Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 302/TB-VPCP 2022 kết luận về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 302/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 302/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành: | 26/09/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Thông báo 302/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 302/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2022 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ VĂN THÀNH TẠI CUỘC HỌP LẦN THỨ SÁU BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CHỐNG KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH
_____________
Ngày 20 tháng 9 năm 2022 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã chủ trì cuộc họp lần thứ sáu của Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU). Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và đại diện các Bộ, cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Công an, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao... Tham dự tại điểm cầu địa phương có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, xã ven biển của tỉnh. Sau khi nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU) báo cáo kết quả triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), công tác chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC sang kiểm tra thực tế tại Việt Nam từ ngày 20 đến 28/10/2022; Bộ Quốc phòng báo cáo kết quả ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp vùng biển nước ngoài, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Việc Ủy ban châu Âu cảnh báo “Thẻ vàng” đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu, gián tiếp tác động đến đời sống, sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển; đặc biệt ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế. Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia về IUU đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tổ chức triển khai các giải pháp chống khai thác IUU với quan điểm nhất quán về nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội luôn khẳng định quyết tâm chính trị, nỗ lực của Việt Nam trong ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU, phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
Phó Thủ tướng đánh giá cao sự cố gắng của các Ban, Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong thời gian qua và cũng đã được phía Ủy ban Châu Âu (EC) ghi nhận. Trong thời gian vừa qua, công tác chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” đã đạt được một số kết quả như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản, về chống khai thác IUU được xây dựng đầy đủ, đồng bộ; Công tác quản lý đội tàu có tiến bộ, phân bổ theo hạn ngạch, đã giảm dần số lượng tàu cá; việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá đạt tỷ lệ cao; công tác tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển trọng điểm đã được tăng cường, ngăn chặn, xử lý kịp thời nhiều vụ việc tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác bước đầu đạt được kết quả tích cực...
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục trong tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể: việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản chưa hoàn thành (vẫn còn 3,3% số lượng tàu từ 15 mét trở lên, 53,4% số lượng tàu từ 6 đến dưới 15 mét chưa được cấp phép); tốc độ lắp đặt thiết bị VMS trong năm vừa qua rất chậm (mới tăng được 5,01%); Thực thi pháp luật, điều tra, xử phạt các hành vi khai thác IUU chưa triệt để, thống nhất, đồng bộ; Bố trí nguồn lực (nhân lực, kinh phí, trang thiết bị) tại địa phương để thực hiện chưa được quan tâm đúng mức; đặc biệt, tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp.
Để giải quyết các tồn tại, hạn chế trên nhằm sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, đồng thời để đảm bảo chuẩn bị tốt cho việc tiếp, làm việc với Đoàn thanh tra của EC trong tháng 10 tới, yêu cầu cần tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trước mắt, các giải pháp trọng tâm, lâu dài, mở đợt cao điểm kiểm tra như sau:
II. NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trước ngày 20 tháng 10 năm 2022 khẩn trương:
- Ban hành văn bản chỉ đạo, trong đó giao nhiệm vụ cho cấp cơ sở, các ngành, lực lượng chức năng có liên quan khẩn trương rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại địa phương; quản lý chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển; đảm bảo truy xuất được nguồn gốc; thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về chống khai thác IUU.
- Tổ chức các Đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo đi kiểm tra trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; trong đó rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại về cấp Giấy phép khai thác thủy sản, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lắp đặt thiết bị VMS, các vụ việc vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài... đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo dõi, kiểm soát, điều tra, xử lý từng vụ việc theo quy định.
- Xây dựng Báo cáo kết quả chống khai thác IUU của địa phương; kịch bản, kế hoạch, tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC (gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/10/2022 để điều phối chung). Rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu chứng minh liên quan đến chống khai thác IUU để cung cấp, báo cáo khi Đoàn thanh tra EC yêu cầu.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức các Đoàn công tác liên ngành (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) đi kiểm tra tại một số địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh có tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, các tỉnh có nguy cơ cao Đoàn thanh tra của EC sẽ kiểm tra thực tế để đôn đốc, hướng dẫn các nội dung cần chuẩn bị để tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC.
- Khẩn trương xây dựng báo cáo tiến độ, kịch bản, kế hoạch để tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC đảm bảo giảm thiểu xảy ra các tình huống bị động ảnh hưởng đến kết quả làm việc với Đoàn thanh tra của EC.
3. Bộ Quốc phòng
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thực thi pháp luật trên biển (Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư) trong các tháng 9, 10/2022 tiếp tục mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển trọng điểm để ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quy định về chống khai thác IUU; đặc biệt kiên quyết, xử phạt nghiêm hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Chỉ đạo lực lượng biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất nhập bến phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định pháp luật; kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm.
4. Bộ Công an
- Khẩn trương rà soát, củng cố các hồ sơ điều tra các hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Đảm bảo an toàn, an ninh trước, trong và sau thời gian Đoàn Thanh tra EC làm việc tại Việt Nam.
5. Các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và địa phương khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến dịch thông tin truyền thông về chống khai thác IUU trước, trong và sau khi Đoàn thanh tra của EC sang kiểm tra thực tế tại Việt Nam, đảm bảo sự minh bạch, trung thực của Việt Nam trong chống khai thác IUU.
III. GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM, LÂU DÀI
1. Người đứng đầu các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung chỉ đạo:
- Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có kết quả các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, các Chỉ thị, Công điện, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU, thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tiếp tục rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về thủy sản nói chung, về chống khai thác IUU nói riêng.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý tàu cá theo hướng giảm dần số lượng tàu, cường lực khai thác tương ứng với ngư trường, nguồn lợi thủy sản.
- Tập trung kiện toàn lực lượng Kiểm ngư, ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác Kiểm ngư, tăng cường thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển.
- Khẩn trương rà soát, nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nghề cá, về hoạt động khai thác hải sản.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao...tổ chức các Đoàn công tác liên ngành làm việc với các nước sở tại bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam để nắm bắt tình hình và điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; kiên quyết đấu tranh các trường hợp lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp hợp tác khai thác hải sản với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động hợp tác nghề cá, để đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hợp pháp, giảm áp lực khai thác trong nước, phát triển sinh kế của người dân.
- Tiếp tục tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các quy định chống khai thác IUU tại địa phương; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
3. Bộ Quốc phòng
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến, nhập bến, kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản theo quy định.
- Tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển chống lấn, tranh chấp, chưa phân định; kiên quyết đấu tranh khi lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân của ta.
- Điều tra, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý dứt điểm các hành vi môi giới, móc nối, đầu tư cho tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp ở vùng biển nước ngoài.
4. Bộ Công an
- Điều tra, xử lý dứt điểm các hành vi, các đối tượng tổ chức môi giới, móc nối, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các ngư dân, tàu cá đã thực hiện, tham gia khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
5. Bộ Ngoại giao
- Chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại các nước có liên quan kịp thời nắm bắt, thu thập thông tin, hồ sơ chứng cứ lực lượng chức năng nước Sở tại bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác bất hợp pháp để cung cấp và cập nhật thông tin kịp thời cho lực lượng chức năng trong nước điều tra, xác minh, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- Chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, Ngành Trung ương có liên quan kiên quyết đấu tranh, đề nghị các nước trao trả tàu cá, ngư dân Việt Nam khi bắt giữ, xử lý trái phép để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ưu tiên bố trí, phân bổ đủ nguồn vốn cho các Ban, Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và địa phương để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
7. Bộ Tài chính
Ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các Ban, Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
8. Ban Tuyên giáo Trung ương
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương và cấp ủy các cấp tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật thủy sản, đặc biệt là quy định chống khai thác IUU đến cấp cơ sở, ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan; chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động về quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống khai thác IUU.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và địa phương định hướng thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, chất lượng thông tin, tuyên truyền về nỗ lực phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam; thông tin, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân điển hình trong phòng, chống khai thác IUU”.
10. Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển
- Tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm quy định về chống khai thác IUU trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền xã/phường/thị trấn bám sát, nắm vững địa bàn quản lý; tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
- Chỉ đạo khẩn trương rà soát, quản lý, kiểm soát chặt đội tàu cá của địa phương theo quy định. Thực hiện nghiêm túc hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản; hoàn thành việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản, đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định.
- Ưu tiên bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí, trang thiết bị), nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá tại cảng cá.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản.
- Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm các quy định về chống khai thác IUU. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để theo dõi, kiểm soát và xử lý tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn của tỉnh khác để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi khai thác IUU.
- Tiếp tục thông tin, tuyên truyền các quy định pháp luật cho ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, không vi phạm quy định về chống khai thác IUU.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại địa phương.
11. Các Hội, Hiệp hội thủy sản, Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản:
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ vận động các doanh nghiệp thủy sản kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU. Phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin, xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU.
- Hội nghề cá Việt Nam tích cực vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viên các tấm gương điển hình, người tốt việc tốt.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây