Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12894:2020 ISO 11771:2010 Chất lượng không khí - Xác định lượng phát thải trung bình theo thời gian và hệ số phát thải - Phương pháp chung
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12894:2020
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12894:2020 ISO 11771:2010 Chất lượng không khí - Xác định lượng phát thải trung bình theo thời gian và hệ số phát thải - Phương pháp chung
Số hiệu: | TCVN 12894:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12894:2020
ISO 11771:2010
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÁT THẢI TRUNG BÌNH THEO THỜI GIAN VÀ HỆ SỐ PHÁT THẢI - PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Air quality - Determination of time-averaged mass emissions and emission factors - General approach
Lời nói đầu
TCVN 12894:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 11771:2010;
TCVN 12894:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình đo để xác định phát thải khối lượng của các chất từ các nguồn tĩnh, số liệu được tạo ra theo kinh nghiệm là cần thiết để xác định độ không đảm bảo có thể liên quan với các kết quả được công bố và để kiểm chứng báo cáo đo phát thải.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra quy trình đo cần để xác định các hệ số phát thải. Hệ số phát thải là một giá trị liên quan đến lượng chất ô nhiễm phát thải ra với mức độ hoạt động liên quan đến sự phát thải của chất ô nhiễm. Hệ số phát thải là hữu ích khi các điều kiện vận hành và khoảng thời gian đại diện là đã biết.
Hệ số phát thải được dùng để tính toán và báo cáo lượng phát thải sử dụng cho kiểm kê và không kiểm kê phát thải. Sử dụng kiểm kê có thể bao gồm:
- Mua bán phát thải
- Tổng hợp phát thải chất ô nhiễm và đăng ký chuyển đổi;
- Mô hình hóa chất lượng không khí;
- Quản lý chất lượng không khí;
- Sự phù hợp với các giới hạn phát thải của quốc gia.
Sử dụng không dùng cho kiểm kê có thể bao gồm:
- Xây dựng ước tính phát thải địa điểm cụ thể;
- Xây dựng chiến lược kiểm soát;
- Đánh giá rủi ro;
- Đưa ra quyết định các giới hạn cho phép phù hợp.
Phần lớn phương pháp đã sử dụng thông thường để tổng hợp kiểm kê phát thải là để tổng hợp thông tin dựa trên quy mô để tiến hành một hành động (định lượng bằng số liệu hoạt tính a) với các giá trị đại diện cho phát thải hoặc loại bỏ trên đơn vị hoạt động, được gọi là hệ số phát thải F. Công thức cơ bản
về sự phát thải theo tốc độ khối lượng phát thải m được đưa ra như sau:
m=aF
Công thức cơ bản có thể cải tiến trong một số trường hợp, ví dụ hệ số hiệu suất giảm phát thải (giảm bớt).
CHÚ THÍCH 1 Các quốc gia biên soạn kiểm kê đối với báo cáo phát thải dưới thỏa thuận quốc tế sử dụng phương pháp được thông qua bởi công ước {ví dụ UN FCCC, UN ECE ô nhiễm không khí xuyên biên giới dài hạn (Tài liệu tham khảo [31], hoặc Công ước Aarhus của UN ECE). Đặc điểm chung của tất cả các công ước này là một yêu cầu đề sử dụng phương pháp thực hành tốt khi ước tính và báo cáo phát thải. Điều này đặc biệt quan trọng khi cung cấp ước tính phát thải cho kiểm kê phát thải năm cơ bản được sử dụng trong các công cụ chính sách. Thực hành tốt thường được lấy làm phương tiện sử dụng quy trình đảm bảo cho kiểm kê được chính xác (nghĩa là không có độ chệch) theo nghĩa chúng không bị đánh giá thấp một cách hệ thống và độ không đảm bảo được giảm nhiều nhất có thể. Hướng dẫn thực hành tốt thường không chỉ quy định cách thiết lập các hệ số phát thải hoặc những thông tin cần được báo cáo và có sẵn cho phép việc áp dụng rộng rãi các hệ số phát thải. Mục đích của tiêu chuẩn này là để lấp các lỗ hổng, làm tăng chất lượng của kiểm kê phát thải và cải thiện hiệu suất.
Hệ số phát thải đã công bố trong phần lớn các tài liệu là:
- Trung bình số học của các số liệu đo phát thải các nguồn có sẵn;
- Dựa trên một số giới hạn các phép đo phát thải;
- Đại diện khoảng thời gian vận hành quá trình hạn chế;
- Đại diện cho khoảng giới hạn các điều kiện vận hành quá trình;
- Đại diện cho các mẫu giới hạn của đơn vị quá trình thường được sử dụng.
Hệ số phát thải là ước tính bằng số với độ không đảm bảo có thể bao gồm các thành phần hệ thống và ngẫu nhiên, ví dụ độ không đảm bảo đo, dao động trong hiệu suất kiểm soát phát thải chất ô nhiễm, tính biến động trong vận hành quá trình. Độ không đảm bảo bằng số gắn với hệ số phát thải đặc thù, đối với một nguồn, có thể được ước tính nếu chúng đầy đủ, chất lượng cao, nguồn số liệu thử nghiệm để ước tính thống kê tính biến động của các hệ số ảnh hưởng quan trọng hơn. Độ không đảm bảo cũng xuất hiện từ việc sử dụng một hệ số phát thải có thể áp dụng cho một hoạt động, quá trình, công nghệ hoặc cơ sở được dùng làm đại diện cho trường hợp mà không phù hợp. Trong nhiều trường hợp, không thể định lượng độ không đảm bảo được đưa vào qua việc sử dụng không phù hợp các hệ số phát thải, và trong trường hợp này là không khuyến khích.
Cần cẩn trọng khi dùng hệ số phát thải. Các phương tiện/phương pháp thay thế hiện có để ước tính phát thải có thể phù hợp hơn trong một số trường hợp.
Cân bằng nguyên vật liệu có thể cung cấp một định lượng phát thải đầy đủ trong trường hợp khi lượng lớn vật liệu bị mất vào khí quyển (ví dụ cacbon và lưu huỳnh trong nhiên liệu, dung môi mất trong các quá trình mạ không kiểm soát). Xác định cân bằng nguyên vật liệu hoặc khối lượng có thể tính với các nguồn nhất thời không dễ đo. Ngược lại, cân bằng vật liệu có thể không phù hợp khi vật liệu tiêu thụ hoặc kết hợp về mặt hóa học trong quá trình, hoặc khi bị mất vào khí quyển là một phần nhỏ của toàn bộ quá trình đi qua.
Số liệu từ phép đo phát thải nguồn đặc trưng đại diện và thường xuyên hoặc hệ thống quan trắc phát thải liên tục có thể cung cấp thước đo phát thải ô nhiễm thực từ một nguồn.
Số liệu đo địa điểm đặc trưng từ một số phép đo phát thải giới hạn, trong khi làm tăng tính chắc chắn của số liệu phát thải, chỉ đại diện cho các điều kiện hiện có tại thời điểm thử nghiệm hoặc quan trắc. Để cải tiến ước tính phát thải dài hạn (ví dụ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm), các điều kiện trong những điều kiện mà trong đó được tiến hành cần đại diện cho khoảng vận hành kỳ vọng của một nguồn.
CHÚ THÍCH 2 Thậm chí trong trường hợp không có số liệu nguồn đặc trưng đại diện, thông tin phát thải từ kỹ thuật kiểm soát quá trình và nhà thầu hệ thống bị giảm, đặc biệt đảm bảo tính năng phát thải hoặc số liệu đo phát thải từ các thiết bị tương tự có thể vẫn là nguồn thông tin tốt hơn hệ số phát thải phân loại theo nguồn.
Tiêu chuẩn này không yêu cầu sử dụng tất cả các tiêu chuẩn hỗ trợ mà tất cả không phải đều có sẵn.
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÁT THẢI TRUNG BÌNH THEO THỜI GIAN VÀ HỆ SỐ PHÁT THẢI - PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Air quality - Determination of time-averaged mass emissions and emission factors - General approach
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chung để xác định và báo cáo khối lượng phát thải trung bình theo thời gian từ một cơ sở cụ thể hoặc các cơ sở (hoặc loại nguồn thông thường), sử dụng số liệu thu được từ các phép đo, và bằng cách thiết lập.
- Tốc độ phát thải khối lượng bằng phép đo đồng thời nồng độ và lưu lượng khí, sử dụng phương pháp thủ công hoặc tự động chuẩn hóa, và cũng ước lượng độ không đảm bảo của phép đo.
- Tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian sử dụng dãy thời gian giá trị tốc độ phát thải khối lượng, đặc tính độ không đảm bảo của chúng, và cũng xác định độ không đảm bảo mở rộng trung bình.
- Hệ số phát thải trung bình theo thời gian đối với các cơ sở đặc thù hoặc các cơ sở cùng loại và các đặc tính độ không đảm bảo của chúng.
- Hệ thống quản lý chất lượng để hỗ trợ quá trình đảm bảo và kiểm chứng chất lượng kiểm kê.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để xác định hệ số phát thải đối với nguồn tĩnh kể cả phát thải từ các quá trình công nghiệp khi tính toán từ nhiên liệu và nguyên liệu thô không thực tế, cho khí nhà kính, chất ô nhiễm không khí kể cả các vật liệu bụi mịn. Tiêu chuẩn này không dùng để quan trắc sự phù hợp trong trường hợp quy định kiểm soát phát thải.
Tiêu chuẩn này yêu cầu sử dụng phương pháp dựa trên phép đo và phương pháp dựa trên tính toán sử dụng số liệu đo. Tiêu chuẩn này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện chương trình đo để thu số liệu, lựa chọn phương pháp lấy mẫu, tính kết quả, ước lượng độ không đảm bảo, xác định hệ số phát thải, và báo cáo thông tin theo biểu mẫu người sử dụng có thể áp dụng. Tiêu chuẩn này quy định cách thức để:
- Tạo ra dữ liệu tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian có chất lượng đã biết, cho khoảng thời gian đã định, và các điều kiện vận hành được lập thành tài liệu;
- Tạo ra bộ số liệu hoàn chỉnh đại diện cho khoảng thời gian đã biết (nghĩa là một năm lịch) bằng cách lấp đầy các lỗ hổng trong dãy số liệu tốc độ phát thải khối lượng và bộ số liệu tổng hợp bằng số.
CHÚ THÍCH 1 Số liệu theo thời gian có thể có sẵn chỉ cho khoảng thời gian giới hạn (nghĩa là hàng tuần, tháng hoặc năm) và có thể có sẵn chỉ cho một quá trình rời rạc trong khi việc kiểm kê có thể là yêu cầu trung bình trên một khoảng thời gian khác nhau (nghĩa là cho một năm).
- Tính hệ số phát thải cho một khoảng thời gian đã biết;
- Tính hệ số phát thải trung bình theo thời gian của một chất đã biết cho một loại nguồn đã biết.
Phép đo phát thải từ xe cộ, khu vực hoặc nguồn nhất thời không bao gồm trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên tiêu chuẩn này có thể sử dụng để định lượng hệ số phát thải đối với các nguồn đó nếu các phép đo phát thải có sẵn.
CHÚ THÍCH 2 Thông lượng phát thải từ nguồn địa điểm và nhất thời có thể đo trực tiếp sử dụng kỹ thuật đường quang mở. Kết quả từ các phép đo này có thể được xử lý theo analog để các phép đo được nêu trong tiêu chuẩn này để xác định hệ số phát thải trung bình theo thời gian và hệ số phát thải.
Tiêu chuẩn không nhấn mạnh vào quy trình đo được mô tả đầy đủ trong các tiêu chuẩn viện dẫn. Tiêu chuẩn này cũng không đưa ra lời khuyên về hoạt động thống kê chung.
Tiêu chuẩn này tương thích với ISO 14064-1[5] và ISO 14064-3[6].
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Hệ số phát thải (emission tactor)
Tỉ số giữa tốc độ phát thải một chất ô nhiễm không khí do kết quả của một số hoạt động nào đó tỷ lệ với chính hoạt động đó.
CHÚ THÍCH 1 Chấp nhận theo TCVN 5966:1995 (ISO 4225:1994)[2], 3.31.
VÍ DỤ Khối lượng, tính bằng kilogam, của bụi phát thải trên tấn than đốt cháy, khối lượng, tính bằng kilogam, của NOx trên tấn clinke được sản xuất ra trong một năm, hoặc khối lượng, tính bằng tấn, CO2 phát thải trên một megajun năng lượng được tạo ra.
CHÚ THÍCH 2 Vì số liệu thường được lấy cho một khoảng giới hạn các điều kiện vận hành hoặc khoảng thời gian, các điều kiện hoặc khoảng thời gian mà một hệ số phát thải có thể được xem là điển hình hoặc có thể áp dụng là cần thiết (xem 5.2.2).
CHÚ THÍCH 3 Sự phát thải nói đến tất cả các chất phát thải.
CHÚ THÍCH 4 Hệ số phát thải khác với tỉ số phát thải khối lượng, tỉ số phát thải khối lượng có kích thước cụ thể về khối lượng chia cho thời gian.
2.2
Thực hành tốt (good practice)
Bộ các quy trình nhằm đảm bảo sự phát thải được báo cáo là chính xác (nghĩa là không có độ chệch) trong trường hợp chúng là hệ thống không bị đánh giá quá cao đến mức có thể đánh giá, và độ không đảm bảo được giảm thấp nhất có thể.
2.3
Đại lượng đo (measurand)
Đại lượng cụ thể theo phép đo.
[TCVN 6751:2009 (ISO 9169:2006)[3], 2.1.11]
2.4
Hệ thống đo (measurement system)
Tập hợp hoàn chỉnh các thiết bị đo và các dụng cụ liên quan được dùng để xác định đại lượng đo đặc thù.
2.5
Kế hoạch đo (measurement plan)
Tài liệu mô tả phương pháp luận thu thập số liệu được dùng cho các cơ sở đặc thù, loại và số lượng số liệu được thu thập, số liệu quá trình, hệ thống chất lượng được chấp thuận, và các quá trình được sử dụng để ước tính độ không đảm bảo đo.
CHÚ THÍCH Kế hoạch đo mô tả mọi nội dung cụ thể để xác định định kỳ hệ số phát thải khối lượng hoặc hệ số phát thải bằng phép thử trong phòng thử nghiệm hoặc để đo liên tục lưu lượng khối lượng do người vận hành của một cơ sở.
2.6
Thử nghiệm (test)
Thao tác kỹ thuật gồm xác định một hoặc nhiều đặc tính của một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với một quy trình.
CHÚ THÍCH 1 Đối với phép đo phát thải, một thử nghiệm gồm một dãy phép đo của một đại lượng đo hoặc của các phép đo tổng hợp của một số đại lượng.
CHÚ THÍCH 2 Một thử nghiệm có giá trị thường được quy định theo một số lượng các phép đo (thường không nhỏ hơn ba) chỉ thị cho phát thải quá trình được quan sát.
3 Ký hiệu và chữ viết tắt
AMS (Automatic measuring system) hệ thống đo tự động
A Diện tích phần cắt ngang của mặt phẳng lấy mẫu
a Số liệu hoạt động
Hệ số độ nhạy của tốc độ hoạt động trung bình theo thời gian
Hệ số độ nhạy của tốc độ phát thải trung bình theo thời gian
F Hệ số phát thải
Tốc độ phát thải khối lượng m
p Mức tin cậy
Up(y) Độ không đảm bảo mở rộng của đại lượng đo y tại mức tin cậy p
Độ không đảm bảo của tỷ lệ hoạt động trung bình theo thời gian
Độ không đảm bảo của tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian
U(y) Độ không đảm bảo chuẩn của đại lượng đo y
Lưu lượng thể tích
v Vận tốc khí ống khói
Y Đại lượng đo
γm Nồng độ khối lượng
4 Nguyên tắc
Tốc độ phát thải khối lượng, m được tính bằng nồng độ khối lượng đo được (hoặc tính được), γm, nhân với lưu lượng thể tích đo được (hoặc tính được dựa trên phép đo), V, của khí ống khói, với khoảng thời gian đại diện bằng nhau và tính được cho các điều kiện quy chiếu như nhau (nhiệt độ, áp suất, hàm lượng hơi nước và oxy), theo Công thức (1):
m = γmV (1)
Hệ số phát thải trung bình theo thời gian, F, của một thành phần được đo bằng tốc độ phát thải
khối lượng, m, của một hoạt động chia cho số đo của hoạt động liên quan với sự phát thải (số liệu hoạt động a), với tốc độ phát thải khối lượng và số liệu hoạt động được đại diện cho khoảng thời gian giống nhau. Công thức cơ bản được đưa ra theo Công thức (2):
Hệ số phát thải trung bình theo thời gian được tính bằng cách chia tốc độ phát thải khối lượng trung bình phù hợp cho số đo của tỷ lệ hoạt động đại diện khoảng thời gian giống nhau. Tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian và hệ số phát thải được trích dẫn với thông tin phù hợp liên quan mô tả các điều kiện vận hành và khoảng thời gian để chúng đại diện.
Xác định các đại lượng đầu vào liên quan được đo để tính toán yêu cầu kế hoạch đo được lập thành tài liệu.
Độ không đảm bảo của tốc độ phát thải khối lượng và hệ số phát thải được xác định bằng ước lượng độ không đảm bảo của phép đo và số liệu hoạt động.
CHÚ THÍCH Phụ lục B cung cấp thông tin bổ sung về nguyên lý cơ bản để đảm bảo số liệu phát thải khối lượng báo cáo dùng cho các mục đích kiểm kê cho một tài khoản đúng và công bằng.
5 Xác định tốc độ phát thải khối lượng
5.1 Lập kế hoạch
5.1.1 Yêu cầu chung
Trước khi bắt đầu thu thập số liệu, chuẩn bị kế hoạch đo quy định các yêu cầu tối thiểu về chất lượng dữ liệu. Kế hoạch đo phải bao gồm:
a) Mục đích đo kể cả mục đích chất lượng dữ liệu;
b) Phương pháp thu thập số liệu và phép đo được dùng;
c) Loại, chất lượng và số lượng số liệu được thu thập;
d) Quy trình xử lý số liệu được dùng để xác định hệ số phát thải khối lượng trung bình theo thời gian, hệ số phát thải và độ không đảm bảo liên quan;
e) Các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng;
f) Mọi quy trình liên quan được yêu cầu để đảm bảo chất lượng dữ liệu đáp ứng mục đích chất lượng dữ liệu quy định;
g) Quy trình báo cáo
Chi tiết phải được nêu trong kế hoạch đo được liệt kê ở Phụ lục A.
CHÚ THÍCH Hướng dẫn chung về kế hoạch đo có sẵn, ví dụ nêu ở EN 15259[12].
5.1.2 Loại và số lượng dữ liệu được thu thập
Dữ liệu phát thải và dữ liệu hoạt động, nếu cần phải được thu thập trong khoảng thời gian được quy định với mục đích đo. Dữ liệu phải phù hợp với các yêu cầu độ không đảm bảo, các yêu cầu về chất lượng dữ liệu khác được quy định trong hệ thống quản lý chất lượng, và quy trình xử lý số liệu sử dụng như được quy định trong kế hoạch đo.
CHÚ THÍCH 1 Khoảng thời gian cho phát thải khối lượng thường là 6 tháng hoặc một năm. Khoảng thời gian mà hệ số phát thải được xác định có thể phụ thuộc vào khoảng thời gian dữ liệu hoạt động có sẵn.
Lấy các phép đo cho một khoảng thời gian đã biết khi cơ sở được vận hành trong phạm vi ranh giới vận hành đã biết trong kế hoạch đo.
Các phép đo cần được thực hiện tại địa điểm đo nơi số liệu đại diện cho tính biến động thông thường của cơ sở hoặc phát thải của quá trình. Kế hoạch quan trắc được lập thành tài liệu cần chỉ ra cách thức số lượng tối thiểu các điểm lấy mẫu được dùng cho từng thông số được đo được xác định và cách thức các thông số này được lựa chọn.
Khi xác định nồng độ của các hợp phần đo được cho các khoảng thời gian đã biết (nghĩa là bằng phép đo định kỳ), cũng cần đo lưu lượng thể tích bất kỳ đại lượng đo nào có liên quan để tính tốc độ phát thải khối lượng.
CHÚ THÍCH 2 Khoảng thời gian có thể thường xuyên (ví dụ một tháng một lần) hoặc không thường xuyên. Đại lượng đo có thể bao gồm lượng, số lượng hoặc đặc tính lý học của phát thải. Phép đo nhỏ hơn 24 h thường được dùng cho thiết bị xách tay.
Khi áp dụng một phương pháp đo tự động cho một đại lượng đo, vận tốc khí ống khói hoặc bất kỳ phép đo liên quan cần được thực hiện sử dụng một hệ thống đo tự động. Độ không đảm bảo, tỷ lệ thu số liệu và khoảng thời gian tối thiểu phải phù hợp với các yêu cầu chất lượng số liệu của kế hoạch đo.
5.1.3 Số liệu mô tả nguồn
Thông tin phải được thu thập đề mô tả các điều kiện vận hành và khoảng thời gian, cho tốc độ phát thải là đại diện. Thông tin này phải được lập thành tài liệu rõ ràng (xem A.3).
5.2 Đo
5.2.1 Yêu cầu chung
Tiến hành các phép đo yêu cầu của một thành phần được dùng để xác định lưu lượng khối lượng sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế đảm bảo xác định độ không đảm bảo có thể liên quan với một kết quả đã công bố và để đảm bảo kiểm chứng báo cáo phát thải. Nếu các phép đo này yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn hỗ trợ không có sẵn, 5.2.2 và 5.2.4 cần được xem làm tham khảo.
Hướng dẫn cần rõ ràng và phải được cung cấp cho cá nhân đo.
5.2.2 Xác định nồng độ khối lượng
Xác định nồng độ khối lượng, γm, của thành phần đo được trong khí ống khói trong khoảng thời gian lấy mẫu được quy định trong kế hoạch đo.
CHÚ THÍCH 1 Kế hoạch đo có thể quy định phép đo định kỳ hoặc liên tục. Khoảng thời gian lấy mẫu thông thường là 30 min hoặc 1 h. Phép đo liên tục có thể yêu cầu giá trị trung bình của tín hiệu đo được trong khoảng thời gian lấy mẫu được quy định trong kế hoạch đo.
Lấy mẫu phải đại diện cho khoảng thời gian lấy mẫu được quy định có tính đến những biến động của quá trình.
Phương pháp đo được dùng phải có đặc tính tính năng đã biết.
Phải lấy đủ số lượng mẫu để đảm bảo nồng độ khối lượng, γm, đáp ứng mục đích chất lượng dữ liệu.
CHÚ THÍCH 2 Tính năng làm việc của phương pháp cần để ước lượng độ không đảm bảo của kết quả phép đo kể cả độ lặp lại, độ tái lập, giới hạn phát hiện, khoảng đo và độ nhạy chéo. Phương pháp đo phù hợp được thử hiện trường để xác định tính năng làm việc và độ không đảm bảo mở rộng được dự kiến với việc sử dụng chúng - thường ở mức tin cậy 95 %. Một số tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn EU hoặc các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp có thể đáp ứng các tiêu chí này. Lựa chọn các phương pháp viện dẫn tiêu chuẩn quốc tế đo tự động của các chất ô nhiễm thông thường được liệt kê trong thư mục tài liệu tham khảo.
Hệ thống đo tự động (AMS) cần được vận hành trong một hệ thống chất lượng đảm bảo cho chúng được lắp đặt để đo phát thải vào không khí và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về độ không đảm bảo của các giá trị đo được quy định trong kế hoạch đo.
CHÚ THÍCH 3 Khả năng đáp ứng các yêu cầu độ không đảm bảo có thể được chứng minh bằng áp dụng ISO 14956 [7].
CHÚ THÍCH 4 EN 14181[11] mô tả hiệu chuẩn AMS.
Biểu thị kết quả theo trung bình nồng độ trong khoảng thời gian lấy mẫu được quy định trong kế hoạch đo.
5.2.3 Xác định nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và oxy
Xác định nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và oxy, nếu cần, sử dụng các phương pháp đo tiêu chuẩn hóa. Lấy mẫu phải nằm trong mặt phẳng lấy mẫu như nhau và trong mặt phẳng gần giống nhất nhưng không có cản trở, được sử dụng để xác định nồng độ khối lượng và vận tốc khí. Phép đo phải đại diện cho khoảng thời gian của phép đo nồng độ khối lượng.
CHÚ THÍCH Xác định nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và oxy phù hợp được nêu trong Thư mục tài liệu tham khảo.
5.2.4 Đo lưu lượng thể tích
Xác định lưu lượng thể tích, V, bằng cách sử dụng phương pháp đo tiêu chuẩn hóa hoặc bằng quy trình tính đã được kiểm chứng dựa trên thành phần nhiên liệu, lượng nhiên liệu đã đo và nồng độ oxy đo được.
Lưu lượng thể tích phải được xác định cho mặt phẳng lấy mẫu được dùng để xác định nồng độ khối lượng.
CHÚ THÍCH 1 Điều này có thể đạt được bằng cách đo vận tốc khí ống khói, V, hoặc nồng độ oxy trong mặt phẳng lấy mẫu như nhau hoặc gần tương tự nhưng không có cản trở được dùng cho xác định nồng độ khối lượng.
Phép đo vận tốc hoặc oxy phải đại diện cho khoảng thời gian của phép đo nồng độ khối lượng.
CHÚ THÍCH 2 Phương pháp EPA 2[28], 2G[28], 2H[28] và phương pháp thử ổn định 041[29] là phương pháp áp dụng cho phép đo vận tốc khí. Các phương pháp này có thể được dùng để đo vận tốc chưa được điều chỉnh, vận tốc đã điều chỉnh độ lệch và vận tốc đã điều chỉnh góc lệch và góc nghiêng, hiệu ứng thành trong ống khói hoặc ống dẫn tròn, hiệu ứng thành trong ống khói hoặc ống dẫn hình chữ nhật. Các phương pháp kết hợp, ví dụ 2GH hoặc 2FH có thể được dùng. Đối với phương pháp không liên tục, loại ống Pitot L, như được mô tả trong ISO 3966:2008[1], Phụ lục A có thể được sử dụng. Cách khác, các thiết bị đo khác (ví dụ ống Pitot loại L) có thể được dùng, nếu chúng được hiệu chuẩn với ống Pitot đã được chuẩn hóa.
Diện tích mặt cắt ngang, A, của mặt phẳng lấy mẫu phải được xác định với độ không đảm bảo đã biết.
Lưu lượng thể tích là tích giữa vận tốc khí ống khói và diện tích mặt cắt ngang A của mặt phẳng lấy mẫu tại điểm đo của chúng được tính theo Công thức (3):
V = vA (3)
5.3 Tính tốc độ phát thải khối lượng
Tính nồng độ khối lượng, γm của hợp phần đo được trong khí ống khói và lưu lượng thể tích, V, tại các điều kiện giống nhau về nhiệt độ, áp suất và độ ẩm.
Nếu yêu cầu bằng kế hoạch đo, nồng độ khối lượng và lưu lượng thể tích phải được hiệu chỉnh về các điều kiện tham chiếu như nhau về hàm lượng oxy hoặc cacbon dioxit đã quy định.
CHÚ THÍCH 1 Việc sử dụng các điều kiện được tiêu chuẩn hóa thông thường cần các giá trị nồng độ theo thể tích và lưu lượng thể tích tương ứng được nhân với nhau không đưa thêm độ chệch.
Kết quả phải được biểu thị theo hệ đơn vị SI.
Tính tốc độ phát thải khối lượng bằng cách nhân nồng độ khối lượng của các hợp phần đo được trong khí ống khói với lưu lượng thể tích của khí ống khói theo Công thức (4);
m = γmV (4)
CHÚ THÍCH 2 Tốc độ phát thải khối lượng liên quan đến khoảng thời gian lấy mẫu của phép đo nồng độ khối lượng sau đây được gọi là “trung bình ngắn hạn”.
CHÚ THÍCH 3 Trong phép đo thủ công hoặc định kỳ, khi một loạt thử nghiệm đã được thực hiện trong các điều kiện vận hành quá trình tương tự nhau, như được quy định trong kế hoạch đo, kết quả có thể được tính trung bình và các kết quả có thể được lấy đại diện cho khoảng thời gian của phép đo tiếp theo như phép đo toàn bộ.
Khi sử dụng phép đo liên tục tự động, tốc độ phát thải khối lượng phải được tạo ra liên tục và được ghi lại theo một dãy thời gian của các giá trị trung bình khoảng thời gian cố định. Dãy thời gian có thể được tính trung bình và kết quả được lấy đại diện cho khoảng thời gian của phép đo tiếp theo như phép đo toàn bộ.
CHÚ THÍCH 4 Đối với phần lớn các quá trình, trung bình theo giờ hoặc nửa giờ là phù hợp.
5.4 Xác định tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian
Trung bình tốc độ phát thải khối lượng trong khoảng thời gian trung bình được quy định trong kế hoạch đo.
CHÚ THÍCH 1 Tốc độ phát thải khối lượng trung bình trong khoảng thời gian trung bình được quy định trong kế hoạch đo được gọi là trung bình dài hạn như sau.
Khi sử dụng phép đo định kỳ hoặc thủ công, số lượng phép thử có thể trung bình trên khoảng thời gian dài hơn nếu chúng phù hợp với 5.2 và các tiêu chí độ không đảm bảo, như được quy định trong kế hoạch đo được đáp ứng. Khi sử dụng hệ thống đo tự động liên tục, tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian là trung bình số học đơn giản của tốc độ phát thải khối lượng theo thời gian (ví dụ nửa giờ) đối với khoảng thời gian khi quá trình nằm trong các tiêu chí vận hành được quy định trong kế hoạch đo.
Ghi lại các điều kiện quá trình cơ sở đối với các giá trị đã nhận có thể áp dụng và lập tài liệu từng phần thời gian trong khoảng thời gian trung bình đối với cơ sở đang vận hành nằm ngoài các tiêu chí được quy định trong kế hoạch đo (xem 5.1.2 và Phụ lục A).
Ghi lại giá trị thu được tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo hệ đơn vị SI. Ngoài hệ SI, giá trị này có thể được báo cáo theo các đơn vị được thay thế, nếu chúng rõ ràng các đơn vị thay thế được đưa ra chỉ dùng để tham khảo.
CHÚ THÍCH 2 Số liệu tốc độ phát thải khối lượng có thể thu được bằng quan trắc liên tục hoặc gián đoạn trên hệ thống đo được quy định. Độ không đảm bảo của trung bình thời gian phụ thuộc vào độ không đảm bảo của kết quả đo và độ không đảm bảo do thời gian phủ không hoàn toàn của bộ dữ liệu tăng hơn so với số liệu bị mất. ISO 11222[4] có thể được sử dụng để tính độ không đảm bảo bổ sung giá trị trung bình của tốc độ phát thải khối lượng thu được từ một loạt phép đo, do việc phủ thời gian không hoàn toàn. ISO 11222[4] chỉ có thể áp dụng khi dãy số liệu thời gian đã dùng đã đại diện cho kết cấu gián đoạn của sự phát thải.
5.5 Ước lượng độ không đảm bảo
5.5.1 Yêu cầu chung
Độ không đảm bảo của tốc độ phát thải khối lượng của một thành phần đo phải được xác định theo các nguyên tắc chung của TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3:2008)[10].
Xác định độ không đảm bảo của tốc độ phát thải khối lượng trung bình ngắn hạn yêu cầu:
- Thiết lập công thức mẫu phù hợp mô tả toàn bộ quá trình đo và mối liên quan giữa các đại lượng đầu vào được sử dụng để tính tốc độ phát thải khối lượng;
- Xác định công thức biến động mô tả sự kết hợp của đóng góp độ không đảm bảo của từng đại lượng đầu vào bằng cách áp dụng quy luật tiến triển độ không đảm bảo với công thức mẫu;
- Xác định độ không đảm bảo của các đại lượng đầu vào;
- Tính độ không đảm bảo tiêu chuẩn của tốc độ phát thải khối lượng;
- Xác định hệ số phủ có tính đến số lượng bậc tự do gắn với đóng góp độ không đảm bảo thành phần và mức tin cậy;
- Tính độ không đảm bảo mở rộng của tốc độ phát thải khối lượng.
Độ không đảm bảo chuẩn và sổ bậc tự do phải có sẵn cho các đại lượng đầu vào được đo sử dụng để tính tốc độ phát thải khối lượng bằng cách sử dụng công thức mẫu. Phương pháp đo tiêu chuẩn phù hợp cho các đại lượng đầu vào đã biết độ không đảm bảo, thường được biểu thị theo độ lặp lại và độ tái lập ở hiện trường. Nếu tốc độ phát thải khối lượng được tính từ số liệu thu thập được sử dụng phương pháp chưa chuẩn hóa, thông tin này thường bị mất. Người sử dụng phải xác định độ không đảm bảo của phương pháp đo được dùng để đo các đại lượng đầu vào và phải kiểm chứng độ không đảm bảo bằng cách so sánh với các giá trị được lập thành tài liệu thu được ví dụ trong xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp đo. ISO 20988[9] cung cấp hướng dẫn về ước lượng độ không đảm bảo của phép đo chất lượng không khí, như phép đo nồng độ và lưu lượng thể tích, và số bậc tự do.
Ước lượng độ không đảm bảo tốc độ phát thải khối lượng trung bình dài hạn, đặc biệt tương ứng với tần suất hiệu chuẩn của thiết bị đo phát thải. Ví dụ, nếu thiết bị quan trắc liên tục được hiệu chuẩn theo EN 14181[11], hiệu chuẩn được tiến hành với khoảng thời gian lên tới 3 năm, với các kiểm tra hàng năm, so với phương pháp chuẩn tham chiếu. Kế hoạch hiệu chuẩn này dẫn tới số lượng các nguồn độ không đảm bảo có thể được xem một cách hệ thống trong khoảng thời gian phát thải báo cáo hàng năm.
5.5.2 Độ không đảm bảo chuẩn
Độ không đảm bảo chuẩn của tốc độ phát thải khối lượng trung bình ngắn hạn của thành phần đo được phải được tính theo căn bậc hai của phương sai của tốc độ phát thải khối lượng, được đưa ra tính theo tổng của đóng góp biến động của từng đại lượng đầu vào.
Độ không đảm bảo chuẩn của tốc độ phát thải khối lượng trung bình dài hạn của thành phần đo được phải bao gồm độ không đảm bảo sinh ra trong phép đo và độ không đảm bảo do phủ không hoàn toàn khoảng thời gian trung bình của số liệu tốc độ phát thải.
CHÚ THÍCH 1 Số liệu tốc độ phát thải khối lượng có thể thu được bằng quan trắc liên tục hoặc gián đoạn bằng các phương tiện của hệ thống đo cụ thể. Độ không đảm bảo trung bình theo thời gian phụ thuộc vào độ không đảm bảo của kết quả đo và độ không đảm bảo do phủ không hoàn toàn thời gian của bộ dữ liệu tăng hơn từ việc mất dữ liệu.
Các thành phần độ không đảm bảo ngẫu nhiên và hệ thống của trung bình ngắn hạn phải được tính đến khi tính toán độ không đảm bảo tạo ra trong phép đo của trung bình dài hạn (xem ISO 11222[4]).
CHÚ THÍCH 2 Độ không đảm bảo trung bình dài hạn có thể không tính được bằng tổng độ không đảm bảo của khoảng thời gian ngắn hơn bằng cách căn bậc hai của số lượng các khoảng thời gian ngắn hơn do việc này yêu cầu độ không đảm bảo ngẫu nhiên một cách hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 3 Ước lượng độ không đảm bảo cho trung bình dài hạn cần thiết lập công thức mẫu, cho phép hiệu chỉnh xử lý độ không đảm bảo ngẫu nhiên và hệ thống.
Đối với một dãy thời gian trung bình ngắn hạn của tốc độ phát thải khối lượng trung bình, độ không đảm bảo tạo ra trong phép đo của trung bình dài hạn có thể được lấy giống như độ không đảm bảo của từng tốc độ phát thải khối lượng đơn. Việc này tương đương với coi như tất cả các nguồn độ không đảm bảo là có tính hệ thống, cung cấp một ước lượng an toàn cho độ không đảm bảo tạo ra trong phép đo của trung bình dài hạn
CHÚ THÍCH 4 Giả thiết tất cả độ không đảm bảo có tính hệ thống có thể được xem như một trường hợp xấu nhất.
ISO 11222[4] có thể được sử dụng để tính độ không đảm bảo bổ sung, do phủ thời gian không hoàn toàn, trung bình của tốc độ phát thải khối lượng thu được từ một dãy phép đo.
5.5.3 Độ không đảm bảo mở rộng
Độ không đảm bảo mở rộng của tốc độ phát thải khối lượng là phân tán của khoảng các giá trị được mong chờ hợp lý trong trường hợp thực tế, phải được xác định bằng cách nhân độ không đảm bảo chuẩn của tốc độ phát thải khối lượng với hệ số phủ.
Hệ số phủ phải được xác định theo giá trị của phân bố t với số bậc tự do hiệu dụng của độ không đảm bảo chuẩn và mức tin cậy thống kê được quy định trong kế hoạch đo.
CHÚ THÍCH Mức tin cậy thường bằng 95 %.
Số bậc tự do hiệu dụng của độ không đảm bảo chuẩn được tính từ giải pháp Welch-Satterthwaite được quy định trong TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3:2008)[10]. ISO 20988[9] và ISO 11222[4] cung cấp hướng dẫn về tính số bậc tự do hiệu quả.
Đối với trung bình dài hạn, hệ số phủ bằng hai có thể được dùng nếu trung bình được tính từ ít nhất 30 trung bình ngắn hạn và phần hệ thống của độ không đảm bảo tạo ra trong phép đo là nhỏ khi so với phần ngẫu nhiên.
6 Số liệu hoạt động
6.1 Thu thập số liệu hoạt động
Số liệu hoạt động được xác định theo các quy định trong kế hoạch đo phải được lựa chọn sao cho chúng bổ sung cho số liệu phát thải đo được. Số liệu cần khớp gần nhất có thể hệ số được nêu ở A.3.
Khi sử dụng phép đo để tạo ra tỉ lệ hoạt động, bất kỳ đồng hồ đo lưu lượng, thiết bị đo khối lượng, thiết bị đếm,... được sử dụng phải có tính năng làm việc đã biết và được hiệu chuẩn, bảo dưỡng và kiểm tra với cơ bản thông thường.
CHÚ THÍCH Số liệu hoạt động có thể là sử dụng nhiên liệu, nạp nguyên liệu thô, hoặc số liệu sản suất (diện tích của phủ bề mặt...).
Khi thu thập thông tin bổ sung được quy định trong kế hoạch đo, như phân tích hóa học, giá trị nhiệt lượng của nhiên liệu, nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được đo, thông tin này cần được dựa trên lấy mẫu đại diện và phân tích được tiến hành bởi các phòng thử nghiệm được công nhận.
Thiết bị đo được sử dụng để xác định số liệu hoạt động cần được bảo dưỡng, hiệu chuẩn và kiểm tra theo các quy trình vận hành được mô tả trong hệ thống chất lượng. Phòng thử nghiệm được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025[8] đối với các hoạt động như vậy cần được thực hiện công việc thử nghiệm. Hướng dẫn đưa ra ở 5.2.1 có thể được sử dụng cho phép đo số liệu hoạt động.
Khi số liệu hoạt động được thu thập dựa trên cơ sở liên tục, tỷ lệ thời gian phải được ghi lại trong đó các thiết bị đo được vận hành ngoài các tiêu chí tính năng làm việc của thiết bị được quy định trong kế hoạch đo hoặc khi tỷ lệ thu số liệu bị giảm.
Kế hoạch đo phải chỉ ra cách đo độ ẩm và các phép đo khác được tiến hành nếu nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô không được khô hoặc nếu có chất ô nhiễm có thể tác động xấu đến quá trình đo.
Kế hoạch đo cần quy định, đối với mọi quá trình, chuyển đổi cụ thể và các hệ số oxy hóa được xác định và các phép đo khác cần cho mục đích đó (ví dụ Tài liệu tham khảo [34]). Ví dụ, nếu nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô được sử dụng không khô, phân tích độ ẩm có thể là cần thiết để xác định độ tương đương nhiên liệu khô. Các phép đo liên quan cần được thực hiện đồng thời, hoặc theo cách đảm bảo mối liên quan chức năng đúng giữa các biến số được lấy mẫu, nếu không thì các dòng tích hợp hoặc phát thải có nguồn gốc từ phép đo là không đúng.
6.2 Độ không đảm bảo số liệu hoạt động
Xác định độ không đảm bảo chuẩn của số liệu hoạt động được thu thập theo phép đo bằng cách tổng hợp độ không đảm bảo đo của các phép đo đơn.
Xác định độ không đảm bảo mở rộng của số liệu hoạt động thu được từ phép đo, thực hiện theo 5.2 bằng cách nhân độ không đảm bảo chuẩn của số liệu hoạt động với hệ số phủ. Hệ số phủ phải được xác định theo giá trị phân bố t với số bậc tự do hiệu dụng của độ không đảm bảo chuẩn và mức tin cậy thống kê được quy định trong kế hoạch đo.
Khi số liệu hoạt động không được tính từ số liệu đo, độ không đảm bảo cần được ước lượng qua quá trình phản biện của chuyên gia và giả thuyết cần được lập thành tài liệu đầy đủ.
7 Xác định hệ số phát thải khối lượng trung bình theo thời gian
7.1 Yêu cầu chung
Xác định hệ số phát thải trong khoảng thời gian là thông thường hoặc có thể áp dụng cho cơ sở hoặc quá trình phát thải có liên quan đến khoảng thời gian phủ bởi thống kê các hoạt động có sẵn hoặc cho khoảng thời gian được quy định trong kế hoạch đo. Ghi lại và báo cáo các điều kiện vận hành quá trình và khoảng thời gian qua đó hệ số phát thải có thể được xem là thông thường.
CHÚ THÍCH 1 Nhiều mục đích sử dụng yêu cầu các hệ số phát thải đại diện cho phát thải trong một năm.
CHÚ THÍCH 2 Số liệu tốc độ phát thải khối lượng có thể được tổng hợp để tạo dãy thời gian phù hợp với hằng số thời gian của số liệu hoạt động có sẵn nếu các phép đo đã được thực hiện trong các điều kiện vận hành quá trình phù hợp với các yêu cầu về chất lượng số liệu của kế hoạch quan trắc. Dãy thời gian có thể không hoàn thiện nếu đối với phát thải khối lượng hoặc số liệu hoạt động, phương pháp thủ công hoặc định kỳ đã được sử dụng hoặc nếu số liệu bị mất trong phép đo phát thải liên tục (xem C.1).
CHÚ THÍCH 3 Hệ số phát thải có thể được xây dựng đại diện cho nhóm chung của các cơ sở khi một số bộ số liệu có khả năng là có sẵn tham khảo chất lượng giống nhau và được thu thập theo cách thức phù hợp với Điều 5 (xem C.2).
7.2 Tính hệ số phát thải trung bình thời gian
Tính hệ số phát thải trung bình thời gian, , bằng cách chia tốc độ phát thải khối lượng trung bình thời gian phù hợp cho tỷ lệ hoạt động, tính trung bình trên khoảng thời gian tương tự theo Công thức (5):
Hệ số phát thải phải được trích dẫn với diễn giải liên quan mô tả các điều kiện vận hành và khoảng thời gian để chúng là đại diện.
CHÚ THÍCH Hệ số hiệu suất giảm phát thải có thể được tính từ sai khác tốc độ phát thải khối lượng được xác định trước và sau (đồng thời và tuần tự) của mọi thiết bị làm giảm được sử dụng.
7.3 Độ không đảm bảo đo của hệ số phát thải trung bình thời gian
Xác định độ không đảm bảo chuẩn của hệ số phát thải trung bình theo thời gian bằng cách lấy căn bậc hai dương của tổng các phân bố phương sai của tốc độ phát thải khối lượng và số liệu hoạt động theo Công thức (6):
Trong đó
là hệ số nhạy của tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian;
là độ không đảm bảo của tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian;
là hệ số nhạy của tỉ lệ hoạt động trung bình theo thời gian;
là độ không đảm bảo của tỉ lệ hoạt động trung bình theo thời gian.
Xác định độ không đảm bảo mở rộng của hệ số phát thải trung bình theo thời gian bằng cách nhân độ không đảm bảo chuẩn của hệ số phát thải trung bình theo thời gian với hệ số phủ. Hệ số phủ phải được xác định theo giá trị của phân bố t với số bậc tự do hiệu quả của độ không đảm bảo chuẩn và mức tin cậy thống kê được quy định trong kế hoạch đo.
7.4 Hệ số phát thải tổng hợp
Tính hệ số phát thải tổng hợp, nếu yêu cầu trong kế hoạch đo và các yêu cầu báo cáo có liên quan (xem Phụ lục A), bằng cách tổng hợp các hệ số phát thải trung bình theo thời gian, nằm trong các quy định của kế hoạch đo, tạo thành loại loại nguồn thông thường (xem ví dụ Tài liệu tham khảo [30]), bao gồm:
- Quá trình sản xuất;
- Các bước sản xuất;
- Những thay đổi không khí xung quanh hoặc theo mùa mà không giải quyết được bằng điều chỉnh khoảng thời gian trung bình;
- Tuổi, loại và các điều kiện của cơ sở hoặc quá trình;
- Tính biến động của nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô;
- Tải;
- Khoảng thời gian;
CHÚ THÍCH Báo cáo các loại nguồn khác nhau, như các loại UN FCCC CRF (Tài liệu tham khảo [30]) và mã UN ECE NFR (Tài liệu tham khảo [31]), có thể yêu cầu tổng hợp số liệu với những biến động trong các điều kiện vận hành tại một cơ sở, khác nhau trong chi tiết quá trình tại các phương tiện giống nhau, khác nhau trong quy trình thử trong các phép thử, hoặc khác nhau về chất lượng thử và độ không đảm bảo liên quan.
Sự khác nhau đáng kể trong phát thải đóng góp vào quá trình có thể xác định và định lượng, biến đổi về nguyên liệu hoặc biện pháp kiểm soát, phải được giảm thiểu bằng lập tài liệu hoàn toàn trong các báo cáo phép đo.
7.5 Ước lượng độ không đảm bảo của tổng hợp hệ số phát thải
Ước lượng độ không đảm bảo chuẩn của tổng hợp các hệ số phát thải tổng độc lập được xác định ước lượng để tạo tập hợp giả thuyết có thể được lấy mẫu lại sau đó để xác định trung bình, độ lệch chuẩn, và các hệ số phủ liên quan.
CHÚ THÍCH Mô tả sử dụng phương pháp Monte Carlo để mô phỏng một tập hợp từ hàm mật độ có khả năng được xây dựng từ bộ số liệu giới hạn được đưa ra ở Tài liệu tham khảo [32].
8 Các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để kiểm chứng quy trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng là đủ để đáp ứng người sử dụng cần và các yêu cầu chất lượng số liệu được quy định trong kế hoạch đo. Hệ thống quản lý chất lượng phải bao gồm kế hoạch đo, tính năng làm việc của phép đo và đánh giá số liệu.
CHÚ THÍCH 1 Độ chụm và độ đúng hoặc độ không đảm bảo của các hệ số phát thải trung bình theo thời gian có thể được quản lý và kiểm chứng bằng hệ thống chất lượng kiểm soát và đảm bảo tính tích hợp, tính đúng, và hoàn thiện của số liệu, thông tin liên quan đến tình trạng vận hành của nguồn phát thải, khoảng thời gian qua đó hệ số phát thải đại diện, giả thuyết được đặt ra, số liệu hoạt động và mọi hệ số chuyển đổi được dùng.
CHÚ THÍCH 2 Trong trường hợp này, kiểm soát chất lượng là hệ thống các hoạt động kỹ thuật thường quy do cá nhân thực hiện đo để kiểm tra việc thu nhận số liệu và quá trình phù hợp với phép đo và các yêu cầu chất lượng số liệu. Đảm bảo chất lượng là một hệ thống của các quy trình xem xét do cá nhân sử dụng, không phụ thuộc vào nhân viên quan trắc, nhằm mục đích chứng minh sự phù hợp với mục đích phép đo và mục đích chất lượng số liệu đã được đáp ứng.
CHÚ THÍCH 3 TCVN ISO/IEC 17025[8] gồm các yêu cầu chung, nếu đáp ứng đảm bảo các phòng thử nghiệm chứng minh năng lực của họ để vận hành hệ thống chất lượng, năng lực kỹ thuật và khả năng đưa ra các kết quả đúng. CEN/TS 15675[13] cung cấp việc áp dụng TCVN ISO/IEC 17025:2005[8] với phép đo phát thải định kỳ.
9 Báo cáo
9.1 Yêu cầu chung
Đưa ra tốc độ phát thải khối lượng và số liệu hệ số phát thải, cùng với đầy đủ thông tin chi tiết mô tả độ lệch của chúng mà từ đó người sử dụng có thể đánh giá khả năng áp dụng hệ số phát thải.
9.2 Báo cáo thử
Báo cáo thử phải bao gồm kế hoạch đo và mô tả, trực tiếp hoặc viện dẫn:
- Chi tiết thu thập số liệu và các phương pháp đo được sử dụng;
CHÚ THÍCH 1 EN 15259[12] và Tài liệu tham khảo [32] minh họa thông tin thông thường được liệt kê trong báo cáo thử nghiệm.
- Số liệu được thu thập và sử dụng để xác định tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian và hệ số phát thải.
- Tốc độ phát thải khối lượng trung bình theo thời gian và/hoặc hệ số phát thải cùng với ước lượng độ không đảm bảo của nó;
- Phương pháp ước lượng độ không đảm bảo;
- Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng;
- Bằng chứng bổ sung để chứng minh chất lượng số liệu đáp ứng mọi yêu cầu tối thiểu được quy định hoặc mục tiêu chất lượng số liệu (ví dụ nguồn thử, thiết bị sử dụng, các điều kiện mà thử nghiệm được tiến hành,...).
Báo cáo phải đủ chi tiết để cho phép tính toán lại một cách độc lập.
Các kết quả phải được biểu thị theo hệ đơn vị SI.
CHÚ THÍCH 2 TCVN ISO/IEC 17025[8] cung cấp hướng dẫn bổ sung về chuẩn bị báo cáo thử nghiệm.
Phụ lục A
(Quy định)
Các yêu cầu tối thiểu đối với kế hoạch đo
A.1 Yêu cầu chung
Kế hoạch đo phải quy định hướng dẫn rõ ràng đủ chi tiết để có thể xác định phát thải khối lượng trung bình theo thời gian và hệ số phát thải với các đặc tính độ không đảm bảo đã biết do người đo đã biết.
Phép đo phải được lập thành tài liệu đủ chi tiết mà việc kiểm định có thể tái lập phép xác định.
Kế hoạch đo cần quy định:
- Nhận dạng và vị trí của nguồn được đo;
CHÚ THÍCH Số liệu vị trí có thể gồm thông tin liên quan đến vùng và các điều kiện vùng tại thời gian thu nhận số liệu.
- Số liệu được thu thập và mục đích chất lượng số liệu;
- Địa điểm đo và phân vùng, chiến lược lấy mẫu và các nội dung liên quan khác như được quy định, ví dụ trong EN 15259[12];
- Các phương pháp đo được sử dụng;
- Loại và chất lượng số liệu được thu thập;
- Thông tin được thu thập liên quan đến cơ sở và các điều kiện quá trình liên quan đến thời gian thử nghiệm;
- Xử lý số liệu được thực hiện;
- Hệ thống quản lý chất lượng
- Bất kỳ các quá trình bổ sung cần để chứng minh rằng phát thải khối lượng không theo hệ thống hoặc không trong điều kiện phát thải thực.
A.2 Thu thập dữ liệu và các phương pháp đo
Thu thập dữ liệu và các phương pháp đo được dùng cho cả tốc độ phát thải khối lượng và số liệu hoạt động phải phù hợp để sử dụng cho cơ sở và quá trình điều tra. Thông thường, chúng cần quy định:
- Đại lượng đo và bất kỳ phép đo tham chiếu liên quan;
- Quy trình để đảm bảo tính đại diện của phép đo;
- Phương pháp chuẩn tham chiếu được sử dụng;
- Thiết bị phân tích cần và các yêu cầu về vận hành các thiết bị đó;
- Mục đích chất lượng số liệu đạt được kể cả các yêu cầu về độ chính xác, độ chụm và độ không đảm bảo hoặc các yêu cầu về thu nhận dữ liệu;
CHÚ THÍCH Mục đích thu thập dữ liệu thông thường bao gồm các quy định kỹ thuật về độ không đảm bảo, thu nhận dữ liệu tối thiểu và thời gian phủ tối thiểu.
- Loại hoạt động gồm loại nguồn thông thường mà hệ số phát thải được đại diện;
- Hệ thống chất lượng cần tuân thủ.
A.3 Loại và chất lượng dữ liệu được thu thập
Thông tin chung được lập thành tài liệu quy định các điều kiện vận hành và khoảng thời gian để tốc độ phát thải là đại diện phải bao gồm
- Báo cáo việc sắp xếp/bố trí và các qui ước được chấp nhận;
- Bất kỳ sự lắp đặt bổ sung hoặc quá trình liên quan thông tin thu thập để đảm bảo xử lý số liệu hoặc diễn giải kết quả;
- Các điều kiện (hoặc khoảng các điều kiện) của quá trình (hoặc đối với cơ sở công nghiệp công suất, tải trọng, nhiên liệu hoặc nguyên liệu) liên quan trong phép đo;
- Trách nhiệm cá nhân đối với phép đo và những người khác có liên quan.
Thông tin cụ thể cho cơ sở hoặc quá trình và phép đo đã tiến hành phải bao gồm:
- Tên hoặc mô tả quá trình hoặc cơ sở;
- Nguyên liệu quá trình hoặc loại nhiên liệu;
- Công suất nhà máy (thực hoặc tổng công suất, định hướng đầu vào hoặc đầu ra, tỷ lệ vận hành và trong thử nghiệm,...);
- Hệ thống giảm bớt và các thông số vận hành của chúng;
- Tuổi của cơ sở và hệ thống giảm bớt;
- Ngày bảo dưỡng cuối cùng thực hiện trên hệ thống giảm bớt;
- Mô tả bảo dưỡng cuối cùng thực hiện trên hệ thống giảm bớt;
- Bất kỳ kỹ thuật kiểm soát quá trình hoặc sự cố hệ thống giảm bớt trong thử nghiệm;
- Chất ô nhiễm được thử và phương pháp thử được dùng;
- Số lượng các phép đo được thực hiện và các điều kiện bao gồm một thử nghiệm xác nhận giá trị sử dụng;
- Bất kỳ nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và những nội dung khác liên quan đến phép đo cần thiết;
- Số lượng số liệu được thu thập để tính độ không đảm bảo gắn với thử nghiệm;
- Bất kỳ thiếu sót hoặc độ lệch trong các quy trình thử nghiệm;
- Số lượng và khoảng thời gian các lần chạy thử nghiệm;
- Bất kỳ tài liệu bổ sung được yêu cầu bởi hệ thống quản lý chất lượng;
- Nhận dạng các phòng thử nghiệm và cá nhân được sử dụng.
CHÚ THÍCH 1 Danh mục được nêu trong EN 15259[12] và tài liệu khác được tham khảo trong Thư mục tài liệu tham khảo.
CHÚ THÍCH 2 Tất cả phát thải của một thành phần từ cơ sở lắp đặt cần đại diện cho phát thải khối lượng hoặc hệ số phát thải không chỉ cho phát thải này mà phải đo được dễ dàng.
A.4 Xử lý số liệu và báo cáo
Các yêu cầu xử lý số liệu và các quy định kỹ thuật đối với định dạng kết quả được trích dẫn phải quy định:
- Tính toán được thực hiện và phương pháp tính bằng máy tính;
- Các yêu cầu được lập thành tài liệu để đảm bảo kết quả được truy xuất ngược thông qua tính toán với số liệu cơ bản được thu thập và các điều kiện vận hành quá trình;
- Đơn vị của kết quả;
Quy trình báo cáo cần dưới dạng bảng tính của phép đo, mô tả mục đích đo và kế hoạch đo;
Tài liệu liên quan đến các điều kiện lắp đặt có số liệu đại diện phải bao gồm ngày đo và khoảng thời gian đo.
Phụ lục B
(Tham khảo)
Ví dụ ước lượng độ không đảm bảo
B.1 Khái quát
Phụ lục này cung cấp một ví dụ về tính độ không đảm bảo. Phụ lục này được dựa trên cách tiếp cận được sử dụng ở Hà Lan để xác định sự phát thải của đinitơ oxit (oxit nitơ).
B.2 Phát thải đinitơ oxit từ nhà máy sản xuất axit nitric
B.2.1 Mô tả phép đo
Sản xuất axit nitric liên quan đến việc oxy hóa amoniac sử dụng oxy từ không khí xung quanh. Oxit đinitơ được tạo ra như một sản phẩm và có thể phát thải vào không khí trong khí đuôi từ nhà máy xử lý nếu sự giảm thải phù hợp không được đặt đúng chỗ. Không thể xác định đinitơ oxit phát thải ra từ việc tính toán cân bằng khối lượng đơn giản dựa trên nguyên liệu đầu vào của quá trình. Việc xác định phát thải khối lượng của đinitơ oxit do vậy được dựa trên phép đo trực tiếp nồng độ của chúng trong dòng phát thải và dựa trên việc xác định lưu lượng. Lưu lượng được xác định từ việc tính toán cân bằng sử dụng phép đo nồng độ oxy trong dòng phát thải và đồng hồ đo dòng khí đầu vào quá trình. Việc tính lưu lượng được dựa trên không khí đầu vào đồng hồ đo, điều chỉnh lưu lượng thể tích trong dòng khí xả bằng cách đo oxy bị loại bỏ ra khỏi khí trong quá trình. Có ba dòng không khí xung quanh đi vào được kết hợp với nhau để cung cấp tổng khí quá trình đầu vào (được biết là và ). Nồng độ đinitơ oxit trong khí xả được đo liên tục sử dụng một hệ thống đo tự động, cung cấp một loạt phép đo theo thời gian, số liệu được ghi lại theo từng giờ, để tạo ra các số liệu phát thải khối lượng theo tháng. Phụ lục này cung cấp ví dụ tính toán độ không đảm bảo của số liệu phát thải khối lượng theo từng tháng.
CHÚ THÍCH Ví dụ này về tính tốc độ phát thải khối lượng đinitơ oxit được dựa trên nguồn tài liệu do cơ quan phát thải Hà Lan cung cấp.
Theo tiêu chuẩn này, việc tính lưu lượng khối lượng được dựa trên dãy phép đo theo thời gian cung cấp các giá trị theo giờ (do vậy chúng thu được từ các số liệu khoảng thời gian ngắn hơn).
Công thức mẫu phép đo cho tốc độ phát thải khối lượng theo giờ được đưa ra theo Công thức (B.1)
Trong đó
là lưu lượng khí sơ cấp đo được, ví dụ tính theo mét khối trên giờ của không khí trong các điều kiện tiêu chuẩn;
là lưu lượng khí thứ cấp đo được, ví dụ tính theo mét khối trên giờ của không khí trong các điều kiện tiêu chuẩn;
là số hạng mô tả lưu lượng không khí đầu vào bổ sung không đổi, ví dụ tính theo mét khối trên giờ của không khí trong các điều kiện tiêu chuẩn;
là phần (tỷ lệ) thể tích oxy đo được, biểu thị bằng phần trăm;
là nồng độ khối lượng đinitơ oxit đo được, ví dụ tính bằng miligam trên mét khối, tại các điều kiện tiêu chuẩn.
Tốc độ phát thải trung bình hàng tháng là trung bình của tất cả m (với nhà máy đang vận hành đúng) trong tháng. Độ không đảm bảo trung bình theo thời gian được xác định theo ISO 11222[4], cung cấp một phương pháp xác định độ không đảm bảo của trung bình theo thời gian, có tính đến độ không đảm bảo do xác định số liệu phát thải theo giờ và hiệu ứng mất các giá trị.
Bộ số liệu được dùng cho ví dụ này được dựa trên khoảng thời gian 29 ngày (Tháng hai trong một năm nhuận) và bị mất khoảng thời gian số liệu 86 h (3,5 ngày) trong một khoảng thời gian đơn trong một tháng. Độ phủ thời gian của số liệu có sẵn là 88 % được chấp nhận.
B.2.2 Độ không đảm bảo chuẩn của tốc độ phát thải theo giờ
Độ không đảm bảo chuẩn tốc độ phát thải khối lượng được xác định bằng sự tiến triển độ không đảm bảo theo nguyên lý của TCVN 9595-3 (TCVN ISO/IEC Guide 98-3:2008)[10].
CHÚ THÍCH TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3) tương đương với ENV 13005[14].
Độ không đảm bảo của đồng hồ đo lưu lượng cung cấp các giá trị Vp và Vs được báo cáo bằng 3 % giá trị với mức tin cậy 95 % (k =2). Giá trị này lấy từ giấy chứng nhận đồng hồ đo. Không có thông tin được cung cấp về các thành phần của các độ không đảm bảo này là ngẫu nhiên hay hệ thống. Trong các điều kiện tiêu chuẩn, Va là một giả thiết lưu lượng không đổi bằng 700 m3/h, được giả thiết có độ không đảm bảo bằng 25 %.
Phép đo phát thải liên tục đinitơ oxit và oxy được thực hiện với thiết bị được hiệu chuẩn theo EN 14181[11]. Các yêu cầu quy định là độ không đảm bảo của các phép đo được thực hiện với những máy phân tích bằng 5 % giá trị với mức tin cậy 95 %. Đánh giá QAL1 theo EN 14181[11] đã được báo cáo chứng minh rằng các máy phân tích đáp ứng các yêu cầu này. AQL3 theo EN 14181[11] được thiết kế để đảm bảo rằng các máy phân tích vẫn được kiểm soát. Do việc hiệu chuẩn các máy phân tích không thường xuyên, có thể giả thuyết rằng các số hạng độ không đảm bảo chiếm ưu thế có tính hệ thống.
Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp của tốc độ phát thải khối lượng, m, được đưa ra trong Công thức (B.2):
Trong đó là độ không đảm bảo từng phần do số hạng thứ i trong công thức đo mẫu.
Đối với phép đo mẫu được tính theo Công thức (B.1), độ không đảm bảo tổng hợp được tính theo Công thức (B.3):
Lưu lượng thể tích và có hệ số nhạy giống nhau được tính theo Công thức (B.4):
(B.4)
Hệ số độ nhạy đối với oxy được tính theo Công thức (B.5):
(B.5)
Hệ số độ nhạy đối với đinitơ oxit được tính theo Công thức (B.6):
Bảng B.1 đưa ra kết quả đánh giá độ không đảm bảo theo qui ước cho kiểu đo này sử dụng các giá trị thông thường cho các đại lượng đầu vào và độ không đảm bảo liên quan. Dòng 2 và 6 cung cấp thông tin về các đại lượng đầu vào trong kiểu/mẫu là các giá trị (cột 2), độ không đảm bảo chuẩn tương đối liên quan (cột 3), độ không đảm bảo chuẩn tuyệt đối (cột 4), hệ số độ nhạy (cột 5) và sự đóng góp vào độ không đảm bảo tổng hợp (cột 6).
Bảng B.1 - Đánh giá độ không đảm bảo qui ước cho ví dụ tính tốc độ phát thải khối lượng
Đại lượng | Giá trị | Độ không đảm bảo chuẩn tương đối % | Độ không đảm bảo chuẩn tuyệt đối | Hệ số nhạy | đóng góp độ không đảm bảo u(Xi) kg/h |
72567,76 m3/h | 1,5 | 1088,5 m3/h | 141,5 x 10-6 kg/m3 | 0,154 | |
10898,03 m3/h | 1,5 | 163,5 m3/h | 141,5 x10-6 kg/m3 | 0,023 | |
663,54 m3/h | 12,5 | 82,9 m3/h | 141,5 x10-6 kg/m3 | 0,012 | |
172,7 mg/m3 | 2,5 | 4,32 mg/m3 | 68,97 x 103 m3/h | 0,298 | |
3,6 % | 2,5 | 0,1 % | 12,36 kg/h | 0,011 | |
m | 12 kg/h | 2,8 | - | - | 0,337 |
Đối với ví dụ này, tốc độ phát thải khối lượng hàng giờ bằng 12 kg/h có độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp bằng 0,34 kg/h. Độ không đảm bảo mở rộng tương ứng tại mức tin cậy 95 % (k = 2) được đưa ra bằng 0,67 kg/h hoặc 5,6 % tốc độ phát thải khối lượng đo được.
B.2.3 Tính độ không đảm bảo tốc độ phát thải khối lượng trung bình hàng tháng
Theo cách tiếp cận ISO 11222[4] độ không đảm bảo trong tốc độ phát thải khối lượng trung bình hàng tháng được tính theo Công thức (B.7):
(B.7)
Trong đó
Là độ không đảm bảo trung bình bình phương của tốc độ phát thải khối lượng trung bình
tháng, do độ không đảm bảo trong xác định các bộ kết quả đo, ;
Là độ không đảm bảo trung bình bình phương của tốc độ phát thải khối lượng trung bình
tháng, do phủ không hoàn toàn thời gian (nghĩa là mất giá trị) trong số liệu theo tháng, ;
B.2.4 Độ không đảm bảo chuẩn do phép đo tốc độ phát thải khối lượng
Theo cách tiếp cận ISO 11222:2004[4], 6.2 c), khi không có sẵn thông tin để phân biệt giữa độ không đảm bảo ngẫu nhiên và độ không đảm bảo hệ thống trong khoảng thời gian tháng, độ không đảm bảo trong từng số đọc m được coi như có tính hệ thống trong khoảng thời gian trung bình.
Trong trường hợp này, mỗi độ không đảm bảo, , đối với mỗi phép đo phát thải khối lượng hàng giờ có thể được tính sử dụng công thức mô tả trong B.2.2. Giả thiết tất cả độ không đảm bảo này là không ngẫu nhiên, đóng góp này làm cho độ không đảm bảo trong trung bình theo tháng có thể được xác định như sau.
Công thức mẫu cho tốc độ phát thải theo tháng được tính theo Công thức (B.8):
(B.8)
Trong đó N là số lượng các điểm dữ liệu theo giờ, m.
Từ Công thức (B.8), hệ số nhạy cho mỗi độ không đảm bảo bằng 1/N. Giả thiết số hạng độ không đảm bảo gây ra hiệu ứng hệ thống, độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp do vậy được tính theo Công thức (B.9):
(B.9)
Đối với số liệu trong đó có ít biến động trong các thông số trong khoảng thời gian quan tâm, độ không đảm bảo trong trung bình theo tháng có thể được tính bằng cách áp dụng tính độ không đảm bảo được mô tả ở trên đối với tốc độ phát thải theo giờ, với các giá trị trung bình theo tháng đối với các thông số đầu vào. Phép xấp xỉ này cần được tránh để xác định độ không đảm bảo của mỗi giá trị theo giờ.
Đối với ví dụ bộ số liệu, tốc độ phát thải khối lượng trung bình của đinitơ oxit theo tháng bằng 13,69 kg/h. Giá trị được xác định bằng cách xác định độ không đảm bảo cho tất cả 610 giá trị
theo giờ và tổng hợp chúng như được nêu ở trên bằng 0,3870 kg/h, hoặc 2,83 % trung bình tháng. Bằng cách so sánh, áp dụng tính toán độ không đảm bảo cho các giá trị trung bình giờ đối với các thông số đầu vào cho độ không đảm bảo chuẩn bằng 0,3872 kg/h. Sai khác giữa hai cách tiếp cận trong trường hợp này được bỏ qua.
CHÚ THÍCH Phân tích độ không đảm bảo đầy đủ được tiến hành dự trên quá trình đo, để đánh giá thành phần ngẫu nhiên của độ không đảm bảo. Ví dụ số liệu zero và chuẩn khoảng đo QAL3 thu được theo EN 14181[11] có thể được sử dụng để thu được một số đo lặp lại của phép đo oxy và đinitơ oxit trong khoảng thời gian đo. Độ không đảm bảo hệ thống có thể được tính từ quy trình hiệu chuẩn QAL2 được quy định trong EN 14181[11]. Ngoài ra, thông tin về hiệu ứng của các đại lượng ảnh hưởng có thể thu được trong thử nghiệm tính năng làm việc của máy phân tích cũng có thể bao gồm. Phân tích độ không đảm bảo này cung cấp thông tin riêng rẽ về các số hạng ngẫu nhiên và hệ thống trong độ không đảm bảo của số liệu oxy và đinitơ oxit. Các độ không đảm bảo này có thể được sử dụng trong cách tiếp cận của ISO 11222:2002[4], 6.2 a) để xác định độ không đảm bảo trung bình theo tháng.
Cách tiếp cận này cung cấp độ không đảm bảo nhỏ hơn - vì số hạng ngẫu nhiên sẽ giảm đi một hệ số trong đó N là số lượng các điểm số liệu trong trung bình tháng.
B.2.5 Độ không đảm bảo chuẩn do việc phủ thời gian không hoàn toàn của số liệu phát thải khối lượng theo tháng
Độ không đảm bảo do phủ thời gian không hoàn toàn của số liệu có thể được xác định sử dụng quy trình được đưa ra ở ISO 11222[4] [xem Công thức (B.10)]:
(B.10)
Trong đó
N là số các điểm số liệu ghi được thực tế (trong trường hợp ví dụ N = 610);
Nmax là tổng số lượng các điểm số liệu có thể trong dãy thời gian (trong trường hợp ví dụ tháng có 29 ngày với 696 giá trị số liệu phát thải theo giờ có thể)
là phương sai của số liệu có sẵn với
Đối với ví dụ số liệu, phương sai của số liệu có sẵn được đưa ra bởi và độ không
đảm bảo do phủ thời gian không hoàn toàn bằng
Có thể độ không đảm bảo do phủ không hoàn toàn thời gian là nhỏ, như được kỳ vọng.
B.2.6 Độ không đảm bảo tổng hợp của tốc độ phát thải khối lượng trung bình tháng
Bình phương độ không đảm bảo tổng hợp của tốc độ phát thải khối lượng trung bình tháng được tính theo Công thức (B.11)
(B.11)
Độ không đảm bảo tổng hợp của tốc độ phát thải khối lượng trung bình tháng được tính theo Công thức (B.12):
Độ không đảm bảo mở rộng đối với mức tin cậy 95 % (k =2) bằng 0,778 kg/h.
Tốc độ phát thải khối lượng đinitơ oxit trung bình tháng có thể được biểu thị bằng Công thức (B.13);
Phụ lục C
(Tham khảo)
Xử lý số liệu
C.1 Lấp các khoảng trống trong dãy số liệu thời gian
Các khoảng trống trong bộ số liệu không hoàn toàn có thể được lấp nếu số liệu được thu thập và các phép đo được làm tương ứng với một vị trí được quy định trong khoảng thời gian trung bình đã xác định khi cơ sở đang vận hành trong giới hạn vận hành có thể chấp nhận.
CHÚ THÍCH 1 Nhiều người sử dụng yêu cầu hệ số phát thải đại diện cho khoảng thời gian khắc với khoảng thời gian có các số liệu đo được thu thập. Các khoảng trống trong dãy thời gian của thống kê hoạt động tồn tại khi số liệu có sẵn ít hơn tần suất hàng năm. Dãy số liệu thời gian cần được nội suy để ước lượng hàng năm hoàn toàn đối với những năm giữa các cuộc khảo sát, và cho dự báo trước và sau (ví dụ ước lượng cần từ 1990 đến 2004 khi số liệu khảo sát chỉ có sẵn cho khoảng từ 1995 đến 2000).
Phân bố tập hợp có thể được mô phỏng từ dãy số liệu thời gian không hoàn toàn sử dụng kỹ thuật ngẫu nhiên.
Kỹ thuật nối có thể được sử dụng để lấp đầy lỗ hổng và phù không hoàn toàn dãy số liệu thời gian từ phương pháp đo định kỳ.
CHÚ THÍCH 2 Việc mô tả sử dụng kỹ thuật nối nội suy và ngoại suy để liên kết và mở rộng dãy thời gian được nêu trong Tài liệu tham khảo [32], Vol 1, Chương 5. Hữu ích khi sử dụng các kỹ thuật này mà bất kỳ xu hướng nào được dựa trên, khi có thể, số liệu thay thế đã biết để tương quan với phát thải của các thành phần đã đo hoặc tỷ lệ hoạt động. Trong trường hợp không có số liệu thay thế phù hợp, ngoại suy tuyến tính đơn giản có thể được sử dụng.
C.2 Bộ số liệu tổng hợp theo số
Bộ số liệu có thể được tổng hợp để tạo thành các hệ số phát thải, đại diện cho một nhóm cơ sở chung, bằng cách gộp các số liệu thô và ước tính lại trung bình và giới hạn tin cậy 95 %, nếu chúng
- Đề cập đến các thành phần đo giống nhau;
- Được thu thập theo một cách phù hợp với Điều 5;
- Được phân loại báo cáo giống nhau quy định trong kế hoạch đo.
Khi số liệu không đồng nhất (ví dụ do sự xuất hiện của kỹ thuật giảm bớt tại một số nhà máy nhưng các nhà máy khác thì không áp dụng) số liệu cần được phân tầng (chia nhỏ) sao cho từng lớp là đồng nhất và tổng hợp tổng cộng cho loại nguồn là tổng của các lớp. Ước lượng độ không đảm bảo có thể đạt được bằng cách xử lý từng lớp theo các cách giống nhau như một loại nguồn. Tính không đồng nhất có thể được phân biệt bằng hiểu biết cụ thể về hoàn cảnh của từng nhà máy hoặc từng loại công nghệ, hoặc bằng phân tích số liệu chi tiết, ví dụ vẽ đồ thị phân tán của các phát thải được ước lượng so với số liệu hoạt động.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 3966:2008, Measurement of fluid flow in closed conduits - Velocity area method using Pitot static tubes
[2] TCVN 5966:2009 (ISO 4225:1994), Chất lượng không khí - Những khái niệm chung - Thuật ngữ và định nghĩa.
[3] TCVN 6751:2009 (ISO 9169:2006), Chất lượng không khí - Định nghĩa và xác định đặc trưng tính năng của hệ thống đo tự động.
[4] ISO 11222:2002, Air quality - Determination of the uncertainty of the time average of air quality measurements
[5] ISO 14064-1, Greenhouse gases - Part 1: Specification with guidance at the organization level for quantification and reporting of greenhouse gas emissions and removals
[6] ISO 14064-3, Greenhouse gases - Part 3: Specification with guidance for the validation and verification of greenhouse gas assertions
[7] ISO 14956, Air quality - Evaluation of the suitability of a measurement procedure by comparison with a required measurement uncertainty
[8] TCVN ISO/IEC 17025:2005, Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và phòng hiệu chuẩn
[9] ISO 20988, Air quality - Guidelines for estimating measurement uncertainty
[10] TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
[11] EN 14181, Stationary source emissions - Quality assurance of automated measuring systems
[12] EN 15259, Air quality - Measurement of stationary source emissions - Requirements for measurement sections and sites and for the measurement objective, plan and report
[13] CEN/TS 15675, Air quality - Measurement of stationary source emissions - Application of EN ISO/IEC 17025:2005 to periodic measurements
[14] ENV 13005:1999, Guide to the expression of uncertainty in measurement (GUM)
[15] TCVN 5976 (ISO 7935), Khí thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit (SO2) - Đặc tính của các phương pháp đo tự động
[16] TCVN 5977 (ISO 9096), Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công
[17] TCVN 6192 (ISO 10396), Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu để đo tự động nồng độ khí đối với hệ thống quan trắc lắp đặt vĩnh viễn
[18] ISO 10780, Stationary source emissions - Measurement of velocity and volume flowrate of gas streams in ducts
[19] TCVN 6501 (ISO 10849) sISO 10849) stationary source Xác đ 10849) stationary source emissions - Measurement of velocity and volume flowra
[20] TCVN 8712 (ISO 12039), S), Semissions - Determination of the mass concentration ebon dioxit và oxy - Đặc tính tính năng và hiệu chuẩn các hệ thống đo tự động
[21] TCVN 9238 (ISO 14164), Phát tht thons - Determination of the mass concentration ebon dioxit và oxy - Đặc tính tính năng và hiệu c
[22] EN 13211, Air quality - Stationary source emissions - Manual method of determination of the concentration of total mercury
[23] EN 13284-1, Stationary source emissions - Determination of low range mass concentration of dust - Part 1: Manual gravimetric method
[24] EN 14789, stationary source emissions - Determination of volume concentration of oxygen (02) - Reference method - Paramagnetism
[25] EN 14790, Stationary source emissions - Determination of the water vapour in ducts
[26] EN 15267-1, Air quality - Certification of automated measuring systems - Part 1: General principles
[27] EN 15267-3, Air quality - Certification of automated measuring systems - Part 3: Performance criteria and test procedures for automated measuring systems for monitoring emissions from stationary sources
[28] EPA Method 2, Determination of stack gas velocity and volumetric flow rate (type S Pitot tube); EPA Method 2F, Determination of stack gas velocity and volumetric flow rate with three-dimensional probes; EPA Method 2G, Determination of stack gas velocity and volumetric flow rate with two- dimensional probes; EPA Method 2H, Determination of stack gas velocity taking into account velocity decay near the stack wall
[29] EPA Conditional Test Method 041, Determination of volumetric gas flow in rectangular duct or stacks taking into account velocity decay near the stack or duct walls
[30] INTERGOVERNMENTAL PANEL ON CLIMATE CHANGE, 2006 IPCC guidelines for national greenhouse gas inventories, Vols 1-5, prepared by the National Greenhouse Gas Inventories Programme, EGGLESTON, H.S., BUENDIA, L, MIWA, K., NGARA, T., TANABE, K. editors. Hayama: Institute for Global Environmental Strategies. Available (2010-04-04) at: http://www.ipcc- nggip.iqes.or.jp/
[31] UN ECONOMIC COMMISSION FOR EUROPE. Guidelines for estimating and reporting emissions data under the convention on long-range transboundary air pollution. Prepared by the Convention’s Task Force on Emissions Inventories and Projections and the secretariat. Geneva 2003. (Air Pollution Studies No. 15.)[32] USEPA. Clearinghouse for emissions inventories and emissions factors. Washington, DC: US Environmental Protection Agency. Available (2010-04-04) at: http://www.epa.gov/ttn/chief/
[33] Detailed Procedures For Preparing Emissions Factors (Draft): procedure describing the specific tasks involved in the development of air pollution emissions factors, prepared for USEPA, May 9, 2006, http://www.epa.gov/ttn/chief/efpac/procedures/index.html
[34] 2007/589/EC: Commission Decision of 18 July 2007 establishing guidelines for the monitoring and reporting of greenhouse gas emissions pursuant to Directive 2003/87/EC of the European Parliament and of the Council (notified under document number C(2007) 3416). Official J. 2007- 08-31, L 229(1), pp. 1-85. Available (2010-04-04) at: http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2007:229:0001:01:EN:HTML
[35] EUROPEAN ENVIRONMENTAL AGENCY. EMEP/EEA Emissions inventory guidebook 2009: Technical guidance to prepare national emission inventories. Luxembourg: Office for Official Publications of the European Communities. (EEA Technical Report No. 9.) Available (2010-04-04) at: http://tfeip-secretariat.org/unece.htm
[36] TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
[37] USEPA. Emission inventory improvement program technical report series. Washington, DC: US Environmental Protection Agency. Available (2010-04-04) at: http://www.epa.gov/ttn/chief/eiip/techreport/
[38] USEPA. Quality assurance and quality control . In: US multi-agency radiation survey and site investigation manual (MARSSIM), Chapter 9. Washington, DC: US Environmental Protection Agency. Available (2010-04-04) at: http://www.epa.gov/radiation/mar
[39] Assessment of emissions factor uncertainty and default emissions factor adjustments for non- inventory applications (Draft), report prepared for USEPA, OAQPS, August 2006.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.