Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11399:2016 Chất lượng đất-Xác định khối lượng riêng và độ xốp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11399:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11399:2016 Chất lượng đất-Xác định khối lượng riêng và độ xốp
Số hiệu:TCVN 11399:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:15/11/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11399:2016

CHẤT LƯỢNG ĐT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ Đ XỐP

Soil quality - Method of determining particle density and porosity

Lời nói đầu

TCVN 11399:2016 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHẤT LƯỢNG ĐT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ Đ XỐP

Soil quality - Method of determining particle density and porosity

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng và độ xốp của các loại đất nông nghiệp

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 6860:2001 (ISO 11272:1998) Chất lượng đất - Xác định khối lượng theo thể tích nguyên khối khô.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1

Khối lượng riêng (particle density)

Tỷ số giữa khối lượng thể rắn đất khô kiệt (đất không có khoảng trống) của một thể tích nhất định và khối lượng của nước cùng thể tích ở 4 °C.

3.2

Khối lưng theo thể tích nguyên khối khô (bulk density)

Tỷ số giữa khối lượng chất rắn được sấy khô trong tủ sấy và thể tích đất đó.

3.3

Độ xốp (porosity)

Tỷ lệ phần trăm của không khí và nước có trong đất ở dạng nguyên khối so với khối lượng riêng của đất.

4  Nguyên tắc

4.1  Khối lượng riêng: Xác định khối lượng của thể tích nước cất (hoặc chất lòng trơ) tương đương với thể tích khối lượng đất khô lấy phân tích (chiếm chỗ trong picnomet).

4.2  Độ xốp: Dựa vào kết quả xác định được của khối lượng theo thể tích nguyên khối khô và khối lượng riêng của đt.

5  Thiết bị và dụng cụ

Sử dụng các dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:

5.1  Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,002 g.

5.2  Bình picnomet, dung tích 100 ml.

5.3  Bếp điện.

5.4  Bình hút ẩm.

5.5  Nhiệt kế, có dải nhiệt độ từ 0 °C đến 50 °C.

5.6  Rây, đường kính lỗ 2mm.

6  Thuốc thử

6.1 Nước, phù hợp với TCVN 4851:1989 - loại 3 được đun sôi 15 min để loại cacbonic (CO2), đậy kín và để nguội.

7  Cách tiến hành

7.1  Xác định khối lượng theo thể tích nguyên khối khô.

Tiến hành theo TCVN 6860:2001 - điều 4.1

7.2  Xác định khối lượng riêng

7.2.1  Xử lý mẫu đất đã sấy (7.1) qua rây (5.6), sấy lại mẫu đã xử lý đến khối lượng không đi, sau đó để nguội trong bình hút ẩm (5.4), bảo quản trong túi ni lông.

7.2.2  Sấy khô bình picnomet (5.2) nhiệt độ không quá 60 °C.

7.2.3  Làm đầy bình picnomet bằng nước (6.1) và đóng nút bình sao cho không còn bọt khí trong bình và ống mao quản của nút hoàn toàn chứa đầy nước. Lau khô phía ngoái bình bằng giấy lọc. Chú ý trong khi thao tác chỉ được cầm cổ bình và không được làm nóng bình.

7.2.4  Cân và ghi lại khối lượng bình có chứa đầy nước.

7.2.5  Rót một nửa lượng nước trong picnomet ra cốc.

7.2.6  Cân 5,0 g mẫu đất (7.2.1) trên cân phân tích (5.1) cho vào bình picnomet (7.2.5) sao cho  đất không dính vào cổ bình.

7.2.7  Đun trên bếp điện (5.3) đến khi sôi nhẹ trong 30 min.

7.2.8.  Để nguội, thêm nước (6.1) cho đầy bình, đậy nút. Cân và ghi lại khi lượng bình có chứa đầy nước và đất. Nước sử dụng có cùng nhiệt độ với nước ở 7.2.3.

7.2.9  Sau khi cân, dùng nhiệt kế (5.5) đo nhiệt độ của nước và xác định khối lượng riêng của nước theo bảng 1.

Bảng 1 - Khối lượng riêng của nước (g/cm3) ở các nhiệt độ khác nhau

°C

D

°C

D

°C

D

°C

D

°C

D

10

0,9997

15

0,9991

20

0,9982

25

0,9970

30

0,9957

11

0,9996

16

0,9989

21

0,9980

26

0,9968

31

0,9953

12

0,9995

17

0,9988

22

0,9978

27

0,9965

32

0,9950

13

0,9994

18

0,9986

23

0,9975

28

0,9962

33

0,9947

14

0,9992

19

0,9984

24

0,9973

29

0,9959

34

0,9944

8  Tính kết quả

8.1  Khối lưng theo thể tích nguyên khối khô, tính bằng g/cm3 được tính theo TCVN 6860:2001 - điều 4.1.4

8.2  Khối lượng riêng của đất, d tính bằng g/cm3 được tính theo công thức sau:

                                                                         (1)

Trong đó:

D là khối lượng riêng của nước, tính bằng gam trên xentimet khối (g/cm3).

p là khối lượng đất khô lấy đ phân tích, tính bằng gam (g).

p1 là khối lượng picnomet có nước, tính bằng gam (g).

p2 là khối lượng picnomet có nước và đất, tính bằng gam (g).

8.3  Độ xốp của đt, (ĐX) tính bằng phần trăm (%) được tính theo Công thức sau:

                                                                  (2)

Trong đó:

d là khối lượng riêng của đất, tính bằng gam trên centimet khối (g/cm3).

d1 là khối lượng theo thể tích nguyên khối khô, tính bằng gam trên centimet khối (g/cm3).

9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần bao gồm những thông tin sau

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Ngày thử nghiệm;

c) Đặc điểm nhận dạng mẫu;

d) Kết quả thử nghiệm;

e) Mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tùy chọn và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa biên soạn, NXB Nông nghiệp, 1998.

[2] ISO 11508:1998 Soil quality- Determination of particle densit.

[3] TCVN 6860:2001 (ISO 11272:1998) Chất lượng đt - Xác định khối lượng theo thể tích nguyên khối khô.

[4] Soil survey laboratory methods manual - Phương pháp phân tích đất. Rebecca Burt, Editor, November 2004.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi