Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 164/TB-VPCP kết luận tại Hội nghị về công tác phòng chống thiên tai 2021
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 164/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 164/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành: | 17/06/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Tài nguyên-Môi trường |
tải Thông báo 164/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2021 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị về công tác phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021
_________________________
Ngày 04 tháng 6 năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về công các phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; cùng dự tại các điểm cầu trung ương có đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, các đồng chí lãnh đạo, thành viên, đại diện thành viên Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia; tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí lãnh đạo, thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương.
Sau khi nghe đại diện cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trình bày Báo cáo chung, nhận định tình hình thiên tai trong thời gian tới của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, ý kiến phát biểu của một số địa phương, Bộ ngành tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kết luận và chỉ đạo như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Năm 2020, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường, cùng với tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân. Theo thống kê đã có 576 đợt thiên tai, trong đó có 14 cơn bão, 265 trận dông lốc, 120 trận lũ quét, đặc biệt là lũ bão lịch sử “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, sạt lở đất tại một số tỉnh miền Trung, gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản; thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 3400 nhà sập, trên 330.000 nhà bị hư hại, tốc mái, 198.000 héc ta lúa và hoa màu bị thiệt hại, tổn thất rất lớn về kinh tế.
Công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất được chú trọng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ứng phó quyết liệt, kịp thời, các tầng lớp nhân dân chủ động, tích cực tham gia góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai; công tác khắc phục hậu quả được tổ chức triển khai khẩn trương, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân. Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng quân đội, công an, các cơ quan thông tấn, báo chí và toàn thể nhân dân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng góp phần giảm thiểu những hậu quả do thiên tai gây ra trong năm vừa qua; chia sẻ và tri ân đối với đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong quá trình phòng, chống thiên tai; cảm ơn các tổ chức quốc tế đã tham gia hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn những năm vừa qua.
Bên cạnh những kết quả đã đạt, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn lúng túng, bị động, chưa kịp thời, thiếu toàn diện, trách nhiệm chưa cao, chưa rõ ràng.
- Công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai còn hạn chế, nhất là dự báo, cảnh báo về mưa lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất.
- Lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn chưa chuyên nghiệp, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có thiết bị, công nghệ hiện đại để hỗ trợ công tác dự báo, đánh giá nhanh nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nhất; thiếu những phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng để ứng phó các tình huống phức tạp.
- Nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn chưa đáp ứng được yêu cầu; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng và công trình phòng, chống thiên tai còn yếu; thiệt hại do thiên tai còn lớn.
- Công tác xử lý hỗ trợ, khắc phục hậu quả phục hồi tái thiết sau thiên tai còn chậm, thiếu nguồn lực, thủ tục rườm rà, kéo dài. Việc hỗ trợ người dân ổn định đời sống, khôi phục sản xuất sau thiên tai tại một số địa phương còn chậm.
Tồn tại, hạn chế nêu trên là do tác động của biến đổi khí hậu làm cho thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, khó dự báo; bên cạnh đó sự lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa kịp thời, quyết liệt, một số nơi cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng, tính phức tạp và sự nguy hiểm của thiên tai, còn chủ quan trước tác động của thiên tai, lúng túng, bị động trong ứng phó thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế; vai trò của đoàn thể nhân dân và cộng đồng dân cư, đặc biệt là lực lượng xung kích ở cơ sở chưa được phát huy đầy đủ.
Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cần tập trung cho công tác giám sát, dự báo thiên tai, bảo đảm công tác dự báo đủ độ tin cậy và ngày càng chính xác hơn; triệt để thực hiện phương châm 4 tại chỗ và phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong toàn bộ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tập trung đầu tư nâng cao năng lực phòng chống thiên tai đủ mạnh, cả về bộ máy, con người và trang thiết bị.
Xu thế biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và phức tạp, nguy cơ xảy ra thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh và tính mạng của người dân, đặt ra yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới cần được quan tâm toàn diện hơn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Các bộ, ngành, các địa phương phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI
1. Tình hình thiên tai thời gian tới: Theo dự báo, những tháng còn lại của năm 2021, thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bất thường, dự báo có 12-14 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó 5 - 7 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
2. Quan điểm chỉ đạo chung đối với công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn là phải chủ động hơn nữa, quyết tâm cao nhất để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, lấy sự an toàn của người dân, làm thước đo cho kết quả các hoạt động của phòng, chống thiên tai; phòng chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, từ cơ sở là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”.
3. Nhiệm vụ, giải pháp: Cơ bản thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp được đề cập tại báo cáo của thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và các địa phương phải chú trọng, quan tâm hơn đến công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng của người dân lên hàng đầu, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2021. Đề nghị thời gian tới Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
- Khẩn trương kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp từ trung ương tới cơ sở; phân công trách nhiệm từng thành viên, từng cơ quan, tổ chức.
- Rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với từng tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên từng địa bàn, đặc biệt cần rà soát phương án sơ tán dân phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp để đảm bảo an toàn trong chỉ đạo, ứng phó với thiên tai, đồng thời đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
- Tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, bảo đảm kịp thời, chính xác, chú trọng, ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu về thiên tai, dự báo khí tượng thủy văn, theo dõi, giám sát thiên tai; triển khai các biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến từng tình huống thiên tai, sự cố, dự báo đúng tình hình, tham mưu, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, sự cố gây ra.
- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cho các lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn các cấp, nhất là lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại cơ sở; ưu tiên bố trí ngân sách các cấp cho công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, trong đó tập trung mua sắm bổ sung các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đầu tư xử lý dứt điểm các trọng điểm về đê điều, hồ đập, nhất là các tuyến đê xung yếu, các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển; xây dựng bản đồ phân bổ dân cư ở các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, từng bước di dời dân cư, chuyển đổi nghề cho người dân ở các khu vực nguy hiểm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với các nước trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ viễn thám, đầu tư trang thiết bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, công cụ hỗ trợ phục vụ chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm an toàn, hiệu quả nhất.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai, sự cố cho người dân, hướng tới xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từng bước triển khai đầu tư nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn nhằm đạt được yêu cầu, tiến độ.
- Tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, các quy định pháp luật có liên quan đến phòng, chống thiên tai, đặc biệt là quy trình, thủ tục liên quan tới công tác khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai để bảo đảm công tác khắc phục hậu quả thiên tai được minh bạch, nhanh chóng, kịp thời, khắc phục tình trạng chậm trễ trong khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Một số nhiệm vụ cụ thể của bộ, ngành, địa phương:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, chịu trách nhiệm điều phối chung, tham mưu, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai; tổ chức các đoàn kiểm tra phương án chuẩn bị ứng phó thiên tai của các địa phương, trong đó đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn dân cư, đê điều, hồ đập; bố trí nguồn lực để xóa bỏ các trọng điểm xung yếu về đê điều, hồ đập; đầu tư nâng cấp, bổ sung phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai; khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, dự án di dời dân cư khẩn cấp vùng thiên tai,...
- Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giữ vai trò tham mưu, điều động lực lượng, phương tiện để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó xác định lực lượng quân đội là lực lượng chủ công, tuyến đầu khi có tình huống xảy ra; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chuẩn bị lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó, khắc phục thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương khẩn trương hoàn thành Đề án phát triển, nâng cao năng lực lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (theo chỉ đạo tại văn bản số 2980/VPCP-NC ngày 16 tháng 4 năm 2020), tập trung nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, nhất là đối với các đơn vị làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển, sự cố hóa chất độc xạ, sinh học; đầu tư nâng cấp, bổ sung phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả hơn trong các tình huống thiên tai, sự cố.
- Bộ Công an sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó thiên tai, sự cố và bảo đảm an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đảm bảo kịp thời, chính xác.
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành khác có liên quan sẵn sàng các kịch bản, kịp thời ứng phó sự cố, thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, tiếp tục nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhất là ở cơ sở, phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” để chỉ đạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai, sự cố; đặc biệt cần chủ động xây dựng kịch bản sơ tán dân cư để ứng phó với thiên tai trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương thực hiện tốt công tác truyền thông, tăng cường đưa tin về các hoạt động phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn đến người dân và các cấp chính quyền cơ sở để người dân và chính quyền địa phương có giải pháp ứng phó phù hợp.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây