Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11366-2:2016 Rừng trồng-Yêu cầu lập địa-Phần 2: Bạch đàn lai

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11366-2:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11366-2:2016 Rừng trồng-Yêu cầu lập địa-Phần 2: Bạch đàn lai
Số hiệu:TCVN 11366-2:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:15/11/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11366-2:2016

RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA - PHẦN 2: BẠCH ĐÀN LAl

Plantation - Site requirements - Part 2: Eucalyptus hybrid

Lời nói đầu

TCVN 11366-2:2016 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

RỪNG TRNG - YÊU CU LẬP ĐỊA - PHN 2: BẠCH ĐÀN LAl

Plantation - Site requirements - Part 2: Eucalyptus hybrid

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về lập địa cho rừng trồng bạch đàn lai.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 9487:2012, Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 

Lập đa (Site)

Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.

3.2 

Độ dày tầng đất (Soil depth)

Độ dày của tầng phát sinh (theo phát sinh học) là độ dày của lớp vỏ phong hóa gồm độ dày tầng A (tầng mặt) + độ dày tầng B (tầng bên dưới), tính từ mặt đất đến ranh giới bên trên của tầng C (tầng mẫu chất).

Độ dày của tầng sản xuất (theo sinh thái học) là độ dày tính từ mặt đất đến ranh giới bên trên của tầng kết cứng (có kết von, đá ong, đá lẫn chiếm lớn hơn 70% bề mặt phẫu diện), tầng nước ngầm hay chứa muối hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây.

3.3 

Độ đá lẫn (Stone and gravel content)

Lượng các cục kết cứng có thành phần, kích thước, hình dạng khác nhau lẫn trong đất, được xác định bằng phần trăm khối lượng hay thể tích đá so với tổng khối lượng hay thể tích đất.

3.4 

pHKCl của đất (Soil pHKCl)

pHKCl của đất phản ánh mức độ chua (axit) hay kiềm của đất, được xác định bi nồng độ ion H+ của dung dịch đất.

3.5 

Thành phần cơ giới đất / thành phần cấp hạt (Soil texture / sparticle size class)

Hàm lượng những hạt đất cơ bản có kích thước khác nhau, được tính bằng mm và được biểu thị bằng phần trăm (%) theo khối lượng đất khô kiệt.

Xác định và phân loại đất theo thành phần cơ giới đất thường được gọi tên là đất cát (cát pha, cát rời), đất thịt (thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng), đất sét (sét nhẹ, sét trung bình, sét nặng). Thành phần cơ giới đất được chia làm 5 cấp: thành phần cơ giới rất nhẹ (cát rời), thành phần cơ giới nhẹ (cát pha), thành phần cơ giới trung bình (từ thịt nhẹ đến thịt trung bình), thành phần cơ giới hơi nặng (từ thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình), thành phần cơ giới rất nặng (sét nặng).

4  Điều kiện lập địa trồng rừng

4.1  Điều kiện khí hậu để trng rừng Bạch đàn lai

4.1.1  Điều kiện khí hậu để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống Eucalyptus urophylla.x E. exserta (UE)

Xem bảng 1.

Bảng 1- Phân chia điều kiện khí hậu để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UE

Chỉ tiêu

Rất thích hợp (S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

1. Nhiệt độ trung bình (°C)

Từ 22 đến nhỏ hơn 25

Từ 19 đến nhỏ hơn 22; từ 25 đến nhỏ hơn 28

Từ 16 đến nhỏ hơn 19; từ 28 đến 31

Nhỏ hơn 16; lớn hơn 31

2. Lượng mưa trung bình (mm)

Từ 1600 đến nhỏ hơn 1800

Từ 1400 đến nhỏ hơn 1600; từ 1800 đến nhỏ hơn 2000

Từ 1200 đến nhỏ hơn 1400; từ 2000 đến 2200

Nhỏ hơn 1200; Lớn hơn 2200

3. Tổng số tháng có lượng mưa > 100mm (tháng)

Từ 5 đến 6

4 hoặc 7

3 hoặc 8

Nhỏ hơn 3 hoặc lớn hơn 8

4.1.2  Điều kiện khí hậu để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống E. urophylla x E. pellita (UP) Xem bảng 2.

Bảng 2- Phân chia điều kiện khí hậu để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UP

Chỉ tiêu

Rất thích hợp (S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

1. Nhiệt độ trung bình (°C)

Từ 21 đến nhỏ hơn 24

Từ 18 đến nhỏ hơn 21; từ 24 đến nhỏ hơn 27

Từ 15 đến nhỏ hơn 18; từ 27 đến 30

Nhỏ hơn 15; lớn hơn 30

2. Lượng mưa trung bình (mm)

Từ 1800 đến nhỏ hơn 2000

Từ 1600 đến nhỏ hơn 1800;

Từ 2000 đến nhỏ hơn 2200

Từ 1400 đến nhỏ hơn 1600;

Từ 2200 đến 2400

Nhỏ hơn 1400; lớn hơn 2400

3. Tng số tháng có lượng mưa lớn hơn 100mm (tháng)

6

5 hoặc 7

4 hoặc 8

Nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 8

4.2  Điều kiện địa hình để trồng rừng Bạch đàn lai

4.2.1  Điều kiện địa hình để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UE

Xem bảng 3.

Bảng 3- Phân chia điều kiện địa hình để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UE

Chỉ tiêu

Rất thích hợp (S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

1. Độ cao so với mực nước biển (m)

Nhỏ hơn 400*

Từ 400 đến nhỏ hơn 600

Từ 600 đến 800

Ln hơn 800

- miền Bắc

Nhỏ hơn 400*

Từ 400 đến nhỏ hơn 600

Từ 600 đến 800

Ln hơn 800

- miền Trung

Nhỏ hơn 500

Từ 500 đến nhỏ hơn 700

Từ 700 đến nhỏ hơn 900

Lớn hơn 900

- miền Nam

Nhỏ hơn 600

Từ 600 đến nhỏ hơn 750

Từ 750 đến nhỏ hơn 850

Lớn hơn 850

2. Độ dốc (°)

Nhỏ hơn 15

Từ 15 đến nhỏ hơn 20

Từ 20 đến 35

Lớn hơn 35

4.2.2  Điều kiện địa hình đ trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UP

Xem Bảng 4.

Bảng 4- Phân chia điều kiện địa hình để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UP

Chỉ tiêu

Rất thích hợp (31).

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

1. Độ cao tuyệt đối (m)

 

 

 

 

- miền Bắc

Nhỏ hơn 300

Từ 300 đến nhỏ hơn 500

Từ 500 đến 700

Lớn hơn 700

- Ở miền Trung

Nhỏ hơn 400

Từ 400 đến nhỏ hơn 600

Từ 600 đến nhỏ hơn 800

Lớn hơn 800

- miền Nam

Nhỏ hơn 500

Từ 500 đến nhỏ hơn 700

Từ 700 đến nhỏ hơn 800

Lớn hơn 800

2. Độ dốc (°)

Nhỏ hơn 15

Từ 15 đến nhỏ hơn 20

Từ 20 đến 35

Lớn hơn 35

4.3  Điều kiện đất để trồng rừng Bạch đàn lai

4.3.1  Điều kiện đất để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UE

Xem bảng 5, trong đó:

Tên nhóm, loại đất theo phụ lục A, thành phần cơ giới đất theo phụ lục B

Bảng 5- Phân chia điều kiện đất để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UE

Ch tiêu

Rất thích hp (S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

1. Loại đất

Ff, Fp, Fs

Ff, Fq, Fs, Fa, Xa, Fk, Ns

Fq, Fu

E, H, J, M

2. Độ dầy tầng đất (cm)

Lớn hơn 100

Từ 50 đến 100

Từ 30 đến nhỏ hơn 50

Nhỏ hơn 30

3. Thành phần cơ giới

Thịt nhẹ đến thịt trung bình

Thịt nặng đến thịt sét nhẹ và sét trung bình

Cát pha

Sét nặng hoặc cát pha đến thịt nhẹ

4. Độ đá lẫn (%)

Nhỏ hơn 10

Từ 10 đến nhỏ hơn 25

Từ 25 đến 55

Lớn hơn 55

5. pHKCl

Từ 4,5 đến nh hơn 6

Từ 4 đến nhỏ hơn 4,5; từ 6 đến nhỏ hơn 6,5

Từ 3,5 đến nhỏ hơn 4,0; từ 6,5 đến 7

Nhỏ hơn 3,5 hoặc lớn hơn 7

4.3.2  Điều kiện đất để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UP

Xem bảng 6, trong đó:

Tên nhóm, loại đất theo phụ lục A, thành phần cơ giới đất theo phụ lục B

Bảng 6 - Phân chia điều kiện đất để trồng rừng Bạch đàn lai nhóm giống UP

Chỉ tiêu

Rất thích hợp (S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp(N)

1. Loại đất

Ff, Fp, Fs

Ff, Fq, Fs, Fa, Xa, Fk, Ns

Fq, Fu

E, H, J, M

2. Độ dầy tầng đất (cm)

Lớn hơn 100

Từ 50 đến 100

Từ 30 đến nhỏ hơn 50

Nhỏ hơn 30

3. Thành phần cơ giới

Thịt nhẹ đến thịt trung bình

Thịt nặng đến thịt sét nhẹ và sét trung bình

Cát pha

Sét nặng hoặc cát rời

4. Độ đá lẫn (%)

Nhỏ hơn 5

Từ 5 đến 20

Lớn hơn 20 đến 50

Lớn hơn 50

5. pHKCl

Từ 4,5 đến nhỏ hơn 6

Từ 4 đến nhỏ hơn 4,5; từ 6 đến nhỏ hơn 6,5

Từ 3,5 đến nhỏ hơn 4,0; từ 6,5 đến 7

Nhỏ hơn 3,5 hoặc lớn hơn 7

4.4  Điều kiện thực bì để trồng rừng Bạch đàn lai

Xem bảng 7, trong đó trạng thái thực bì theo phụ lục C.

Bảng 7- Phân chia điều kiện thực bì để trồng rừng Bạch đàn lai

Chỉ tiêu

Rất thích hợp (S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

Trạng thái thực bì

DT1

DT1D

DT2, DT2D

DT2M, DT2P, DT1M, DT1P, BC1, BC2

4.5  Điều kiện về vùng trồng Bạch đàn lai

Xem bảng 8.

Bảng 8 - Phân chia điều kiện về vùng trồng Bạch đàn lai

Nhóm giống

Vùng gây trồng

UP

UP35

Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ

UP72

Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ

UP95

Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ

UP99

Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ

UP54

Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ

UP97

Trung tâm Bắc Bộ

UE

UE3

Đông Nam Bộ

UE33

Đông Nam Bộ

UE27

Trung tâm Bắc Bộ, Đông Nam Bộ

UE24

Trung tâm Bắc Bộ, Đông Nam Bộ

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tên nhóm, loại đất

TT

Ký hiệu

Tên nhóm, loại đất

1

A

Đất mùn trên núi cao

2

B

Đất bạc màu

3

C

Đất cát

4

D

Đất dốc tụ

5

E

Đất xói mòn trơ sỏi đá

6

Fa

Đất vàng đỏ trên đá mac ma axit

7

Fe

Đt nâu tím trên đá sét màu tím

8

Ff

Đất feralit phát triển trên đá phấn sa

9

Fj

Đất đỏ vàng trên đá biến chất

10

Fk

Đất nâu đ trên đá mac ma bazơ và trung tính

11

Fn

Đất nâu vàng trên đá vôi

12

Fp

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

13

Fq

Đất vàng nhạt trên đá cát

14

Fs

Đất đ vàng trên đá sét

15

Ft

Đất nâu tím trên đá mác ma bazơ

16

Fu

Đất nâu vàng trên đá mac ma bazơ và trung tính

17

Fv

Đất đỏ nâu trên đá vôi

18

H

Đt mùn vàng đ trên núi

19

J

Đất lầy

20

M

Đất mặn

21

P

Đất phù sa

22

R

Đất đen

23

S

Đất phèn lên líp

24

T

Đất than bùn

25

X

Đất xám

 

Phụ lục B

(Quy định)

Phân chia thành phần cơ giới đất

TT

Tên thành phần cơ giới đất

Hàm lượng sét vật lý
(%
cấp hạt có kích thước < 0,02 mm)

Hàm lượng cát vật lý
(% cấp hạt có kích thước ≥ 0,02 mm)

1

Cát nhẹ (cát rời)

Từ 0 đến dưới 5

Từ trên 95 đến 100

2

Cát trung bình

Từ 5 đến dưới 10

Từ trên 90 đến 95

3

Cát nặng (cát pha)

Từ 10 đến dưới 20

Từ trên 80 đến 90

4

Thịt nhẹ

Từ 20 đến dưới 30

Từ trên 70 đến 80

5

Thịt trung bình

Từ 30 đến dưới 40

Từ trên 60 đến 70

6

Thịt nặng

Từ 40 đến dưới 50

Từ trên 50 đến 60

7

Sét nhẹ

Từ 50 đến dưới 65

Từ trên 35 đến 50

8

Sét trung bình

Từ 65 đến dưới 80

Từ trên 20 đến 35

9

Sét nặng

Từ 80 trở lên

Từ 0 đến 20

 

Phụ lục C

(Quy định)

Phân loại trạng thái thực bì

TT

Ký hiệu

Trạng thái thực bì

Trữ lượng (M) (m3/ha)

1

TXK

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt

10 < M ≤ 50

2

DT2

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

< 10

3

DT2D

Đất có cây gỗ tái sinh núi đá

< 10

4

DT1

Đất trống núi đất

0

5

DT1D

Đất trống núi đá

0

6

DT1M

Đất trống ngập mặn

0

7

DT1P

Đất trống ngập nước phèn

0

8

BC1

Bãi cát

0

9

BC2

Bãi cát có cây rải rác

0

10

RTKT

Đất rừng trồng sau khai thác

0

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Nguyn Việt Cường, 2006. Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, tràm, thông, keo. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

[2] Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa, 2002. Đất Lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp.

[3] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Viện Khí tượng Thủy văn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[4] Đ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Cm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

[5] Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

[6] Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu, tập 4. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[7] Bộ Lâm nghiệp, 1993. Thuật ngữ Lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[8] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2001. Quyết định số 4356/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/9/2001 về việc Công nhận giống cây lâm nghiệp mới.

[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007. Quyết định số 3905/QĐ-BNN-KHCN, ngày 11/12/2007 về việc Công nhận giống cây lâm nghiệp mới.

[10] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008. Quyết định số 3954/QĐ-BNN-LN, ngày 11/12/2008 về việc Công nhận giống cây lâm nghiệp mới.

[8] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008. Cm nang sử dụng đất Nông nghiệp. Nxb Khoa học và kỹ thuật.

[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTN về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

[10] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Quyết định số 65/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/01/2013 về việc Công nhận giống cây lâm nghiệp mới.

[11] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014. Quyết định số 5552/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2014 về việc hủy b giống cây lâm nghiệp.

[12] Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam - Bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi