Quyết định 2691/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2691/QĐ-UBND

Quyết định 2691/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt "Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2691/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Xuân Việt
Ngày ban hành:18/04/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
-----

Số: 2691/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
-----

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

----------------------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;

Căn cứ Quyết định s 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

Căn cQuyết định s1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”;

Căn cứ Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”;

Căn cứ Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;

Xét đề nghị của SNông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 239/TTr-SNN ngày 27/11/2012, của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 91/BC-KHĐT ngày 30/01/2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng năm 2030”,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với nội dung sau:

1. Quan điểm:

- Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Đm bảo sự phi, kết hợp với “Quy hoạch cấp nước đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” để giải quyết nhu cầu cấp nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn Hà Nội, cải thiện môi trường, cảnh quan và phát triển bền vững.

- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong xây dựng và quản lý vận hành các công trình cấp nước, công trình vệ sinh môi trường.

- Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội phải đảm bảo tính kế thừa, ổn định và phát triển, phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn, ven đô, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân.

- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên để góp phần bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a. Về cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nông thôn:

- Giai đoạn đến năm 2020: đạt 100% dân snông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 80% dân số nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02:2009 ban hành kèm theo Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế; 100% chợ có nước sạch.

- Giai đoạn đến năm 2030: đạt 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02:2009 của Bộ Y tế.

b. Về vệ sinh môi trường nông thôn:

- Giai đoạn đến năm 2020: đạt 100% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải; 50% slàng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải; 100% số chợ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Giai đoạn đến năm 2030: đạt 100% cơ sở công cộng có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm bị ô nhiễm được xử lý chất thải.

3. Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

3.1. Nguồn nước:

Thực hiện theo quy định tại Quyết định s161/QĐ-UBND, ngày 09/1/2012 về việc phê duyệt đề án điều tra, đánh giá khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nguồn nước chủ yếu được khai thác từ nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt từ các sông, suối, hồ đảm bảo chất lượng.

(Chi tiết nguồn cp nước cho các công trình cụ thể có phụ lục kèm theo)

3.2. Về Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn:

a. Giai đoạn đến năm 2020:

- Nâng cấp, cải tạo 10 công trình cấp nước sạch tập trung hoạt động kém hiệu quả hoặc chưa hoạt động, cấp nước phục vụ cho 84.150 người, tương đương khoảng 1,83%.

- Xây dựng 60 công trình cấp nước sạch tập trung quy mô xã, liên xã cấp nước phục vụ cho 920.620 người, tương đương khoảng 20%.

- Nối mạng, mở rộng mạng từ nguồn nước đô thị và từ công trình cấp nước tập trung nông thôn: 49 công trình, cấp nước phục vụ cho 990.590 người, tương đương khoảng 21,52%.

- Htrợ 40.000 thiết bị xử lý nước nhỏ lẻ hộ gia đình, cấp nước phục vụ cho 180.000 người tương đương khoảng 3,9% dân số được sử dụng nước sạch.

b. Giai đoạn đến năm 2030:

- Xây dựng 40 công trình nâng cấp, mở rộng mạng, đấu nối sử dụng các công trình được xây dựng từ giai đoạn trước, cấp nước phục vụ cho 708.420 người, tương đương khoảng 15,4% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Xây dựng 8 công trình cấp nước tập trung quy mô liên xã và liên khu vực, cấp nước phục vụ cho 212.200 người, tương đương khoảng 4,61% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

(Chi tiết Danh mục xây dựng mới các công trình cấp nước tập trung; cải tạo, nâng cp các công trình cấp nước tập trung và ni mạng có phụ lục kèm theo)

3.3. Về quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn:

- Công trình vệ sinh hộ gia đình: tuyên truyền, khuyến khích nhân dân xây dựng các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh với các hình thức: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội, nhà tiêu hai ngăn sinh thái, theo mục tiêu đến năm 2020 có 100% shộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh: đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường. Đối với hộ gia đình cần kết hợp xây dựng chuồng trại chăn nuôi với nhà tiêu và hầm Biogas.

- Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn: phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt:

Vùng I (khu vực phía Bắc): nông thôn huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm.

Vùng II (khu vực phía Nam): nông thôn các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên.

Vùng III (khu vực phía Tây): nông thôn các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, ngoại thị thị xã Sơn Tây.

- Đối với hộ gia đình: Tự thu gom, phân loại, xử lý tại ch; chất thải hữu cơ ủ làm phân bón; chất thải rắn tự thu gom đổ ra bãi tập trung của địa phương để vận chuyển đi xử lý tại khu xử lý rác thải tập trung.

- Đối với đơn vị hành chính tập trung: Áp dụng phương pháp thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý chất thải rắn với quy mô phù hợp.

- Xử lý ô nhiễm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Đến hết năm 2020 sẽ có 39 làng nghề chế biến nông sn, thực phẩm được xử lý; năm 2030 sẽ có thêm 5 làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm được xử lý ô nhiễm.

4. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện Quy hoạch:

4.1. Kinh phí thực hiện Quy hoạch dự kiến:

- Giai đoạn đến năm 2020: khoảng 8.400 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2020-2030: khoảng 4.600 tỷ đồng.

4.2. Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch: được huy động từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp, nhân dân và nguồn vốn nước ngoài, trong đó nguồn ngân sách chủ yếu tập trung cho xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình công cộng.

5. Các giải pháp thực hiện:

5.1. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền:

- Công bố Quy hoạch trên các website và phương tiện thông tin đại chúng.

- Quản lý xây dựng các công trình, phân cấp, ủy quyền để quản lý đầu tư thực hiện xây dựng các công trình cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn.

- Thực hiện quản lý khai thác nguồn nước chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng khai thác không theo quy hoạch, đặc biệt những khu vực có địa tầng yếu ở trên địa bàn một số khu vực nông thôn.

- Tổ chức truyền thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội và phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức.

- Tổ chức các lp tập huấn trực tiếp cho người dân tại các thôn, xã về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

5.2. Giải pháp đầu tư và huy động vốn:

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước (lồng ghép các dự án từ khi lập kế hoạch, dùng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách).

- Đạ dạng hóa việc huy động các nguồn vốn khác, huy động vốn quốc tế, vốn dân đóng góp, vốn doanh nghiệp, vốn tư nhân.

5.3. Giải pháp nguồn nhân lực:

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu, mức độ phân cấp quản lý cho các cấp; btrí nhân lực hợp lý để đảm bảo sự phục vụ lâu dài theo hướng đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã.

5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa; chính sách về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tchức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển mạnh mẽ thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, rà soát, đánh giá, bổ sung, cập nhật Quy hoạch tổng thể và Quy hoạch chi tiết về cấp nước sạch làm cơ sở xây dựng Kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm.

- Áp dụng khoa học công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng vùng, đảm bảo bền vững.

- Quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước sạch.

- Đa dạng hóa nguồn kinh phí, trong đó xã hội hóa nguồn lực tài chính là chủ yếu thực hiện theo hướng vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào nước sạch.

5.5. Giải pháp khoa học công nghệ:

- Áp dụng công nghệ mới, trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, duy trì công nghệ truyền thống phù hợp với điều kiện thực tế.

- Phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến với các quy mô khác nhau, mở rộng cấp nước đến hộ gia đình, hạn chế phát triển công trình cấp nước giếng khoan đường kính nhỏ hộ gia đình. Tiến tới phát triển cấp nước hộ gia đình bng hệ thống cp nước sạch tập trung.

- Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế.

- Nghiên cứu, đề xuất nhiều loại hình công nghệ mới, giảm giá thành đ giúp người dân lựa chọn và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Tchức công bố công khai Quy hoạch.

- Xây dựng và trình UBND Thành phố phê duyệt các chương trình, dự án, đề án nhm cụ thể hóa nội dung Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức phối hợp lồng ghép các chương trình để triển khai thực hiện tốt Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan: chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã thực hiện Quy hoạch có hiệu quả.

3. UBND các huyện, thị xã: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các Sở ngành, cơ quan liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành ph, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Lao động Thương binh và Xã hội, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như điu 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
-
Thường trực HĐND Thành phố; (để báo cáo)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
-
Các đ/c PCT UBND Thành ph; (để báo cáo)
-
VPUB: các PVP, các phòng CV, TH;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi