Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12986-11:2022 Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền - Phần 11: Phương pháp điều tra di sản địa chất
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12986-11:2022
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12986-11:2022 Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền - Phần 11: Phương pháp điều tra di sản địa chất
Số hiệu: | TCVN 12986-11:2022 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 15/02/2022 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12986-11:2022
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN TỶ LỆ 1:50 000 PHẦN ĐẤT LIỀN - PHẦN 11: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DI SẢN ĐỊA CHẤT
Onshore 1:50,000-scale geological and mineral mapping - Part 11: Methods of geological survey heritage
Lời nói đầu
TCVN 12986-11:2022 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12986 Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền gồm các phần sau:
- TCVN 12986 -1:2020, Phần 1: Phương pháp đo vẽ các thành tạo trầm tích Đệ tứ
- TCVN 12986 -2:2020, Phần 2: Phương pháp đo vẽ các thành tạo trầm tích trước Đệ tứ
- TCVN 12986 -3:2020, Phần 3: Phương pháp đo vẽ các thành tạo biến chất
- TCVN 12986 -4:2020, Phần 4: Phương pháp đo vẽ các thành tạo núi lửa không phân tầng
- TCVN 12986 -5:2020, Phần 5: Phương pháp đo vẽ cấu trúc - kiến tạo
- TCVN 12986 -6:2020, Phần 6: Phương pháp đo vẽ vỏ phong hóa
- TCVN 12986 -7:2020, Phần 7: Phương pháp điều tra tai biến địa chất
- TCVN 12986 -8:2020, Phần 8: Phương pháp điều tra địa chất môi trường
- TCVN 12986 -9:2022, Phần 9: Phương pháp đo vẽ các thành tạo xâm nhập
- TCVN 12986 -10:2022, Phần 10: Phương pháp đo vẽ địa mạo
- TCVN 12986 -11:2022, Phần 11: Phương pháp điều tra di sản địa chất
- TCVN 12986 -12:2022, Phần 12: Phương pháp điều tra khoáng sản sơ bộ
- TCVN 12986 -13:2022, Phần 13: Phương pháp điều tra khoáng sản chi tiết
- TCVN 12986 -14:2022, Phần 14: Phương pháp điều tra địa chất thủy văn
- TCVN 12986 -15:2022, Phần 15: Phương pháp điều tra địa chất công trình
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN TỶ LỆ 1:50 000 PHẦN ĐẤT LIỀN - PHẦN 11: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DI SẢN ĐỊA CHẤT
Onshore 1:50,000-scale geological and mineral mapping - Part 11: Methods of geological survey heritage
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy trình điều tra di sản địa chất trong quá trình lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Di sản địa chất
Phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế.
3 Yêu cầu về nội dung điều tra
3.1 Vị trí, không gian phân bố, đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất và ý nghĩa khoa học, giáo dục về địa chất.
3.2 Xác định giá trị thẩm mỹ.
3.3 Sơ bộ xác định tiềm năng khai thác, sử dụng.
3.4 Xác định các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn.
4 Yêu cầu về kỹ thuật thực hiện
4.1 Thu thập, tổng hợp tài liệu có trước
4.1.1 Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu có trước liên quan các điểm, các khu vực lý thú về địa chất, hoặc có giá trị về địa chất, khoáng sản, các điểm bảo tồn địa chất được ghi nhận, các cảnh quan đẹp trong diện tích điều tra.
4.1.2 Phân tích các thông tin, tài liệu thu thập được để xác định các địa điểm, vị trí, khu vực trong số các điểm thu thập được nêu tại mục 4.1.1 có khả năng trở thành di sản địa chất để lập kế hoạch điều tra.
4.1.3 Lập kế hoạch điều tra đối với từng địa điểm, vị trí khu vực nêu tại mục 4.1.2 gồm: lập sơ đồ khảo sát thể hiện các hành trình khảo sát dự kiến, các loại mẫu phân tích, các khối lượng cần thực hiện, thời gian thực hiện.
4.2 Lộ trình khảo sát thực địa
4.2.1 Bố trí lộ trình khảo sát
Các lộ trình khảo sát cần được bố trí phù hợp với từng loại di sản địa chất cụ thể nhưng cần đảm bảo khảo sát đầy đủ các điểm địa chất có giá trị trong khu vực điều tra.
4.2.2 Thu thập tài liệu
Tại mỗi điểm khảo sát tiến hành đo đạc, ghi chép mô tả các thông tin về vị trí, không gian phân bố; đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất; giá trị và ý nghĩa khoa học, giáo dục về địa chất; giá trị thẩm mỹ; các mối đe dọa đối với việc bảo tồn và mức độ cần thiết phải bảo tồn.
Lấy các loại mẫu phân tích để làm rõ về đặc điểm, thành phần, tuổi của các yếu tố địa chất, giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ.
Thu thập các tài liệu bảo tồn và lưu truyền trong dân cư liên quan đến di sản như truyền thuyết, tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ văn hóa hình thành từ sự tồn tại của di sản,...
Lập hồ sơ cho mỗi khu vực điều tra gồm: nhật ký khảo sát; sơ đồ phân bố các điểm địa chất có giá trị, vị trí lấy các loại mẫu đã lấy, các hành trình khảo sát.
4.3 Phân tích mẫu
4.3.1 Mẫu xác định đặc điểm, thành phần của các đối tượng địa chất: gồm các mẫu phân tích định tính (lát mỏng, khoáng tướng, giã đãi khoáng vật, thạch học cấu tạo, nhiệt, rơnghen, mẫu cơ lý); các mẫu phân tích định lượng (hóa, quang phổ hấp thụ nguyên tử, quang phổ plasma, huỳnh quang rơnghen). Các mẫu phân tích định lượng cũng nhằm xác định các nguyên tố có khả năng gây độc hại cho môi trường có trong các đối tượng địa chất gồm: U, Th, As, Pb, Hg.
4.3.2 Mẫu xác định tuổi gồm các mẫu cổ sinh (hóa thạch lớn, vi cổ sinh, bào tử, phấn hoa) để xác định tuổi tương đối của các đối tượng địa chất; các mẫu đồng vị phóng xạ (Rb/Sr, Ar/Ar, U/Pb, Nd/Sm, C14) để xác định tuổi tuyệt đối của các đối tượng địa chất.
4.3.3 Mẫu xác định giá trị của các đối tượng địa chất: áp dụng đối với một số đối tượng có giá trị thẩm mỹ, kinh tế như đá cảnh, đá mỹ nghệ, đá quý, bán quý. Các mẫu phân tích cho các đối tượng này gồm: mẫu mài láng, đánh bóng, cơ lý, gia công chế tác.
4.4 Phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu, lập bản đồ điểm di sản địa chất
4.4.1 Tiến hành phân tích, xử lý, tổng hợp các tài liệu khảo sát thực địa, công trình, mẫu phân tích để làm rõ các thông tin cơ bản của đối tượng địa chất gồm:
- Tên gọi điểm di sản địa chất (gồm tên loại di sản và địa danh: ví dụ điểm hóa thạch Mia Lé, điểm hang động kasrt Ngườm Cháng);
- Vị trí, không gian phân bố di sản địa chất: địa danh (xã, huyện, tỉnh); diện tích (bao trùm các đối tượng địa chất được điều tra);
- Đặc điểm địa chất: mô tả đặc điểm, thành phần của các đối tượng địa chất trong khu vực di sản địa chất, nêu rõ các điểm đặc trưng, lý thú, giá trị khoa học, tính đa dạng địa chất của đối tượng;
- Giá trị về thẩm mỹ: mô tả tính độc đáo, hấp dẫn, vẻ đẹp của di sản địa chất; khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và tham quan, du lịch.
- Xác định mức độ bảo tồn của di sản địa chất: khả năng bảo tồn của đối tượng theo thời gian; các mối đe dọa phá hủy đối tượng (các phá hủy do yếu tố tự nhiên, nhân tạo); đề xuất các biện pháp giữ gìn, bảo tồn di sản địa chất trước mắt và lâu dài.
4.4.2 Thành lập sơ đồ di sản địa chất
Trên cơ sở các số liệu, thông tin được tổng hợp tại mục 4.4.1 nêu trên, tiến hành lập sơ đồ di sản địa chất. Sơ đồ không yêu cầu bắt buộc theo tỷ lệ nhất định nhưng phải thể hiện được các đặc điểm cơ bản của di sản địa chất gồm: vị trí, không gian phân bố của các yếu tố địa chất tạo nên di sản; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (địa hình, giao thông, dân cư, các công trình xây dựng); tên gọi và đặc điểm, thành phần của các điểm địa chất tạo nên di sản (ví dụ: điểm hóa thạch, mặt cắt địa chất, hang động, hẻm núi); các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có khả năng đe dọa sự bảo tồn di sản địa chất như các tai biến địa chất tiềm năng, các công trình giao thông, xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến di sản.
5 Sản phẩm
5.1 Tài liệu nguyên thủy
5.1.1 Nhật ký, bản đồ lộ trình
Nhật ký thể hiện các kết quả khảo sát thực địa tại vị trí các đối tượng địa chất như nội dung quy định tại mục 4.2.
Bản đồ lộ trình thể hiện đường lộ trình, điểm khảo sát, đặc điểm các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo; đặc điểm, thành phần các đối tượng địa chất tại các điểm khảo sát; khoanh vẽ diện phân bố của di sản địa chất.
5.1.2 Các thiết đồ hố, dọn sạch vết lộ, giếng kèm theo bản mô tả
5.1.3 Cột địa tầng lỗ khoan.
5.1.4 Các kết quả phân tích mẫu.
5.1.5 Các ảnh chụp, sơ đồ, bản vẽ được thành lập tại thực địa.
5.2 Tài liệu xử lý, tổng hợp
5.2.1 Các sơ đồ, biểu đồ xử lý các kết quả phân tích mẫu để xác định đặc điểm, thành phần, tuổi, giá trị của các đối tượng địa chất tạo nên di sản.
5.2.2 Sơ đồ di sản địa chất: thể hiện các kết quả khảo sát, phân tích mẫu và kết quả xử lý, tổng hợp gồm: vị trí, không gian phân bố của di sản; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu vực di sản; đặc điểm, thành phần của các điểm địa chất tạo nên di sản; các yếu tố tự nhiên, nhân tạo liên quan như các tai biến địa chất tiềm năng, các công trình giao thông, xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến di sản.
5.2.3 Báo cáo kết quả
Trình bày các phương pháp, khối lượng thực hiện.
Trình bày kết quả điều tra di sản địa chất trên diện tích điều tra:
- Khái quát số lượng, đặc điểm các đối tượng địa chất có khả năng trở thành di sản địa chất (di sản địa chất tiềm năng);
- Trình bày đặc điểm của từng di sản địa chất tiềm năng: tên gọi, vị trí, không gian phân bố (xã, huyện, tỉnh); đặc điểm, thành phần của các đối tượng địa chất trong khu vực, các đặc điểm đặc trưng, lý thú, giá trị khoa học, tính đa dạng địa chất của đối tượng;
- Trình bày giá trị thẩm mỹ của di sản: làm rõ tính độc đáo, hấp dẫn, vẻ đẹp của di sản địa chất;
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và tham quan, du lịch;
- Xác định mức độ bảo tồn của di sản địa chất: khả năng bảo tồn theo thời gian; các mối đe dọa phá hủy đối tượng (yếu tố tự nhiên, nhân tạo);
- Đề xuất tiếp theo: trên cơ sở đặc điểm, giá trị của di sản, đề xuất định hướng tiếp tục điều tra, đề nghị công nhận di sản địa chất, các biện pháp giữ gìn, bảo tồn di sản địa chất trước mắt và lâu dài.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Quy định kỹ thuật về điều tra, thành lập bản đồ di sản địa chất tỷ lệ 1:200 000 (ban hành kèm theo Quyết định số 2373/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
[2] Quy định kỹ thuật về điều tra, thành lập bản đồ công viên địa chất tỷ lệ 1:50 000 (1:25 000) (ban hành kèm theo Quyết định số 1881/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.