Tiêu chuẩn TCVN 6497-2:2009 Ảnh hưởng của hoá chất đối sự nảy mầm, sự phát triển của thực vật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6497-2:2009

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6497-2:2009 ISO 11269-2:2005 Chất lượng đất-Xác định ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên hệ thực vật đất-Phần 2: Ảnh hưởng của hoá chất đối sự nảy mầm và sự phát triển của thực vật bậc cao
Số hiệu:TCVN 6497-2:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6497-2:2009

ISO 11269-2:2005

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM LÊN HỆ THỰC VẬT ĐẤT - PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT ĐỐI VỚI SỰ NẢY MẦM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO

Soil quality - Determination of the effects of pollutants on soil flora - Part 2: Effects of chemicals on the emergence and growth of higher plants

Lời nói đầu

TCVN 6497-2 : 2009 thay thế TCVN 6497-2 : 1999.

TCVN 6497-2 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 11269-2 : 2005.

TCVN 6497-2 : 2009 do Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC190 ''Chất lượng đất'' biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 6497 (ISO 11269) Chất lượng đất - Xác định ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên hệ thực vật đất gồm có hai phần sau:

- TCVN 6497-1 (ISO 11269 - 1) Phần 1 : Phương pháp đo sự ức chế phát triển của rễ;

- TCVN 6497-2 (ISO 11269 - 2) Phần 2: Ảnh hưởng của hóa chất lên sự nảy mầm và sự phát triển của thực vật bậc cao.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp để đánh giá chất lượng đất sau khi bổ sung hóa chất hoặc sau khi nhiễm bẩn của một loại đất chưa biết. Trước khi đánh giá tác động lên sự phát triển cây trồng của một hóa chất trong đất, nên có thông tin về độ hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ và áp suất hơi của các chất thử nghiệm. Công thức phân tử, hệ số phần (nước/octanol), và tính bền hóa học và sinh học cần phải có sẵn cho phòng thí nghiệm. Tất cả các thông số lý học và sinh học cần phải được xem xét khi diễn giải kết quả của thử nghiệm.

Thử nghiệm nhằm đánh giá tác động lên sự nảy mầm và phát triển của cây trồng của một hóa chất trộn vào đất. Trong trường hợp đất bị nhiễm bẩn, từng hóa chất không được nhận dạng, và do vậy thông tin chính xác về độ hòa tan, áp suất hơi và công thức phân tử,... có thể không được chọn. Không có khuyến nghị về phương pháp trộn hóa chất nhưng cần pha loãng đất bị nhiễm bẩn với đất kiểm soát không bị nhiễm bẩn hoặc cát trước khi thử.

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM LÊN HỆ THỰC VẬT ĐẤT - PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT ĐỐI VỚI SỰ NẢY MẦM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO

Soil quality - Determination of the effects of pollutants on soil flora - Part 2: Effects of chemicals on the emergence and growth of higher plants

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp dùng để xác định những ảnh hưởng độc hại có thể có của các hóa chất rắn hoặc lỏng trộn vào đất đến sự nảy mầm, giai đoạn phát triển ban đầu và sự phát triển của một số loại thực vật trên đất. Tiêu chuẩn này không nêu ra chỉ thị về những hư hại gây nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các hạt khi gieo với các hóa chất pha hơi hoặc pha lỏng ở ngoài môi trường đất.

Phương pháp này cũng có thể được áp dụng để so sánh các loại đất đã biết và chưa biết chất lượng. Cách thức điều chỉnh phương pháp này cho mục đích trên,được nêu ở Phụ lục B.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn.

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất,bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5960 :1995 (ISO 10381 - 6: 1993) Chất lượng đất - Lấy mẫu - Hướng dẫn thu thập, xử lý và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí trong phòng thí nghiệm.

TCVN 6642 : 2000 (ISO 10694 :1995) Chất lượng đất - Xác định hàm lượng cacbon hữu cơ và cacbon tổng số sau khi đốt khô (phân tích nguyên tố).

TCVN 6862 : 2001 (ISO 11277 : 1998) Chất lượng đất - Xác định sự phân bố cấp hạt trong đất khoáng - Phương pháp rây và sa lắng.

TCVN 5979 : 2007 (ISO 10390 : 1994) Chất lượng đất - Xác định pH.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau.

Sự nảy mầm (emergence)

Sự xuất hiện của lá bao mầm hoặc lá mầm trên mặt đất.

Nồng độ thấp nhất quan sát được ảnh hưởng (lowest observed effect concentration)

Nồng độ thấp nhất dùng trong thử nghiệm mà ở nồng độ đó chất được quan sát có ảnh hưởng đáng kể lên sự nảy mầm hoặc sự phát triển khi so với mẫu đối chứng.

CHÚ THÍCH Tất cả các nồng độ thử cao hơn LOEC sẽ có ảnh hưởng có hại bằng hoặc lớn hơn so với ảnh hưởng của nồng độ quan sát được ở LOEC

3.3

Nồng độ không quan sát thấy hiệu ứng (no observed effect concentration)

NOEC

Nồng độ thử nghiệm sát dưới LOEC, mà khi so sánh với đối chứng không có ảnh hưởng đáng kể về thống kê (p > 0,05).

CHÚ THÍCH Xem LOEC

3.4

Sự đánh giá bằng mắt (visual assessment)

Đánh giá bất kỳ một hư hại nào tới các loài thử nghiệm như ngừng phát triển, sự cằn lại, dị dạng, vàng lá hoặc hoại tử của cây và tất cả các giác quan sát được so sánh với chậu đối chứng.

CHÚ THÍCH Tham khảo [2] trong Thư mục tài liệu tham khảo.

3.5

Nồng độ ảnh hưởng x% (x% effect concentration)

ECx

Nồng độ gây ra thay đổi không mong muốn hoặc xáo trộn x% so với đối chứng khi kết thúc phép thử được đo tương ứng (ví dụ độ nảy mầm hạt giảm 25%, khối lượng mầm hoặc sự tăng hư hại nhìn thấy là EC25)

4. Đơn vị đo

Nồng độ của các chất thử nghiệm được tính bằng miligam trên kilogam đất khô.

Độ nảy mầm được thể hiện bằng phần trăm hạt được nảy mầm so với chậu đối chứng.

Ảnh hưởng lên sự phát triển thể hiện bằng sự khác nhau về khối lượng của phần trên đất của cây giữa những cây được xử lý và những cây đối chứng.

5. Nguyên tắc

Thử độc tính đối với thực vật dựa trên sự nảy mầm và tăng trưởng ban đầu của một số loài thực vật ở cạn với các nồng độ khác nhau của một hóa chất được thêm vào trong đất thử nghiệm.

Các hạt của các loài thực vật được lựa chọn và được gieo vào các chậu chứa đất đã được bổ sung hóa chất thử nghiệm; và các chậu đối chứng. Các chậu được giữ ở những điều kiện phù hợp với sự phát triển đối với những loại thử nghiệm đã được lựa chọn. Sự nảy mầm và khối lượng (khô hoặc tươi) của mầm ở cây thử nghiệm được so sánh với sự nảy mầm và khối lượng mầm của cây đối chứng.

6. Thực vật thử nghiệm và vật liệu

6.1 Thiết bị

Những thiết bị thích hợp để thực hiện thử nghiệm bao gồm phương tiện cách ly, phòng ươm cây và nhà kính. Những chậu trồng cây phải làm bằng nhựa không có lỗ hoặc là bằng chậu men có đường kính trong ở miệng chậu khoảng từ 85 mm đến 95 mm. Cần phải điều chỉnh cỡ chậu theo cỡ của từng loài thử nghiệm cụ thể.

6.2 Thực vật thử nghiệm

Tối thiểu phải chọn hai loài để thử nghiệm trong đó ít nhất có một loài từ một trong hai loài được nêu trong Bảng 1. Loại 1 là loại một lá mầm, loại 2 là loại hai lá mầm. Nên sử dụng nhiều hơn hai loài thực vật.

Bảng 1 – Các loài thử nghiệm

Loại

Các loài thử nghiệm

Loại 1

Lúa mạch đen

Một thứ cỏ cho súc vật ăn, cây lâu năm

Lúa

Lúa kiều mạch (thông thường hoặc đông)

Lúa mì

Lúa mạch (xuân hoặc đông)

Lúa miến thông thường (cao lượng hoặc kê trắng Ân Độ)

Ngô ngọt

Loại 2

Cây mù tạt, trắng

Cây cải dầu (hè hoặc đông)

Cây củ cải đỏ, hoang dại

Cây củ cải trắng, hoang dại

Cây bắp cải Trung quốc

Cỏ chân chim ba lá

Cây rau diếp

Cây cải xoong, trồng trong vườn

Cây cà chua

Cây đậu

Secale cereale L., Poaceae

Lolium perenne L., Poaceae

Oryza sativa L., Poaceae

Avena sativa L., Poaceae

Triticum aestivum L., Poaceae

Hordeum vulgare L., Poaceae

Sorghum bicolor (L.) Moench, Poaceae

Zea mays L., Poaceae

Sinapis alba, Brassicaceae

Brassica napus (L.) ssp. napus, Brassicaceae

Raphanus sativus L., Brassicaceae

Brassica rapa ssp. (DC.) metzg., Brassicaceae

Brassica campestris L. var. Chinensis, Brassicaceae

Trifolium ornithopodioides (L.), Fabaceae

Lactuca sativa L., Asteraceae

Lepidium sativum L., Brassicaceae

Lycopersicon esculentum Miller, Solanaceae

Phaseolus aureus Roxb, Fabaceae

6.3 Đất

Có thể sử dụng đất tiệt trùng hoặc đất chưa tiệt trùng. Đất tươi được sàng qua rây có cỡ lỗ từ 4 mm đến 5 mm để loại những mảnh thô. Nếu không thể sàng đất tươi, thì đất cần phải được sấy khô trước khi sàng. Hàm lượng cacbon không vượt quá 1,5% (hàm lượng hữu cơ 3%) được xác định theo ISO 10694. Những hạt mịn (nhỏ hơn 0,02 mm theo ISO 11277) phải không vượt quá 20% khối lượng khô. pH được xác định theo TCVN 5979 (ISO 10390) phải nằm trong khoảng từ 5 đến 7,5. Nếu đất được chuẩn bị một cách đặc biệt cho mục đích thử nghiệm và phải đưa thêm chất dinh dưỡng vào thì cần phải đề phòng các chất dinh dưỡng này cản trở chất thử nghiệm (ví dụ bằng cách để một giai đoạn đủ dài từ lúc chuẩn bị đến lúc tiến hành thử nghiệm).

Nên thêm cát vào để làm cho hàm lượng hữu cơ và hàm lượng các hạt mịn của đất tự nhiên tới giới hạn được chấp thuận.

Nếu sử dụng đất chưa tiệt trùng thì đất phải được bảo quản theo TCVN 5960 (ISO 10381-6).

6.4 Xử lý đất

Bất kỳ một phương pháp nào đảm bảo sự phân bố đều hóa chất ở khắp nơi trong đất đều có thể được sử dụng, ngoại trừ việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt.

Những phương pháp được khuyến nghị để trộn hóa chất, được mô tả trong Phụ lục A.

6.5 Chất chuẩn được khuyến nghị

Nên sử dụng chất chuẩn thử nghiệm để chứng tỏ tính đồng nhất của những điều kiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và phản ứng của mẻ hạt cụ thể. Natri tricloaxêtat hoặc axit boric là chất chuẩn được khuyến nghị. Phép thử chuẩn phải được tiến hành thường xuyên nếu như những thay đổi chủ yếu trong các qui trình thao tác đã được áp dụng, ví dụ như, thay đổi phương tiện cách ly/ phòng ươm/ nhà kính; thay đổi đất hoặc thay đổi chế độ tưới nước,… Ví dụ về giá trị độc tố thực vật đối với hai chất chuẩn được đưa ra ở Phụ lục C.

7. Phương pháp

7.1 Thiết kế thí nghiệm

7.1.1 Thử nghiệm sơ bộ

Thử nghiệm sơ bộ được dùng để phát hiện khoảng nồng độ (mg/kg đất khô) gây ảnh hưởng đến chất lượng đất. Hóa chất được trộn vào đất (phương pháp khuyến nghị nêu ở phụ lục A) ở nồng độ 0 mg/kg (đối chứng), 0,1 mg/kg; 1 mg/kg; 10 mg/kg; 100 mg/kg và 1000 mg/kg đất được sấy khô trong tủ sấy. Nếu dữ liệu đã có, có thể điều chỉnh dãy nồng độ này.

7.1.2 Thử nghiệm chính thức

Các chậu chứa đất đối chứng và chứa từng nồng độ hóa chất phải được lặp lại bốn lần. Mỗi lần nhắc lại gồm các chậu gieo 10 hạt. Các nồng độ được lựa chọn theo một cấp số nhân (ưu tiên chọn thừa số không vượt quá 2) để tránh ECx hoặc nồng độ thấp nhất gây ra sự giảm độ nảy mầm và sự sinh trưởng (LOEC). Thông thường, hệ số được dùng là   xấp xỉ 1,8 cho kết quả nồng độ ví dụ 10, 18, 32, 56, 100. Các tiếp cận ECx yêu cầu ít nhất ba nồng độ thử nghiệm cho kết quả/ dẫn đến phần bị chết hoặc giảm độ phát triển. Không cần thiết phải thử các chất ở nồng độ cao hơn 1000 mg/kg đất được sấy khô trong tủ sấy. Có thể thực hiện phép thử giới hạn trong điều kiện của phép thử này để chứng minh rằng LOEC nằm ngoài nồng độ giới hạn.

CHÚ THÍCH Một cấp số nhân là một dãy các đại lượng trong đó mỗi số hạng thu được bằng cách nhân số hạng trước với một hệ số hằng định được gọi là thừa số chung, ví dụ 1,2,4,8,16.

7.2 Chuẩn bị các chậu

Đổ lượng đất đã được chuẩn bị vào các chậu và thêm nước đã loại ion vào với lượng bằng với khả năng giữ nước, được thể hiện bằng phần trăm mà đất yêu cầu (phương pháp khuyến nghị nêu ở phụ lục A). Đặt các chậu vào các đĩa riêng và sắp xếp chúng vào một lô theo ngẫu nhiên.

7.3 Chuẩn bị hạt

Gieo 10 hạt trần đồng nhất của các loài đã được lựa chọn từ cùng một nguồn ngay sau khi trộn hóa chất hoặc là sau 24 giờ. Các hạt phải không bị hút ẩm trước khi gieo.

7.4 Điều kiện sinh trưởng

Các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đều phải thích hợp để duy trì sự sinh trưởng bình thường của tất cả các loài đã được lựa chọn ít nhất là trong suốt quá trình thử nghiệm. Sau khi đánh giá sự nảy mầm trong mỗi chậu, tỉa thưa các hạt đã nảy mầm để năm cây đại diện đều nhau trong các chậu. Kết thúc phép thử nghiệm không sớm hơn 14 ngày và không muộn hơn 21 ngày sau khi 50% số hạt gieo đối chứng nảy mầm.

Những điều kiện và những qui trình sau đây được khuyến nghị:

a) Những phương tiện thử nghiệm: phương tiện cách ly, phòng ươm cây hoặc nhà kính.

b) Nhiệt độ: phù hợp với những điều kiện sinh trưởng bình thường của những loài đã được lựa chọn.

c) Chiếu sáng 16 h/ngày.

Cường độ sáng nên là 7000 lx ở bước sóng thích hợp cho sự quang hợp nhưng cần đủ cho khoảng cường độ ánh sáng thấp hơn của loài. Do đó, có thể cần phải chiếu sáng thêm trong nhà kính trong những thời gian mà cường độ sáng tự nhiên thấp.

d) Hàm lượng ẩm của đất: Cần thiết điều chỉnh hàng ngày độ ẩm của đất để duy trì phần trăm khả năng giữ nước đã xác định trước ví dụ như 80% đối với lúa kiều mạch (Avena sativa) và 60% đối với củ cải trắng (Brassia rapa). Có thể thực hiện sự kiểm tra vừa đủ bằng cách cân hang ngày ngẫu nhiên một số chậu. Cần tránh những điều kiện kị khí và phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.

e) Ghi chép: Nhiệt độ và độ ẩm, đặc biệt là khi sử dụng nhà kính.

f) Khi thử các chất bay hơi, phải tránh tương tác giữa các lô xử lý bằng cách sử dụng các hạt thực vật riêng biệt hoặc tách biệt đặc biệt. Nếu không thể thực hiện được điều này, thì ảnh hưởng của nó phải được đưa vào báo cáo thử nghiệm.

7.5 Chuẩn cứ có giá trị

Phải có đủ 7 mầm khỏe trong một chậu đối chứng thì được coi là đạt.

8. Đánh giá kết quả

8.1 Thể hiện các số liệu

Thể hiện các số liệu ở dạng bảng, ghi lại số cây nảy mầm ở mỗi lần thử lặp lại và tổng số khối lượng của các chồi của các cây mầm ở mỗi lần thử lặp lại tại thời điểm thu hoạch hoặc là khối lượng tươi cân ngay sau khi cắt mầm trên mặt đất hoặc là khối lượng khô sau khi làm khô trong tủ sấy ở 70oC đến 80oC trong 16 h.

Để giảm thiểu sai số thử, dùng khối lượng thích hợp hơn.

8.2 Tính toán

Đối với mỗi lần lặp lại trong mỗi thử nghiệm, tính phần trăm nảy mầm so với độ nảy mầm trung bình của các chậu đối chứng. Lặp lại tính toán phần trăm như thế đối với khối lượng tổng số trung bình (tươi hoặc khô) tại thời điểm thu hoạch mỗi lần thử lặp lại, và khối lượng trunh bình (tươi hoặc khô) tại thời điểm thu hoạch của mỗi cây, mỗi lần nhắc lại.

8.3 Thể hiện kết quả

Kết quả cần được tính bằng miligam trên mỗi kilogram đất khô. Thích hợp hơn, ảnh hưởng cần phải thể hiện theo giá trị - ECx nhưng cũng có thể theo nồng độ cao nhất được thử nghiệm chỉ ra không có giảm sút trong sinh trưởng/ nảy mầm được so với đối chứng (NOEC) hoặc nồng độ thấp nhất được thử nghiệm chỉ ra có sự giảm sút trong sinh trưởng/ nảy mầm được so với đối chứng (LOEC). Nếu cách tiếp cận ECx được áp dụng cho thấy nồng độ tại đó sự sinh trưởng giảm 10% so với đối chứng (EC10), nồng độ tại đó sự sinh trưởng giảm 50% so với đối chứng (EC50). Tất cả các quan sát (kể cả đánh giá bằng mắt thường) cần được xem xét khi diễn giải dữ liệu thu được từ thử nghiệm.

Những dữ liệu về phản ứng sinh trưởng cần được thể hiện bằng đồ thị.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau đây:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này

b) Thông tin về các loài thực vật thử nghiệm (Sự phân loại theo Linnê, thứ loại, nguồn);

c) Mô tả những điều kiện thử nghiệm gồm:

- Kích thước chậu.

- Khối lượng đất mỗi chậu.

- Môi trường (nhà kính…).

- Nhiệt độ.

- Độ ẩm.

- Chiếu sáng.

- Thành phần chung của đất (chi tiết về các chất dinh dưỡng thêm vào…)

- Loại và cường độ nguồn chiếu sáng bổ sung.

- Làm rõ nồng độ của chất khử được lựa chọn.

d) Tất cả mọi chi tiết thao tác không được qui định trong tiêu chuẩn này và những biến cố bất kỳ ảnh hưởng đến kết quả;

e) Phương pháp được sử dụng để trộn hóa chất vào trong đất và dạng hòa tan của chất, nghĩa là huyền phù hoặc nhũ tương.

f) Những số liệu về sự trồng cây và thu hoạch kết quả.

g) Đối với những thí nghiệm được lặp lại

- Số hạt nảy mầm

- Số cây còn lại lúc thu hoạch

- Khối lượng tổng số (tươi hoặc khô) lúc thu hoạch

h) Đối với mỗi thử nghiệm, kể cả đối chứng

- Số trung bình của hạt nảy mầm trên mỗi lần thử lặp lại và độ lệch chuẩn,

- Số trung bình của cây trên mỗi lần thử lặp lại tại thí nghiệm,

- Khối lượng tổng số trung bình (tươi hoặc khô) của mỗi lần lặp lại và độ lệch chuẩn,

- Khối lượng trung bình (tươi hoặc khô) lúc thu hoạch của mỗi cây, mỗi lần thử lặp lại và độ lệch chuẩn.

i) Mô tả hư hại nhìn thấy được (chấp nhận các ảnh chụp),

j) Bảng phần trăm độ nảy mầm trung bình và khối lượng đối với mỗi nồng độ,

k) Phụ thuộc vào cách tiếp cận thống kê đã chọn, liệt kê nồng độ thấp nhất gây hiệu ứng đáng kể (LOEC), nồng độ cao nhất không gây hiệu ứng (NOEC), EC10 và EC50 đối với sự giảm sinh trưởng và phương pháp được dùng để tính toán;

l) Báo cáo thử nghiệm với chất đối chứng phải được hoàn thành định kỳ và khi những điều kiện thử nghiệm bị thay đổi.

Phụ lục A

(tham khảo)

Chi tiết những phương pháp trộn hóa chất với đất

A.1 Phương pháp khuyến nghị dùng để trộn những hóa chất tan được trong nước với đất

Hòa tan hóa chất vào nước và trộn trực tiếp với đất. Cần đảm bảo chắc chắn rằng, thể tích nước thêm vào không vượt quá dung lượng nước mà đất có thể giữ và bằng trọng lượng nước được sử dụng cho mỗi lô đất và cho mỗi nồng độ của hóa chất.

A.2 Lời khuyến nghị để trộn các hóa chất tan trong các dung môi với đất

Hòa tan hóa chất vào trong dung môi bay hơi thích hợp và trộn với cát. Làm khô cát trong một dòng không khí trong khi vẫn tiếp tục trộn (ví dụ trong khi quay tang quay). Trộn cát đã được xử lý với đất. Phải đảm bảo rằng cùng một lượng dung môi và cát như nhau được sử dụng cho toàn bộ các xử lý, bao gồm cả cho mẫu đối chứng. Đất đã được thêm cát phải để cho cân bằng trong 24 h.

A.3 Các phương pháp khuyến nghị dùng để trộn các hóa chất rắn với đất

Đối với các chất không tan trong nước hoặc dung môi hữu cơ, chuẩn bị hỗn hợp 10 g cát thạch anh mịn và lượng chất thử yêu cầu để thu được nồng độ monng muốn. Sau đó, trộn kỹ hỗn hợp trên với đất. Sau giai đoạn trộn, đất được cho vào các chậu.

A.4 Những vấn đề liên quan tới sự bay hơi

Khi thêm hóa chất vào có thể xảy ra sự bay hơi ở nhiệt độ khi trộn hoặc trong quá trình thử, do đó cần thiết phải phân tích đất ở cuối phép thử để khẳng định rằng đất vẫn chứa lượng cần thiết thử nghiệm hóa chất.

A.5 Phương pháp khuyến nghị áp dụng để đo dung lượng nước được giữ trong đất/ khả năng giữ ẩm của đất

Cho đất vào đầy một ống đã biết thể tích có đáy được bịt kín bằng một tấm giấy lọc, đậy nắp ống lại. Đặt chìm ống vào bình cách thủy ở nhiệt độ phòng (mức nước thấp dưới đỉnh ống) trong 2 h. Sau đó hạ thấp thêm ống xuống thấp dưới mực nước trong hơn 1 h. Đặt ống vào một khay thạch anh xay mịn ướt để hút tháo nước trong 2 h. Cân mẫu và làm khô đến khối lượng không đổi ở 105oC.

Dung lượng giữ nước, Cw, được tính bằng phần trăm của khối lượng khô, theo công thức sau:`

Cw = x 100

Trong đó:

ms là khối lượng đất bão hòa nước cộng với khối lượng ống cộng với khối lượng giấy lọc,

mt là khối lượng bì (khối lượng ống và khối lượng giấy lọc),

md là khối lượng khô của đất (khối lượng của ống với đất khô và giấy lọc trừ đi khối lượng bì của ống và giấy lọc).

Phụ lục B

(tham khảo)

Chấp nhận phương pháp để so sánh đất đã biết và chưa biết chất lượng

B.1 Nguyên tắc

Chất lượng của một mẫu đất chưa biết được đánh giá bằng cách xác định độ nảy mầm và phản ứng phát triển ban đầu của một loại những loài thực vật cạn trong một mẫu đất chưa biết chất lượng và hai mẫu đất đối chứng.

Những khác biệt có ý nghĩa mang tính chất thống kê về độ nảy mầm và sự phát triển của những cây trồng bằng hạt trồng trong môi trường thử được so sánh với các mẫu đối chứng là chỉ thị một hiệu ứng.

B.2 Đất

Đất thử nghiệm và đất đối chứng của cùng một lớp đất bề mặt nhưng chất lượng thì đã được biết trước là tốt cần được chuẩn bị và bảo quản ở cùng điều kiện như là mẫu đất đối chứng thứ hai và được sử dụng như một mẫu đất chuẩn (giới thiệu về một mẫu chuẩn thích hợp đã được nêu ở 6.3). Làm phù hợp chính xác tính chất đất là không cần thiết đối với phép thử này vì: hầu hết các cây đều đủ khỏe để tương đối không bị ảnh hưởng do sự khác nhau nhỏ trong tính chất của đất. Tuy nhiên, nên cho thêm chất dinh dưỡng vào tất cả các lần xử lý để tránh sự thiếu hụt dinh dưỡng trong một số lần xử lý.

B.3 Thiết kế thử nghiệm

Hiệu ứng lên sự nảy mầm và phát triển được đánh giá trong ba môi trường phát triển; đất đối chứng là loại đất có những tính chất được qui định trong 6.3, còn đất đã biết chất lượng là đất tốt của cùng một lớp đất bề mặt như đất thử nghiệm và đất bị nhiễm bẩn của một loại chưa biết được thử lặp lại bốn lần. Đất đối chứng được dùng để khẳng định độ tái lập của thử nghiệm được tiến hành trong các trường hợp khác nhau, trong khi mức độ phát triển sự nảy mầm trong hai loại đất khác nhau được so sánh về mặt thống kê.

Nếu thích hợp, thì có thể cho thêm vào các bộ bốn chậu mẫu đất chứa hỗn hợp đất chưa biết chất lượng và đất đối chứng đã được rây để chuẩn bị mẫu pha loãng chứa các nồng độ khác nhau của các chất trong đất bị ô nhiễm của một loại chưa biết. Điều đó có thể là cần thiết khi mà sự không nảy mầm và không phát triển chắc chắn xẩy ra trên đất chưa biết rõ chất lượng.

B.4 Thể hiện kết quả

Bất kỳ một sự giảm nảy mầm và sinh trưởng nào của cây trong đất thử nghiệm phải được thể hiện bằng phần trăm của những số liệu thu được từ các cây trồng trên đất đối chứng có chất lượng đã được biết trước là tốt, của cùng lớp đất bề mặt.

Nếu đất thử nghiệm đã được pha loãng hệ số pha loãng thấp nhất cho thấy ảnh hưởng khác nhau đáng kể so với đối chứng thì cần phải được báo cáo.

Phụ lục C

(tham khảo)

Giá trị độc tố đối với hợp chất chuẩn: natri tricloro-axetat và axit boric

Bảng C.1 – Giá trị độc tố đối với hợp chất chuẩn

Chất chuẩn

Loài thử nghiệm

Đo điểm cuối

Đo độc tố

Khoảng EC50 mg/kg

Natri -  tricloro-axetat

Lúa mạch

Hordeum vulgare

Khối lượng sinh học mầm

6,8 đến 13,5

Cây rau diếp

Lactuca sativa

Khối lượng sinh học mầm

143 đến 237

Axit boric

Lúa mạch

Hordeum vulgare

Chiều dài mầm

1 444 đến 1 670

Củ cải đỏ

Raphanus sativus

Chiều dài mầm

1 236 đến 1 665

Cà chua

Escuentum

Chiều dài mầm

599 đến 705

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6648 : 2000 (ISO 11465 : 1993), Chất lượng đất – Xác định chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng – Phương pháp khối lượng.

[2] HAMILL, A.S., MARRIAGE, P.B., and FRIESEN, G., 1977, A method for assessing herbicide performance in small plot experiments, Weed Sci., 25, pp. 386-389.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi