Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 74/2022/QĐ-UBND Hải Phòng ban hành Quy định về việc lập thẩm định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 74/2022/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 74/2022/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Anh Quân |
Ngày ban hành: | 15/12/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Quyết định 74/2022/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2022/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
___________
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 tháng 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 383/TTr-STNMT ngày 21 tháng 7 năm 2022; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 147/BC-STP ngày 04 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2022 và thay thế Quyết định số 409/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn Hải Phòng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Trưởng ban Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; Cục trưởng Cục Thuế thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
Về việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
(Kèm theo Quyết định số 74/2022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
________________
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự cố tràn dầu; thực hiện hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương II. LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Điều 3. Lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng xăng, dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu; dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng, Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng quy định tại Khoản 3, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 7 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở được quy định tại Phụ lục II, Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
Điều 4. Thành phần hồ sơ, thời gian thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
Thành phần hồ sơ, thời gian thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 8 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố
a) Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cấp huyện và các đối tượng quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 7 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các đối tượng quy định tại Khoản 7 Điều 7 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điều 6. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo;
c) Các Ủy viên là đại diện các Đơn vị: Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực miền Bắc; Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Chi cục Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở hoạt động;
d) Thư ký Hội đồng: Chuyên viên Chi cục Biển và Hải đảo;
e) Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể mời thêm các thành viên thích hợp tham gia Hội đồng thẩm định.
Điều 7. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định cấp huyện như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường.
c) Các thành viên bao gồm đại diện các cơ quan, đơn vị cấp huyện: Công an, Ban Chỉ huy Quân sự, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở hoạt động.
d) Thư ký Hội đồng: Công chức phòng Tài nguyên và Môi trường.
e) Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể mời thêm các thành viên thích hợp tham gia Hội đồng thẩm định.
Điều 8. Phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Cuộc họp thẩm định được tổ chức khi có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự. Trường hợp thành viên Hội đồng không thể tham gia cuộc họp thẩm định nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng trước khi cuộc họp bắt đầu thì được tính là có mặt tham dự.
2. Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là hai (02) ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp. Tài liệu gửi đến các thành viên Hội đồng bao gồm: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (bản chính), Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Giấy mời họp Hội đồng thẩm định, Biên bản kiểm tra hiện trường, Phiếu nhận xét Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
3. Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá về nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền giải trình các ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định. Chủ tịch Hội đồng kết luận nội dung Kế hoạch ứng phó sự có tràn dầu theo 03 mức: đạt yêu cầu, đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa bổ sung, không đạt yêu cầu (có thể thành lập lại Hội đồng thẩm định hoặc xin ý kiến lại bằng văn bản) trên cơ sở thống nhất ý kiến của ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng thẩm định có mặt.
4. Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Thông báo, cập nhật, lập lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ các cảng, cơ sở phải gửi cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong kế hoạch.
2. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt phải được cập nhật bổ sung và cập nhật định kỳ hàng năm khi có sự thay đổi nội dung Kế hoạch, có báo cáo bằng văn bản về sự thay đổi gửi cơ quan có thẩm quyền để quản lý; khi có những thay đổi lớn làm tăng quy mô sức chứa vượt quá khả năng ứng phó so với phương án trong Kế hoạch thì phải lập lại Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 10. Trách nhiệm của cảng, cơ sở
1. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo điều động, chỉ huy của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Hàng năm có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường theo các kịch bản trong kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông hàng hải và các quy định khác của pháp luật; gửi thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tới Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường theo phân cấp thẩm quyền ít nhất 03 ngày trước ngày tổ chức. Sau khi tổ chức triển khai diễn tập phải gửi biên bản diễn tập về Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường để báo cáo.
3. Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định; ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị có năng lực ứng phó để triển khai khi có tình huống.
4. Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định tại Điều 16, 17 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
5. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định này; chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của địa phương gửi Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này; chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của địa phương về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi ngành quản lý; tham gia Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu./.