bổ sung cần ghi rõ trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kĩ thuật hướng dẫn chế tạo sản phẩm.

3.2.2. Sản phẩm thử nghiệm được chuyển từ môi trường bình thường sang môi trường thử nghiệm, trong đó có nhiệt độ 25 r 20C và độ ẩm tương đối 95 ± 3%. Sau khi độ ẩm và nhiệt độ đạt đến tình trạng ổn định thì thí nghiệm được coi là bắt đầu.

Chu kì thứ nghiệm diễn ra theo Hình 1.

3.2.3. Phương pháp kiểm tra các tính năng sản phẩm thử nghiệm được quy định trong các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kĩ thuật hướng dẫn chế tạo sản xuất.

3.2.4. Sau khi kiểm tra các tính năng lần của trong môi trường thử nghiệm tiến hành quá trình hồi phục theo điều 3.3.1. rồi kiểm tra các tính năng của sản phẩm thử nghiệm theo điều 3.3.2.

3.3. Quá trình hồi phục

3.3.1. Sản phẩm thử nghiệm được lấy ra khỏi buồng thử nghiệm và đặt vào môi trường tiêu chuẩn để hồi phục trong thời gian từ l đến 2 giờ. Thời gian chuyển sản phẩm sang môi trường hồi phục không dài quá 5 phút. Nếu quá trình hồi phục được tiến hành ngay trong buồng thử nghiệm thì trước hết giảm độ ẩm tương đối xuống 75 ±  50C trong thời gian 30 phút đồng thời giảm nhiệt độ trong buồng đến 25 ± 20C

Điều kiện loại bỏ lớp ẩm ngưng đọng trên sản phẩm thử nghiệm cũng như các điều kiện hồi phục khác có thể ghi trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kĩ thuật hướng dẫn chế tạo sản phẩm.

3.4. Đo lường sau khi thử nghiệm nóng ẩm biển đổi chu kì.

3.4.1. Sau khi hồi phục cần kiểm tra sản phẩm thử nghiệm bằng mắt và đo lường các tính năng điện, cơ... theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật đề ra đối với sản phẩm đó. Trước hết cần kiểm tra các tính năng chịu ảnh hưởng của độ ẩm nhiều nhất thời gian kiểm tra tính năng nhiều nhất là 30 phút và tiến hành ngay sau quá trình hồi phục.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi