Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy định 442/QĐ-QLTN của Bộ Công nghiệp nặng về việc tổ chức thẩm định hồ sơ và trình ban hành giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quy định 442/QĐ-QLTN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp nặng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 442/QĐ-QLTN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quy định | Người ký: | Trần Lum |
Ngày ban hành: | 24/02/1994 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
tải Quy định 442/QĐ-QLTN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUY ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG SỐ 442/QĐ-QLTN NGÀY 24-2-1994
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VÀ TRÌNH BAN HÀNH
GIẤY PHÉP KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC HOÁNG SẢN
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định về việc tổ chức thẩm định hồ sơ và trình ban hành Giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò và giấy phép khai thác khoáng sản nhằm tổ chức thực hiện:
1. Các Nghị định của Chính phủ:
- Số 95-HĐBT ngày 25-3-1992 về việc thi hành Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản;
- Số 356-HĐBT ngày 26-9-1992 về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản.
2. Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng:
- Số 588-CNNg-QLTN ngày 01-8-1992 về nguyên tắc, thủ tục xin khai thác và đăng ký Nhà nước khu vực khai thác mỏ khoáng sản rắn;
- Số 604-CNNg-QLTN ngày 13-8-1992 về nguyên tắc, thủ tục xin khai thác nước dưới đất và đăng ký các công trình khai thác nước dưới đất;
- Số 379-QĐ-KHKT ngày 26-6-1993 về nguyên tắc, thủ tục cấp giấy phép và đăng ký Nhà nước các loại hoạt động điều tra địa chất.
Điều 2. Quy định này được áp dụng trong cơ quan Bộ Công nghiệp nặng, Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước và Cục địa chất Việt Nam khi tiến hành xem xét, thẩm định đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác (dưới đây gọi chung là giấy phép khoáng sản) của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được gửi đến Bộ Công nghiệp nặng.
Điều 3. Cơ quan tiếp nhận đơn và hồ sơ xin giấy phép khoáng sản có trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn các chủ đơn làm đúng thủ tục quy định, tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế, thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công nghiệp nặng, các Bộ, ngành khác ở Trung ương và địa phương, dự thảo giấy phép khoáng sản hoặc công văn xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trình Bộ trưởng xem xét.
Điều 4. Các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công nghiệp nặng có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản trong thời hạn không quá 7 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ và phiếu hỏi ý kiến của cơ quan tiếp nhận đơn và hồ sơ xin giấy phép khoáng sản.
Quá thời hạn nói trên, nếu cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản tham gia thì coi như không phản đối việc cấp giấy phép khoáng sản cho chủ đơn.
Điều 5. Kèm theo dự thảo giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép khoáng sản có trách nhiệm trình Bộ trưởng toàn bộ hồ sơ, các văn bản tham gia ý kiến và tờ trình phân tích những ý kiến khác nhau để Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Điều 6. Cơ quan tiếp nhận đơn và hồ sơ xin giấy phép khoáng sản có trách nhiệm thông báo và giải thích bằng văn bản cho chủ đơn trong các trường hợp:
- Phải bổ sung hồ sơ hoặc thủ tục;
- Giấy phép khoáng sản không được cấp.
Điều 7. Các trường hợp sau đây không phải hỏi ý kiến các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công nghiệp nặng:
1. Các phương án hoặc đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản kèm theo đơn xin giấy phép khảo sát hoặc thăm dò đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng hoặc người được Bộ trưởng uỷ quyền phê duyệt theo biên bản hội nghị xét duyệt đã có đại diện của các cơ quan hữu trách của Bộ Công nghiệp nặng tham gia hoặc chủ trương cho phép khảo sát hoặc thăm dò đã được các cơ quan hữu trách tham gia ý kiến trước khi lập phương án, đề án khảo sát hoặc thăm dò theo quy định ở Điều 12.
2. Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc luận chứng khả thi về khai thác khoáng sản kèm theo đơn xin giấy phép khai thác đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng hoặc người được Bộ trưởng uỷ quyền phê duyệt theo biên bản Hội nghị xét duyệt đã có đại diện của các cơ quan hữu trách của Bộ Công nghiệp nặng tham gia.
3. Đơn xin giấy phép khoáng sản được cấp sau khi giấy phép đầu tư nước ngoài đã được cấp.
4. Đơn xin giấy phép khoáng sản được cấp theo kết quả đấu thầu thăm dò hoặc đấu thầu khai thác do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tổ chức.
5. Đơn xin giấy phép khai thác trong phạm vi khu vực được xác định trong giấy phép thăm dò đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng cấp trước đó cho chủ đơn xin giấy phép khai thác.
Điều 8. Các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công nghiệp nặng có trách nhiệm tham gia ý kiến được định rõ tại các Điều 11, 15, và 16.
Điều 9. Dự thảo giấy phép khoáng sản và hồ sơ kèm theo trình Bộ trưởng ký thông qua văn phòng, Văn phòng Bộ có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và pháp quy của hồ sơ trước khi trình Bộ trưởng.
II. GIẤY PHÉP KHẢO SÁT, GIẤY PHÉP THĂM DÒ
Điều 10. Cơ quan tiếp nhận thẩm định đơn và hồ sơ xin giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò là Vụ Khoa học kỹ thuật.
Điều 11. Các cơ quan hữu trách có nhiệm vụ tham gia ý kiến là Cục Địa chất Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước. Khi chủ đơn xin giấy phép là các đơn vị trực thuộc Bộ hoặc xin sử dụng vốn của Nhà nước thông qua Bộ Công nghiệp nặng thì phải có sự tham gia của Vụ Kế hoạch. Khi chủ đơn xin giấy phép là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có sự tham gia của Vụ Hợp tác quốc tế.
Điều 12. Đối với các trường hợp đơn xin khảo sát thăm dò bằng vốn của Nhà nước cũng như đối với trường hợp xin thăm dò không sử dụng vốn của Nhà nước nhưng việc lập hồ sơ và phương án có nhiều vấn đề phức tạp, tốn kém hoặc liên quan đến việc xin giấy phép đầu tư nước ngoài hoặc phải xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ thì việc thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công nghiệp nặng cũng như các cơ quan hữu trách của Trung ương và địa phương phải được thực hiện khi chủ đơn nộp tờ trình xin lập phương án khảo sát hoặc thăm dò.
Trong trường hợp này việc thu thập ý kiến có thể thực hiện bằng hội nghị.
Điều 13. Ngoài các cơ quan đăng ký Nhà nước các hoạt động điều tra địa chất theo quy định (379-KHKT ngày 26-6-1993) bản sao các giấy phép khảo sát thăm dò hoặc quyết định phê duyệt các phương án, đề án khảo sát, thăm dò phải gửi đến các cơ quan hữu trách nói tại Điều 11.
III. GIẤY PHÉP KHAI THÁC
Điều 14. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định đơn và hồ sơ xin giấy phép khai thác khoáng sản là Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước.
Điều 15. Các cơ quan hữu trách có trách nhiệm tham gia ý kiến là Vụ Khoa học kỹ thuật, Cục địa chất Việt Nam trừ các trường hợp nói tại các khoản (2), (3), (4) và (5) Điều 7.
Điều 16. Đối với đơn hoặc tờ trình xin khai thác các khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc liên quan đến việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài hoặc chủ đơn xin khai thác là các đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng thì việc thu thập ý kiến tham gia của các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công nghiệp nặng phải thực hiện trước khi cho phép lập luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật (hoặc Luận chứng khả thi) về khai thác. Việc thu thập ý kiến được thực hiện bằng hình thức hội nghị có thành phần mở rộng và do các cơ quan nói tại các Điều 17, 18 và 19 chuẩn bị nội dung.
a. Nếu chủ đơn là các đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng phải có đại diện các Vụ Kế hoạch, Tài chính - Kế toán, Đầu tư và Xây dựng cơ bản, Khoa học kỹ thuật, Cục quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước, Cục Địa chất Việt Nam.
b. Nếu chủ đơn là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc là các liên doanh hợp tác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có đại diện các Vụ Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch, Khoa học kỹ thuật, Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước, Cục Địa chất Việt Nam.
Điều 17. Vụ Kế hoạch có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và tổ chức hội nghị lấy ý kiến về chủ trương cho phép khai thác mỏ nếu Chủ đơn là các đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng hoặc là liên doanh, trừ liên doanh hợp tác với nước ngoài trong đó có các đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng tham gia.
Điều 18. Vụ Hợp tác Quốc tế có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và tổ chức hội nghị lấy ý kiến về chủ trương cho phép khai thác mỏ nếu chủ đơn là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc là các liên doanh hợp tác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 19. Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và tổ chức hội nghị lấy ý kiến về chủ trương cho phép khai thác mỏ các khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trừ các trường hợp nói ở các Điều 17 và 18.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Các ông chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ của Bộ Công nghiệp nặng, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quy định này.