Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12888-1:2020 Yêu cầu chung khi gia công mẫu thạch học

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12888-1:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12888-1:2020 Mẫu thạch học - Phần 1: Yêu cầu chung khi gia công và phân tích
Số hiệu:TCVN 12888-1:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2020Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12888-1:2020

MẪU THẠCH HỌC - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG KHI GIA CÔNG VÀ PHÂN TÍCH

Petrographic pattern - Part 1: Technical requirement on processing and petrographical analysis of thin slice

Lời nói đầu

TCVN 12888-1:2020 do Tng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MẪU THẠCH HỌC - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG KHI GIA CÔNG VÀ PHÂN TÍCH

Petrographic pattern - Part 1: Technical requirement on processing and petrographical analysis of thin slice

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về kỹ thuật khi gia công và phân tích mẫu lát mỏng thạch học.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1.  Mu lát mỏng thạch học là mẫu được gia công cưa, cắt, mài mỏng từ mẫu đá cục, bề dày của lát mỏng bằng hoặc nhỏ hom 0,03 mm, diện tích lát lớn hơn hoặc bằng 1,0 cm2.

2.2  Phân tích thạch học (petrographical analysis) là một dạng phân tích s dụng kính hiển vi phân cực dùng ánh sáng thấu quang (khúc xạ) chiếu qua lát mỏng đá đ xác định tên các khoáng vật tạo đá gồm: khoáng vật chính, khoáng vật phụ và khoáng vật thứ sinh (nếu có); xác định các dạng kiến trúc cấu tạo của đá; đồng thời nghiên cứu về mức độ biến đi, đặc điểm, mối quan hệ của các khoáng vật để xác định tên đá, mối liên quan với khoáng hóa của chúng.

2.3  Phân tích mẫu thạch học sơ bộ (preliminary petrogrqphical analysis) là phân tích với yêu cầu xác định hết tên, mô tả sơ bộ các khoáng vật tạo đá, khoáng vật phụ và khoáng vật thứ sinh (nếu có) các kiểu kiến trúc, cấu tạo của đá và gọi được tên đá; trong đó, việc đánh giá hàm lượng phần trăm của các khoáng vật ch cần ước lượng bằng mắt thường hoặc so sánh với một bn chuẩn cho trước.

2.4  Phân tích mẫu thạch học chi tiết (detailed petrographical analysis) là phân tích với yêu cầu xác định hết tên và mô tả chi tiết các khoáng vật tạo đá, khoáng vật phụ và khoáng vật thứ sinh (nếu có), các kiểu kiến trúc, cấu tạo của đá và gọi được chính xác tên đá; trong đó, việc đánh giá hàm lượng phần trăm của các khoáng vật phải được đo chính xác thông qua các thiết bị chuyên dụng (các phương tiện hiện đại khác); mô tả chi tiết mức độ biến đi, đặc điểm, mối quan hệ của các khoáng vật để xác định tên đá, điều kiện thành tạo và mối liên quan với khoáng hóa của chúng.

3  Các yêu cầu kỹ thuật

3.1  Yêu cầu kỹ thuật gia công mẫu lát mỏng thạch học

3.1.1  Mẫu được cắt và mài theo mặt đánh dấu trên mẫu ca tổ chức, cá nhân gửi mẫu. Trong trường hợp không có yêu cầu cụ thể, phải cắt, mài mẫu vuông góc với mặt lớp, dải hoặc hướng sắp xếp của khoáng vật đối với đá có cấu tạo định hướng, hoặc đảm bảo tính đại diện của đá.

3.1.2  Mẫu lát mỏng phải có độ dày bằng hoặc nhỏ hơn 0,03 mm, diện tích lớn hơn hoặc bằng 1,0 cm2. Trong trường hợp cần mài dày hơn, mỏng hơn hoặc rộng hơn phải có sự thỏa thuận của các bên liên quan.

3.1.3  Trên mặt tiếp xúc ca mẫu với kính phủ và kính đế không có bụi bẩn, bột mài và bọt khí. Bề mặt kính phủ và kính đế phải được rửa sạch khỏi nhựa dán.

3.1.4  Số hiệu mẫu được ghi rõ ràng vào lát mỏng và có khả năng bo quản lâu dài. Phần mẫu cục còn lại được bảo quản để trả lại cùng lát mỏng cho tổ chức cá nhân gửi mẫu.

3.2  Yêu cầu đối với vật liệu gia công mẫu thạch học

3.2.1  Kính đế dán mẫu phải là loại không màu, hai mặt nhẵn, phẳng và hoàn toàn song song, có bề dày từ 0,8 mm đến 1,2 mm, có kích thước chiều rộng từ 30 mm đến 35 mm và chiều dài từ 60 mm đến 80 mm.

3.2.2  Kính phủ mẫu không màu, hai mặt nhẵn, phẳng, hoàn toàn song song, có bề dày từ 0,05 mm đến 0,1 mm, kích thước (18 x 18 - 20 x 20) mm.

3.2.3  Nhựa dán mẫu phải trong suốt, có chiết suất bằng 1,54 dễ tẩy rửa và bóc kính phủ.

3.3  Yêu cầu về nội dung phân tích sơ bộ mẫu lát mỏng thạch học

Khi phân tích sơ bộ mẫu lát mỏng thạch học, cần xác định:

3.3.1  Tên đá.

3.3.2  Cấu tạo đá thông qua mắt thường và bằng kính hiển vi.

3.3.3  Các dạng kiến trúc chủ yếu, đặc trưng của đá.

3.3.4  Tên và hàm lượng khoáng vật tạo đá, khoáng vật thứ sinh, khoáng vật quặng v.v... (%). Mô tả các đặc điểm đặc trưng của khoáng vật.

3.3.5  Nhận xét sơ bộ về nguồn gốc, đặc điểm biến đổi của đá.

3.4  Yêu cầu về nội dung phân tích chi tiết mu lát mỏng thạch học

3.4.1  Xác định tên đá.

3.4.2  Xác định, phân tích đầy đủ các khoáng vật tạo đá, các khoáng vật quặng, các khoáng vật thứ sinh, các di tích cổ sinh vật, các thành phần khác có trong lát mỏng theo các đặc điểm quang học và các phương pháp phụ trợ.

3.4.3  Mô tả khoáng vật cần xác định kích thước tương đối, tuyệt đối, hình dạng, đặc điểm phân bố, các đặc tính quang học, các thông số quang học của các khoáng vật phản ánh thành phần, các đặc điểm tiêu hình giúp nhận định về nguồn gốc, điều kiện thành tạo, quá trình biến đổi. Đối với đá có các di tích cổ sinh cần phân tích hình dạng, xác định thành phần và dự kiến loại cổ sinh.

3.4.4  Xác định chi tiết quan hệ giữa các khoáng vật, thành phần tạo đá, kiến trúc, vi kiến trúc, các kiến trúc phản ứng, thay thế, phản ánh nguồn gốc và điều kiện thành tạo.

3.4.5  Xác định thứ tự thành tạo khoáng vật đối với đá magma, các tổ hợp cộng sinh khoáng vật đối với đá biến chất, phân biệt các khoáng vật tự sinh, thứ sinh và giai đoạn biến đổi đối với các đá trầm tích.

3.4.6  Chụp ảnh các phần lát mỏng có kiến trúc cấu tạo đặc trưng cho mẫu, nhóm đá tương tự mẫu đó.

3.4.7  Nếu trong mẫu có từ hai loại (lớp) đá trở lên, mô tả chi tiết cho từng loại đá và quan hệ giữa chúng.

3.4.8  Nhận xét về thạch luận của nhóm đá, đề xuất, khuyến cáo các nghiên cứu tiếp theo.

CHÚ THÍCH 1: Mu để phân tích thạch học chi tiết phải là các mẫu đặc trưng cho nhóm đá, thể địa chất, mẫu trong các đới biến đổi hoặc các mẫu có các kiến trúc, cấu tạo đặc trưng phn ánh điều kiện nguồn gốc thành tạo. Nên gi đến các nhà địa chất có trình độ chuyên môn sâu về từng nhóm đá hoặc các nhà địa chất có trình độ chuyên môn phân tích thạch học đã tng khảo sát thực địa tại các vùng có mẫu gửi phân tích.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Quy định gia công và phân tích mẫu thạch học, khoáng tướng trong điều tra địa chất, khoáng sản. Tập 1, Các Quy định kỹ thuật, 2005

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi