Quyết định 1281/QĐ-UBND Hà Nội về phê duyệt Đề án xử lý chất thải y tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1281/QĐ-UBND

Quyết định 1281/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án "Xử lý chất thải y tế nguy hại Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025"
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1281/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành:20/03/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường

tải Quyết định 1281/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1281/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1281/QĐ-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1281/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

____________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ: Y tế và Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU ngày 29/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”;

Căn cứ Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 29/8/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 10355/TTr-STNMT-CCBVMT ngày ngày 10 tháng 12 năm 2018 và văn bản số 10822/STNMT-CCBVMT ngày 25 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025" (sau đây gọi tắt là Đề án); Danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên phục vụ xử lý chất thải y tế hoàn thành đến năm 2025.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai Đề án và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về UBND Thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định;

Các Sở: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ được giao, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai thực hiện các nhóm giải pháp của Đề án có hiệu quả, tiết kiệm;

Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì trình bổ sung danh mục dự án đầu tư công trung hạn theo quy định; Sở Tài chính phối hợp cân đối bố trí nguồn vốn đảm bảo ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Căn cứ danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên phục vụ xử lý chất thải y tế hoàn thành đến năm 2025 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định này, các đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổng hợp kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân sách Thành phố (ngân sách cấp Thành phố và ngân sách cấp quận, huyện, thị xã) và các nguồn vốn huy động hp pháp khác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Quy hoạch Kiến trúc; Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực: Thành ủy, HĐNDTP; (để b/cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Bộ: TN&MT, YT;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Văn phòng: Đoàn ĐBQH Thành phố, HĐND TP;
- VPUBNDTP: CVP, PCVP Phạm Văn Chiến; TH, ĐT (Bảo, Thực, Tịnh), TKBT;
- Chi cục BVMT Hà Nội;
- Lưu: VT.
43494, 45471

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

ĐỀ ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của UBND thành phố Hà Nội)

PHẦN I.

SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Tính cấp thiết xây dựng Đề án

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được người dân được quan tâm và đầu tư hơn. Trong Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đề ra quan điểm: Phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững ở Thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được bổ sung, các bệnh viện, trạm y tế đã được xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu của người dân không chỉ trong thành phố Hà Nội mà còn các tỉnh thành khác, kèm theo đó là vấn đề thu gom và xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại cũng cần được quan tâm nhiều hơn.

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chưa được triển khai sâu rộng và thường xuyên, đối tượng tuyên truyền còn hạn chế. Tại một số cơ sở y tế, hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư khá lâu và hiện đã xuống cấp; hệ thống lò đốt rác thải hoạt động không hiệu quả, kiểm soát khí thải lò đốt gặp kém trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thứ cấp; thiếu nguồn kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, đầu tư trang thiết bị phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tiêu hủy chất thải y tế. Ngoài ra, kinh phí chi cho công tác vận hành thường xuyên và bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải y tế của nhiều cơ sở y tế vẫn còn thiếu; chưa có cơ chế và định mức chi cho xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trong hạng mục chi ngân sách thường xuyên. Một số cơ sở y tế có lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ít, gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại. Việc xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm vẫn chưa được phát huy trên địa bàn thành phố.

Vì vậy, nếu không có các giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế có tính nguy hại cao, số lượng lớn, lại đang ngày càng gia tăng, sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, lúng túng khi vấn đề môi trường xảy ra.

Để giải quyết các vấn đề môi trường có thể phát sinh trong quá trình quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố ban hành Đề án “Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện và triển khai các dự án ưu tiên để tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định 609/QĐ-TTg ngày 25/04/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025;

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Chương trình số 06-CTr/TU ngày 29/6/2016 của Thành ủy về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”;

- Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 29/8/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020;

- Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 của UBND Thành phố về Triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

3. Phạm vi, giới hạn của Đề án

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng về tình hình phát sinh, công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) trên địa bàn thành phố; đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà nội thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; đảm bảo kinh tế, hiệu quả và dễ quản lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở y tế gồm: Các cơ sở khám chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); Cơ sở y tế dự phòng.

- Chất thải y tế nguy hại: được quy định tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; gồm các mã chất thải nguy hại sau:

+ Dạng rắn: mã 13 01 01; 13 01 02;13 01 03; 13 01 04; 13 03 01;13 03 02

+ Dạng lỏng: mã 13 01 01;13 01 02; 13 01 03

+ Dạng bùn: mã 10 02 03

PHẦN II.

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà nội

Hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có tổng cộng khoảng 3.676 cơ sở y tế; gồm:

- Các cơ sở y tế tuyến trung ương: tổng số 46 cơ sở; trong đó gồm: 25 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa do Bộ Y tế quản lý; 21 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh do các bộ, ngành khác quản lý.

- Các cơ sở y tế tuyến thành phố: tổng số 41 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, gồm: 25 bệnh viện đa khoa; 16 bệnh viện chuyên khoa và 19 trung tâm chuyên khoa bao gồm các lĩnh vực y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiểm dịch y tế quốc tế, giám định y khoa....

- Các cơ sở y tế tuyến quận/huyện/thị xã: 30 trung tâm y tế quận, huyện thị xã.

- Các trạm y tế tuyến xã/phường/thị trấn: gồm 584 trạm y tế.

- Các cơ sở y tế tư nhân: gồm 2.956 cơ sở, trong đó có 35 bệnh viện, 155 phòng khám đa khoa, 2.766 phòng khám chuyên khoa.

2. Thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

2.1. Khối lượng phát sinh

Theo số liệu thống kê được, tổng lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 27.522 kg/ngày; trong đó chất thải y tế nguy hại khoảng 8.448 kg/ngày (chiếm khoảng 30%), chất thải rắn thông thường khoảng 19.074 kg/ngày. Dự báo đến năm 2020 khối lượng chất thải của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phát sinh trung bình mỗi năm khoảng 90 tấn/ngày; đến năm 2030 sẽ phát sinh khoảng 150 tấn/ngày (nguồn: Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) (Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

Bảng 1. Thống kê lượng chất thải y tế trên địa bàn thành phố

TT

Tuyến cơ sở

Năm 2018

Dự báo đến năm 2020

Dự báo đến năm 2030

Định mức phát thải (kg CTYT/CTYT NH/giường bệnh)

Chất thải y tế

(kg/ngày)

Chất thải y tế thông thường

(kg/ngày)

Chất thải y tế nguy hại

(kg/ngày)

1

Cơ sở y tế thành phố quản lý

8.921

6.594

2.327

90 tấn/ngày

150 tấn/ngày

0,78/0,11

2

Cơ sở y tế Bộ Y tế, Bộ ngành quản lý

17.700

12.480

5.220

3

Cơ sở y tế tư nhân(*)

901

Tổng cộng

27.522

19.074

8.448

Nguồn: Báo cáo Sở y tế, 2018

(*) Số liệu tổng hợp trong công tác thanh, kiểm tra về môi trường đối với các cơ sở y tế, kết quả điều tra khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường trong 3 năm 2016-2018 (tổng hợp từ 17 bệnh viện tư nhân và 13 phòng khám tư nhân).

2.2. Hiện trạng phân loại, thu gom và vận chuyển

- Hiện trạng phân loại tại nguồn:

+ Tại các cơ sở y tế thuộc tuyến TW, tuyến thành phố, tuyến quận/huyện/thị xã: Về cơ bản lượng rác thải y tế được phân loại tại nguồn bằng các bao, túi, thùng theo đúng màu sắc quy định; với việc bố trí các điểm thu gom rác thải phù hợp và đúng quy cách để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý; 90% đơn vị có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác quản lý chất thải y tế theo đúng quy định.

+ Tại các trạm y tế xã/phường và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: số lượng chất thải nguy hại ít (<600kg/năm) nên việc phân loại, thu gom chưa thực sự tốt, nhiều nơi còn để lẫn rác y tế nguy hại với chất thải y tế thông thường và rác sinh hoạt hoặc sử dụng bao, túi, thùng đựng chất thải y tế chưa đúng màu sắc theo quy định.

- Hiện trạng thu gom, vận chuyn:

+ Tại các cơ sở y tế thuộc tuyến TW, tuyến thành phố, tuyến quận/huyện/thị xã: Việc thu gom vận chuyển đối với chất thải y tế nguy hại tại Hà nội được thực hiện bởi các đơn vị như Công ty URENCO 10, 11, 13, Công ty môi trường Thuận Thành, Công ty môi trường xanh,... thông qua các hợp đồng xử lý chất thải nguy hại; tần suất và thời gian thu gom, vận chuyển đối với các các cơ sở y tế này thường tuân thủ theo đúng quy định được tiến hành đúng quy định.

+ Tại các trạm y tế xã/phường và các cơ sở y tế tư nhân: việc thu gom, vận chuyển đối với các cơ sở này còn gặp nhiều khó khăn do số lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh nhỏ, địa bàn phân bố rất rộng. Vì vậy, tại nhiều cơ sở y tế thuộc nhóm này, việc ký hợp đồng nhiều khi chỉ nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ mà không tiến hành thu gom, vận chuyển hoặc vận chuyển không đúng tần suất theo quy định; dẫn đến chất thải nguy hại bị để lẫn với chất thải thông thường, gây nên ô nhiễm môi trường cũng như gây nguy cơ mất an toàn cho công nhân vận chuyển, xử lý chất thải thông thường.

2.3. Hiện trạng xử lý

Theo kết quả điều tra tại 104 cơ sở y tế do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2018 tại các cơ sở y tế ở các tuyến trung ương, thành phố, quận huyện và khối tư nhân, gồm có: 20 cơ sở công lập thuộc tuyến Trung ương, 20 cơ sở công lập thuộc tuyến thành phố; 23 bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế quận huyện, 16 cơ sở y tế tuyến phường xã và 25 cơ sở y tế tư nhân cho thấy: hầu hết các cơ sở y tế thuộc đối tượng phải đăng ký cấp Sổ chủ nguồn thải (>600kg/năm) đã thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; không có cơ sở nào tự xử lý chất thải, 01 cơ sở xử lý chất thải rắn theo cụm là Trạm y tế Tây Hồ (gồm hệ thống các trạm y tế xã/phường/thị trấn và các phòng khám trực thuộc), các cơ sở còn lại đều ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý tập trung. Như vậy, chất thải y tế nguy hại tại Hà Nội hiện được xử lý chủ yếu bằng hình thức xử lý tập trung.

Tại Hà Nội, chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay đang được xử lý theo mô hình xử lý tại chỗ, xử lý theo cụm và xử lý tập trung; thu gom, xử lý 100% lượng chất thải nguy hại lây nhiễm thuộc khối công lập thuộc Thành phố quản lý, tương ứng 1,15 tấn/ngày theo đúng quy định (nguồn: Sở Y tế); 31/2.956 cơ sở y tế tư nhân (đã được khảo sát, thống kê) đã ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại với đơn vị có đủ chức năng với tổng khối lượng thu gom, xử lý là 901 kg/ngày.

a. Mô hình xử lý tại chỗ:

Mô hình này thường áp dụng đối với các cơ sở có địa điểm xa khu dân cư, không thuận lợi trong việc vận chuyển chất thải nguy hại khi thực hiện xử lý tập trung hoặc theo cụm. Về mặt pháp lý, hình thức xử lý tại chỗ của cơ sở y tế phải được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành cho phép trong quá trình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Mô hình xử lý tại chỗ gồm 02 loại công nghệ chính: công nghệ đốt và công nghệ không đốt.

Tại Hà Nội, có một số cơ sở y tế đã, đang áp dụng mô hình xử lý tại chỗ theo công nghệ đốt và công nghệ không đốt, cụ thể như sau:

Công nghệ đốt: Đến năm 2014, 19/41 bệnh viện thuộc Thành phố quản lý có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt, trong đó 16 bệnh viện huyện đã được đầu tư xây dựng hệ thống lò đốt chất thải rắn theo công nghệ S1-SH của Nhật theo Quyết định số 5341/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 và 03 đơn vị được đầu tư trước đó (Bệnh viện Hà Đông (công nghệ P100 của Mỹ) và Bệnh viện Sơn Tây (công nghệ Howel của Áo), Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì). Tổng số tiền đầu tư Dự án xây dựng lò đốt rác thải y tế cho 16 bệnh viện công lập (2010-2013) là 24 tỷ đồng. Tất cả các lò đốt đều hoàn thành việc lắp đặt trong năm 2011-2012 được bàn giao cho các bệnh viện đưa vào sử dụng. Các lò đốt được lắp đặt đến nay hầu như đã hỏng, như: bục thân lò, nhiệt độ trong lò thấp, không xử lý được triệt để rác thải, rác sau đốt vẫn còn nguyên hình dạng. Một số Bệnh viện (như Bệnh viện Sóc Sơn, Bệnh viện Thường Tín, ...) đã phải đổ dầu vào lò để thực hiện đốt đi đốt lại nhiều lần đến khi chất thải thành tro mới dừng. Hoạt động của các lò đốt đã gây ô nhiễm môi trường thứ phát như phát thải khói đen, mùi, và khí thải độc hại, chi phí xử lý đốt quá cao, mỗi kg chất thải y tế phải mất tới 2-4 lít dầu/kg, nhiều lò đốt hay hỏng hóc và phải sửa chữa nhiều lần.

Đến nay, chỉ còn 2 bệnh viện thực hiện xử lý tại chỗ bằng lò đốt (bệnh viện tâm thần Mỹ Đức, bệnh viện đa khoa Mỹ Đức), theo kế hoạch các lò đốt này sẽ phải thực hiện đóng cửa vào năm 2020 để xử lý tập trung theo lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn nguy hại của thành phố (quy định tại Quyết định 609/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà nội đến 2030, tầm nhìn 2050).

Công nghệ không đốt: Để thay thế công nghệ đốt, công nghệ không đốt để xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cũng đã được áp dụng hiệu quả tại 4 bệnh viện: Bệnh viện Phổi Trung ương (đã dừng tự xử lý từ năm 2018) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương của Bộ Y tế, Bệnh viện 19-8 và Bệnh viện Y học cổ truyền của Bộ Công An. Đây là mô hình rất có giá trị cho tham khảo, học hỏi để áp dụng phù hợp cho các bệnh viện của Hà Nội. Công nghệ áp dụng cho 4 Bệnh viện này là công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa. Công suất xử lý khoảng 20-24kg/h, chi phí xử lý <6.000đ/kg. Chất thải sau khi khử tiệt khuẩn được cắt nhỏ, làm mất hình dạng, không còn khả năng lây nhiễm, trở thành chất thải thông thường. Mặc dù, công nghệ không đốt không làm phát sinh Dioxin, Furran, nhưng không phù hợp để xử lý chất thải giải phẫu, chất thải hóa học và dược phẩm; không làm giảm tối đa thể tích chất thải và chất thải sau khi xử lý bằng công nghệ này vẫn phải chôn lấp hợp vệ sinh. Nếu để lâu nguy cơ ô nhiễm (do vi khuẩn phát sinh).

b. Mô hình xử lý theo cụm:

Xử lý theo mô hình cụm là lựa chọn một cơ sở y tế (cơ sở xử lý chất thải cho cụm) thực hiện tiếp nhận và xử lý chất thải y tế cho một số cơ sở y tế lân cận xung quanh. Hình thức này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương, đặc biệt phù hợp cho việc xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế quy mô nhỏ, có khoảng cách gần nhau. Với việc áp dụng mô hình xử lý này, cơ sở y tế xử lý cho cụm không phải thực hiện các thủ tục để được cấp phép xử lý chất thải nguy hại, tuy nhiên phải được UBND tỉnh/thành phố phê duyệt tại Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh/thành phố.

Tại Hà nội, mô hình này hiện đang áp dụng phổ biến tại các Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã, gồm hệ thống các trạm y tế xã/phường/thị trấn và các phòng khám trực thuộc. Thường mỗi Trung tâm y tế quận/huyện sẽ có từ một đến vài ba cụm xử lý (tùy theo khoảng cách và khối lượng phát sinh), thực hiện tiếp nhận chất thải cho cụm; cơ sở y tế được lựa chọn thường là nơi có đủ diện tích để bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại; chất thải y tế nguy hại sau khi được vận chuyển về cụm sẽ được chuyển giao cho đơn vị xử lý đã được cấp phép để vận chuyển đi xử lý tập trung thông qua các hợp đồng xử lý giữa Trung tâm y tế quận/huyện với đơn vị xử lý. Việc bố trí cụm tiếp nhận chất thải y tế nguy hại như đang thực hiện tại các Trung tâm y tế giúp thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng xử lý, bố trí điểm tập kết chất thải nguy hại và tiết kiệm chi phí trong đầu tư trang thiết bị thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải y tế.

Theo kết quả điều tra tại 104 cơ sở y tế do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, có 01 cơ sở xử lý chất thải rắn theo cụm là Trung tâm y tế Tây Hồ. Trung tâm y tế Tây Hồ có 02 phòng khám đa khoa và 8 trạm y tế phường, được chia làm 03 cụm tiếp nhận chất thải. Trung tâm y tế quận và 02 phòng khám đa khoa là cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm. 8 trạm y tế phường sẽ vận chuyển chất thải theo phân bố về 3 cụm, đảm bảo khoảng cách gần nhất (trung bình dưới 2km). Các trạm y tế tự vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị phù hợp đến cụm. Trung tâm y tế quận Tây Hồ ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với Công ty URENCO 10 để vận chuyển đi xử lý tập trung.

c. Mô hình xử lý tập trung:

Mô hình xử lý tập trung thường được áp dụng tại các khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị lớn nơi tập trung dân cư đông đúc hoặc những nơi có các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế nguy hại đang hoạt động. Chất thải y tế nguy hại được thu gom và xử lý tập trung tại cơ sở xử lý có đủ điều kiện hành nghề xử lý, đảm bảo xử lý một cách triệt để chất thải tiếp nhận và không gây ô nhiễm môi trường. Đấy là mô hình đang được nhiều địa phương triển khai và phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý chất thải theo mô hình tại chỗ. Với mô hình này, các cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải nguy hại trước khi đi vào hoạt động theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Tại Hà nội, trừ 2 bệnh viện còn đang sử dụng lò đốt (sẽ đóng cửa theo lộ trình) và 03 cơ sở có hệ thống xử lý theo công nghệ không đốt; các bệnh viện TW và 100% các bệnh viện thuộc thành phố quản lý, trung tâm y tế quận/huyện (sau khi vận chuyển chất thải về điểm tiếp nhận chất thải cho cụm) đều thực hiện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình tập trung, ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng đã được cấp phép xử lý chất thải nguy hại.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 44 cơ sở được cấp phép xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động, trong đó có 10 cơ sở xử lý đang ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế với các cơ sở y tế tại Hà Nội; tuy nhiên chỉ có duy nhất 01 cơ sở trong đó có địa điểm xử lý tại Hà Nội là Công ty URENCO 13 (Khu xử lý chất thải Cầu Diễn) với công suất xử lý được cấp phép là 1.600.000 kg/năm, tương đương với khoảng 5 tấn/ngày (xử lý các chất thải y tế nguy hại lây nhiễm) theo công nghệ hấp chất thải y tế từ nguồn vốn viện trợ của tổ chức UDNP, công nghệ đốt chất thải y tế của URENCO 13 đã xuống cấp trầm trọng và dừng hoạt động từ năm 2016, chất thải y tế lây nhiễm sau xử lý được chôn lấp trên bãi Nam Sơn, Sóc Sơn và URENCO 10 được cấp phép xử lý chất thải nguy hại (với công suất xử lý được cấp phép là 80 tấn/ngày, không bao gồm hầm chôn lấp bê tông hiện đã đầy). Ngoài ra, các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có địa điểm xử lý bên ngoài Hà Nội như Công ty môi trường Thuận Thành, Công ty môi trường xanh, Công ty cổ phần xử lý chất thải công nghiệp Hòa Bình..., xử lý chất thải theo công nghệ đốt là chủ yếu (theo kết quả điều tra từ các chủ xử lý đã được cấp phép về xử lý chất thải y tế nguy hại đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội).

3. Thu gom, xử lý chất thải lỏng y tế nguy hại

3.1. Tổng lượng phát sinh

Tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 10.442 m3/ngày đêm, trong đó có 4.372 m3/ngày đêm từ các cơ sở y tế thuộc Thành phố quản lý; 6.070 m3/ngày đêm từ các cơ sở y tế trung ương và bộ ngành; trung bình là khoảng 0,4-0,6 m3/giường bệnh thực kê/ngày, các phòng khám tư nhân không quá 5m3/cơ sở/ngày (nguồn: Sở Y tế).

Theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT, chất thải lỏng nguy hại ngành y tế có 3 nhóm chính: Chất thải lây nhiễm (Mã: 13 01 01); Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (Mã: 13 01 02) và Dược phẩm gây độc tế bào thải (Mã: 13 01 03), nước X-quang thải (mã: 19 01 01), chất thải phóng xạ. Các chất thải này tập trung chính ở các bệnh viện quy mô lớn thuộc tuyến TW và Thành phố. Các cơ sở y tế dự phòng, nước thải chủ yếu từ quá trình xét nghiệm, thí nghiệm, tiêm phòng do tráng rửa dụng cụ; các trạm y tế xã/phường/thị trấn lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải trong quá trình thủ thuật y tế đơn giản; tính chất nước thải từ 02 nguồn thải trên đặc tính nguy hại không cao.

Với công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển và được áp dụng phổ biến trong việc chuẩn đoán hình ảnh trong khám chữa bệnh, thì việc sử dụng chụp ảnh X-quang để chuẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở y tế đã được chuyển đổi sang chụp ảnh kỹ thuật số, do vậy còn rất ít bệnh việc sử dụng chụp X-quang; vì vậy, việc phát sinh nước thải X-quang trong các cơ sở y tế hết sức hạn chế. Mặt khác, việc xử lý chất thải phóng xạ được kiểm tra và giám sát chặt chẽ; đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ các dạng dược phẩm sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh, thì việc phát sinh các loại dược phẩm thải bỏ là rất hạn chế trong các bệnh viện, các cơ sở y tế; việc phát sinh nhóm hóa chất thải (Mã: 13 01 02) thường khối lượng nhỏ và chủ yếu tại các bệnh viện lớn nơi có bố trí các phòng thí nghiệm, xét nghiệm. Do vậy, hiện nay tại các cơ sở y tế có đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, thì nhiều dạng chất thải lỏng nguy hại (hóa chất thải, nước thải X-quang...) sau khi được xử lý sơ bộ theo quy định sẽ được thu gom xử lý cùng với các loại nước thải lây nhiễm tại các trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.

3.2. Thu gom và xử lý chất thải lỏng y tế nguy hại

a. Mô hình xử lý tại chỗ

Là mô hình áp dụng phổ biến hiện nay tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Các cơ sở y tế đã thực hiện xử lý chất thải lỏng bằng việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn theo quy định. Các cơ sở đều có cán bộ theo dõi, vận hành và thực hiện ghi chép hoạt động của hệ thống xử lý vào sổ theo dõi vận hành; thực hiện đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường và có giấy phép xả thải; thực hiện quan trắc chất lượng nước thải định kỳ hàng quý, hàng năm. Tuy nhiên, đối với hầu hết các cơ sở y tế có lưu lượng nước thải nhỏ (<1-2m3/ngày đêm), việc xử lý nước thải theo mô hình tại chỗ sẽ tốn kém chi phí trong quá trình đầu tư, vận hành hệ thống xử lý hơn so với việc tiến hành xử lý theo cụm hoặc tập trung (theo tính toán có thể tiết kiệm chi phí gần 50%).

Công nghệ xử lý nước thải y tế áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế hiện nay trên địa bàn thành phố Hà nội là công nghệ bùn hoạt tính theo quy trình AAO, thiết bị hợp khối CN2000 (kết hợp các quy trình hóa học, hóa lý, sinh học), thiết bị MBBR, HA-18B... được áp dụng để xử lý toàn bộ nước thải y tế phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh bao gồm cả các chất thải y tế nguy hại dạng lỏng sau khi được xử lý sơ bộ theo đúng quy định (Chi tiết tại phụ lục 4, 5 kèm theo); cụ thể:

* Đối với các bệnh viện Trung ương và Bộ, ngành:

Hiện có 21/25 bệnh viện trực thuộc Bộ y tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung (trong đó có 01 hệ thống xử lý nước thải xử lý cho cụm, gồm 5 bệnh viện: Bạch Mai, Tai Mũi Họng TW, Nhiệt đới TW, Da liễu TW và Lão khoa TW; Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở xử lý nước thải cho cụm), đạt tỷ lệ 100%. 07/21 bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, 14/21 bệnh viện còn lại chưa có số liệu điều tra cụ thể.

Trong 05/21 hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện trực thuộc Bộ y tế được đánh giá là xuống cấp (Bệnh viện phụ sản TW, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Viện huyết học truyền máu TW) hoặc quá tải (Bệnh viện Nhi TW, cụm Bệnh viện Bạch Mai); hiện 02 bệnh viện (cụm Bệnh viện Bạch Mai, Nhi TW) đang xây mới hệ thống xử lý nước thải y tế theo dự án của Bộ Y tế; Bệnh viện hữu nghị Việt Đức đang triển khai dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải từ nguồn ODA của Đức và Viện Huyết học truyền máu TW đang chạy thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải mới (chạy song song với hệ thống cũ).

* Đối với các cơ sở y tế thuộc Thành phố quản lý:

+ 12/12 bệnh viện đa khoa thành phố đã có hệ thống xử lý nước thải; trong đó 03/12 bệnh viện (đa khoa Hà Đông, đa khoa Sơn Tây, Bắc Thăng Long) có hệ thống xử lý nước thải được đầu tư từ 2007, đã xuống cấp nghiêm trọng; 01/12 bệnh viện (bệnh viện Xanh Pôn) có hệ thống xử lý nước thải được đầu tư từ năm 2009, hiện hoạt động không hiệu quả (theo kết quả đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018).

+ 14/16 bệnh viện chuyên khoa thành phố đã có hệ thống xử lý nước thải; trong đó 01 bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ năm 2010 và hiện đang hoạt động không hiệu quả (theo kết quả đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018). 02 bệnh viện còn lại (Bệnh viện YHCT Hà Đông, bệnh viện phục hồi chức năng) chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế, đang thực hiện xử lý bằng cloramin B trước khi xả thải ra môi trường.

+ 13/13 bệnh viện đa khoa quận huyện đều có hệ thống xử lý nước thải y tế; trong đó có 01 bệnh viện đa khoa Đan Phượng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ năm 2009 và hiện đang hoạt động không hiệu quả (theo kết quả đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018)

- Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã: 45 phòng khám đa khoa khu vực và Nhà hộ sinh thuộc các trung tâm y tế quận/huyện/thị xã đã có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ HA-18B (D) của Nhật Bản. Hầu hết hệ thống xử lý nước thải tại các Trung tâm y tế quận/ huyện/ thị xã không vận hành hoặc vận hành kém hiệu quả và xuống cấp (theo kết quả đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018).

- Các Trạm y tế xã/phường/thị trấn: nước thải được xử lý bằng hóa chất khử trùng Cloramin B trước khi thải ra môi trường tiếp nhận theo hướng dẫn tại Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế.

- 35/35 Bệnh viện tư nhân trên địa bàn đều có hệ thống xử lý nước thải. Các phòng khám và cơ sở dịch vụ y tế tư nhân xử lý bằng hóa chất khử trùng Cloramin B trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.

Theo kết quả điều tra, quan trắc 23 mẫu nước thải (trước và sau xử lý) và 03 mẫu bùn thải tại 23 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 15 bệnh viện, 2 trung tâm y tế, 6 phòng khám có hệ thống xử lý nước thải cho thấy: hệ thống xử lý nước thải tại các Trung tâm y tế quận/ huyện không vận hành hoặc vận hành kém hiệu quả và xuống cấp. Đối với các bệnh viện thuộc tuyến trung ương được khảo sát, lấy mẫu, mặc dù hệ thống xử lý nước thải được vận hành liên tục, tuy nhiên hiệu quả xử lý vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu (chi tiết tại phụ lục 5 kèm theo). Cụ thể như sau:

- Chỉ có 7/23 mẫu nước thải sau xử lý (chiếm 30,4%) đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải Y tế (cột B); trong đó có đến 4/6 (chiếm 66,67%) mẫu nước thải đầu ra của cơ sở y tế tư nhân và 11/15 (chiếm 77,33%) mẫu nước thải đầu ra của các bệnh viện có các chỉ tiêu đã phân tích vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải Y tế. Các chỉ tiêu vượt quy chuẩn chủ yếu bao gồm: BOD5, COD, Amoni, dầu mỡ động thực vật, TSS....

- Trong 5 cơ sở y tế có sử dụng nguồn phóng xạ được lấy mẫu, phân tích và đánh giá chỉ tiêu phóng xạ α, β. Kết quả phân tích nước thải đầu ra cho thấy các chỉ tiêu phóng xạ α, β trong nước thải đầu ra đều đạt quy chuẩn cho phép.

Về tiêu hủy bùn: Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải của các Bệnh viện, cơ sở y tế đã được trang bị hệ thống xử lý nước thải, được hút định kỳ bởi các cơ sở xử lý có chức năng đã được cấp phép. Tùy mức công suất của hệ thống xử lý mà thời gian hút bùn từ 6 tháng đến 2 năm. Bùn thải này sẽ được vận chuyển đem đi xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Kết quả phân tích mẫu bùn thải tại 3 cơ sở y tế được lựa chọn ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy tất cả các chỉ tiêu đã phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 50:2013/BTNMT - quy định về ngưỡng bùn thải nguy hại.

b. Mô hình xử lý theo cụm:

Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai dự án hỗ trợ xử lý chất thải cụm các bệnh viện khu vực Bệnh viện Bạch Mai (gồm 5 bệnh viện: Bạch Mai, Tai Mũi Họng TW, Nhiệt đới TW, Da liễu TW và Lão khoa TW); hệ thống xử lý nước thải y tế công suất 2.700 m3/ngày đêm, công nghệ AAO kết hợp MBR. Đối với các cơ sở y tế do Sở Y tế quản lý, Thành phố chưa triển khai thực hiện xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm.

c. Mô hình xử lý tập trung:

Áp dụng phổ biến đối với các cơ sở y tế tư nhân không có hệ thống xử lý nước thải y tế, nước thải y tế nguy hại có tính lây nhiễm được thu gom cùng với chất thải rắn y tế nguy hại lây nhiễm, ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng đã được cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý tập trung.

4. Đánh giá chung về năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại cho Hà nội

Như đã đề cập ở phần trên, tại Hà Nội hiện có khoảng 10 cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đang ký hợp đồng xử lý với các cơ sở y tế; trong đó địa điểm xử lý chất thải y tế nguy hại duy nhất tại Hà Nội của Công ty URENCO 13 (Khu xử lý chất thải Cầu Diễn) hiện đang thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo công nghệ hấp với công suất được cấp phép xử lý 5 tấn/ngày (xử lý các chất thải y tế nguy hại lây nhiễm), hiện đang xử lý được 66,25% lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh thu gom được trên địa bàn thành phố; chất thải sau xử lý được chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn. Lò đốt chất thải y tế Delmolego (Ý) được đầu tư của Công ty URENCO 13 đưa vào sử dụng năm 1998, với công suất xử lý 200kg/h; hiện đã xuống cấp trầm trọng và dừng hoạt động từ năm 2016.

Do vậy, với hiện trạng thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở xử lý chất thải hiện nay của Hà Nội, năng lực thu gom, xử lý chất thải y tế hiện nay của khoảng 10 chủ xử lý đang hoạt động trên địa bàn thành phố; cùng với quá trình xã hội hóa công tác xử lý môi trường đang diễn ra, số lượng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại nói chung chất thải y tế nguy hại nói riêng đã, đang và sẽ gia tăng tại các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,.. ..thì năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở xử lý sẽ ngày càng được tăng cao; có thể đảm bảo xử lý đối với toàn bộ lượng chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm phát sinh trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn có các địa điểm xử lý chất thải nguy hại khác như Urenco 10 (công suất xử lý theo giấy phép là 28.800.000 kg/năm, tương đương 80 tấn/ngày, không bao gồm hầm chôn lấp chất thải hiện đã đầy) được phép thu gom, xử lý chất thải nguy hại khác (không có mã 13) từ các cơ sở y tế như: vỏ bao bì chai lọ, thùng phuy, hóa chất thải, bóng đèn, thủy tinh chứa thủy ngân thải.... Dự án Lò đốt Nedo (công suất 75 tấn/ngày) hiện đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp phép xử lý chất thải nguy hại; Khu xử lý chất thải rắn Việt Hùng, huyện Đông Anh (công suất 500 tấn/ngày) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong đó có chức năng xử lý chất thải nguy hại, đang trong giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khi các dự án nêu trên được cấp phép và đưa vào vận hành, sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải y tế nguy hại nói riêng trên địa bàn thành phố, dự kiến sẽ nâng tỷ lệ chất thải nguy hại nói chung được xử lý lên >355 tấn/ngày.

5. Đánh giá về các quy hoạch có liên quan đến xử lý chất thải y tế trên địa bàn Hà nội

Đối với vấn đề về quy hoạch xử lý chất thải y tế hiện nay, liên quan đến việc xử lý chất thải y tế nguy hại đã được phê duyệt tại các quy hoạch có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm:

+ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà nội đến 2030, tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định 609/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, xác định:

• Về mục tiêu: Xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển và các khu xử lý chất thải rắn, từng bước đóng cửa các lò đốt tại cơ sở y tế để phù hợp lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại của thành phố.

• Quy hoạch 17 khu xử lý chất thải rắn nhưng chỉ có 02 khu xử lý chất thải y tế nguy hại là khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (được ưu tiên đầu tư mở rộng), khu xử lý Cầu Diễn đều thuộc quy hoạch vùng I Phía Bắc, có công suất xử lý được cấp phép là 5 tấn/ngày, năng lực xử lý đạt 66,25% chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố. Vùng II phía Nam và vùng III phía Tây không có quy hoạch điểm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại; tuy nhiên có 02 quy hoạch xử lý chất thải y tế thông thường gồm Khu xử lý Châu Can, Phú Xuyên (vùng II) và Khu xử lý Đồng Ké, Chương Mỹ (vùng III).

+ Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng chính phủ, xác định:

• Mục tiêu: cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được đầu tư xây dựng gắn liền với các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và tại các cơ sở y tế; đến năm 2025, 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

• Giai đoạn đến năm 2015: 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng (gồm Hà Nội) áp dụng mô hình xử lý tập trung cho xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

• Triển khai các dự án về đào tạo nhân lực quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các cơ sở y tế và các đơn vị thực hiện việc quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

Như vậy, theo dự báo tại quy Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2020 khối lượng chất thải của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trung bình mỗi năm khoảng 90 tấn/ngày (trong đó chất thải y tế nguy hại lây nhiễm khoảng 24 tấn/ngày); đến năm 2030 sẽ phát sinh khoảng 150 tấn/ngày (trong đó chất thải y tế nguy hại lây nhiễm khoảng 40 tấn/ngày); cùng với tiến độ triển khai của các dự án xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố, có thể nâng tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại nói chung lên >355 tấn/ngày; có thể thấy với khối lượng chất thải y tế nguy hại lây nhiễm phát sinh hiện tại và dự báo đến năm 2030, Hà nội không cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô hiện có để bổ sung thêm các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại.

Song song với việc duy trì các điểm xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế nguy hại hiện có tại Hà Nội; để đảm bảo an toàn môi trường tại các cơ sở y tế, nhằm phù hợp với nhiệm vụ cơ bản đã nêu tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 về việc “Khuyến khích xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm, mô hình tập trung, hạn chế việc xử lý chất thải y tế phân tán tại các bệnh viện; ưu tiên xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng phương pháp không đốt, đặc biệt là việc tự xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại nơi phát sinh; giảm dần về số lượng và hạn chế đầu tư mới lò đốt chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế cấp huyện”; đồng thời, đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; thành phố nên hướng tới việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại lây nhiễm theo công nghệ không đốt, thực hiện xử lý theo mô hình cụm, chất thải sau xử lý trở thành chất thải thông thường sẽ đủ điều kiện để được vận chuyển đi xử lý tập trung tại các khu xử lý tập trung của Thành phố.

Mặc dù vậy, việc thu gom, xử lý các chất thải y tế nguy hại tại khối cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là các phòng khám đa khoa, chuyên khoa vẫn còn rất hạn chế, do khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị xử lý (do khối lượng chất thải phát sinh ít, dẫn tới tần suất thu gom kéo dài so với quy định). Do vậy, nhu cầu nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế nguy hại đối với khối cơ sở y tế tư nhân là hết sức cần thiết; tập trung vào việc đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xây dựng các cơ sở xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm nhằm đảm bảo phù hợp với các định hướng về quy hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố hiện nay.

6. Đánh giá chung

6.1. Tồn tại, hạn chế

- Về nhân lực:

+ Cán bộ quản lý nhà nước: số lượng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường nói chung và đối với lĩnh vực chất thải y tế nói riêng còn mỏng và nhiều nơi trình độ của cán bộ quản lý còn chưa cao; trong khi đó số lượng các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố lớn, đặc biệt là các phòng khám tư nhân.

+ Cán bộ chuyên môn tại cơ sở y tế: cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế hầu hết đều là kiêm nhiệm; thời gian phục vụ công tác chuyên môn nhiều, lại thường xuyên biến động nên rất khó khăn trong vấn đề tiếp cận kịp thời với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Về cơ chế tài chính

+ Các cơ sở y tế công lập hầu hết là đơn vị không tự chủ hoàn toàn về tài chính, do đó kinh phí chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Đối với nguồn thu của đơn vị cũng chưa có quy định cụ thể về chi phí đầu tư, xử lý chất thải y tế. Việc không có mục chi tài chính, cũng như thiếu kinh phí gây khó khăn cho công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại; đặc biệt đối với các cơ sở y tế tuyến xã/phường/thị trấn. Trong khi đó, khá nhiều hoạt động liên quan đến quản lý chất thải y tế cần kinh phí, như: xây dựng khu lưu giữ chất thải nguy hại, mua sắm trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển hoặc xử lý chất thải y tế nguy hại tại chỗ.

+ Giá viện phí hiện nay chưa tính đúng, tính đủ các chi phí cho việc xử lý chất thải y tế. Các cơ sở y tế đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế và hạnh toán các chi phí cho xử lý chất thải y tế. Vì vậy, kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải y tế còn hạn chế. Các bệnh viện chưa chú trọng cho đầu tư xử lý chất thải lỏng; đặc biệt là đối với các cơ sở y tế có phát sinh nước thải lưu lượng thấp, do thiếu chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý, khó khăn trong quản lý hệ thống xử lý (quan trắc môi trường định kỳ chưa đảm bảo; thiếu cán bộ có chuyên môn về môi trường...).

- Về công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng nguy hại:

+ Tại nhiều các cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến thành phố, tuyến quân/huyện/thị xã: công tác phân loại tại nguồn với chất thải lỏng nguy hại (các mã 13 01 01 - 13 01 02 - 13 01 03) chưa tốt, còn tình trạng các chất thải lỏng nguy hại lẫn với chất thải rắn nguy hại khi vận chuyển đi xử lý hoặc được trộn lẫn với nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện. Việc này dẫn đến ảnh hưởng trong quá trình thu gom, xử lý sau này của các đơn vị xử lý chất thải nguy hại cũng như ảnh hưởng đến việc vận hành của hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở.

+ Tại một số bệnh viện tuy đã có hệ thống xử lý nước thải, song hệ thống xử lý nước thải đã quá cũ, xuống cấp; việc vận hành không đảm bảo theo quy trình, không thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên chất lượng nước thải sau xử lý vẫn có chỉ tiêu vượt quy chuẩn môi trường cho phép như các bệnh viện: phụ sản TW, Xanh Pôn; Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Sơn Tây, Bắc Thăng Long; Phụ Sản Hà Nội; Đa khoa Đan Phượng.

+ Một số bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; các trạm y tế xã/phường/thị trấn và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: chất thải lỏng nguy hại (các mã 13 01 01 - 13 01 02 - 13 01 03) do có quy mô nhỏ nên lượng nước thải y tế phát sinh ít (100 - 300 lít/ngày), không có hệ thống xử lý nước thải; hầu hết được trộn lẫn với nước thải thông thường và chỉ xử lý đơn giản bằng cloramin B trước khi xả vào môi trường, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm vi vật vật cao trong môi trường tiếp nhận.

- Về công tác quản lý chất thải rắn nguy hại:

+ Tại nhiều Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã đang thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cho hệ thống các trạm y tế xã/phường/thị trấn và các phòng khám trực thuộc. Chất thải y tế nguy hại sau khi được vận chuyển về các điểm xử lý cho cụm sẽ được chuyển giao cho đơn vị xử lý đã được cấp phép để vận chuyển đi xử lý tập trung thông qua các hợp đồng xử lý giữa Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã với đơn vị xử lý.

Tuy nhiên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải y tế; quy định việc Vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế như sau: “Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê các đơn vị khác vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở y tế xử lý cho cụm phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố phê duyệt tại kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh/thành phố. Do vậy việc tổ chức xử lý chất thải y tế nguy hại hiện đang áp dụng tại các Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã, mặc dù là mô hình được khuyến khích áp dụng, song để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì vẫn phải được quy định cụ thể trong Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố. Do vậy, cần sớm ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố.

+ Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các trạm y tế xã/phường/thị trấn và các cơ sở y tế tư nhân chưa đáp ứng đúng theo yêu cầu về vị trí, diện tích, điều kiện kho, bãi (thiếu biển cảnh báo, không có hàng rào phân khu riêng biệt, chật hẹp, sát khu dân cư, ...).

+ Việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế tư nhân và một số bệnh viện nhỏ gặp nhiều khó khăn. Một số bệnh viện, cơ sở y tế do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại không lớn nên việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép gặp khó khăn, giá thành vận chuyển và xử lý thường cao hơn, dẫn tới chi phí thực hiện công tác quản lý chất thải rất lớn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng chỉ ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục theo quy định, hoặc dẫn đến tần suất thu gom xử lý thực tế lớn hơn 2 ngày/lần, có khi tới 7-10 ngày/lần.

+ Hiện tại, có khoảng trên dưới 10 đơn vị tham gia vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Hà nội, nhưng chỉ có duy nhất Khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, Khu xử lý chất thải Cầu Diễn thuộc Hà nội quản lý. Trong khi chưa có quy định rõ ràng về việc báo cáo định kỳ của các chủ xử lý ngoại tỉnh cho Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh có hoạt động hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại, chỉ mới có quy định về báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm xử lý chất thải nguy hại. Các chủ xử lý thường không báo cáo công tác thu gom, xử lý chất thải nguy hại cho các tỉnh/thành nơi có hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; mặt khác báo cáo số liệu thu gom, xử lý chất thải nguy hại không theo địa bàn thu gom, dẫn tới việc khó kiểm soát hoạt động vận chuyển và tổng hợp, đối chiếu số liệu vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại giữa các chủ nguồn thải và chủ xử lý.

+ Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp còn gặp nhiều khó khăn. Công nghệ không đốt tuy có ưu điểm về việc không làm phát sinh dioxin và furan, nhưng không phù hợp để xử lý chất thải giải phẫu, chất thải hóa học và dược phẩm; cũng không làm giảm tối đa thể tích chất thải; trong khi giá thành đầu tư khá cao. Công nghệ đốt có thể xử lý chất thải rắn y tế nguy hại triệt để, loại trừ được các mầm bệnh, giảm tối đa thể tích chất thải sau khi xử lý (còn lại tro). Tuy nhiên, có thể gây ô nhiễm môi trường thứ phát như phát thải khói đen, mùi, và khí độc hại khác, chi phí xử lý đốt quá cao. Ít đơn vị có đủ điều kiện để quan trắc dioxin/furan trong khí thải và chi phí cho quan trắc thông số này rất lớn. Do vậy, việc tìm kiếm công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp cũng hết sức cần thiết.

- Về cơ chế, chính sách: một số cơ chế, chính sách chưa được ban hành, sửa đổi phù hợp như chưa có quy định chi tiết về quản lý chất thải y tế thông thường, chất thải tái chế; chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm đầu tư và bố trí kinh phí cho xử lý chất thải y tế tại địa phương; một số quy chuẩn kỹ thuật về môi trường chưa được sửa đổi phù hợp như QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế chỉ quy định áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh, chưa có quy định đối với các loại hình cơ sở y tế khác; chưa có quy chuẩn kỹ thuật về chôn lấp chất thải y tế nguy hại và một số quy chuẩn khác.

6.2. Nguyên nhân

- Nhiều cơ sở y tế được xây dựng từ những năm 1960, 1970 nên cơ sở vật chất, công trình, hệ thống xử lý về môi trường đã bị xuống cấp; thiếu kinh phí đầu tư kịp thời nên chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cấp giường bệnh của bệnh viện.

- Các trạm y tế xã/phường/thị trấn, các cơ sở y tế tư nhân và một số bệnh viện nhỏ nằm rải rác trên phạm vi rộng, lượng chất thải y tế nguy hại phát thải ít; dẫn tới khó khăn cho hoạt động vận chuyển, xử lý. Ngoài ra, giá thành vận chuyển và xử lý cho các trường hợp này tính theo khối lượng chất thải phát sinh thường cao hơn; dẫn đến tình trạng chỉ ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục theo quy định.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Lực lượng cảnh sát môi trường (PC05) là những đơn vị có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý môi trường ngành y tế nói chung và chất thải y tế nói riêng. Tuy nhiên, với địa bàn phải quản lý rộng, số lượng cơ sở y tế nhiều và đa dạng các loại hình (gần 4.000 cơ sở y tế các tuyến) như Hà nội hiện nay, thì lực lượng hiện có của các đơn vị này khá mỏng, khó có thể quản lý một cách chặt chẽ, toàn diện được. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường chưa thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả.

- Thiếu phương án thu gom hợp lý đối với chất thải y tế nguy hại đặc biệt cho các cơ sở có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh nhỏ hoặc với tại các khu vực xa xôi, giao thông không thuận tiện (đường xa, đường nhỏ hẹp,...).

- Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý chất thải y tế ở nhiều nơi còn mang tính kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Các quy định về quản lý chất thải y tế còn chưa đến được với đối tượng áp dụng do hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật.

- Lãnh đạo của một số bệnh viện, cơ sở y tế thường nặng về công tác chuyên môn điều trị, khám chữa bệnh mà chưa tập trung chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức và trách nhiệm của các cán bộ y tế chịu trách nhiệm thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế chưa cao.

- Kinh phí chi cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế còn thiếu trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng/cải tạo, nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải y tế là rất lớn. Ngoài ra, kinh phí chi cho vận hành thường xuyên và bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải y tế của nhiều cơ sở y tế vẫn còn thiếu; chưa có cơ chế và định mức chi cho xử lý chất thải tại các cơ sở y tế và chưa được đưa vào quy định trong ngân sách chi thường xuyên của đơn vị.

PHẦN III.

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN

1. Các định hướng chung

- Phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến hoạt động y tế và hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế các cấp từ cấp trung ương đến thành phố Hà Nội.

- Bảo đảm phân loại, thu gom, cô lập, giảm thiểu chất thải rắn y tế nguy hại tại nguồn. Việc thu gom và xử lý phải ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp nhằm giảm thiểu sự cố môi trường và các nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế nguy hại. Hạn chế việc chôn lấp để tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.

2. Mc tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà nội, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững Thủ đô.

- Xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại cho Thành phố Hà Nội phù hợp với điều kiện thực tế.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; tăng cường xã hội hóa trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố theo đúng các quy định hiện hành.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về xử lý chất thải y tế nguy hại:

- Đến năm 2020:

+ 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn.

+ 100% các bệnh viện, các trung tâm y tế quận/huyện/thị xã do Thành phố quản lý có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; 100% các cơ sở y tế công lập khác (trạm y tế xã/phường/thị trấn, trung tâm khám chữa bệnh, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các nhà hộ sinh...) trên địa bàn thành phố có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

+ 100% các bệnh viện tuyến trung ương do các Bộ, Ngành quản lý trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

+ 100% các bệnh viện tư nhân có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; 80% cơ sở y tế khối tư nhân (phòng khám đa khoa và chuyên khoa) đang hoạt động có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

+ 100% các cơ sở y tế đầu tư mới trên địa bàn thành phố phải có phương án xử lý chất thải (rắn, lỏng) đạt quy chuẩn môi trường.

+ Khuyến khích xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm, mô hình tập trung; ưu tiên xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng phương pháp không đốt, đặc biệt là tại các nơi phát sinh.

- Đến năm 2025: 100% chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Các chỉ tiêu giám sát được trình bày chi tiết tại phụ lục 1.

b) Đối với các cơ sở y tế:

- Đến năm 2020, 100% các cơ sở y tế phải có hệ thống phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định; có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo và có chương trình quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế tại cơ sở theo đúng quy định.

- Kiểm soát được các chất thải y tế nguy hại từ nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, dụng cụ, thiết bị... đầu vào cho đến chất thải phát sinh, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, và xử lý cuối cùng; có nhân viên được đào tạo về vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải và thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy trình đã được quy định và được trang bị đủ phương tiện bảo hộ lao động.

c) Đối với các cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại hoạt động trên địa bàn thành phố Hà nội

- 100% các cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại hoạt động trên địa bàn thành phố phải đáp ứng được các điều kiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; có hệ thống xử lý với công suất và công nghệ xử lý phù hợp; có phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại chuyên dụng theo quy định; có nhân viên được đào tạo về vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải và thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy trình; có hệ thống thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm, phòng chống sự cố và bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại.

3. Nhiệm v

3.1. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chất thải y tế nguy hại các cấp từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn.

3.2. Đầu tư, xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế đạt quy chuẩn môi trường, nhằm khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố; đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải y tế nguy hại.

3.3. Tăng cường năng lực quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế và từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế.

3.4. Xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phù hợp với điều kiện thực tế tại thành phố Hà Nội, phù hợp với quy mô phát thải của các cơ cơ sở y tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế nguy hại.

3.5. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về việc quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

3.6. Tăng cường nghiên cu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế.

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Xây dựng và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách:

- Giai đoạn từ nay đến hết năm 2020 cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố; xây dựng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý chất thải y tế nguy hại, ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường.

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT trong năm 2019.

- Hoàn thiện việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó đề xuất bổ sung chức năng xử lý chất thải công nghiệp và y tế thông thường, chất thải công nghiệp và y tế nguy hại và các loại chất thải khác tại một số địa điểm xử lý theo quy hoạch được duyệt.

- Kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách có liên quan đến quản lý chất thải y tế (chất thải y tế thông thường, chất thải tái chế); các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải y tế cho phù hợp với điều kiện thực tế trong thu gom, xử lý chất thải y tế.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện công tác quản lý môi trường tại các cơ sở y tế các cấp.

- Thực hiện lồng ghép việc triển khai các nhiệm vụ quản lý chất thải y tế vào các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố.

4.2. Thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường:

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đối với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố:

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các cơ sở y tế.

- Phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Lực lượng cảnh sát môi trường và UBND các cấp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế thuộc thành phố quản lý, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại hoạt động trên địa bàn thành phố; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành trong kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý trên địa bàn thành phố.

- Không cấp phép hoạt động đối với các cơ sở y tế lần đầu đi vào hoạt động mà không có phương án xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp đánh giá toàn bộ năng lực của các đơn vị tham gia vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố để có cơ sở hướng dẫn cho các cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị đủ năng lực.

b) Tăng cường năng lực quản lý, quan trắc, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và đánh giá mức độ ô nhim môi trường tại các cơ sở y tế nhằm kiểm soát ô nhiễm, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế:

* Đối với các cơ sở y tế:

- Các Bệnh viện cần bổ sung cán bộ chuyên trách về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nguy hại nói riêng.

- Đầu tư kinh phí cho xây dựng và vận hành thường xuyên các hạng mục bảo vệ môi trường, cải tạo cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ tốt công tác thu gom, vn chuyn và lưu giữ nội bộ chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở.

- Xây dựng và tuân thủ quy trình quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế nhằm kiểm soát chặt chẽ, đúng, đủ đối với chất thải y tế nguy hại và chất thải nguy hại từ nguồn phát sinh đến khi kết thúc xử lý theo quy định.

- Đối với các cơ sở y tế mới xây dựng, khi tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phải thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường, có phương án xử lý chất thải của cơ sở theo mô hình xử lý tại chỗ/cụm/tập trung phù hợp với quy định của thành phố.

* Đối với các cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý:

- Xây dựng các giải pháp an toàn và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ vận chuyển, đặc biệt là huấn luyện về các giải pháp an toàn và biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển.

- Nâng cấp, bổ sung thiết bị thu gom, vận chuyển để tăng cường độ an toàn trong quá trình vận chuyển chất thải.

- Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại tại cơ sở, đảm bảo xử lý triệt để chất thải; có giải pháp phòng, chống, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với đặc thù của cơ sở.

* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

- Triển khai việc điều tra, đánh giá toàn diện và phân loại mức độ quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn toàn thành phố; từ đó xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp.

- Tăng cường giám sát và xử lý kịp thời các hành vi quản lý chất thải y tế nguy hại không đúng quy định; cập nhật danh sách và tiến hành xử phạt nghiêm các cơ sở y tế có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn quản lý chất thải y tế nguy hại trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức tập huấn để triển khai, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, quy định về quản lý, chuyển giao, xử lý chất thải y tế nguy hại và chế tài xử lý các vi phạm đối với các cơ sở y tế trên địa bàn.

4.3. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý cht thải y tế tại các cơ sở y tế; thực hiện xử lý chất thải theo mô hình cụm:

a) Về xử lý chất thải lỏng y tế nguy hại:

- Đối với các bệnh viện, cơ sở y tế có quy mô phát thải ln: thực hiện xử lý chất thải lỏng y tế theo mô hình tại chỗ; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng với quy mô, công suất và công nghệ xử lý phù hợp; một số cơ sở y tế được xây dựng theo mô hình hợp khối, có ththực hiện theo hình thức xử lý cụm cho các đơn vị này.

+ Thực hiện rà soát tổng thể công tác xử lý nước thải y tế của các cơ sở y tế tại tất cả các tuyến do Thành phố quản lý; lập danh mục các cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế nhưng đã xuống cấp hoặc quá tải, các cơ sở y tế có nhu cầu cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, các cơ sở y tế đã xây dựng cơ sở vật chất nhưng chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế, để đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường; tiến tới đạt chỉ tiêu 100% các cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường vào năm 2020.

Đến hết năm 2020, hoàn thành đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải lỏng cho 11 bệnh viện, trung tâm y tế thuộc thành phố quản lý đã xuống cấp, quá tải hoặc hư hỏng (chi tiết tại biểu 3, phụ lục 2).

+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cơ sở y tế thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 04/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố; trong đó yêu cầu đủ nguồn kinh phí cho đầu tư xử lý chất thải y tế (rắn, lỏng) phát sinh tại cơ sđạt quy chuẩn môi trường (chi tiết tại biểu 4, phụ lục 2).

+ Kiến nghị Bộ Y tế và các Bộ, ngành rà soát toàn bộ công tác xử lý nước thải tại các bệnh viện, các cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý; đề nghị bố trí kinh phí đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện, các cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý. Trường hợp cần thiết có thể đề xuất di dời một số bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực nội thành.

- Đối với các cơ sở y tế có quy mô phát thải thấp (không quá 5m3/ngày): tùy thuộc vào điều kiện thực tế của cơ sở y tế, lựa chọn mô hình xử lý tập trung (thuê xử lý bên ngoài) hoặc xử lý tại chỗ (nghiên cứu, ứng dụng thiết bị xử lý nước thải quy mô nhỏ tại cơ sở).

+ Rà soát toàn bộ công tác xử lý nước thải các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố; đề xuất phương án, tổ chức hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc thu gom, phân loại nước thải phát sinh để tổ chức xử lý cho phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

+ Đối với việc lựa chọn mô hình xử lý tập trung: Các loại chất thải lỏng y tế nguy hại từ cơ sở y tế phải được phân loại tại nguồn theo đặc tính của chất thải phát sinh; thực hiện thu gom, lưu trữ theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và hợp đồng với đơn vị xử lý đã được cấp phép để vận chuyển đi xử lý tại các cơ sở xử lý; các loại nước thải khác phát sinh không nguy hại được được, xử lý bằng cloramin B hoặc hóa chất khử trùng phù hợp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

b. Về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại:

- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn y tế từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn phù hợp với điều kiện của từng địa phương, khu vực.

+ Đối với các quận nội thành: số lượng cơ sở y tế lớn, mật độ cao và khoảng cách gần nhau, khối lượng và thành phần chất thải y tế phát sinh lớn, phải được thu gom, xử lý thường xuyên; lựa chọn mô hình xử lý tập trung. Các cơ sở y tế có khoảng cách gần nhau, có thể lựa chọn mô hình điểm tiếp nhận và lưu giữ chất thải theo cụm trước khi vận chuyển đi xử lý theo mô hình tập trung.

+ Đối với các huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây: số lượng cơ sở y tế ít, khoảng cách giữa các cơ sở xa, khối lượng và thành phần chất thải y tế phát sinh ít, cần xây dựng phương án liên kết, phối hợp theo mô hình cụm để việc thu gom, xử lý có hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Các cơ sở y tế không có điều kiện vận chuyển chất thải rắn y tế đến các khu xử lý tập trung hoặc xử lý theo cụm, lựa chọn theo hướng xử lý tại chỗ.

- Đối với việc áp dụng mô hình xử lý tại chỗ: Khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện xử lý bằng công nghệ không đốt, tiên tiến thân thiện với môi trường để tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh; tuy nhiên cần có quy trình vận hành an toàn cho quá trình xử lý tại cơ sở. Từng bước đóng cửa các lò đốt tại cơ sở y tế phù hợp với lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại của thành phố đã được duyệt; tiến tới không thực hiện xử lý tại chỗ theo công nghệ đốt đến hết năm 2020.

- Đối với việc áp dụng mô hình xử lý theo cụm/tập trung: Các cơ sở y tế đều có thể áp dụng mô hình này; việc thực hiện thu gom, vận chuyển theo cụm hoặc tập trung phải đảm bảo đúng quy định về lưu giữ tạm thời tại cơ sở, về tần suất thu gom, vận chuyển chất thải và phải có kế hoạch quản lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải hợp lý, để đảm bảo tiết kiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

Đề xuất các dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại tại 6 bệnh viện thuộc thành phố quản lý; đồng thời với thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống thu gom, quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của cơ sở y tế; xem xét, lựa chọn làm cơ sở xử lý chất thải rắn cho cụm theo mô hình xử lý cụm (chi tiết tại biểu 3, phụ lục 2).

4.4. Giải pháp về tuyên truyền, truyền thông, đào tạo, tập huấn:

- Xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế phù hợp với từng đối tượng quản lý tại các cơ sở y tế.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế cho đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về môi trường và y tế, quản lý chất thải rắn tại các Sở, ban, ngành và UBND các cấp.

- Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về việc quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

- Công bố công khai danh sách các cơ sở y tế có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong công tác quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế.

- Tăng cường sự tham gia giám sát thực hiện quản lý chất thải y tế của cộng đồng người dân đối với các cơ sở y tế nhằm đẩy mạnh hiệu quả bảo vệ môi trường.

4.5. Giải pháp về đầu tư, tài chính:

a) Nguồn vốn thực hiện Đề án, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

- Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành.

- Vốn tự có của đơn vị: từ các nguồn thu phí, viện phí và từ các nguồn thu hợp pháp khác.

- Vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hình thức xã hội hóa: theo hình thức đầu tư tài trợ trực tiếp cho các dự án thông qua nguồn vốn hoặc đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) để xử lý chất thải y tế.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

b) Trách nhiệm và phạm vi đầu tư kinh phí:

- Kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế:

+ Đối với cơ sở y tế công lập: Nhà nước bảo đảm kinh phí đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế bằng các đề án, dự án cụ thể theo hình thức xử lý tại chỗ. Trong trường hợp thực hiện xử lý theo cụm hoặc tập trung; việc đầu tư xử lý chất thải y tế phải phù hợp với Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại được thành phố phê duyệt.

Việc đầu tư kinh phí đối với các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập: chủ cơ sở tự bố trí kinh phí để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế đối với cả nước thải và chất thải rắn của cơ sở bảo đảm quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế theo mô hình cụm hoặc tập tập trung.

- Kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng thể chế chính sách, điều tra, thông tin, truyền thông, khảo sát, quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý môi trường y tế do ngân sách thành phố bảo đảm và được giao trên cơ sở các nhiệm vụ, dự án và nguồn kinh phí sự nghiệp của các đơn vị.

4.6. Giải pháp về khoa học và công nghệ:

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường nhằm tái chế chất thải y tế và xử lý chất thải y tế nguy hại đảm bảo quy chuẩn quốc gia về môi trường, có suất đầu tư, chi phí xử lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại, ưu tiên xử lý bằng phương pháp không đốt.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý dữ liệu về chất thải y tế.

- Tổ chức thẩm định, đánh giá và phổ biến công nghệ tái chế, xử lý chất thải y tế đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường; các hóa chất khử trùng, xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng y tế mới, có hiệu quả, phù hợp trong ứng dụng xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế có quy mô phát thải thấp.

- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

4.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế:

- Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong việc tiếp nhận, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; trong học tập, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải y tế thông qua các các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

PHẦN IV.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2025

Đề án xác định các chương trình, dự án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện đến năm 2025 gồm: 01 kế hoạch, 07 nhiệm vụ, 11 dự án đầu tư xử lý chất thải lỏng và 6 dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện và trung tâm y tế thuộc thành phố quản lý ưu tiên sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố.

Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên triển khai thực hiện đến năm 2025 được trình bày chi tiết tại phụ lục 2.

Tổng kinh phí dự kiến: 317 tỷ đồng

Nguồn kinh phí: ngân sách thành phố

Kinh phí thực hiện sẽ được tính toán và phê duyệt chi tiết dựa theo nhu cầu đầu tư của từng dự án, nhiệm vụ và tuân thủ quy định của của pháp luật về quản lý ngân sách và đầu tư xây dựng.

PHẦN V.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thường trực, giúp UBND Thành phố đôn đốc các Sở, ngành, UBND các cấp thực hiện các nội dung theo phân công tại Đề án.

- Hàng năm tổng hợp và báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện Đề án để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và các cơ chế chính sách về quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế trên địa bàn của Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan điều tra, thống kê tổng thể tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố; đánh giá, phân loại mức độ quản lý chất thải y tế nguy hại trên toàn địa bàn Thành phố.

- Rà soát, lập danh mục các cơ sở y tế thuộc thành phố quản lý phải thực hiện đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo các hệ thống xử lý chất thải y tế (rắn, lỏng); yêu cầu các cơ sở y tế phải lập dự án đầu tư xử lý chất thải tại theo đúng quy định về quản lý ngân sách và theo phân cấp của UBND thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đến quản lý môi trường và xử lý chất thải y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Lực lượng cảnh sát môi trường và UBND các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành Luật bảo vệ môi trường, các quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế; các cơ sở hành nghề xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật.

2. Sở Y tế:

- Đôn đốc và triển khai tích cực các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế đã được UBND thành phố phê duyệt hoặc được giao làm chủ đầu tư.

- Đôn đốc các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các hệ thống xử lý chất thải hoặc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý chất thải cho phù hợp với loại hình của cơ sở theo mô hình xử lý tại chỗ/cụm/tập trung theo đúng quy định của thành phố.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở y tế.

- Phối hợp với các Bộ, ngành tham gia kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý; kiến nghị với Bộ, ngành về các hoạt động quản lý chất thải, đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế tuyến trung ương thuộc Bộ, ngành quản lý.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ sở y tế trong công tác xử lý nước thải, chất thải rắn y tế theo quy trình của Bộ Y tế ban hành.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Đề xuất việc phân bổ vốn Ngân sách hàng năm (theo nguồn vốn) để thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo UBND thành phố, trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định theo đúng quy định về quản lý ngân sách

4. Sở Xây dựng:

- Hoàn thiện việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn y tế, chất thải rắn y tế nguy hại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Công an thành phố:

- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố, kịp thời phát hiện và xử phạt các vi phạm hành chính hoặc điều tra khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm về môi trường.

6. Sở Khoa học và công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan trong công tác thẩm định, lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý chất thải y tế đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp với và điều kiện kinh tế của Thành phố.

- Nghiên cứu khoa học, theo dõi cập nhật thông tin về các thành tựu nghiên cứu khoa học và các công nghệ mới được áp dụng hiệu quả ở trong nước và trên thế giới đối với lĩnh vực xử lý chất thải y tế, để đề xuất áp dụng trên địa bàn thành phố.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải tại các cơ sở y tế đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người bệnh và người nhà bệnh nhân trong công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp trong các cơ sở tế tại nơi khám, chữa, bệnh.

- Hướng dẫn các cơ quan liên quan, các cơ sở y tế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường, quản lý dữ liệu về chất thải.

8. Các Sở, ban, ngành khác của thành phố:

- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo đúng quy định của pháp luật.

9. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về chất thải y tế và y tế nguy hại cho người dân trên địa bàn.

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện việc thu gom, lưu giữ và thuê vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại đúng quy định; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong các đợt thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế tại trên địa bàn.

- Bố trí kinh phí đầu tư cho công tác xử lý chất thải y tế đối với Trung tâm y tế quận/huyện (bao gồm cả các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn) theo sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế theo đúng phân cấp.

- Chủ động rà soát, thống kê số lượng các cơ sở y tế trên địa bàn; tổng hợp thông tin về tình hình thu gom, quản lý và xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để làm tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

10. Trách nhiệm của các cơ sở y tế:

- Thực hiện các nội dung nhiệm vụ đã nêu tại điểm b, mục 4.2, phần III của Đề án này và các trách nhiệm của chủ nguồn thải theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành nghiêm túc các quy định về chế độ báo cáo, chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và y tế.

11. Trách nhiệm của các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại

- Thực hiện các nội dung nhiệm vụ đã nêu tại điểm b, mục 4.2, phần III của Đề án này và các trách nhiệm của chủ xử lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành nghiêm túc các quy định về chế độ báo cáo, chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; báo cáo kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

 

STT

Chỉ tiêu

Kết quả đạt được năm 2018

Kế hoạch năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Cơ quan tổng hợp

01

Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại lây nhiễm được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn

100%

100%

100%

Sở Y tế

02

Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn

48,9%

100%

100%

Sở Y tế

03

Tỷ lệ bệnh viện và trung tâm y tế do Thành phố quản lý có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường

83%

100%

100%

Sở Y tế

04

Tỷ lệ các cơ sở y tế công lập khác (trạm y tế xã, phường, thị trấn, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các nhà hộ sinh...) có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường

-

100%

100%

Sở Y tế

05

Tỷ lệ các bệnh viện tư nhân trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường

100%

100%

100%

Sở Y tế

06

Tỷ lệ các cơ sở y tế khối tư nhân (phòng khám đa khoa và chuyên khoa) có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường

-

80%

100%

Sở Y tế

07

Tỷ lệ các cơ sở y tế đầu tư mới trên địa bàn thành phố có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường

-

100%

100%

SY tế

08

Tỷ lệ bệnh viện tuyến Trung ương quản lý có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường

69,5%

100%

100%

Sở Y tế (kiến nghị Bộ chủ quản)

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN HOÀN THÀNH ĐẾN NĂM 2025

 

Biu 1. Danh mục các quy hoạch, đề án, kế hoạch

TT

Danh mục các chương trình, dự án, đề án

Thời gian thực hin

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp thực hin

I

Kế hoạch

 

 

 

01

Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo Quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT)

2019-2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế và các đơn vị khác có liên quan

Biu 2. Danh mục các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên từ nguồn ngân sách thành phố

TT

Danh mục các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên

Dự kiến kinh phí

(tỷ đồng)

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

01

Điều tra, thống kê tổng thể về phát sinh, thu gom, quản lý và xử lý chất thải y tế, y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội; làm cơ sở xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố

7

2019-2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế, các cơ sở y tế trên địa bàn

02

Nghiên cứu, đề xuất phương án phân loại, tách riêng xử lý nước y tế có tính lây nhiễm và nước thải sinh hoạt tại các cơ sở y tế có quy mô phát thải thấp; xây dựng phương án xử lý nước thải theo mô hình tại chỗ hoặc tập trung và hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện

5

2019-2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế, các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ sở y tế trên địa bàn

03

Khảo sát, lập danh mục các cơ sở y tế phải đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải y tế (rắn, lỏng). Đề xuất lập dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng) tại các cơ sở y tế khối công lập

5

2019-2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế, các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ sở y tế trên địa bàn

04

Xây dựng điều kiện về an toàn môi trường để cấp phép hoạt động cho các cơ sở y tế thuộc thành phố quản lý

1

2019-2020

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường

05

Đánh giá kết quả triển khai xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm, làm cơ sở đề xuất điều chỉnh, nhân rộng mô hình xử lý chất thải rắn y tế theo cụm trên địa bàn thành phố Hà nội

3

2020-2022

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế, cơ sở y tế trên địa bàn

06

Tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ môi trường cấp cơ sở, cán bộ làm công tác môi trường tại các cơ sở y tế trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại

10

Thực hiện hàng năm (2019-2025)

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế

UBND các cấp, các cơ sở y tế trên địa bàn

07

Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố

12

Thực hiện hàng năm (2019-2025)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế, PC05, UBND các cấp

 

Tổng cộng

43

 

 

 

 

Biểu 3. Các bệnh viện, trung tâm y tế đề xuất đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn y tế

TT

Danh mc các Dự án đầu tư

Dự kiến tổng mức đầu tư

(tỷ đồng)

Giai đoạn thực hiện

Dự kiến Quy mô đầu tư

Công nghệ xử lý

Chủ đầu tư

Nguồn vốn đầu tư

I

Xử lý chất thải lỏng y tế

150,229

 

 

 

 

 

01

Bệnh viện Xanh Pôn

26,899

2018-2020

500 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

02

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

24,587

2018-2020

450 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

03

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất

16,525

2018-2020

220 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

04

Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng

16,266

2018-2020

220 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

05

Bệnh viện đa khoa Hà Đông

24,481

2018-2020

450 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

06

Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên

10,421

2018-2020

150 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

07

Bệnh viện Phục hồi chức năng

10,181

2018-2020

150 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

08

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội

5,181

2018-2020

40 m3/ngđ

AAO

SY tế

Ngân sách thành phố

09

Trung tâm y tế dự phòng

6,479

2018-2020

50 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

10

Bệnh viện da liễu Hà nội

4,438

2018-2020

35 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

11

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông

4,771

2018-2020

35 m3/ngđ

AAO

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

II

Xlý chất thải rắn y tế nguy hại

87,377

 

 

 

 

 

01

Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn

19,969

2018-2020

300 kg/ngày

Tiệt trùng hơi nước

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

02

Bệnh viện đa khoa Đức Giang

19,969

2018-2020

300 kg/ngày

Tiệt trùng hơi nước

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

03

Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn

10,222

2018-2020

150 kg/ngày

Tiệt trùng hơi nước

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

04

Bệnh viện đa khoa Hà Đông

19,969

2018-2020

300 kg/ngày

Tiệt trùng hơi nước

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

05

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất

10,222

2018-2020

150 kg/ngày

Tiệt trùng hơi nước

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

06

Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên

7,026

2018-2020

50 kg/ngày

Tiệt trùng hơi nước

Sở Y tế

Ngân sách thành phố

 

Tổng cộng

237,606

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Tổng mức đầu tư cụ thể được tính toán chi tiết dựa theo nhu cầu đầu tư của từng cơ sở và tuân theo các yêu cầu hướng dẫn của pháp luật về quản lý ngân sách và đầu tư xây

Biểu 4. Các dự án đầu tư sở y tế theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 (ban hành tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 04/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Danh mục dự án

Chủ đầu tư

Thời gian KC- HT

Quy mô

Tổng mức đầu tư

(triệu đồng)

Lũy kế TT t KC đến hết 2015

Tổng KH vốn trung hạn

KH trung hạn đã giao

Dự kiến kế hoạch vốn các năm tiếp theo

Năm 2016 đã giao

Năm 2017 đã giao

2018

2019

2020

01

Xây dựng mới phòng khám đa khoa khu vực Tri Thủy

UBND huyện Phú Xuyên

2013-2015

Xây mới PKĐK 3 tầng

14.945

9.000

3.000

3.000

 

 

 

 

02

Cải tạo nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Ngọc Tảo

UBND huyện Phúc Thọ

2016-2018

Xây mới PKĐK 3 tầng

14.753

9.000

4.000

2.000

2.000

 

 

 

03

Xây dựng trung tâm y tế huyện Thanh Trì

UBND huyện Thanh Trì

2013-2015

Xây mới PKĐK 3 tầng

29.963

20.000

4.000

4.000

 

 

 

 

04

Phòng khám đa khoa khu vực Lưu Hoàng

UBND huyện Ứng Hòa

2013-2014

Xây mới PKĐK 3 tầng

14.900

9.000

2.000

2.000

 

 

 

 

05

Cải tạo nâng cấp trạm y tế xã Đồng Xuân

UBND huyện Quốc Oai

2016-2020

Xây mới

8.600

 

7.000

4.000

3.000

 

 

 

06

Hợp phần Bệnh viện đa khoa Sơn Tây thuộc dự án phát triển bệnh viện tnh, vùng giai đoạn II

Bệnh viện đa khoa Sơn Tây

2013-2016

 

76.078 ODA: 64.478, NSTP: 11.600

2.500 (NSTP)

65.500 (ODA: 60.000, NSTP: 5.500)

4.500 NSTP: 4.500

 

61.000 (NSTP: 1.000, ODA: 60.000)

 

 

07

Đầu tư nâng cấp bệnh viện Đa khoa Đức Giang (giai đoạn 1) (Long Biên)

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa- xã hội

2014-2016

500 giường

861.977

595,704

89,000

89.000 (NSTP)

 

 

 

 

08

Xây dựng bệnh viện đa khoa Phũ Xuyên

Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên

2014-2016

200 giường

189.000

134.945

30.000

30.000 (NSTP)

 

 

 

 

09

Mở rộng và nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai

Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai

2013-2016

200 giường

250.000

207.171

25.000

25.000 (NSTP)

 

 

 

 

10

Nâng cấp bệnh viện tâm thn Mỹ Đức

Sở Y tế

2015-2016

200 giường

39.559

11.181

25.000

25.000 (NSTP)

 

 

 

 

11

Xây dựng trung tâm y tế huyện Đông Anh

UBND huyện Đông Anh

2014-2016

Xây mới TTYT kết hợp PKĐK 20 giường

85.654

53.073

25.000

25.000

 

 

 

 

12

Xây dựng PKĐK khu vực Hồng Kỳ

UBND huyện Sóc Sơn

2015-2016

20 giường

51.670

12.320

32.500

32.500

 

 

 

 

13

Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2010-2017

320 giường

345.870

263.214

50.000

20.000

30.000

 

 

 

14

Nâng cấp bệnh viện đa khoa Đông Anh

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2012-2017

330 giường

414.927

275.180

104.000 (NSTP)

30.000

74.000

 

 

 

15

Cải tạo bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và xây dựng nhà điều trị Nội Khoa

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2012-2017

580 giường

332.032

208.602

83.000

57.000

26.000

 

 

 

16

Xây dựng bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh

UBND huyện Mê Linh

2013-2017

200 giường

457.457

228.383

135.000

45.000

90.000

 

 

 

17

Đầu tư nâng cấp bệnh viện Thanh Nhàn giai đoạn II

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2012-2018

550 giường

458.938

64.367

369.000

115.000

154.000

100.000

 

 

18

Đầu tư nâng cấp bệnh viện phụ sản Hà Nội

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2012-2018

310 giường

324.729

56.466

218.000

83.000

85.000

50.000

 

 

19

Mở rộng và nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng II

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2012-2018

260 giường

498.064

80.232

337.000

22.000

45.000

270.000

 

 

20

Xây dựng bệnh viện nhi Hà Nội (Hà Đông)

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2016-2020

200 giường

784.433

10.041

700.000 (NSTP)

1.000

100.000

200.000

348.000

150.000

21

Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Thường tín

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2016-2018

250 giường

149.936

3.576

270.000 (NSTP)

 

 

100.000

170.000

 

22

Xây dựng trung tâm y tế huyện Sóc Sơn

UBND huyện Sóc Sơn

2016-2017

Xây mới TTYT

51.517

958

45.000 (NSTP)

25.000

20.000

 

 

 

23

Xây dựng PKĐK xã Tản Lĩnh

UBND huyện Ba Vì

2016

20 giường

24.000

 

21.000 (NSTP)

9.000

12.000

 

 

 

24

Nhóm 10 các dự án trạm y tế đã btrí năm 2016 (cuối năm đã hoàn thành 9 dự án). Kế hoạch năm 2017 đề nghị bố trí 1 dự án Trạm y tế xã Xuân Canh, huyện Đông Anh 5 tỷ đồng để hoàn thành

UBND quận huyện thị xã

2016

Cải tạo, nâng cấp

98.000

 

84.000 (NSTP)

79.000

5.000

 

 

 

25

Nâng cấp, mở rộng bệnh viện đa khoa Sơn Tây

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2020

400 giường

469.066

 

400.000

 

 

 

150.000

250.000

26

Cải tạo bệnh viện đa khoa Hà Đông

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2019-2020

250

307.666

3.575

250.000

 

 

 

100.000

150.000

27

Xây dựng trung tâm phức hợp thuộc Bệnh viện Tim Hà Nội - cơ sở tại Tây Hồ

Ban QLDA ĐTXD công trình văn hóa - xã hội

2017

400 giường

390.000

 

2.000

 

 

2.000

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

5.953.555

2.258.488

3.380.000

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các dự án đầu tư cơ sở y tế cần btrí đủ kinh phí để đầu tư các hệ thống xử lý chất thải y tế. Tổng mức đầu tư cho hạng mục xử lý chất thải y tế sẽ được tính toán chi tiết dựa theo nhu cầu đầu tư của từng cơ sở và tuân theo các yêu cầu hướng dẫn của pháp luật về quản lý ngân sách và đầu tư xây dựng.

 

PHỤ LỤC 3.

THỐNG KÊ VỀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI Y TẾ PHÁT SINH TẠI CÁC BỆNH VIỆN VÀ TRUNG TÂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

STT

Các bệnh viện

Hợp đồng XLCT nguy hại

Chất thải lây nhiễm (kg/6 tháng)

Chất thi nguy hại không lây nhiễm (kg/6 tháng)

I

Khối Bệnh viện Đa khoa tuyến thành phố

1

BV Xanh Pôn

Urenco 13

35842

15

2

BV Hà Đông

Thuận thành

18440

12

3

BV Thanh Nhàn

Urenco 13

23318

11

4

BV Đức Giang

Môi trường Xanh

16306

270

5

BV Sơn Tây

Urenco

3535

6

6

BV Đống Đa

Urenco 13

6232

88

7

BV Bắc Thăng Long

urenco 10

4958

210

8

BV Vân Đình

CT Thuận Thành

11916

85

9

BV Đông Anh

CT cổ phần công nghệ môi trường AN SINH

17016

142

10

BV Sóc Sơn

uren 13

485

50

11

BV Thanh Trì

Môi trường Xanh

2855

20

12

BV Hòe Nhai

uren 13

5100

5

II

Khối bệnh viện chuyên khoa tuyến thành phố

1

BV Tâm Thần HN

urenco13

235

10

2

BV Phụ Sản HN

24080

205

3

BV Tim HN

Môi trường Xanh

22267

570

4

BV Ung Bướu HN

Uren 10, 13

10044

1715

5

BV Phổi HN

urenco 13

3905

146

6

BV YHCT HN

Môi trường Xanh

3000

5

7

BV Việt Nam - Cu Ba

uren 13

3510

2

8

BVPHCN

uren 13

206

2

9

BV Mắt HN

urenco 13

1270

2

10

BV Thận HN

Môi trường Xanh

11432

358

11

BV Tâm Thần Mỹ Đức

251

178

12

BV 09

Urenco

673

0.6

13

BV Tâm Thần BN Mai Hương

ure 13

63.5

0

14

BV Da Liễu HN

Urenco

5

 

15

BV Mắt Hà Đông

1065

12

16

BV YHCT Hà Đông

774

25

III

Khối bệnh viện tuyến quận/huyện/thị xã

1

BVĐK huyện Ba Vì

ure 13

5917

33

2

BVĐK Đan Phượng

7323

125

3

BVĐK Chương Mỹ

URE 11

4282

20

4

BVĐK huyện Thạch Thất

1800

3240

5

BVĐK huyện Thường Tín

CT TNHH Phú Hà

2504

6

6

BVĐK huyện Hoài Đức

6000

18

7

BVĐK huyện Thanh Oai

Uren 10

7176.5

372

8

BVĐK huyện Quốc Oai

6103.5

30

9

BVĐK huyện Phú Xuyên

2520

950

10

BVĐK huyện Mỹ Đức

urenco 10

6340

624.5

11

BVĐK huyện Phúc Thọ

Urenco 13

2719

170

12

BVĐK huyện Mê Linh

4154

27

13

BVĐK huyện Gia Lâm

Urenco 13

2354

219

IV

Khối Bệnh viện tuyến Trung Ương

1

Bệnh viện Bạch Mai

Urenco 10

210496

9526.5

2

Bệnh viện Hữu Nghị

Urenco 10

23360

730

3

Bệnh viện Nhi TW

Urenco 10

71871.5

291

4

Bệnh viện Tâm Thần TW1

Cty CNMT An Sinh

370

292

5

Bệnh viện phụ sản TW

thuê xử lý

53326

4745

6

Bệnh viện K (cơ sở 1 Quán Sứ)

6844

9198

7

Bệnh viện K (cơ sở 2 Tam Hiệp)

Thuê xử lý

3457

2184.5

8

Bệnh viện K (sơ sở 3 Cầu Bươu)

thuê xử lý

30106

19352

9

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Urenco 10

7208.5

12

10

Bệnh viện Răng hàm mặt TƯ

Cty CP Môi trường Thuận Thành

7478

3

11

Bệnh viện phổi TƯ

TNHH SX DV TM Môi trường xanh

31298.5

492.5

12

Bệnh viện Châm cứu TW

Urenco 10

2044

16580.2

13

Bệnh viện Y Học cổ truyền TW

Urenco 13

7266

81

14

Bệnh viện Việt Đức

Urenco 10

70609

4435

15

Bệnh viện E TW

Phú Hà

25799

58

16

Bệnh viện Mắt Trung ương

Cty MT Xanh

13065

20

17

Bệnh viện Đại Học Y

Urenco 10

47450

Không đáng kể

18

BV Tuệ nh thuộc học viện Y dược cổ truyền VN

Urenco 10

1642

91

19

Bv Da liễu TW

MT Xanh

10950

rất ít

20

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cty MT Xanh

12775

0

21

Viện Lão Khoa Quốc Gia

Cty MT Xanh

14600

rất ít

22

Bệnh viện lão khoa trung ương

15000

Rất ít

23

Viện bỏng lê hữu trác

6504

3120

24

Bệnh viện huyết học - Truyền máu TW

59700

3600

25

Bệnh viện Bưu điện

6252

180

26

Bệnh viện nội tiết trung ương

22650

121500

27

Bệnh viện Hữu Nghị

22272

18.96

28

Bệnh viện quân y 103

24000

4800

29

Bệnh viện đa khoa nông nghiệp (Thanh trì)

765

3

30

Bệnh viện thể thao Việt Nam

1500

1860

31

Bệnh viện đa khoa nông nghiệp (Đống đa)

765

3

32

Bệnh viện Nam Thăng Long

4020

1380

V

Khối Y tế dự phòng

1

Trung tâm Y tế Ba Đình

125

Không

2

Trung tâm Y tế Cầu Giấy

350

Không

3

Trung tâm Y tế Đống Đa

1155

0

4

Trung tâm Y tế Hà Đông

271

0

5

Trung tâm Y tế Hai Bà Trưng

624

0

6

Trung tâm Y tế Hoàn Kiếm

850

 

7

Trung tâm Y tế Hoàng Mai

386

0

8

Trung tâm Y tế Long Biên

1422

0

9

Trung tâm Y tế Tây H

650

0

10

Trung tâm Y tế Thanh Xuân

238

0

11

Trung tâm Y tế Bắc Từ Liêm

322

0

12

Trung tâm Y tế Nam Từ Liêm

520

 

13

Trung tâm Y tế Ba Vì

642

0

14

Trung tâm Y tế Chương Mỹ

1200

0

15

Trung tâm Y tế Đan Phượng

420

0

16

Trung tâm Y tế Đông Anh

737

0

17

Trung tâm Y tế Gia Lâm

1030

0

18

Trung tâm Y tế Hoài Đức

368

0

19

Trung tâm Y tế Mê Linh

Có

380

0

20

Trung tâm Y tế Mỹ Đức

543

0

21

Trung tâm Y tế Phú Xuyên

851

0

22

Trung tâm Y tế Phúc Thọ

509

0

23

Trung tâm y tế Quốc Oai

141

20

24

Trung tâm Y tế Sóc Sơn

120

30

25

Trung tâm Y tế Sơn Tây

300

0

26

Trung tâm Y tế Thạch Thất

521

0.5

27

Trung tâm Y tế Thanh Oai

225

100

28

Trung tâm Y tế Thanh Trì

547

0

29

Trung tâm Y tế Thường Tín

505

0

30

Trung tâm Y tế Ứng Hòa

546

0

VI

Khối cơ sở Y tế tư nhân

1

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

Môi trường xanh

7325

3909

2

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

34

34

3

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

9750

48

4

Bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Sáng

 

42

6

5

Bệnh viện mắt Sài Gòn - Hà Nội I

222

 

6

Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội

420

 

7

Bệnh viện mắt quốc tế Việt Nga

300

180

 

8

Bệnh viện Đông Đô

1320

 

 

9

Bệnh viện Vinmec Timescity

11000

66485

 

10

Bệnh viện phụ sản An Thịnh

420

510

 

11

Công ty CP Bệnh viện đa khoa Thăng Long

12

30

12

Công ty TNHH Bệnh viện Việt Bỉ

U10

7746

 

13

Bệnh viện đa khoa tư nhân Trí Đức

300

2700

14

Công ty TNHH Bệnh viện Nam học

3600

300

15

Bệnh viện đa khoa An Việt - Công ty TNHH An Việt Thăng Long

U10

7846

 

16

Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Nội

U13

539

 

17

Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An

U10

40404

 

18

Phòng khám đa khoa 168 Hà Nội - Chi nhánh Công ty TNHH Duy Thịnh

U10

840

 

19

Phòng khám đa khoa Raffles Medical - Chi nhánh Công ty TNHH Sức khỏe trọn đời tại Hà Nội

U10

438

 

20

Cty cổ phần trung tâm bác sỹ gia đình Hà Nội

150

30

21

Phòng khám đa khoa - Công ty cổ phần Y học công nghệ cao

U10

1357

 

22

Phòng khám đa khoa tư nhân 125 Thái Thịnh - Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh

U10

832

 

23

Phòng khám đa khoa Y cao - Công ty CP Bệnh viện đa khoa Việt Anh

U10

600.2

 

24

Công ty TNHH phòng khám gia đình

U13

1288.2

 

25

Phòng khám đa khoa Hoa Sen - chi nhánh Hà Nội

U10

16

 

26

Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Hà Nội

3600

 

27

Phòng khám đa khoa Hải Anh

90

30

28

Phòng khám mắt Vũ Đình Hy

180

60

29

CSYT Hoàng Đạo Thành

30

 

30

CSYT Thái Văn Dũng

120

 

 

Tổng cộng

 

1,278,936

Tương đương 7,105 kg/ngày

224,893

Tương đương 1,249.7 kg/ngày

Nguồn: Báo cáo Sở Y tế 6 tháng đầu năm 2018

 

PHỤ LỤC 4.

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC BỆNH VIỆN VÀ CƠ SỞ Y TẾ TƯ NHÂN

 

TT

Các bệnh viện

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

Hệ thống thu gom nước thải riêng với nước mưa

Công trình xử lý hóa lý kết hợp sinh học tập trung

Giấy phép xả thải

Có/ không

Công suất m3/ngày

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp, xử lý, tiêu hủy bùn

Thời gian lắp đặt

Tình trạng hoạt động

 

I

Khối bệnh viện Đa khoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

BV Xanh Pôn

360

600

CN 2000

Thuê xử lý

2009

Đang hoạt động

2

BV Hà Đông

230

400

CN V69

Thuê xử lý

2007

Xuống cấp nghiêm trọng

3

BV Thanh Nhàn

400

400

AAO Nhật Bản

Thuê xử lý

2013

Đang hoạt động

4

BV Đức Giang

197

500

AAO

Thuê xử lý

2015

Đang hoạt động

5

BV Sơn Tây

200

Có

300

DEWA (CHLB Đức)

Nén chuyển Công ty MTĐT

2007

Xuống cấp nghiêm trọng

6

BV Đống Đa

79

300

AAO Nhật Bản

Thuê xử lý

-

Đang hoạt động

7

BV Bắc Thăng Long

90

300

Hóa rắn

1998

Xuống cấp nghiêm trọng

8

BV Vân Đình

39

300

CN 2000

Thuê vận chuyển

2011

Đang hoạt động

9

BV Đông Anh

200

Có

300

AAO

Thuê vận chuyển

2017

Đang hoạt động

10

BV Sóc Sơn

32

100

Hóa rắn

2016

Đang hoạt động

11

BV Thanh Trì

40

250

AA0

Thuê xử lý

2017

Tốt

-

12

BV Hòe Nhai

30

50

AAO Nhật Bản

Thuê xử lý

2013

Đang hoạt động

II

Khối bệnh viện chuyên khoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

BV Tâm Thần HN

10

300

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2013

Đang hoạt động

-

2

BV Phụ Sản HN

345

400

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2010

Đang hoạt động

-

3

BV Tim HN (cơ sở 1: trần ng đạo)

98

Có

100

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2013

Đang hoạt động

-

BV Tim HN ( cơ sở 2: võ chí công)

41

 

 

 

 

 

 

 

 

4

BV Ung Bướu HN

87

600

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2007

Đang hoạt động

-

5

BV Phổi HN

133

500

AA0

Nén chuyển Công ty MTĐT

2013

Đang hoạt động

-

6

BV YHCT HN

10

Có

Có

300

V69

Nén chuyển Công ty MTĐT

2010

Đang hoạt động

-

7

BV Việt Nam - Cu Ba

37

100

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2012

Đang hoạt động

-

8

BV Phục Hồi chức năng

19.5

Không

Không

 

Chưa có HĐ xử lý nước thải

-

-

Không có hệ thống

-

9

BV Mắt HN

45

100

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2012

Đang hoạt động

-

10

BV Thận HN

80

80

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

-

Đang hoạt động

-

11

BV Tâm Thần Mỹ Đức

30

20

không

Nén chuyn Công ty MTĐT

2014

Đang hoạt động

không

12

BV 09

ít

 

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2015

Đang hoạt động

13

BV Tâm Thần BN Mai Hương

6

50

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2013

Đang hoạt động

không

14

BV Da Liễu HN

18

Có

 

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

-

Đang hoạt động

15

BV Mắt Hà Đông

8

15

AAO Nhật Bản

Nén chuyn Công ty MTĐT

2013

Đang hoạt động

16

BV YHCT Hà Đông

11

12

Không

-

-

Không có hệ thống

-

III

Khối bệnh viện Quận, huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

BVĐK huyện Ba Vì

89

150

CN 2000

Nén chuyn Công ty MTĐT

2009

Đang hoạt động

2

BVĐK Đan Phượng

29

150

CN 2000

Hóa rắn

2009

Đang hoạt động

Đang xin phép

3

BVĐK Chương Mỹ

75

54

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2012

Đang hoạt động

4

BVĐK huyện Thạch Thất

39

40

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2011

Đang hoạt động

5

BVĐK huyện Thường Tín

74

200-300

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2012

Đang hoạt động

6

BVĐK huyện Hoài Đức

50

150

CN 2000

Nén chuyn Công ty MTĐT

2012

Đang hoạt động

7

BVĐK huyện Thanh Oai

22

150

CN 2000

Nén chuyn Công ty MTĐT

2009

Đang hoạt động

8

BVĐK huyện Quốc Oai

9

Có

30

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

-

Đang hoạt động

9

BVĐK huyện Phú Xuyên

50

Có

150

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2009

Đang hoạt động

10

BVĐK huyện Mỹ Đức

39

 

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

-

Đang hoạt động

11

BVĐK huyện Phúc Thọ

34

150

A20

Nén chuyn Công ty MTĐT

2012

Đang hoạt động

12

BVĐK huyện Mê Linh

93

200

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2013

Đang hoạt động

Đang xin phép

13

BVĐK huyện Gia Lâm

76

150

AAO Nhật Bản

Nén chuyển Công ty MTĐT

2011

Đang hoạt động

IV

Bệnh viện Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện Bạch Mai

1600

2700

AA0 và màng MBR (dự án hỗ trợ của Bộ)

Nén chuyển Công ty MTĐT

2017

Quá tải

Hết hiệu lực

2

Bệnh viện Hữu Nghị

450

1000

AA0

Nén chuyển Công ty MTĐT

2017

Đang chạy thử

3

Bệnh viện Nhi TW

350

Có

760

AA0 (bệnh viện đang được Bộ y tế hỗ trợ xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải công suất 750 m3/ngày giai đoạn II

Nén chuyển Công ty MTĐT

2010

Đang hoạt động

4

Bệnh viện Tâm thần TW 1

320

400

AA0 (dự án hỗ trợ của Bộ)

Nén chuyển Công ty MTĐT

2017

Đang hoạt động

5

Bệnh viện phụ sản TW

374

400

CN 2000

Nén chuyn Công ty MTĐT

2009

Đã xuống cấp, hoạt động không ổn định (Một số chỉ tiêu quan trắc tháng 4/2018 vượt quy chun)

6

Bệnh viện K (cơ sở 1 Quán sứ)

200

 

CN vi sinh

Nén chuyển Công ty MTĐT

2017

Đang hoạt động

7

Bệnh viện K (cơ s2 Tam hiệp)

71

 

CN vi sinh

Nén chuyển Công ty MTĐT

2009

Đang hoạt động

8

Bệnh viện K (cơ sở 3 Cầu Bưu)

200

 

AA0

Nén chuyển Công ty MTĐT

2009

Đang hoạt động

9

Bệnh viện Tai mũi họng trung ương

20

20

Chung bệnh viện Bạch Mai

Nén chuyển Công ty MTĐT

 

 

 

10

Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương

120

200

AA0

Nén chuyển Công ty MTĐT

2016

Đang hoạt động

11

Bệnh viện phổi trung ương

196

 

 

500

AA0

 

2016

 

12

Bệnh viện châm cứu TW

200

350

AA0 và màng MBR (dự án hỗ trợ của Bộ)

Nén chuyển Công ty MTĐT

2017

Đang hoạt động

13

Bệnh viện y học cổ truyền TW

150

Có

500

AA0 và màng MBR (dự án hỗ trợ của Bộ)

Nén chuyn Công ty MTĐT

2016

Đang hoạt động

14

Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

800

1000

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2009 (đang có DA ĐTXD HTXL vốn ODA Đức)

Đã xuống cấp, hoạt động không ổn định (Một số chỉ tiêu quan trắc tháng quý I, II/2018 vượt quy chuẩn)

15

Bệnh viện E TW

127

 

AA0

Nén chuyn Công ty MTĐT

2017

Đang hoạt động

16

Bệnh viện Mắt TW

275

có

400

AA0 và màng MBR

Thuê xử lý

2014

 

17

Bệnh viện đại học Y

120

200

CN 2000

Nén chuyển Công ty MTĐT

2010

Đang hoạt động

18

Bệnh viện Tuệ Tĩnh thuộc học viện y dược cổ truyền VN

120

150

AA0 và màng MBR (dự án hỗ trợ của Bộ)

Nén chuyển Công ty MTĐT

2017

Thử nghiệm

19

Bệnh viện da liễu TW

65

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

20

Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW 1

120

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Thuê xử lý

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

 

Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW 2

135

 

500

Sinh học

Thuê xử lý

12/2017

Đang hoạt động ổn định

21

Bệnh viện lão khoa quốc tế

100

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

Chung BV Bạch Mai

22

Viện huyết học truyền máu trung ương

350

410

AA0 và màng MBR

Thuê xử lý

2009

Đã xuống cấp, hoạt động không ổn định (Một số chỉ tiêu quan trắc tháng 2017 vượt quy chuẩn)

 

23

Bệnh viện Nội tiết

115

 

400

 

 

 

 

 

24

Viện bỏng quốc gia

300

 

 

500

Sinh học

 

 

 

25

Bệnh viện Bưu điện Hà Nội

 

 

85

Xử lý hóa lý

 

 

 

 

26

Viện Quân y 103

500

 

500

 

 

 

 

 

27

Bệnh viện Nam Thăng Long

20

 

100

Xử lý sinh học

 

 

 

 

28

Bv đa khoa nông nghiệp (Thanh Trì)

30

 

 

Xử lý sinh học

 

 

 

 

29

Bv đa khoa nông nghiệp (Đống Đa)

30

 

 

Xử lý sinh học

 

 

 

 

30

Bệnh viện thể thao Việt Nam

 

 

100

Xử lý sinh học

 

 

 

 

V

Khối y tế dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

 

 

 

 

 

ổn định

2

Trung tâm y tế Ba Đình (có 1 PKĐK, 1 NHS, 1 PK lao và 14 TYT phường)

 

 

 

 

 

 

3

Trung tâm y tế Cầu Giấy

4.6

7

 

 

2012

Tốt

4

Trung tâm y tế Đng đa (gm 03 PKĐK, 01 NHS, 21 TYT phường. Tại 03 PKĐK, 01 NHS được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

 

 

7

 

 

2012

ổn định

5

Trung tâm y tế Hà Đông (có 2 PKĐK, 17 TYT phường. Tại 02 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

6.5

 

7

Lọc kỵ khí kết hợp công nghệ đệm vi sinh

 

2012

Tốt

6

Trung tâm y tế Hai Bà Trưng

5.7

 

7

Lọc kỵ khí kết hợp công nghệ đệm vi sinh

 

2012

Tốt

7

Trung tâm y tế Hoàn Kiếm

5

7

AA0

 

2012

ổn định

8

Trung tâm y tế Hoàn Mai (có 2 PKĐK, 14 TYT phường. Tại 02 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

3.2

7

Lọc kỵ khí kết hợp công nghệ đệm vi sinh

 

2012

ổn định

9

Trung tâm y tế Long Biên

2.7

Có

7

Lọc kỵ khí kết hợp công nghệ đệm vi sinh

 

2012

Tốt

10

Trung tâm y tế Tây Hồ (có 2 PKĐK, 8 TYT phường. Tại 02 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

7

7

Lọc kỵ khí kết hợp công nghệ đệm vi sinh

 

2012

Tốt

11

Trung tâm y tế Thanh Xuân (1 PKĐK. Hệ thống xử lý nước thải đặt tại PKĐK)

6.92

7

 

 

2010

ổn định

12

Trung tâm y tế Bắc Từ Liêm (có 1 PKĐK, 13 TYT phường. Tại 01 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

2

 

7

HA-18B Nhật Bản

 

2012

ổn định

13

Trung tâm y tế Nam Từ Liêm (có 1 PKĐH có hệ thống xử lý nước thải, 10 TYT)

2.7

 

7

 

 

2012

Tốt

14

Trung tâm y tế Ba Vì (3 PKĐK. Hệ thống xử lý nước thải đặt tại 03 PKĐK)

19.3

 

7

 

 

2014

ổn định

chưa

15

Trung tâm y tế Chương Mỹ (có 2 PKĐK. Tại 02 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

0.8

6

 

2014

ổn định

16

Trung tâm y tế Đan Phượng (có 1 hệ thống xử lý nước thải đặt tại TYT xã Tân Hội)

3.2

 

Không

 

 

 

 

17

Trung tâm y tế Đông Anh (2 PKĐK. Hệ thống xử lý nước thải đặt tại 2 PKĐK)

0.95

 

6

Thiết bị khép kín 3 khoang của Nhật

 

2012

ổn định

18

Trung tâm y tế Gia Lâm (có 3 PKĐK, 22 TYT phường. Tại 03 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

3

7

 

2012

ổn định

19

Trung tâm y tế Hoài Đức (có 1 PKĐH có hệ thống xử lý nước thải, 20 TYT)

1.8

không

không

 

 

không

 

 

20

Trung tâm y tế Mê Linh (2 PKĐK. Hệ thống xử lý nước thải đặt tại 02 PKĐK)

1.1

7

 

2012

ổn định

 

21

Trung tâm y tế MĐức (có 2 PKĐK, 22 TYT. Tại 02 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

3.9

không

không

 

 

 

 

 

22

Trung tâm y tế Phú Xuyên (có 1 PKĐK, 28 TYT. Tại 01 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

6

không

không

 

 

 

 

 

23

Trung tâm y tế Phúc Thọ (có 1 PKĐH có hệ thống xử lý nước thải, 20 TYT)

0.5

không

không

 

 

 

 

 

 

24

Trung tâm y tế Quốc Oai (1 PKĐK, 21 TYT. Hệ thống xử lý nước thải đặt tại 01 PKĐK)

2

không

7

Lọc kỵ khí kết hp công nghệ vi sinh

 

2012

ổn định

25

Trung tâm y tế Sóc Sơn (có 5 PKĐK. Tại 05 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

4

7

Lọc kỵ khí kết hợp công nghệ vi sinh

 

2012

ổn định

26

Trung tâm y tế Sơn Tây

0.7

không

7

 

 

2012

ổn định

 

27

Trung tâm y tế Thạch Thất (Hệ thống xử lý nước thải đặt tại PKĐK)

9.9

9.9

 

2012

ổn định

 

28

Trung tâm y tế Thanh Oai (01 PKĐK, 21 trạm y tế, chưa có hệ thống xử lý nước thải)

1.3

không

 

 

 

 

 

 

29

Trung tâm y tế Thanh Trì (có 1 PKĐK, 28 TYT. Tại 01 PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

4.7

không

không

 

 

 

 

 

 

30

Trung tâm y tế Thường Tín (có 1 PKĐH có hệ thống xử lý nước thải, 20 TYT)

1.1

 

6

 

 

 

 

31

Trung tâm y tế Ứng Hòa (tại PKĐK được trang bị hệ thống xử lý nước thải)

1.4

không

không

 

 

 

 

 

có

32

TYT Đại Kim

0.5

 

2

 

Xử lý hóa lý

 

 

 

33

TYT Định Công

0.5

 

2

 

Xử lý hóa lý

 

 

 

34

TYT Trần Phú

0.5

 

2

 

Xử lý hóa lý

 

 

 

35

TYT Hoàng Liệt

0.3

 

1

 

 

 

 

 

36

TYT Hoàng Văn Thụ

0.5

 

Không

 

 

 

 

 

 

37

TYT Mai Động

0.5

 

2

 

 

 

 

 

38

TYT Tương Mai

0.3

 

1

 

 

 

 

 

39

TYT phường Thịnh Liệt-Quận Hoàng Mai

0.5

 

2

 

 

 

 

 

40

TYT Giáp Bát

0.4

 

2

Xử lý hóa lý

 

 

 

 

41

TYT Vĩnh Hưng

0.3

 

2

Xử lý hóa lý

 

 

 

 

42

TYT Yên Sở

0.5

 

2

 

 

 

 

 

VI

Khối y tế tư nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện Việt Pháp

1.3

 

60

Xử lý sinh học

 

 

 

 

2

BV đa khoa Tri Đức

13.3

 

30

 

 

 

 

 

3

Bệnh viện ung bướu Hưng Việt (Công ty CP kinh doanh Hưng Việt)

0.7

 

20

Xử lý hóa lý

 

 

 

 

4

Bệnh viện tư nhân chuyên khoa mắt quốc tế Việt Nga

0.6

 

5

Xử lý sinh học

 

 

 

 

5

Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn Hà Nội-Chi nhánh s1 Công ty TNHH Y khoa Việt

 

 

28

 

 

 

 

 

6

Bệnh viện mt Việt Nhật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bệnh viện mắt Sài Gòn-Hà Nội cơ sở 1

4

 

10

Xử lý sinh học

 

 

 

 

8

Bệnh viện mt Sài Gòn-Hà Nội cơ sở 2 (đường Láng) (mới hoạt động 2012)

4.8

 

10

Xử lý sinh học

 

 

 

 

9

Bệnh viện Tim Đông Đô

10

 

 

20

Xử lý sinh học

 

 

 

 

10

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc - Công ty cổ phần y khoa và thẩm mỹ Thu Cúc

30

 

100

 

 

 

 

 

11

Công ty cphần bệnh viện đa khoa 3 quốc tế Vinmec

 

400

450

Xử lý sinh học

 

 

 

 

12

Công ty cổ phần bệnh viện mắt Hà Nội

0.1

 

10

 

 

 

 

 

13

BV mắt Quốc tế Nhật Bản

4.7

10

Xử lý sinh học

 

 

 

 

14

BV chuyên khoa mắt ánh sáng

1.3

5

 

 

 

 

 

15

Phòng khám đa khoa Linh Đàm

2.2

7

Xử lý sinh học

 

 

 

 

16

Phòng khám đa khoa Lĩnh Nam

2

7

 

 

 

 

 

17

Công ty CP bệnh viện đa khoa Thăng Long

0.8

25

Xử lý hóa lý

 

 

 

 

18

Công ty CP trung tâm bác sỹ gia đình

 

10

Xử lý hóa lý

 

 

 

 

19

Bệnh viện đa khoa An Việt - Công ty TNHH An Việt Thăng Long

13

 

 

 

 

 

 

 

20

Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Nội

6.5

 

 

 

 

 

 

 

21

Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An

18

 

 

 

 

 

 

 

22

Phòng khám đa khoa 168 Hà Nội - Chi nhánh Công ty TNHH Duy Thịnh

7.6

 

không

 

Xử lý bằng cloramin B

 

 

 

 

23

Phòng khám đa khoa Raffles Medical - Chi nhánh Công ty TNHH Sức khỏe trọn đời tại Hà Nội

2.4

 

 

 

 

 

 

 

24

Phòng khám đa khoa - Công ty cổ phần Y học công nghệ cao

15

 

không

 

Xử lý bằng cloramin B

 

 

 

 

25

Phòng khám đa khoa Y cao - Công ty CP Bệnh viện đa khoa Việt Anh

0.9

 

không

 

Xử lý bằng cloramin B

 

 

 

 

26

Phòng khám đa khoa tư nhân 125 Thái Thịnh - Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh

11

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Báo cáo Sở Y tế, 2018

 

PHỤ LỤC 5.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI, BÙN THẢI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ

 

STT

Bệnh viện

Loại mẫu

Hệ thống xử lý nước thải (có/không)

Kết quả quan trắc (đạt/không đạt theo QCVN 28:2010/BTNMT (cột B)

Thông số quan trắc không đạt

Đề xuất đầu tư, cải to nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Đạt

Không đạt

I

 

Mu nước thải

 

1

BV ĐK Hà Đông

Nước thải trước xử lý

Có

 

X

Amoni, Tổng coliforms

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

 

X

BOD 5, COD, Amoni

2

BV Phụ sản Hà Nội

Nước thải sau xử lý

 

X

BOD5 COD, TSS, Tổng coliforms,

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni, Tổng coliforms

3

BV ĐK Đan Phưng

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni, Tng coliforms

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

 

X

Tổng coliforms

4

BV Bắc Thăng Long

Nước thải trước xử lý

Có

 

X

BOD5, COD, TSS, Tng coliforms,

Hệ thống xử lý vẫn vận hành tt

Nước thải sau xử lý

X

 

 

5

TTYT huyện Đan Phượng

Nước thải trước xử lý

 

X

Amoni

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

X

 

 

6

PK Đồng Tâm - TTYT huyện Ứng Hòa

Nước thải trước xử lý

 

X

Amoni

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

 

X

Amoni

7

CSYT của ông Thái Văn Dũng

Nước thải sau xử lý

X

 

 

Cơ sở chỉ lắp rang giả nên nước thải phát sinh rất ít

Nước thải trước xử lý

X

 

 

8

CSYT của ông Phí Văn Giá

Nước thải sau xử lý

X

 

 

Cơ sở chỉ làm rang và lắp rang giả nên nước thải phát sinh rất ít, chủ yếu là nước thi sinh hoạt

Nước thi trước xử lý

 

X

BOD5, COD, TSS, Amoni

9

BV ĐK Đức Giang

Nước thải sau xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni

Hệ thống mới đầu tư và nhà thầu chưa bàn giao nhưng chế độ vận hành không hiệu quả

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng coliforms

10

CSYT ông Nguyễn Khắc Thạnh

Nước thải trước xử lý

 

X

Amoni

Cơ sở chỉ làm rang và lắp rang giả nên nước thải phát sinh rất ít, chủ yếu là nước thải sinh hoạt

Nước thải sau xử lý

X

 

 

11

BV Phụ sản An Thịnh

Nước thải sau xử lý

 

X

TSS,

Hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả cn nâng cấp và thay đổi công nghệ

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, TSS

12

BV Melatec

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD

Duy trì và tăng cường hơn nữa năng lực vận hành hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

X

 

 

13

BV ĐK huyện Phúc Thọ

Nước thải Trước xử lý

 

X

amoni

Cải to, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải Sau xử lý

 

X

amoni

14

PK Hải Anh

Nước thải đầu ra

 

X

BOD5, COD,

Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý

Nước thải đầu vào

 

X

BOD5, COD,

15

PK Ngọc Tảo-TTYT Phuc Thọ

Nước thải Sau xử lý

X

 

 

Bổ sung cán bộ phtrách vận hành hệ thống xử lý

Nước thải trước xử lý

 

X

Amoni, Tổng coliforms

16

BV ĐK Ba Vì

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng coliforms

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

X

 

Amoni, Tổng coliforms

17

BV Ung bướu Hà Nội

Nước thải trước xử lý

 

X

Amoni

Duy trì vận hành và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống

Nước thải sau xử lý

X

 

 

18

BV hữu nghị Việt Đức

Nước thải sau xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni, Tng coliforms

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng coliforms

19

BV ĐK Xanh Pôn

Nước thải đầu ra

 

X

BOD5, COD, Amoni, Tổng coliforms

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải đu vào

 

X

BOD5, COD, TSS, Amoni, Dầu mỡ động thực vật, tổng coliforms

20

TTYT Hai Bà Trưng

Nước thải sau xử lý

X

 

 

Cải to, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni,

21

BV Thanh Nhàn

Nước thải sau xử lý

 

X

Amoni

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni, Tổng coliforms

22

BV Thu Cúc

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni, dầu mỡ động thực vật, tổng coliforms

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải sau xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni

23

BV ĐK Xanh Pôn

Nước thải sau xử lý

 

X

Amoni

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

Nước thải trước xử lý

 

X

BOD5, COD, Amoni

II

 

Mu bùn hệ thống xử lý thải

 

1

BV ĐK Xanh Pôn

Bùn thải HT xử lý

 

X

 

 

 

Bùn thải HT xử lý

X

 

 

 

Bùn thải HT xử lý

X

 

 

 

2

BV ĐK Hà Đông

Bùn thải HT xử lý

 

X

 

 

 

Bùn thải HT xử lý

X

 

 

 

Bùn thải HT xử lý

X

 

 

 

3

BV ĐK Đức Giang

Bùn thải HT xử lý

 

X

 

 

 

Bùn thải HT xử lý

X

 

 

 

Bùn thải HT xử lý

X

 

 

 

 

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

loading
×
×
×
Vui lòng đợi