Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12961:2020 ISO 18191:2015 Chất lượng nước - Xác định pHt nước biển - Phương pháp sử dụng chỉ thị màu M-Crezol tím
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12961:2020
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12961:2020 ISO 18191:2015 Chất lượng nước - Xác định pHt nước biển - Phương pháp sử dụng chỉ thị màu M-Crezol tím
Số hiệu: | TCVN 12961:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12961:2020
ISO 18191:2015
CHẮT LƯỢNG NƯỚC XÁC ĐỊNH PH T NƯỚC BIỂN - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHỈ THỊ MÀU M-CREZOL TÍM
Water quality - Determination of pH t in sea water - Method using the indicator dye m-cresol purple
Lời nói đầu
TCVN 12961:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 18191:2015;
TCVN 12961:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Hiệu ứng khí nhà kính gây ra do cacbon đioxit nhân tạo, CO2, trong khí quyển là một trong những vấn đề môi trường có tính nghiêm trọng toàn cầu. Yếu tố chính trong việc kiểm soát CO2 của khí quyển là sự hấp thụ của CO2 vào đại dương. Kết quả của sự hấp thụ, quan sát thấy pH trong lớp nước phía trên của đại dương giảm xuống dần, và ảnh hưởng của pH lên các sinh vật sống là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.
Mặt khác, công nghệ thu giữ và lưu giữ cacbon (CCS) được xem như một biện pháp hữu ích của việc giảm thiểu sự phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch. Khi môi trường đại dương như tầng ngậm nước dưới đáy biển được lựa chọn làm nơi bảo quản, quan trắc hệ thống cacbonat bao gồm cả pH của nước biển trở nên rất quan trọng. Phương pháp phân tích pHt trong các mẫu nước biển (thang pH theo nồng độ ion hydro tổng) yêu cầu các điều kiện và kỹ thuật đặc trưng cần thiết để xác định đúng và chính xác. Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định pHt trong nước biển với độ lặp lại nhỏ hơn 0,003.
Phương pháp này sẽ cung cấp các bộ dữ liệu chính xác về pHt nước biển tương thích với mỗi bộ dữ liệu khác. Phương pháp này là nền tảng của chương trình giám sát và quan trắc vận hành quốc tế của hệ thống cacbonat đại dương cũng như những công việc nghiên cứu riêng.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH PHt NƯỚC BIỂN - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHỈ THỊ MÀU M-CREZOL TÍM
Water quality- Determination of pHt in sea water- Method using the indicator dye m-cresol purple
CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo với các thực hành trong phòng thí nghiêm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn đối với người sử dụng tiêu chuẩn, nếu có. Người sử dụng có trách nhiệm xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe phù hợp với các quy định.
QUAN TRỌNG - Chỉ những nhân viên đã được đào tạo phù hợp mới được tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định quang phổ pHt của nước biển trên thang pH theo nồng độ ion hydro tổng sử dụng chất chỉ thị màu m-crezol tím. Nồng độ ion hydro tổng, [H+]t, được biểu thị bằng mol trên kilogam nước biển. Phương pháp phù hợp để thử nghiệm các mức nước biển có pHt từ 7,4 đến 8,2 đối với nước biển trong khoảng độ muối thực tế từ 20 đến 40.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Nồng độ ion hydro tổng [H+]t (total hydrogen ion concentration [H+]t)
Nồng độ ion hydro bao gồm cả sự phân bố của các ion hydro sunfat trong nước biển.
CHÚ THÍCH: Nồng độ ion hydro tổng được xác định là:
[H+]t = [H+]F (1 + ST/Ks) ≈ [H+]F + [H2SO4-]
Trong đó:
[H+]F là nồng độ ion hydro tự do trong nước biển;
ST là nồng độ sunfat tổng ([HSO4-] + [SO42-]);
Ks là hằng số phân ly axit của H2SO4-
Sau đó pHt được xác định là trừ lôgarit cơ số 10 của nồng độ ion hydro:
2.2
Độ muối thực tế (practical salinity)
S
Tỷ số K15 giữa độ dẫn điện của mẫu nước biển tại nhiệt độ 15 °C trên thang nhiệt độ thực tế quốc tế (IPTS-68) và áp suất khí quyển tiêu chuẩn, so với độ dẫn điện của dung dịch kali clorua (KCI), trong đó phần khối lượng của KCI là 32,4356 x 10-3, ở cùng nhiệt độ và áp suất.
3 Nguyên tắc
Các giá trị của pHt được xác định bằng cách thêm chất chỉ thị vào nước biển. Đối với chất chỉ thị sunfoneptalein như m-crezol tím, phản ứng của chất phân tích tại pHt nước biển là sự phân tách thứ hai như đã nêu trong Công thức (1):
(1) |
Trong đó I đại diện cho chất chỉ thị có ở mức thấp trong mẫu nước biển. Sau đó có thể xác định nồng độ ion hydro tổng của mẫu như đã nêu trong Công thức (2):
(2) |
Nguyên tắc của phương pháp tiếp cận này sử dụng thực tế rằng các dạng khác nhau của chất chỉ thị về cơ bản là có phổ hấp thụ khác nhau. Do đó, thông tin có trong phổ phức hợp có thể được sử dụng để tính [l2-[HI-].
Tại bước sóng đơn, λ, độ hấp thụ đo được Aλ, trong ngăn đo có độ dài đường quang L theo định luật Beer-Lambert là:
(3) |
Trong đó Bλ tương ứng với độ hấp thụ nền của mẫu và e là số hạng sai số do độ nhiễu thiết bị. Miễn là các giá trị của hệ số tắt và đã được đo như một hàm của bước sóng, có thể sử dụng các phép đo độ háp thụ đã thực hiện tại hai bước sóng hoặc nhiều hơn để ước tính tỷ số [l2-]/[HI-].
Trong trường hợp mà chỉ sử dụng hai bước sóng, và miễn là có thể loại bỏ nền hiệu quả bằng quy trình trừ nền. Công thức (3) có thể sắp xếp lại để đưa ra (giả sử không có sai số thiết bị):
(4) |
Trong đó số 1 và số 2 tương ứng với các bước sóng đã chọn. Để có độ nhạy tốt nhất, sử dụng các bước sóng tương ứng với các giá trị hấp thụ cực đại ở dạng bazơ (I2-) và dạng axit (HI-), tương ứng. Các số hạng khác nhau e là các hệ số tắt của các loại cụ thể tại bước sóng 1 và bước sóng 2, tương ứng.
4 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt cấp phân tích được công nhận.
4.1 m-crezoi tím, không chứa tạp chất phát quang
CHÚ THÍCH 1: Tài liệu tham khảo [14] đã chỉ ra rằng chất chỉ thị có thể được đặc trưng và được tinh chế bằng cách sử dụng hệ thống HPLC. Bước sóng của điểm đẳng nhiệt đối với HI-/I2- của m-crezol tím tinh khiết, λisos (HI-/I2-) phụ thuộc vào công thức sau: λisos (HI-/I2-) = 490,6 - 0,10 t, trong đó t là nhiệt độ theo độ Celsius. Bước sóng tại điểm đẳng nhiệt đối với (H2I/HI-) của m-cresol tím nguyên chất, λisos (H2I/HI-) = 482,6 - 0,10 t.
CHÚ THÍCH: Tài liệu viện dẫn [14] và [17] đưa ra phương pháp tinh chế m-crezol tím.
4.2 Dung dịch m-crezol tím tinh khiết
Yêu cầu dung dịch chất chỉ thị tinh khiết đậm đặc (tối thiểu 2 mmol/L) có pH được điều chỉnh đến pH = 7,9 ± 0,1, được lựa chọn phù hợp với giá trị từ các phép đo pHt trong hồ sơ lưu của đại dương: điều này có nghĩa là m-crezol tím A1/A2 gần bằng 1,6.
CHÚ THÍCH: Tỷ số hấp thụ của dung dịch chất chỉ thị đậm đặc có thể được đo bằng cách sử dụng ngăn đo với độ dài đường quang mỏng (0,5 mm).
4.3 Nước siêu tinh khiết đã khử ion, có điện trở suất khoảng 18 MΩ cm.
5 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị phòng thử nghiệm thông thường, cụ thể như sau:
5.1 Ống hút mềm
Có chiều dài khoảng 40 cm, đã định cỡ vừa khít với cửa ngăn đo, làm bằng cao su silicon là phù hợp. Ống hút có thể được xử lý sơ bộ bằng cách ngâm trong nước biển sạch ít nhất một ngày. Việc ngâm này giảm thiểu lượng bọt tạo thành trong ống khi hút mẫu.
5.2 Ngăn đo quang
Ngăn này phải được làm bằng thủy tinh quang học có độ dài đường quang 10 cm, hai cửa và nút bằng polytetrafioroetylen. Cần số lượng ngăn vừa đủ để thu thập tất cả các mẫu mà sẽ được phân tích từ một dụng cụ lấy mẫu ngoài hiện trường cụ thể.
CHÚ THÍCH: Cuvet dòng chảy có độ dài đường quang 10 cm cũng có sẵn. Cần sử dụng cuvet cho các chai mẫu có nắp kín khí với dung tích ít nhất 200 mL.
5.3 Micropipet
Sử dụng micropipet để thêm chất chỉ thị vào ngăn đo. Micropipet cần có dung tích ~0,1 cm3 gắn với ống polytetrafloroetylen (PTFE) hẹp để hoạt động như vòi.
5.4 Máy đo quang phổ chất lượng cao
Để làm việc ở độ nhạy và độ chụm cao nhất, cần có một máy đo quang phổ hai chùm tia. Tuy nhiên, thiết bị một chùm tia chất lượng cao cũng có thể thu được các kết quả tốt.
5.5 Hệ thống kiểm soát nhiệt độ cho ngăn đo của máy đo quanh phổ
Các khoang ổn nhiệt của máy đo quang phổ có thể chứa được các ngăn đo 10 cm, được sản xuất để bán ngoài thị trường, rất hiếm khi có sẵn và khi đó có thể phải đặt hàng. Nhiệt độ cần điều chỉnh tới 0,1 °C.
5.6 Hệ thống làm ấm mẫu tới nhiệt độ đo
Mặc dù, có thể làm ấm các ngăn đo chứa mẫu trong các túi kín trong bể ổn nhiệt, nhưng điều này là không thuận tiện. Tốt hơn hết là thiết kế một khoang ổn nhiệt đặt hàng có thể giữ khoảng 12 ngăn đo cùng một lúc mà không làm ướt chúng.
5.7 Bể ổn nhiệt
Nhiệt độ ± 0,05 °C, điều chỉnh nhiệt độ của khoang ổn nhiệt và nhiệt độ của hệ thống.
6 Lấy mẫu
Thu thập nước ở biển bằng chai lấy mẫu nước phải được thực hiện ngay sau khi mở nắp và trước khi loại bỏ nước ra khỏi dụng cụ lấy mẫu. Điều này là cần thực hiện để giảm thiểu sự trao đổi của CO2 với khoảng trống không khí trong dụng cụ lấy mẫu mà có ảnh hưởng đến tất cả các thông số cacbon ngoại trừ độ kiềm tổng. Tốt nhất là nên thu thập các mẫu cacbon trước khi chai lấy mẫu còn một nửa và trong khoảng 10 min kể tử lần mở đầu tiên.
Súc rửa chai mẫu - Nếu chai chưa sạch, súc rửa chai hai lần với khoảng từ 30 cm đến 50 cm mẫu để loại bỏ bất cứ lượng vết nào của mẫu trước.
Làm đầy chai lấy mẫu - Làm đầy chai một cách nhẹ nhàng từ đáy sử dụng ống hút nối dài từ chai lấy mẫu dẫn từ đáy của chai mẫu. Quan trọng là loại bỏ bọt từ ống hút trước khi làm đầy. Làm tràn nước ít nhất toàn bộ thể tích của chai. Giữ khoảng trống không khí với chai mẫu ở mức nhỏ nhất. [9], [10] Cho phép hút mẫu trực tiếp từ chai lấy mẫu vào trong ngăn đo quang học có hai cửa.
Khuyến nghị rằng việc phân tích pH phải được thực hiện ngay sau khi lấy mẫu, mặc dù các kinh nghiệm bảo quản đã cho thấy rằng pH của nước biển ổn định trong khoảng 24 h kể cả trong trường hợp nước biển ven bờ (xem Phụ lục B). Tuy nhiên, trong khi đợi phân tích, bảo quản các mẫu trong tủ lạnh hoặc hộp đá (không đóng băng).
7 Cách tiến hành
Trong trường hợp ngăn đo quang học có hai cửa, làm ấm ngăn đo mẫu tới (25,0 ± 0,1) °C bằng cách đặt một số các ngăn đo trong khoang ổn nhiệt (xem 5.6) khoảng vài giờ. Đặt ngăn đo vào trong khoang mẫu ổn nhiệt của máy đo quang phổ bằng cách làm sạch và làm khô bên ngoài ngăn đo.
Đo và ghi lại độ hấp thụ tại ba bước sóng: tại các bước sóng tương ứng với các giá trị độ hấp thụ lớn nhất ở dạng bazơ (I2-) và dạng axít (HI-) của m-crezol tím, bước sóng 578 nm và 434 nm, tương ứng, và bước sóng không hấp thụ (730 nm).
Mở một trong các nắp của ngăn đo để bơm m-crezol tím. Thêm khoảng 0,05 cm3 đến 0,1 cm3 m-crezol tím vào mẫu, đậy nắp lại và lắc ngăn đo để trộn nước biển và m-crezol tím. Lượng m-crezol tím đã yêu cầu là lượng m-crezol tím sẽ tạo ra các giá trị hấp thụ từ 0,4 đến 1,0 tại mỗi píc trong hai píc hấp thụ.
Đưa ngăn đo vào lại máy đo quang phổ, đo và ghi lại lần nữa độ hấp thụ tại ba bước sóng của nước biển sau khi thêm m-crezol tím.
Các ngăn đo cần được định vị trí để duy trì sự thẳng hàng nhất quán giữa hai phép đo độ hấp thụ.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp dòng chảy qua cuvet, làm ám các chai mẫu pH tới (25,0 ± 0,1) °C sau đó đo và ghi lại các độ hấp thụ chuẩn tại ba bước sóng như đã mô tả ở trên. Trộn nhẹ lượng đo của nước biển và m-crezol tím theo cách sao cho các giá trị hấp thụ ở trong khoảng từ 0,4 đến 1,0 tại mỗi pic trong hai pic hấp thụ. Đo và ghi lại lần nửa độ hấp thụ tại ba bước sóng của nước biển ngay sau khi thêm m-crezol tím.
Đối với các mẫu lấy hàng ngày, đo một lần là đủ. Phép đo nhiều lần của vật liệu chuẩn được khuyến nghị cho việc kiểm tra độ chụm và độ chính xác của phương pháp.
8 Tính toán và biểu thị kết quả
8.1 Hiệu chính độ hấp thụ đo được
Tại mỗi bước sóng trong ba bước sóng, trừ độ hấp thụ đo được đối với phép đo nền (không dùng chất chỉ thị) từ các độ hấp thụ tương ứng đo được có chất chỉ thị.
Ngoài ra, sử dụng độ hấp thụ đo được tại bước sóng không hấp thụ để theo dõi và hiệu chính cho mọi độ trôi đường nền do sai số trong việc định lại vị trí ngăn đo, độ trôi của thiết bị, v.v.. Điều này giả định rằng độ lớn của mọi độ trôi đường nền đã quan sát được là giống nhau trên phổ nhìn thấy. Trừ độ trôi đo được từ độ hấp thụ đã hiệu chính nền tại các bước sóng 1 và bước sóng 2 để thu được giá trị hấp thụ đã hiệu chính cuối cùng tại mỗi bước sóng. Các giá trị hấp thụ cuối cùng này, được hiệu chính cho các độ hấp thụ nền và mọi độ trôi đường nền quan sát được, được sử dụng để tính A1/A2, tỷ số hấp thụ mà mô tả mức độ proton của chất chỉ thị.
Chênh lệch giữa độ hấp thụ đường nền (chỉ dùng nước biển) và độ hấp thụ của mẫu và chất chỉ thị tại bước sóng 730 nm phải không lớn hơn ±0,001. Nếu vượt quá giá trị này, thì cần loại bỏ ngăn đo và làm sạch các cửa sổ quang học trước khi đo lại các độ hấp thụ.
8.2 Tính độ pHt của nước biển và chất chỉ thị
pHt của nước biển và chất chỉ thị trong ngăn đo được tính theo:
(5) |
Công thức (5) có thể được viết theo dạng có ít thông số hơn:
(6) |
Trong đó K2 là hằng số cân bằng giữa loại HI- và I2- (được biểu thị theo thang nồng độ ion hydro tổng tính theo mol/kg), và A1 và A2 là các độ hấp thụ hiệu chính đo được tại các bước sóng tương ứng với độ hấp thụ ở 578 nm và 434 nm, tương ứng.
Số hạng đầu tiên của Công thức (6), , là một hàm của độ muối và nhiệt độ và được xác định bởi các phép đo phòng thử nghiệm một cách cẩn thận.
Trong đó các thông số a, b, c và d nằm trong khoảng 278,15 ≤ T ≤ 308,15 K và 20 ≤ S ≤ 40
a = -246,64209 + 0,315971 S + 2,8855 x 10-4 S2
b = 7229,23864 - 7,098137 S - 0,057034 S2
c = 44,493382-0,052711 S
d = 0,0781344
Các số hạng hệ số chặn khác nhau Ɛ tương ứng với các giá trị đo được đối với các loại cụ thể bước sóng 578 nm và 434 nm và được xác định như sau:
CHÚ THÍCH: được nêu ở đây và các thuật ngữ hệ số chặn khác nhau Ɛ là các số hạng từ Tài liệu tham khảo [14].
8.3 Hiệu chính sự thay đổi pHt do bổ sung chất chỉ thị
Việc thêm chất chỉ thị vào mẫu nước biển sẽ làm xáo trộn pHt (bổ sung axit-bazơ khác vào hệ thống). Mặc dù tiến hành cẩn trọng để giảm thiểu sự xáo trộn này (bằng cách điều chỉnh pH của dung dịch chỉ thị), nhưng cần hiệu chính việc thêm chất chỉ thị để thu được các phép đo pH tốt nhất.
Theo nguyên tắc, cách đơn giản để đánh giá mức độ hiệu chính là theo kinh nghiệm, mặc dù có thể tính sự xáo trộn pHt từ kiến thức về cân bằng hóa học của mẫu và chất chỉ thị. Thực hiện hai lần bổ sung chất chỉ thị cho mỗi dãy mẫu nước biển với các giá trị pHt khác nhau và xác định sự thay đổi trong tỷ số đo (A1/A2) với lần bổ sung dung dịch chỉ thị thứ hai như một hàm của giá trị đo (A1/A2) xác định được sau lần bổ sung chất chỉ thị thứ nhất sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu:
(7) |
Trong đó V là thể tích của chất chỉ thị thêm vào tại mỗi lần bổ sung. Tỷ số hấp thụ cuối cùng, đã hiệu chuẩn, được tính theo Công thức (8):
(8) |
CHÚ THÍCH: Độ hấp thụ tại bước sóng của điểm đẳng nhiệt đối với HI-/I2- phụ thuộc vào nồng độ của chất chỉ thị. Sau đó, (A1/A2)corr có thể được xác định bằng hồi quy tuyến tính (A1/A2) và độ hấp thụ ở bước sóng tại điểm đẳng nhiệt.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Dữ liệu tính năng
Xử lý liên phòng được tổ chức bởi tiến sỹ Shuichi Watanabe và được giám sát bởi tiến sỹ Koh Harada, ban tổ chức ISO/TC/SC2/WG 67 với sự hỗ trợ của tiến sỹ Yoshiyuki Nakano và ông Koichi Goto và thực hiện vào mùa xuân năm 2014. Tổng số 11 phòng thử nghiệm từ 8 nước tham gia (Japan: 3, Pháp: 2, Canada: 1, Hàn Quốc: 1, Na Uy: 1, Thổ Nhĩ Kỳ: 1, Thụy Điển: 1, Anh: 1). Hai phòng thử nghiệm không tham gia mô tả phương pháp. Các kết quả của họ bị loại từ sự đánh giá thống kê của xử lý liên phòng.
Năm chai mẫu nước biển 500 mL được chia từ một thiết bị chứa lớn đã được chuyển tới mỗi phòng thử nghiệm. Nước biển được thu thập ở phía Tây Thái Bình Dương và độ muối là 34,399.
Các kết quả được nêu trong Bảng A.1.
Bảng A1 - Dữ liệu tính năng pH nước biển
Mẫu | Nền mẫu | l | n | o % | X | SR | CV,R % | Sr | Cv,r % | ||
1 | Nước biển | 8 | 107 | 11,1 | 7,992 | - | - | 0,003 | 0,040 | 0,002 | 0,030 |
l số phòng thử nghiệm sau khi loại bỏ các giá trị ngoại lai n số kết quả phân tích sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai o phần trăm các giá trị ngoại lai giá trị trung bình tổng của các giá trị (ngoại trừ các giá trị ngoại lai) X giá trị được chỉ định tỷ lệ thu hồi SR độ lệch chuẩn tái lập CV,R hệ số biến thiên của độ tái lập Sr độ lệch chuẩn lặp lại Cv,r hệ số biến đổi của độ lặp lại |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Tính ổn định của mẫu bảo quản
Tính ổn định của bảo quản mẫu nước biển đối với pHt đã được khẳng định bằng thử nghiệm liên tiếp qua 2 h. Các mẫu nước biển đã được thu thập ở nước biển ven bờ của quận Aomori, Nhật Bản bằng xô nhựa. Độ muối của nước biển là 33,532. Các mẫu nước biển 1 được lấy bằng xô vào các chai thủy tinh 250 mL. Các mẫu 2 được lọc qua phin lọc Whatman GF/F đường kính 25 mm trong phòng thử nghiệm và lấy vào trong các chai thủy tinh 250 mL. Các mẫu 3 được lấy bằng xô vào các chai thủy tinh 250 mL và bị nhiễm với 100 µL dung dịch thủy ngân clorua đã bão hòa. Những mẫu này được bảo quản trong tủ lạnh và lấy ra một giờ rưỡi trước khi phân tích.
Các kết quả được nêu trong Bảng B.1.
Bảng B.1 - Ổn định bảo quản của pHt nước biển
Mẫu | Nền mẫu | Thời gian sử dụng ngày giờ: phút | pHt tại 25 °C |
1 | Nước biển | 16 13:29 | 7,953 |
1 | Nước biển | 16 13:48 | 7,955 |
1 | Nước biển | 16 16:07 | 7,953 |
1 | Nước biển | 16 18:14 | 7,952 |
1 | Nước biển | 17 09:55 | 7,950 |
1 | Nước biển | 17 12:40 | 7,952 |
1 | Nước biển | 17 15:03 | 7,953 |
Trung bình | 7,952 | ||
Độ lệch chuẩn | 0,001 | ||
2 | Nước biển đã lọc | 16 16:24 | 7,941 |
2 | Nước biển đã lọc | 16 16:32 | 7,942 |
2 | Nước biển đã lọc | 16 18:32 | 7,941 |
2 | Nước biển đã lọc | 17 10:12 | 7,939 |
2 | Nước biển đã lọc | 17 12:58 | 7,932 |
2 | Nước biển đã lọc | 17 15:22 | 7,938 |
2 | Nước biển đã lọc | 17 17:34 | 7.940 |
Trung bình | 7,939 | ||
Độ lệch chuẩn | 0,003 | ||
3 | Nước biển + HgCl2 | 16 13:40 | 7,953 |
3 | Nước biển + HgCl2 | 16 13:56 | 7,952 |
3 | Nước biển + HgCl2 | 16 16:15 | 7,956 |
3 | Nước biển + HgCl2 | 16 18:24 | 7,956 |
3 | Nước biển + HgCl2 | 17 10:04 | 7,955 |
3 | Nước biển + HgCl2 | 17 12:48 | 7,956 |
3 | Nước biển + HgCl2 | 17 15:14 | 7,953 |
Trung bình | 7,955 | ||
Độ lệch chuẩn | 0,002 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 6663-1 (ISO 5667-1), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
[2] TCVN 6492 (ISO 10523), Chất lượng nước - Xác định pH
[3] ISO 22719, Water quality - Determination of total alkalinity in sea water using high precision potentiometric titration
[5] Bellerby R.G.J., Olsen A., Johannessen T., Croot P., A high precision spectrophotometric method for on-line shipboard seawater pH measurements: the automated marine pH sensor (AMpS). Talanta. 2002, 56 (1) pp. 61-69
[6] Byrne R.H., Robert-Baldo G., Thompson S.W., Chen C.T.A., Seawater pH measurements: an at- sea comparison of spectrophotometric and potentiometric methods. Deep-Sea Res. 1988, 35 pp.1405-1410
[7] Byrne R.H., Breland J.A., High precision multiwavelength pH determinations in seawater using cresol red. Deep-Sea Res. 1989, 36 pp. 803-810
[8] Byrne R.H., Liu X., Kaltenbacher E., Sell K., Spectrophotometric measurement of total inorganic carbon in aqueous solutions using a liquid core waveguide. Anal. Chim. Acta. 2002, 451 (2) pp. 221-229
[9] Clayton T.D., Byrne R.H., Spectrophotometric seawater pH measurements: total hydrogen ion concentration scale calibration ofm-cresol purple and at-sea results. Deep-Sea Res. 1993. 40 pp. 2115-2129
[10] Dickson A.G., The measurement of sea water pH. Mar. Chem. 1993, 44 pp. 131-142
[11] Dickson A.G., pH buffers for sea water media based on the total hydrogen ion concentration scale. Deep-Sea Res. 1993, 40 pp. 107-118
[12] Dickson A.G., Sabine C.L., Christian J.R., eds. (2007) Guide to best practices for ocean CO2 measurements. PICES Special Publication 3, 191 pp
[13] Karl M.D., Winn D.C., Hebei V.W.D., Letelier R., 1990) Hawaii ocean time-series program field and laboratory protocols, http://hahana.soesthawaii.edu/hot/protocols/chapi.html
[14] Liu X., Patsavas M.C., Byrne R.H., Purification and characterization of meta-cresol purple for spectrophoto-metric seawater pH measurements. Environ. Sci. Technol. 2011, 45 pp. 4862-4868
[15] Liu X., Wang Z.A., Byrne R.H., Kaltenbacher E.A., Bernstein R.E., Spectrophotometric measurements of pH in-situ laboratory and field. Evaluations of Instrumental Performance. Environ. Sci. Technol. 2006, 40 pp. 5036-5044
16] Nakano Y., Kimoto H., Watanabe S., Harada K., Watanabe Y.W., Simultaneous measurements of in situ pH and CO2 in the sea using spectrophotometric profilers. J. Oceanogr. 2006, 62 pp. 71-81
[17] Patsavas M.C., Byrne R.H., Liu X., Purification of meta-cresol purple and cresol red by flash chromatography: Procedures for ensuring accurate spectrophotometric seawater pH measurements. Mer. Chem. 2013, 150 pp. 19-24
[18] Regina A.E., Byrne R.H., Spectrophotometric calibration of pH electrodes in seawater using purified m-cresol purple. Environ. Sci. Technol. 2012, 46 pp. 5018-5024
[19] Tapp M., Hunter K., Currie K., Mackaskill B., Apparatus for continuous-flow underway spectrophotometric measurement of surface water pH. Mar. Chem. 2000, 72 (2-4) pp. 193-202
[20] Seidel M.P., Degrandpre M.D., Dickson A.G., A sensor for in situ indicator-based measurements of seawater pH. Mar. Chem. 2008, 109 pp. 18-28
[21] Wang Z.A. et al., Simultaneous spectrophotometric flow-through measurements of pH, carbon dioxide fugacity, and total inorganic carbon in seawater. Anal. Chim. Acta. 2007, 596 (1) pp. 23- 36
[22] Yao W., Lui X., Byrne R.H., Impurities in indicators used for spectrophotometric seawater pH measurements: Assessment and remedies. Mer. Chem. 2007, 107 pp. 167-172
[23] Byrne R.H., Breland J.A., High precision multiwavelength pH determinations in seawater using cresol red. Deep-Sea Res. 1989, 36 pp. 803-810
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.