Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10736-9:2023 Không khí trong nhà - Phần 9: Xác định phát thải của các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10736-9:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10736-9:2023 ISO/FDIS 16000-9:2023 Không khí trong nhà - Phần 9: Xác định phát thải của các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Phương pháp buồng thử phát thải
Số hiệu: | TCVN 10736-9:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 29/12/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10736-9:2023
ISO/FDIS 16000-9:2023
KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ - PHẦN 9: XÁC ĐỊNH PHÁT THẢI CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI TỪ CÁC CÁC SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ ĐỒ NỘI THẤT - PHƯƠNG PHÁP BUỒNG THỬ PHÁT THẢI
Indoor air - Part 9: Determination of the emission of volatile organic compounds from building products and furnishing - Emission test chamber method
Lời nói đầu
TCVN 10736-9:2023 thay thế cho TCVN 10736-9:2016.
TCVN 10736-9:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/FDIS 16000-9:2023.
TCVN 10736-9:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10736 (ISO 16000) Không khí trong nhà gồm các phần sau:
- TCVN 10736-1: 2015 (ISO 16000-1:2004) Phần 1: Các khía cạnh chung của kế hoạch lấy mẫu;
- TCVN 10736-2:2015 (ISO 16000-2:2004) Phần 2: Kế hoạch lấy mẫu formaldehyt;
- TCVN 10736-3:2015 (ISO 16000-3:2011) Phần 3: Xác định formaldehyt và hợp chất cacbonyl khác trong không khí trong nhà và không khí trong buồng thử Phương pháp lấy mẫu chủ động;
- TCVN 10736-4:2015 (ISO 16000-4:2011) Phần 4: Xác định formaldehyt - Phương pháp lấy mẫu khuếch tán;
- TCVN 10736 5:2015 (ISO 16000-5:2007) Phần 5: Kế hoạch lấy mẫu đối với hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC);
- TCVN 10736-6:2023 (ISO 16000-6:2021) Phần 6: Xác định hợp chất hữu cơ (VVOC, VOC, SVOC) trong không khí trong nhà và trong buồng thử bằng cách lấy mẫu chủ động trên ống hấp phụ, giải hấp nhiệt và sắc ký khí sử dụng MS hoặc MS-FID;
- TCVN 10736-7:2016 (ISO 16000-7:2007) Phần 7: Chiến lược lấy mẫu để xác định nồng độ sợi amiăng truyền trong không khí;
- TCVN 10736-8:2016 (ISO 16000-8:2007) Phần 8: Xác định thời gian lưu trung bình tại chỗ của không khí trong các tòa nhà để xác định đặc tính các điều kiện thông gió;
- TCVN 10736 9:2023 (ISO/FIDS 16000-9:2023) Phần 9: Xác định phát thải của các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Phương pháp buồng thử phát thải;
- TCVN 10736 10:2016 (ISO 16000-10:2006) Phần 10: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Phương pháp ngăn thử phát thải;
- TCVN 10736-11.2023 (ISO/FDIS 16000 -11:2023) Phần 11: Xác định phát thải của các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Lấy mẫu, bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu thử,
- TCVN 10736-12:2016 (ISO 16000-12:2008) Phần 12: Chiến lược lấy mẫu đối với polycloro biphenyl (PCB), polycloro dibenzo-p-dioxin (PCDD), polycloro dibenzofuran (PCDF) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH);
- TCVN 10736-13:2016 (ISO 16000-13:2008) Phần 13: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo p-dioxin/polyclom dibenzofuran (PCDD/PCDF) - Thu thập mẫu trên cái lọc được hỗ trợ bằng chất hấp phụ;
- TCVN 10736-14:2016 (ISO 16000-14:2009) Phần 14: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) - Chiết, làm sạch và phân tích bằng sắc ký khí phân giải cao và khối phổ.
- TCVN 10736-15:2017 (ISO 16000-15:2008) Phần 15: Cách thức lấy mẫu nitơ dioxit (NO2).
- TCVN 10736-16:2017 (ISO 16000-16:2008) Phần 16: Phát hiện và đếm nấm mốc - Lấy mẫu bằng cách lọc.
- TCVN 10736-17:2017 (ISO 16000-17:2008) Phần 17: Phát hiện và đếm nấm mốc - Phương pháp nuôi cấy.
- TCVN 10736-18:2017 (ISO 16000-18:2011) Phần 18: Phát hiện và đếm nấm mốc - Lấy mẫu bằng phương pháp va đập.
- TCVN 10736-19:2017 (ISO 16000-19:2012) Phần 19: Cách thức lấy mẫu nấm mốc.
- TCVN 10736-20:2017 (ISO 16000 20:2014) Phần 20: Phát hiện và đếm nấm mốc - Xác định số đếm bào tử tổng số.
- TCVN 10736-21:2017 (ISO 16000-21:2013) Phần 21: Phát hiện và đếm nấm mốc - Lấy mẫu từ vật liệu.
- TCVN 10736-23:2017 (ISO 16000-23:2009) Phần 23: Thử tính năng để đánh giá sự giảm nồng độ formaldehyt do vật liệu xây dựng hấp thu.
- TCVN 10736-24:2017 (ISO 16000-24:2009) Phần 24: Thử tính năng để đánh giá sự giảm nồng độ hợp chất hữu cơ bay hơi (trừ fomaldehyt) do vật liệu xây dựng hấp thu.
- TCVN 10736-25:2017 (ISO 16000-25:2011) Phần 25: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bán bay hơi từ các sản phẩm xây dựng - Phương pháp buồng thử nhỏ.
- TCVN 10736-26:2017 (ISO 16000-26:2012) Phần 26: Cách thức lấy mẫu cacbon dioxit (CO2)
- TCVN 10736-27:2017 (ISO 16000-27:2014) Phần 27: Xác định bụi sợi lắng đọng trên bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) (phương pháp trực tiếp)
- TCVN 10736-28:2023 (ISO 16000 28:2020) Phần 28: Xác định phát thải mùi từ các sản phẩm xây dựng sử dụng buồng thử.
- TCVN 10736-29:2017 (ISO 16000-29:2014) Phần 29: Phương pháp thử dùng cho các thiết bị đo hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC).
- TCVN 10736-30:2017 (ISO 16000-30:2014) Phần 30: Thử nghiệm cảm quan của không khí trong nhà.
- TCVN 10736-31:2017 (ISO 16000-31:2014) Phần 31: Đo chất chống cháy và chất tạo dẻo trên nền hợp chất phospho hữu cơ-este axit phosphoric.
- TCVN 10736-32:2017 (ISO16000-32:2014) Phần 32: Khảo sát tòa nhà để xác định sự xuất hiện của các chất ô nhiễm.
- TCVN 10736 33:2017 (ISO 16000-33:2017) Phần 33: Xác định phtalat bằng sắc ký khí/khối phổ (GC/MS).
- TCVN 10736-34:2023 (ISO 16000-34:2018) Phần 34: Các chiến lược đo bụi trong không khí
- TCVN 10736-36:2023 (ISO 16000-36:2018) Phần 36: Phương pháp chuẩn sử dụng buồng thử nghiệm để đánh giá tốc độ giảm vi khuẩn trong không khí có thể nuôi cấy bằng máy lọc không khí
- TCVN 10736 37:202023 (ISO 16000-37:2019) Phần 37: Đo nồng độ khối lượng bụi PM2.5
- TCVN 10736 38:2023 (ISO 16000 38:2019) Phần 38: Xác định các amin trong không khí trong nhà và trong buồng thử nghiệm - Lấy mẫu chủ động trên các bộ lấy mẫu có chứa phin lọc tẩm axit phosphoric
TCVN 10736-39:2023 (ISO 16000-39:2019) Phần 39: Xác định các amin - Phân tích các amin bằng sắc ký lỏng (siêu) hiệu năng cao kết hợp với phép đo khối phổ độ phân giải cao hoặc hai lần khối phổ
- TCVN 10736-40:2023 (ISO 16000-40:2019) Phần 40: Hệ thống quản lý chất lượng không khí trong nhà.
Bộ ISO 16000 Indoor air còn có các phần sau:
- ISO 16000-41:2023 Indoor air-Part 41: Assessment and classification
- ISO 16000-42:2023 Indoor air - Part 42: Measurement of the particle number concentration by condensation particle counters
- ISO 16000-44:2023 Indoor air Part 44: Test method for measuring perceived indoor air quality for use in testing the performence of gas phase air cleaners.
Lời giới thiệu
Việc xác định các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phát thải từ các sản phẩm xây dựng bằng cách sử dụng buồng thử phát thải cùng với việc lấy mẫu, bảo quản mẫu đã được chuẩn hóa và chuẩn bị mẫu thử có mục đích như sau:
- Để cung cấp cho nhà sản xuất, nhà xây dựng và người sử dụng cuối cùng các số liệu về phát thải để đánh giá tác động của sản phẩm xây dựng lên chất lượng không khí trong nhà.
- Để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm tiên tiến.
Về nguyên tắc, phương pháp có thể được dùng cho phần lớn các sản phẩm xây dựng được sử dụng trong nhà.
Lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản vật liệu thử, và chuẩn bị mẫu thử được nêu trong TCVN 10736-11 (ISO/FDIS 16000-11). Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí để xác định VOC được quy định tại TCVN 10736-6 (ISO 16000-6) và ISO 16017-1.
Mô tả chung về buồng thử phát thải được nêu tại Phụ lục C.
Để xác định phát thải formaldehyt từ các gỗ dán phoomica, tham khảo EN 717-1:2004[12]. Quy trình đo đối với formaldehyt được nêu tại TCVN 10736-3 (ISO 16000-3)[2].
Việc xác định tốc độ phát thải của các mặt cắt được mô tả trong Phụ lục D.
Trong tiêu chuẩn này, để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, nhiệt độ và độ ẩm không khí thử nghiệm được đổi thành 25 °C và 65 %. Việc sửa đổi này không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ - PHẦN 9: XÁC ĐỊNH PHÁT THẢI CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI TỪ CÁC CÁC SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ ĐỒ NỘI THẤT - PHƯƠNG PHÁP BUỒNG THỬ PHÁT THẢI
Indoor air - Part 9: Determination of the emission of volatile organic compounds from building products and furnishing - Emission test chamber method
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử trong phòng thử nghiệm chung để xác định tốc độ phát thải riêng trên một diện tích của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) từ sản phẩm xây dựng hoặc đồ nội thất mới trong các điều kiện khí hậu xác định, về nguyên lý, phương pháp nay cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm đã bị lão hóa. Số liệu phát thải thu được có thể được dùng để tính toán nồng độ trong một phòng mẫu (xem Phụ lục B.1).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các buồng thử phát thải khác nhau được dùng để xác định sự phát thải của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng hoặc đồ nội thất.
Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho gỗ dán phoomica và các sản phẩm xây dựng khác, để xác định tốc độ phát thải của formaldehyt.
CHÚ THÍCH Về nguyên tắc, tiêu chuẩn này có thể được áp dụng để nghiên cứu các phát thải pha khí từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10736-6 (ISO 16000-6), Không khí trong nhà - Phần 6: Xác định hợp chất hữu cơ (VVOC, VOC SVOC) trong không khí trong nhà và trong buồng thử bằng cách lấy mẫu chủ động trên ống hấp phụ, giải hấp nhiệt và sắc ký khi sử dụng MS hoặc MS-FID
TCVN 10736-11 (ISO/FDIS 16000-11), Không khí trong nhà - Phần 11: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Lấy mẫu, bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu thử
ISO 554:1976, Standard atmospheres for conditioning and/or testing - Specifications (Không khí tiêu chuẩn để ổn định hóa và/hoặc thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật).
ISO 16017-1, Indoor, ambient and workplace air - Sampling and analysis of volatile organic compounds by sorbent tube/thermal desorption/capillary gas chromatography - Part 1: Pumped sampling (Không khí trong nhà, không khí xung quanh và không khí vùng làm việc - Lấy mẫu và phân tích hợp chất hữu cơ dễ bay hơi bằng ống hấp phụ/giải hấp nhiệt/sắc ký khí mao quản - Phần 1: Lấy mẫu bằng bơm)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Bội số trao đổi không khí (air change rate)
Tỉ số của thể tích của không khí sạch đi vào buồng thử phát thải trong một giờ và thể tích buồng thử phát thải trống đo được có cùng thứ nguyên như nhau.
3.2
Lưu lượng dòng không khí (air flow rate)
Thể tích không khí đi vào buồng thử phát thải trên thời gian.
3.3
Vận tốc không khí (air velocity)
Tốc độ không khí qua bề mặt của mẫu thử (3.13).
3.4
Lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích (area specific airflow rate)
Tỉ số giữa lưu lượng dòng không khí (3.2) cấp với diện tích của mẫu thử (3.13).
3.5
Sản phẩm xây dựng (building product)
Sản phẩm được tạo ra để kết hợp theo một cách lâu dài trong các công trình xây dựng.
3.6
Buồng thử phát thải (emission test chamber)
Buồng kín các thông số vận hành được kiểm soát để xác định hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phát thải từ mẫu (3.10) hoặc sản phẩm xây dựng (3.2).
CHÚ THÍCH 1 Kích thước buồng thử phụ thuộc vào ứng dụng yêu cầu nhưng tối thiểu cần bằng 20 L.
3.7
Nồng độ của buồng thử phát thải (emission test chamber concentration)
Nồng độ của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (3.15) cụ thể, VOCx, (hoặc nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) đo được tại đầu ra của buồng thử phát thải.
3.8
Hệ số chịu tải sản phẩm (product loading factor)
Tỉ số của diện tích bề mặt tiếp xúc của mẫu thử (3.13) với thể tích buồng thử phát thải trống.
3.9
Độ thu hồi (recovery)
Khối lượng đo được của một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đích (3.12) trong không khí ra khỏi buồng thử phát thải trong khoảng thời gian đã cho chia cho khối lượng của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đích được bổ sung vào buồng thử phát thải trong cùng khoảng thời gian, biểu thị bằng phần trăm.
CHÚ THÍCH Độ thu hồi cung cấp thông tin về hiệu suất của toàn bộ phương pháp.
3.10
Mẫu (sample)
Phần hoặc mảnh của sản phẩm xây dựng (3.2) đại diện của sản phẩm.
3.11
Tốc độ phát thải riêng (specific emission rate)
EA
Tốc độ riêng theo sản phẩm mô tả khối lượng của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (3.15) phát ra từ một mẫu thử (3.13) theo thời gian tại một thời điểm được chọn từ khi bắt đầu thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 1 Một số tốc độ phát thải riêng khác có thể được xác định theo các yêu cầu khác nhau, ví dụ tốc độ phát thải riêng theo chiều dài, El, tốc độ phát thải riêng theo khối lượng Em tốc độ phát thải riêng theo thể tích Ev, và tốc độ phát thải riêng theo đơn vị Eu.
CHÚ THÍCH 2 Thuật ngữ "tốc độ phát thải riêng theo diện tích” đôi khi được dùng song song với thuật ngữ “hệ số phát thải”.
3.12
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đích (target volatile organic compound)
VOC (3.15) cụ thể được xác định là hóa chất đích trong tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật.
3.13
Mẫu thử (test specimen)
Phần của mẫu (3.10) được chuẩn bị đặc biệt cho thử nghiệm phát thải trong buồng thử phát thải để mô phỏng cách thức phát thải của vật liệu hoặc sản phẩm được thử nghiệm.
3.14
Tổng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (total volatile organic compound)
TVOC
Tổng nồng độ của các VOC (3.15) đã nhận diện hoặc chưa nhận diện khi rửa giải trong dải kể từ n- hexan đến n-hexadecan.
CHÚ THÍCH 1 Để định lượng hợp chất hữu cơ được nhận diện, sử dụng từng đáp ứng của chúng. Diện tích của pic chưa nhận dạng được chuyển đổi từ khối lượng phân tử dựa trên nồng độ sử dụng hệ số đáp ứng toluen[2].
CHÚ THÍCH 2 Vì các lý do thực tế được xem xét đối với buồng thử, định nghĩa này hơi khác so với định nghĩa nêu tại TCVN 10736-6 (ISO 16000-6). Trong TCVN 10736-6 (ISO 16000-6), TVOC liên quan đến môi trường lấy mẫu Tenax TA®1) mà trên đó TVOC được hấp phụ.
3.15
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compound)
VOC
Hợp chất hữu cơ phát thải từ mẫu thử (3.13) và tất cả hợp chất được phát hiện trong không khí ở lối ra của buồng thử.
CHÚ THÍCH 1 Vì các lý do thực tế được xem xét đối với buồng thử, định nghĩa này hơi khác so với định nghĩa nêu tại TCVN 10736-6 (ISO 160006).
CHÚ THÍCH 2 Phương pháp thử phát thải đưa ra trong tiêu chuẩn này là tối ưu đối với khoảng được quy định bằng xác định tổng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (TVOC) (3.14).
4 Ký hiệu và chữ viết tắt
4.1 | Ký hiệu |
|
ρx | Nồng độ khối lượng của VOCx trong buồng thử phát thải | μg/m3 |
L | Hệ số chịu tải của sản phẩm | m2/m3 |
n | Bội số trao đổi không khí | h-1 |
q | Lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích (= n/L) | m3/(m2.h) |
EA | Tốc độ phát thải riêng theo diện tích | μg/(m2.h) |
t | Thời gian sau khi bắt đầu thử nghiệm | h hoặc d |
4.2 Chữ viết tắt
RH (relative humidity) | Độ ẩm tương đối |
QAPP (quality assurance project plan) | Kế hoạch dự án đảm bảo chất lượng |
QA/QC (quality assurance and quality control) | Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng |
TVOC (total volatile organic compound) | Tổng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi |
VOC (volatile organic compound) | Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi |
VOCx (individual VOC) | Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi riêng lẻ |
5 Nguyên lý
Nguyên lý của thử nghiệm là để xác định tốc độ phát thải riêng theo diện tích của VOC phát ra từ các sản phẩm xây dựng. Thử nghiệm được thực hiện trong buồng thử phát thải tại nhiệt độ không đổi, độ ẩm tương đối của không khí và lưu lượng riêng dòng khí theo diện tích. Không khí trong buồng thử phát thải được trộn hoàn toàn (xem 9.6), và đo nồng độ VOC trong không khí tại đầu ra đại diện cho nồng độ không khí trong buồng thử phát thải.
Tốc độ phát thải riêng theo diện tích tại thời gian đã cho, t, được tính từ nồng độ không khí trong buồng thử phát thải và lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích, q, (xem Điều 13).
Với nồng độ trong không khí đã biết, dòng khí đi qua buồng thử phát thải và diện tích bề mặt của mẫu thử, có thể xác định tốc độ phát thải riêng theo diện tích của VOC từ sản phẩm trong điều kiện thử.
6 Hệ thống buồng thử phát thải
6.1 Khái quát
Phương tiện được thiết kế và vận hành để xác định tốc độ phát thải riêng theo diện tích đối với VOC đã phát thải từ các sản phẩm xây dựng phải gồm: buồng thử phát thải, máy tạo không khí sạch và hệ thống tạo ẩm, hệ thống trộn không khí, hệ thống giám sát và kiểm soát để đảm bảo thử nghiệm được tiến hành theo các điều kiện cụ thể [4],[5].
Các yêu cầu và quy định chung áp dụng cho tất cả buồng thử phát thải trong tiêu chuẩn này được nêu tại 6.2 đến 6.6.
Các hoạt động đảm bảo/kiểm soát chất lượng phải được tiến hành như được nêu tại Phụ lục A.
Mô tả chung và buồng thử phát thải được trình bày tại Phụ lục C và Hình C.1.
6.2 Vật liệu buồng thử phát thải
Buồng thử phát thải và các phần của hệ thống lấy mẫu tiếp xúc với VOC đã phát thải (tất cả ống và khớp nối) thường được làm bằng thép không gỉ đã được xử lý bề mặt (đánh bóng) hoặc bằng thủy tinh.
Các vật liệu khác có thể được sử dụng cho thiết bị trộn, ví dụ quạt và cho vật liệu gắn kín. Các vật liệu này phải phát thải thấp, có độ hấp thụ thấp và phải được thử trong buồng thử để xác nhận chúng không đóng góp vào nồng độ nền của buồng thử phát thải (xem 6.6).
6.3 Thiết bị cung cấp không khí và trộn
Buồng thử phát thải phải có các thiết bị (ví dụ bộ kiểm soát lưu lượng khối lượng điện tử) có khả năng kiểm soát liên tục bội số trao đổi không khí tại một giá trị cố định với độ chính xác ± 5 %.
Buồng thử phát thải phải được thiết kế đảm bảo không khí trong buồng thử phát thải được hòa trộn thích hợp. Các yêu cầu được nêu tại 9.6.
CHÚ THÍCH Quạt, bộ khuếch tán lối vào nhiều cửa và bộ khuếch tán ở lối ra, sàn đục lỗ, tấm vách ngăn được sử dụng để đạt được sự hòa trộn hoàn toàn.
6.4 Tính kín khí
Buồng thử phát thải phải kín khí để tránh sự trao đổi không khí với không khí bên ngoài không kiểm soát được.
Buồng thử phát thải phải được vận hành ở áp suất cao hơn áp suất không khí để tránh ảnh hưởng từ không khí phòng thử nghiệm.
Buồng thử phát thải được xem là kín khí hoàn toàn nếu ít nhất một trong các yêu cầu sau được đáp ứng:
- Độ rò rỉ không khí nhỏ hơn 0,5 % thể tích buồng thử trên phút ở áp suất 1000 Pa.
- Độ rò rỉ không khí nhỏ hơn 0,5 % lưu lượng khí cung cấp.
6.5 Thiết bị lấy mẫu không khí
Không khí xà (tại đầu ra buồng thử phát thải) phải được dùng để lấy mẫu, mặc dù có thể sử dụng cửa lấy mẫu tách biệt trong buồng thử phát thải, miễn là không khí được lấy mẫu là tương đương với không khí xả.
Ống chia dòng thiết bị lấy mẫu cần hướng trực tiếp vào đầu ra của dòng khí. Nếu một ống được dùng, ống càng ngắn càng tốt và được duy trì ở nhiệt độ bằng với nhiệt độ của buồng thử phát thải.
Tổng dòng không khí lấy mẫu không được vượt quá 80 % lưu lượng dòng khí đến buồng thử phát thải để tránh sự giảm áp.
Ống chia dòng thiết bị lấy mẫu nhiều cổng có thể được dùng nhằm tạo độ linh hoạt cho việc lấy mẫu đúp không khí. Có thể buồng trộn nằm giữa buồng thử phát thải và ống chia dòng hoặc giữa lối vào không khí với buồng thử phát thải để cho phép bổ sung và trộn các khí chuẩn nội với dòng không khí của buồng thử phát thải.
Khí xả từ buồng thử phát thải cần phải được dẫn bằng ống vào tủ hút khí, đảm bảo rằng mọi hóa chất thải ra từ vật liệu thử được cách ly với môi trường phòng thử nghiệm.
6.6 Độ thu hồi và hiệu ứng “chìm lắng”
Độ thu hồi của VOC đích có thể được xác định khi sử dụng nguồn VOC đã biết tốc độ phát thải riêng trong buồng thử phát thải. Nồng độ được tạo ra có độ lớn tương tự với nồng độ dự đoán trong suốt thời gian thử nghiệm phát thải của sản phẩm xây dựng.
Phép thử độ thu hồi phải được thực hiện trong buồng thử khi sử dụng toluen và n-dodecan. Nồng độ buồng thử phải được xác định tại 72 h sau khi bắt đầu phép thử (nghĩa là phép thử bắt buộc thứ nhất, xem 12.3). Độ thu hồi trung bình phải lớn hơn 80 % toluen và n-dodecan. Phải báo cáo kết quả của phép thử thu hồi (nồng độ dự kiến so với nồng độ đo được).
Các thông tin bổ sung xem Phụ lục A.
CHÚ THÍCH 1 Có thể xảy ra độ thu hồi thấp của VOC ưa ẩm trong không khí ẩm.
CHÚ THÍCH 2 Hiệu ứng chìm lắng, rò rỉ hoặc hiệu chuẩn kém có thể gây ra những khó khăn để đáp ứng được với những yêu cầu tối thiểu. Đặc tính chìm lắng và hấp thụ phụ thuộc rất nhiều vào loại hợp chất phát thải. Có thể sử dụng phép thử độ thu hồi bổ sung dùng VOC đích với khối lượng phân tử và độ phân cực khác nhau để nâng cao hiểu biết các hiệu ứng này.
7 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị cần để tiến hành phép thử phát thải được nêu dưới đây.
7.1 Thiết bị cung cấp không khí sạch, ví dụ không khí đã tinh chế có áp suất hoặc không khí tổng hợp trong bình khí.
7.2 Hệ thống buồng thử phát thải.
7.3 Hệ thống tạo ẩm.
7.4 Hệ thống quan trắc độ ẩm, nhiệt độ và vận tốc không khí.
7.5 Đồng hồ đo lưu lượng không khí.
7.6 Tác nhân làm sạch đối với thành buồng thử phát thải hoặc thiết bị để giải hấp nhiệt.
7.7 Thiết bị để đo việc trộn không khí.
7.8 Phương tiện cho thử nghiệm độ thu hồi.
8 Điều kiện thử
8.1 Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí
Sản phẩm phải được thử ở nhiệt độ 25 °C và độ ẩm tương đối của không khi 65 % RH trong thử nghiệm phát thải theo ISO 554. Dung sai là ± 1 °C và ± 5 % RH.
Đối với sản phẩm có ứng dụng trong điều kiện khí hậu khác, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí khác có thể được dùng, nên theo quy định tại ISO 554.
CHÚ THÍCH Có thể quan sát được những biến đổi ban đầu trong khí hậu buồng thử phát thải sau khi mở cửa buồng thử phát thải và lấy một mẫu thử. Mẫu thử ướt dẫn đến độ ẩm tăng trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
8.2 Chất lượng không khí cung cấp và nồng độ nền
Không khí cấp phải không chứa VOC ở mức lớn hơn các yêu cầu về nền của buồng thử phát thải.
Nồng độ nền phải đủ thấp để không gây cản trở đến phép xác định phát thải nằm ngoài giới hạn đảm bảo chất lượng.
Nồng độ nền của TVOC phải thấp hơn 20 μg/m3. Nồng độ nền của bất kỳ một VOC đích nào phải nhỏ hơn 2 μg/m3.
Nước được dùng để tạo ẩm phải không chứa các VOC gây cản trở.
8.3 Vận tốc không khí
Vận tốc không khí gần bề mặt của mẫu thử phải nằm trong khoảng từ 0,1 m/s đến 0,3 m/s.
CHÚ THÍCH 1 Thời gian trung bình 1 min là phù hợp cho phép đo vận tốc không khí.
CHÚ THÍCH 2 Vận tốc không khí có thể là quan trọng đối với sự phát thải bay hơi được kiểm soát, ví dụ từ một số sản phẩm thể lỏng. Điều này phụ thuộc vào chất nền.
8.4 Lưu lượng khí riêng theo diện tích và bội số trao đổi không khí
Nồng độ buồng thử phát thải phụ thuộc vào lưu lượng khí riêng theo diện tích được lựa chọn như một thông số trong thiết kế điều kiện thử phát thải.
9 Kiểm tra xác nhận điều kiện thử
9.1 Khái quát
Tất cả biện pháp kiểm soát phải truy nguyên được đến chuẩn đã được chứng nhận theo chương trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng (xem Phụ lục A). Nhiệt độ, độ ẩm không khí tương đối và lưu lượng dòng không khí phải được giám sát và ghi lại liên tục với độ chính xác đủ lớn.
9.2 Hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí
Kiểm soát nhiệt độ có thể được thực hiện bằng cách đặt buồng thử phát thải trong một vị trí được kiểm soát với nhiệt độ yêu cầu hoặc bằng cách duy trì nhiệt độ trong buồng thử phát thải. Trong trường hợp sau, thành của buồng thử phát thải phải được cách ly hiệu quả để tránh ngưng tụ hơi ẩm lên trên thành bên trong của buồng thử phát thải.
Kiểm soát độ ẩm tương đối của không khí có thể thực hiện bằng kiểm soát độ ẩm bên ngoài hệ thống cấp khí sạch.
CHÚ THÍCH Nếu kiểm soát độ ẩm không khí bên trong của buồng thử phát thải, phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa khí thử nghiệm mẫu hút ẩm hoặc mẫu thử ướt. Sự ngưng tụ hoặc bị phun nước có thể bị lắng đọng.
Phải đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí độc lập với hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm không khí.
9.3 Bội số trao đổi không khí trong buồng thử phát thải
Bội số trao đổi không khí phải được kiểm tra thường xuyên với tần suất tối thiểu 12 tháng một lần, bằng cách sử dụng hoặc đồng hồ đo khí đã được hiệu chuẩn hoặc quy trình khí đánh dấu như nêu ở Phụ lục D. Bội số trao đổi không khí phải không quá ± 3 % giá trị đặt.
Nếu phép thử được tiến hành ở lối ra có đồng hồ đo thể tích khí/đồng hồ đo lưu lượng khí không được lắp đặt lâu dài, thì cần phải biết áp suất ngược được đưa vào thiết bị có thể thấp hơn lưu lượng đi qua buồng thử phát thải.
9.4 Tính kín khí của buồng thử phát thải
Tính kín khí của buồng thử phát thải phải được kiểm tra thường xuyên, bằng phép đo độ giảm áp hoặc so sánh phép đo lưu lượng đồng thời tại cổng vào và cổng ra; hoặc bằng cách đo sự pha loãng khí đánh dấu, xem 6.4.
9.5 Vận tốc không khí trong buồng thử phát thải
Vận tốc không khí trong buồng thử phát thải phải được đo ít nhất ở một vị trí; qua điểm giữa của mẫu thử, tại một khoảng cách 10 mm cách bề mặt tiếp xúc của mẫu thử. Nếu kích thước và cấu hình của mẫu thử ngăn cản dòng khí thì phải chọn điểm đo bổ sung.
CHÚ THÍCH Thiết bị phù hợp cho phép đo vận tốc không khí là một dây nóng hoặc thiết bị đo gió màng mỏng được hiệu chuẩn trong khoảng 0,1 m/s đến 0,5 m/s.
9.6 Hiệu suất của việc phối trộn khí bên trong buồng thử phát thải
Các thử nghiệm để xác định hiệu suất của việc trộn không khí phải được tiến hành với mẫu thử hoặc chất nền trơ của mẫu thử được đặt trong buồng thử.
Để xác định không khí buồng thử được trộn đầy đủ, có thể pha trộn một khí đánh dấu có trong không khí đầu vào ở nồng độ và lưu lượng không đổi, và đo nồng độ ở đầu ra buồng thử theo thời gian. Nồng độ buồng thử tại một thời điểm được so sánh với đồ thị theo lý thuyết của buồng thử được trộn hoàn toàn. Một quy trình sẽ được điều chỉnh đồ thị theo lý thuyết bằng bình phương tối thiểu khớp với số liệu đo được sử dụng thể tích buồng thử như một biến số. Nó có thể được so sánh với thể tích buồng thực tế với thể tích buồng “xuất hiện” dựa trên sự khớp đồ thị [7]. Không khí trong buồng cần phải được trộn phù hợp trong khoảng 10 % của mô hình trộn hoàn toàn theo lý thuyết.
10 Mẫu thử
Các nghiên cứu phát thải VOC từ sản phẩm xây dựng trong buồng thử phát thải đòi hỏi xử lý phù hợp sản phẩm trước khi thử.
Tuân theo quy trình về chuẩn bị mẫu thử như được quy định ở TCVN 10736-11 (ISO/FDIS 16000-11).
CHÚ THÍCH Nếu việc chuẩn bị mẫu thử của sản phẩm thử không được nêu trong TCVN 10736-11 (ISO/FDIS 16000-11) thì các tiêu chuẩn và/hoặc phương pháp thử khác cũng có thể được sử dụng làm viện dẫn.
11 Chuẩn bị buồng thử phát thải
Buồng thử phát thải phải được làm sạch để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu tại 8.2. Việc làm sạch được thực hiện bằng cách rửa bề mặt bên trong của buồng thử phát thải với chất tẩy rửa kiểm, sau đó tráng hai lần riêng biệt bằng nước mới cất. Buồng thử phát thải sau đó được sấy khô và làm sạch ở điều kiện thử. Buồng thử phát thải có thể được làm sạch bằng giải hấp nhiệt.
12 Phương pháp thử
12.1 Nồng độ nền
Mẫu không khí của nền buồng thử phát thải được lấy trước khi bắt đầu một phép thử phát thải mới, để định lượng về bất kỳ sự đóng góp nào của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi với buồng thử phát thải trống.
Nồng độ nền phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại 8.2.
12.2 Vị trí mẫu thử trong buồng thử phát thải
Mẫu thử phải được đặt ở trung tâm của buồng thử để đảm bảo dòng không khí được phân bố đều trên toàn bộ bề mặt phát thải của mẫu thử.
12.3 Thời gian cần cho phép đo nồng độ không khí trong buồng thử
Phép đo nồng độ phải được tiến hành tại thời điểm được xác định trước. Tùy thuộc vào mục tiêu của phép thử, có thể phù hợp để lấy mẫu không khí tại các thời điểm bổ sung. Khoảng thời gian lấy mẫu không khí cho phép đo nồng độ phụ thuộc vào phương pháp phân tích được dùng và phải được lập thành tài liệu.
Nếu không quy định, phải lấy mẫu kép không khí tại 72 h và tại 28 ngày sau khi bắt đầu phép thử. Khi việc lấy mẫu không khí được thực hiện trước 7 ngày kể từ khi bắt đầu thử nghiệm thì có thể chấp nhận dung sai ± 1 h đối với thời gian đã chọn. Khi việc lấy mẫu không khí được thực hiện sau 7 ngày kể từ khi bắt đầu thử nghiệm thì có thể chấp nhận dung sai ± 6 h đối với thời gian đã chọn. Thời gian lấy mẫu được báo cáo phải là điểm giữa của khoảng thời gian lấy mẫu.
Sau khi kết thúc phép thử phát thải, buồng thử phát thải phải được làm sạch theo Điều 11.
Khoảng thời gian thử phát thải được xác định theo mục đích của thử nghiệm. Mẫu thử phải được giữ trong buồng thử trong toàn bộ thời gian thử để cung cấp kết quả thử có thể so sánh được.
CHÚ THÍCH 1 Ổn định trước mẫu thử (thời gian sấy hoặc đóng rắn) có thể được thực hiện bên ngoài buồng thử trước khi thử nghiệm theo mục đích thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 2 Nếu yêu cầu các nghiên cứu phân rã, mẫu không khí có thể được lấy sau 1, 3, 7, 14, 28 và 56 ngày, hoặc dài hơn, sau khi bắt đầu thử nghiệm.
13 Tính tốc độ phát thải riêng trên một diện tích và biểu thị kết quả
Tại một điều kiện thử đã cho, ρx phụ thuộc vào tốc độ phát thải riêng theo đơn vị diện tích của mẫu thử và lưu lượng dòng khí đi qua buồng thử phát thải. Đối với từng VOC, hợp chất xác định trong vật liệu và trong nền mẫu phải được trừ đi theo hợp chất. Đối với TVOC, phải trừ đi nền đo được. Tương quan giữa ρx, tốc độ phát thải riêng trên một đơn vị diện tích (EA) và lưu lượng dòng khí riêng trên đơn vị diện tích (q) của buồng thử phát thải được biểu thị như sau:
ρx = EA . (L/n) = EA / q tại thời điểm t | (1) |
Công thức (1) chỉ ra lưu lượng riêng dòng khí theo diện tích, q, bằng với tỉ số n/L. Đối với sản phẩm đã biết được thử trong điều kiện buồng thử phát thải đã biết, nồng độ VOCx phụ thuộc vào lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích.
Nồng độ đo được, ρx, của VOC trong không khí đầu ra từ buồng thử phát thải phải được chuyển đổi thành tốc độ phát thải riêng theo diện tích EA. ρx là nồng độ trung bình của VOCx được tính từ mẫu không khí đúp như được mô tả tại 12.3
EA = ρx. q tại thời điểm t | (2) |
Kết quả phải tương quan với thời gian của phép đo phát thải sau khi đặt mẫu thử vào buồng thử phát thải và có thể được báo cáo định lượng theo tốc độ phát thải riêng theo diện tích, của từng VOC và/hoặc TVOC theo mục đích của phép thử.
Tổng của các hợp chất phát thải, TVOC, cần phải được xem xét chỉ như một hệ số cụ thể với sản phẩm được nghiên cứu và chỉ được dùng cho việc so sánh các sản phẩm có trong hồ sơ VOC đích tương tự nhau.
CHÚ THÍCH Một số trường hợp, tốc độ phát thải riêng theo diện tích có thể được tính từ các số liệu nồng độ theo thời gian, hoặc bằng các biện pháp dùng mô hình toán học khác nhau, ví dụ phân rã bậc nhất từ số liệu nồng độ thời gian. Phương pháp này và các mô hình khác được viện dẫn tại Tài liệu tham khảo [6] và [7],
14 Đặc tính tính năng
Đặc tính tính năng của phương pháp thử khi được áp dụng đồng thời với TCVN 10736-6 (ISO 16000-6), được nêu tại TCVN 10736-6 (ISO 16000-6) và ISO 16017-1.
15 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau:
a) Phòng thử nghiệm:
1) Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm;
2) Tên người chịu trách nhiệm
3) Mô tả thiết bị và phương pháp được dùng (buồng thử, hệ thống không khí sạch, kiểm soát môi trường, bộ mẫu, thiết bị phân tích, tạo chuẩn và hiệu chuẩn );
b) Mô tả mẫu:
1) Loại sản phẩm (và tên thương hiệu nếu phù hợp);
2) Quá trình lựa chọn mẫu (ví dụ ngẫu nhiên);
3) Lịch sử sản phẩm (ngày sản xuất, ngày lấy mẫu, ngày gửi mẫu, ngày mẫu đến phòng thử nghiệm, các điều kiện bảo quản và vận chuyển nếu các điều kiện được nêu trong TCVN 10736-11 (ISO/FDIS 16000-11) không đáp ứng);
c) Chuẩn bị mẫu thử
1) Ngày và thời gian mờ gói và chuẩn bị mẫu thử (giờ, ngày, tháng và năm);
2) Phương pháp chuẩn bị, bao gồm cả độ dày và chất nền, kể cả đối với sản phẩm thể lỏng chất nền, lượng trên đơn vị diện tích, và/hoặc độ dày;
d) Điều kiện và quy trình thực nghiệm:
1) Ngày thử và tiêu chuẩn sử dụng;
2) Điều kiện buồng thử (nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, bội số trao đổi không khí, vận tốc không khí);
3) Diện tích mẫu thử và hệ số tải;
4) Lấy mẫu VOC đã phát thải (chất hấp phụ được dùng, thể tích được lấy mẫu, khoảng thời gian lấy mẫu và thời gian sau khi đưa mẫu vào buồng thử);
5) Các sai lệch so với quy trình hoặc những bất thường quan sát được;
e) Phân tích số liệu:
Mô tả phương pháp được dùng để thu được tốc độ phát thải riêng từ nồng độ buồng thử đo được (mô hình toán học cụ thể hoặc công thức toán học được dùng);
f) Kết quả:
Tốc độ phát thải riêng phải được báo cáo cho từng mẫu thử, cho từng VOC và/hoặc TVOC, tại thời điểm lấy mẫu không khí;
g) Đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng:
1) Nồng độ nền của các hợp chất thử trong buồng thử;
2) Số liệu độ thu hồi của toluen và n-dodecan (để đánh giá hiệu ứng chậu);
3) Kết quả lấy mẫu/phân tích mẫu đúp;
4) Chất lượng của các biến số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, bội số trao đổi không khí, vận tốc không khí).
Phụ lục A
(Quy định)
Hệ thống đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng
A.1 Khái quát
Thử nghiệm trong buồng nhỏ phát thải chất hữu cơ từ vật liệu/sản phẩm trong nhà phải được tiến hành trong khuôn khổ của một kế hoạch dự án đảm bảo chất lượng (QAPP). QAPP phải bao gồm một bản mô tả dự án, mục tiêu chất lượng dữ liệu/tiêu chí được chấp nhận, hoạt động/cách tiếp cận QA/QC và đánh giá QA/QC.
A.2 Mô tả dự án
Mô tả ngắn gọn phải bao gồm vật liệu được thử; cách thức thử nghiệm được tiến hành và người chịu trách nhiệm về các hoạt động dự án khác nhau. Thiết kế thực nghiệm dự án cần phải gồm thông tin cần thiết đối với các phần của QAPP này.
A.3 Mục tiêu/tiêu chí chấp nhận chất lượng dữ liệu
Phần này của QAPP xác định ra độ chụm, độ chính xác và tính hoàn chỉnh mong muốn đối với từng thông số được đo.
A.4 Cách tiếp cận/hoạt động QA/QC[9]
Loại hoạt động QA/QC có thể được quy định trong QAPP bao gồm thiết lập một hệ thống bản ghi/sổ tay để đảm bảo vận hành của thiết bị phù hợp và ghi lại các số liệu, như:
a) Nhật ký mẫu để ghi lại giao nhận mẫu, bảo quản và sắp xếp vật liệu;
b) Chuẩn bị chuẩn GC để lập hồ sơ tất cả các hợp chất hữu cơ;
c) Bộ ghi ống thấm để ghi lại số liệu khối lượng mất đối với tất cả các ống thấm;
d) Bộ ghi hiệu chuẩn chứa số liệu hiệu chuẩn hệ thống môi trường;
e) Bộ ghi bảo dưỡng thiết bị để lập hồ sơ bảo dưỡng và sửa chữa tất cả thiết bị;
f) Bộ ghi thử nghiệm vật liệu trong đó để ghi tất cả thông tin thích hợp cho từng thử nghiệm, kể cả chi tiết mẫu, số ID mẫu, và số ID phân tích GC;
g) Bộ ghi làm sạch/giải hấp cactric chất hấp phụ chi tiết làm sạch nhiệt và kiểm tra xác nhận QC của cactric chất hấp phụ;
h) Bộ ghi điện tử tách biệt để lập tài liệu vị trí và nội dung của số liệu được lưu giữ bằng điện tử;
i) Vận hành quản lý thông thường hoặc tất cả các thiết bị được dùng cho dự án.
Các hoạt động QC được tiến hành bởi nhân viên dự án theo thông lệ, cách thức thống nhất để cung cấp những phản hồi cần thiết trong vận hành của tất cả hệ thống đo. Các hoạt động như vậy có thể bao gồm:
- Bảo dưỡng thông lệ và hiệu chuẩn hệ thống;
- Ghi chép hàng ngày của độ chính xác và độ chụm hiệu chuẩn GC (nghĩa là kiểm soát đồ thị);
- Quan trắc theo thời gian phần trăm độ thu hồi của chuẩn nội được bổ sung vào tất cả các mẫu;
- Thu thập và phân tích mẫu đúp;
- Kiểm tra QC ống chất hấp phụ hữu cơ;
- Phân tích định kỳ các khí đánh giá được cung cấp bởi một nguồn độc lập.
A.5 Đánh giá QA/QC
Cuối cùng, chương trình QA/QC phải bao gồm các đánh giá định kỳ bởi nhân viên QA để đánh giá sự phù hợp với chương trình QAPP.
Phụ lục B
(Tham khảo)
Ví dụ về hệ số tải cho một phòng mẫu
Bảng B.1 - Ví dụ hệ số tải cho một phòng mẫu
Phòng mẫua | Hệ số tải m2/m3 |
30 m2, n = 0,5 h-1 |
|
Diện tích sàn hoặc trần = 12 m2 | 0,4 |
Diện tích tường = 31,4 m2 | 1.0 |
Bề mặt nhỏ | 0,05 |
- Cửa ra vào = 1,6 m2 - Cửa sổ = 2 m2 - Hệ thống sưởi = riêng lẻ |
|
Bề mặt rất nhỏ (keo dán, vữa) = 0,2 m2 | 0,007 |
a Xem EN 16516[8] |
|
Phụ lục C
(Tham khảo)
Mô tả khái quát buồng thử phát thải
CHÚ DẪN
1 Đầu vào không khí
2 Bộ lọc không khí
3 Bộ hệ thống điều hòa không khí
4 Bộ điều khiển lưu lượng không khí
5 Đồng hồ đo lưu lượng không khí
6 Buồng thử
7 Thiết bị để tuần hoàn không khí và kiểm soát vận tốc không khí
8 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm không khí và vận tốc không khí
9 Hệ thống quan trắc nhiệt độ và độ ẩm không khí
10 Đầu ra cửa xả
11 Hệ thống ống chia dòng để lấy mẫu không khí
Hình C.1 - Mô tả khái quát của buồng thử phát thải
Phụ lục D
(Tham khảo)
Xác định tốc độ phát thải của các đường nối và mặt cạnh cắt
Phụ lục này mô tả ảnh hưởng của các đường nối và mặt cắt cạnh lên sự phát thải VOC bao gồm cả formaldehyt từ các sản phẩm gỗ composit, đặc biệt là các vật liệu có bề mặt được bọc, Vật liệu thử nghiệm không có đường nối hở và các mặt cắt cạnh sẽ đánh giá thấp lượng phát thải từ mẫu thử. Do đó, có khả năng mẫu thử sẽ được dán nhãn không phù hợp và sự phát thải có thể không phản ánh sự phát thải trong quá trình lắp đặt thực tế. Do đó, tỷ lệ các đường nối lộ ra và các mặt cắt cạnh trên diện tích bề mặt phía trên phải được báo cáo.
Tài liệu tham khảo [9] đến [13] cung cấp thêm các thông tin về tốc độ phát thải của các đường nối và mặt cắt cạnh.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] EN 717-1, Wood-based panels - Determination of formaldehyde release - Part 1: Formaldehyde emission by the chamber method
[2] TCVN 10736-3 (ISO 16000-3), Không khí trong nhà - Phần 3: Xác định formaldehyt và hợp chất cacbonyl khác trong không khí trong nhà và không khí trong buồng thử - Phương pháp lấy mẫu chủ động
[3] ECA (European Collaborative Action "Indoor Air Quality and its Impact on Man"]. Total Volatile Organic Compounds (TVOC) in Indoor Air Quality Investigations. Report No. 19, EUR 17675 EN. Luxembourg: Official Publications of the European Communities, 1997
[4] EC A (European Collaborative Action "Indoor Air Quality and its Impact on Man"). Guideline for the characterization of volatile organic compounds emitted from indoor materials and products using small emission test chambers. Report No. 8, EUR 13593 EN. Luxembourg: Official Publications of the European Communities, 1991
[5] EC A (European Collaborative Action "Indoor Air Quality and its Impact on Man']. Evaluation of VOC Emissions from Building Products - Solid Flooring Materials. Report No. 18, EUR 17334 EN. Luxembourg: Official Publications of the European Communities, 1997
[6] ASTM D5226-17, Standard Guide for Small Scale Environmental Chamber Determinations of Organic Emissions from Indoor Materials
[7] EC A (European Collaborative Action "Indoor Air Quality and its Impact on Man"). Formaldehyde emissions from wood based panels: guideline for the establishment of steady state concentrations in emission test chambers. Report No. 2, EUR 12196 EN. Luxembourg: Official Publications of the European Communities, 1989
[8] EN 16516, Construction products: Assessment of release of dangerous substances - Determination of emissions into indoor air
[9] An J. Y. et al.2011). ", Formaldehyde and TVOC emission behavior of laminate flooring by structure of laminate flooring and heating condition." J Hazard Mater 187(1-3): 44-51
[10] Chen w. et al.2018).", Formaldehyde emissions from seams and cut edges of laminate flooring: Implications for emission testing protocols and exposure estimation." Building and Environment 143: 652-660.
[11] Finnish Ml Emission Classification of Building Materials: Protocol for Chemical and Sensory Testing of Building Materials, Version 15.11.2017
[12] German DIBt Test Scheme [need specific reference document]
[13] He z. et al.2019], ", An improved mechanism-based model for predicting the long-term formaldehyde emissions from composite wood products with exposed edges and seams." Environ Int 132:105086
1) Tenax TA® là tên thương mại của một sản phẩm được cung cấp bởi Supelco, Inc.. Thông tin này đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này. Các sản phẩm tương đương có thể được dùng nếu cho kết quả tương đương.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.