Quy chuẩn QCVN 70:2022/BTNMT Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 70:2022/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 70:2022/BTNMT Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
Số hiệu:QCVN 70:2022/BTNMTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:30/06/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 70:2022/BTNMT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

QCVN 70:2022/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA TỶ LỆ 1:50.000, 1:100.000

National technical regulation on national topographic maps at scales 1:50.000, 1:100.000

 

Mục lục

 

Lời nói đầu

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

2. Đối tượng áp dụng

3. Giải thích từ ngữ

4. Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

5. Định dạng sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Cơ sở toán học

2. Nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

2.1. Tổ chức các nhóm lớp dữ liệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

2.2. Yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

2.3. Quy định nội dung nhóm lớp cơ sở toán học

2.4. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính

2.5. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu dân cư

2.6. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu địa hình

2.7. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông

2.8. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật

2.9. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn

3. Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Phương thức đánh giá sự phù hợp

2. Quy định về công bố hợp quy

3. Trách nhiệm công bố hợp quy

4. Phương pháp thử

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định)

Bảng màu ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

Phụ lục B (Quy định)

Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

Phụ lục C (Quy định)

Bảng quy định chữ viết tắt danh từ chung trên bản đồ

Phụ lục D (Quy định)

Mẫu khung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000

Mẫu khung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000

 

Lời nói đầu

QCVN 70:2022/BTNMT do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số /2022/TT- BTNMT ngày tháng năm 2022.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA TỶ LỆ 1:50.000, 1:100.000

National technical regulation on national topographic maps at scales 1:50.000, 1:100.000

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định kỹ thuật về nội dung và ký hiệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được biên tập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thành lập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, sử dụng bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 là bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.

3.2. Ký hiệu theo tỷ lệ là ký hiệu có kích thước tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.

3.3. Ký hiệu nửa theo tỷ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia thể hiện quy ước.

3.4. Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu có dạng tượng hình cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.

3.5. Đơn vị tính các giá trị đo biểu thị trên bản đồ: độ cao, độ sâu, độ dài, độ rộng, tỉ cao, tỉ sâu tính bằng mét; trọng tải cầu, phà tính bằng tấn.

3.6. Điểm tọa độ quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.

3.7. Điểm độ cao quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.

3.8. Điểm tọa độ, độ cao quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ và có giá trị độ cao được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.

3.9. Điểm trọng lực quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị gia tốc trọng trường được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.

3.10. GeoTIFF là định dạng ảnh gắn với tọa độ địa lý.

4. Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

4.1. Độ chính xác của bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo

4.1.1. Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia theo tỷ lệ bản đồ thành lập không được vượt quá các giá trị dưới đây:

a) 0,5 mm trên bản đồ đối với vùng đồng bằng, vùng đồi, núi thấp;

b) 0,7 mm trên bản đồ đối với vùng núi cao và vùng ẩn khuất.

4.1.2. Sai số trung phương về độ cao của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia không được vượt quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần.

4.2. Độ chính xác của bản đồ địa hình đáy biển

4.2.1. Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình đáy biển theo tỷ lệ bản đồ thành lập không được vượt quá các giá trị dưới đây:

a) 0,4 mm trên bản đồ đối với các điểm ghi chú độ sâu, các điểm ghi chú chất đáy;

b) 0,5 mm trên bản đồ đối với các địa vật nổi có tính chất cố định trên mặt biển; đối với các địa vật nổi có tính chất di động trên mặt biển như phao tiêu, đèn luồng thì được cộng thêm phạm vi di động của địa vật đó;

c) 1,0 mm trên bản đồ đối với các địa vật chìm dưới đáy biển.

4.2.2. Sai số trung phương độ sâu của điểm đo sâu được xác định theo công thức  không được vượt quá các giá trị dưới đây:

a) ± 0,3 m khi độ sâu đến 30 m;

b) 1.5% độ sâu khi độ sâu từ 30 m đến 100 m;

c) 2.5% độ sâu khi độ sâu lớn hơn 100 m.

Trong đó:  là số chênh độ sâu giữa tuyến đo sâu và tuyến đo kiểm tra tại giao điểm của 2 tuyến đo; độ sâu tại giao điểm này được nội suy từ 2 điểm đo sâu gần nhất trước và sau giao điểm trên từng tuyến đo; n là số lượng giao điểm.

4.2.3. Sai số trung phương về độ sâu của địa hình đáy biển được xác định theo công thức  không được vượt quá các giá trị dưới đây:

a) 2/3 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc nhỏ hơn 6°;

b) Bằng khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc lớn hơn 6°.

Trong đó: Δ là số chênh độ sâu giữa điểm đo kiểm tra và điểm độ sâu cùng vị trí được nội suy từ 2 đường bình độ liền kề nhau trên bản đồ địa hình đáy biển; n là số lượng điểm kiểm tra.

4.2.4. Sai số tiếp biên phần địa hình đáy biển trên bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 không được vượt quá 1,5 lần các sai số quy định tại điểm 4.2 Phần này.

4.3. Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ cao của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.

5. Định dạng sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

5.1. Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm dạng số và dạng in trên giấy.

5.2. Bản đồ địa hình quốc gia dạng số ở định dạng GeoTIFF độ phân giải từ 300 dpi trở lên và định dạng GeoPDF. Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia dạng số có một tệp siêu dữ liệu kèm theo.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Cơ sở toán học

1.1. Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thành lập trong hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia.

1.2. Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thành lập trong phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6° có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.

1.3. Số hiệu múi, kinh tuyến trục từng múi quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1- Quy định kinh tuyến trục của múi chiếu bản đồ

Múi 6°

Số hiệu múi

Kinh tuyến trục

48

105°

49

111°

50

117°

 

1.4. Chia mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, cụ thể như sau:

1.4.1. Chia mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000.

a) Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:1.000.000, kích thước 40x60 được chia thành 96 mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000, mỗi mảnh có kích thước 30’x30’, ký hiệu bằng số Ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới;

b) Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 trong mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:1.000.000.

Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-68.

1.4.2. Chia mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000.

a) Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, mỗi mảnh có kích thước 15’x15’, ký hiệu bằng 4 chữ cái La-tinh A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới;

b) Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000.

Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-68-D.

2. Nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

2.1. Tổ chức các nhóm lớp dữ liệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bao gồm các nhóm lớp dữ liệu sau:

a) Nhóm lớp cơ sở toán học;

b) Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính;

c) Nhóm lớp dữ liệu dân cư;

d) Nhóm lớp dữ liệu địa hình;

đ) Nhóm lớp dữ liệu giao thông;

e) Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật;

g) Nhóm lớp dữ liệu thủy văn;

2.2. Yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

2.2.1. Nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thể hiện bằng các ký hiệu tương ứng theo mẫu ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Điều 3 Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.2.2. Độ chính xác thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ phải bảo đảm các quy định tại Điều 4 Phần I của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.2.3. Mỗi đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 bằng một loại ký hiệu sau đây:

a) Thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng đạt từ 25 m trở lên đối với tỷ lệ 1:50.000 và 50 m trở lên đối với tỷ lệ 1:100.000; đối với các đối tượng địa lý dạng vùng nguyên tắc thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ được quy định chi tiết theo từng nhóm dữ liệu bản đồ;

b) Thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng nhỏ hơn 25 m đối với tỷ lệ 1:50.000 và nhỏ hơn 50 m đối với tỷ lệ 1:100.000;

c) Thể hiện bằng ký hiệu không theo tỷ lệ đối với các đối tượng địa lý không vẽ được theo tỷ lệ;

d) Thể hiện bằng ghi chú thuyết minh khi cần thuyết minh các tính chất của đối tượng địa lý. Ghi chú thuyết minh được quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.2.4. Những yếu tố nội dung phải trình bày song song với khung nam bản đồ.

a) Các ký hiệu không theo tỷ lệ trừ ký hiệu nhà không theo tỷ lệ và các ký hiệu thể hiện theo các đối tượng địa lý liên quan;

b) Tên dân cư, tên đơn vị hành chính;

c) Ghi chú độ cao của điểm độ cao, ghi chú độ sâu của điểm độ sâu, các ghi chú thuyết minh;

d) Tên của các địa vật và ghi chú thuyết minh;

đ) Các ký hiệu tượng trưng cho phân bố thực vật, chất đất.

2.2.5. Các ký hiệu và ghi chú khác bố trí theo hướng của địa vật, đầu chữ và số hướng lên phía Bắc. Ghi chú độ cao đường bình độ, đường bình độ sâu đầu số phải hướng về phía có độ cao cao hơn và ưu tiên đầu chữ hướng lên phía Bắc. Những ghi chú không bố trí theo hướng địa vật được thì bố trí song song với khung nam bản đồ.

2.2.6. Quy định vị trí tâm ký hiệu

a) Ký hiệu có dạng hình học cơ bản: tâm ký hiệu là tâm của các hình cơ bản đó;

b) Ký hiệu tượng hình có đường đáy: tâm ký hiệu là điểm giữa của đường đáy;

c) Ký hiệu có chân vuông góc hoặc chấm tròn, vòng tròn ở chân: tâm ký hiệu là đỉnh góc vuông ở chân hoặc tâm chấm tròn ở chân;

d) Ký hiệu rỗng chân: tâm ký hiệu ở giữa hai chân;

đ) Ký hiệu hình tuyến: tâm ký hiệu là trục giữa của ký hiệu;

e) Ký hiệu dạng chữ: tâm ký hiệu là chân của chữ cái đầu tiên.

2.2.7. Khi sử dụng ký hiệu để thể hiện chính xác vị trí đối tượng địa lý, tâm của ký hiệu phải đặt trùng với tâm của đối tượng.

2.2.8. Khi nhiều đối tượng địa lý gần nhau, yêu cầu thể hiện chính xác, đúng vị trí những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn và đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn. Những đối tượng địa lý có mức ưu tiên thấp hơn thể hiện ngắt hoặc nhường nét cho những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn. Quy định mức ưu tiên các đối tượng địa lý khi thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 cụ thể như sau:

a) Đối với các đối tượng địa lý độc lập ưu tiên thể hiện theo thứ tự sau: điểm đo đạc quốc gia; đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn, chất liệu kiên cố hơn;

b) Đối với các đối tượng địa lý hình tuyến ưu tiên theo thứ tự sau: đường sắt, đường bộ (từ đường cao tốc, quốc lộ đến đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông khác), đường bờ nước, ranh giới sử dụng đất, ranh giới thực vật;

c) Trường hợp đặc biệt cho phép xê dịch ký hiệu 0,2 mm trên bản đồ nhưng phải đảm bảo tuân thủ mức độ ưu tiên của các đối tượng địa lý.

2.2.9. Khi các ký hiệu giao nhau, ký hiệu có vị trí không gian ở trên hoặc thứ tự ưu tiên cao hơn thể hiện đầy đủ, ký hiệu ở dưới ngắt để không giao cắt ký hiệu ở trên.

2.2.10. Các ký hiệu không theo tỷ lệ có tâm nằm trong mảnh bản đồ, phần chờm ra ngoài khung trong không quá 1/4 ký hiệu được vẽ ra ngoài khung để thể hiện hoàn chỉnh. Nếu có tâm nằm trên nét khung trong thì phải thể hiện trên cả hai mảnh bản đồ kề nhau, nét khung dừng lại cách ký hiệu 0,2 mm.

2.2.11. Nguyên tắc thể hiện tên các đối tượng địa lý trên bản đồ

a) Thể hiện tên đối tượng địa lý theo tên đã có trong cơ sở dữ liệu địa danh;

b) Khi tên đối tượng địa lý chưa có hoặc có thay đổi so với cơ sở dữ liệu địa danh phải điều tra, thu thập theo các văn bản có tính pháp lý của cơ quan có thẩm quyền và xác minh tại thực địa;

c) Địa danh nước ngoài (Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philipin) thể hiện theo nguyên tắc phiên âm Latinh của Liên hiệp quốc. Riêng địa danh Trung Quốc ghi chú thêm phiên âm theo Hán Việt đối với địa danh quen thuộc với người Việt Nam và đặt tên đó trong ngoặc đơn, bên dưới hoặc bên phải tên chính thức.

d) Khi thể hiện tên các đối tượng địa lý ưu tiên thể hiện tên những đối tượng lớn, có ý nghĩa quan trọng, nổi tiếng hoặc có ý nghĩa định hướng. Trường hợp độ dung nạp của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên của các đối tượng địa lý hoặc nếu thể hiện đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản đồ thì có thể sử dụng ghi chú viết tắt danh từ chung. Các chữ viết tắt danh từ chung tuân theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;

đ) Các đối tượng địa lý có diện phân bố rộng thể hiện tên trong phạm vi phân bố của đối tượng địa lý đó và có thể lặp lại với khoảng cách thích hợp, mỹ quan;

e) Các đối tượng địa lý dạng hình tuyến thể hiện tên lặp lại với khoảng cách từ 10 cm đến 15 cm;

g) Các đối tượng địa lý nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì thể hiện tên trên tất cả các mảnh khi độ dung nạp nội dung bản đồ cho phép. Riêng tên dân cư nằm trên 2 mảnh trở lên thì thể hiện tên dân cư chính ở mảnh tập trung đông dân cư hơn, mảnh còn lại ghi chú là tên dân cư nhắc lại bằng 2/3 cỡ chữ quy định trong ký hiệu.

2.3. Quy định nội dung nhóm lớp cơ sở toán học

2.3.1. Nhóm lớp cơ sở toán học thể hiện trên bản đồ các nội dung về lưới chiếu bản đồ, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, điểm tọa độ, điểm độ cao, điểm trọng lực quốc gia trong phạm vi mảnh bản đồ, các nội dung trình bày ngoài khung mảnh bản đồ, cụ thể như sau:

a) Lưới chiếu bản đồ thể hiện trên bản đồ bằng lưới tọa độ vuông góc, tọa độ địa lý. Thể hiện lưới tọa độ vuông góc với mật độ 2x2 cm và lưới tọa độ vuông góc của múi kề cận nếu mảnh bản đồ nằm ở biên của múi chiếu; Thể hiện lưới tọa độ địa lý theo mật độ 1’x1’ ở vị trí giữa khung trong và khung ngoài theo mẫu tại Phụ lục D, Phụ lục E của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;

b) Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:100.000 phải có đầy đủ tên mảnh bản đồ và phiên hiệu mảnh bản đồ. Phiên hiệu mảnh bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 1 Phần này. Tên của mảnh bản đồ lấy theo tên thị trấn hoặc tên của khu dân cư lớn nhất có trong mảnh bản đồ. Nếu không có khu dân cư thì chọn tên của địa vật nổi tiếng hoặc địa vật chiếm diện tích nhiều nhất hoặc cao nhất trong mảnh bản đồ. Đối với các mảnh bản đồ địa hình quốc gia không có phần đất liền hoặc đảo, bãi nổi, bãi chìm hoặc có nhưng không có tên thì không thể hiện tên mảnh mà chỉ thể hiện phiên hiệu mảnh;

c) Tỷ lệ bản đồ được thể hiện ở dưới khung nam theo cỡ chữ quy định, kèm theo thước tỷ lệ tương ứng;

d) Khung trong mảnh bản đồ giới hạn kích thước chuẩn của mảnh bản đồ theo quy định tại điểm 1.4 Điều 1 Phần này. Khi lập bản đồ, trong trường hợp phần đất liền (hoặc phần lãnh thổ Việt Nam) chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích mảnh hoặc nhỏ hơn thì cho phép ghép mảnh vào mảnh bản đồ kề sát nếu phần diện tích này nối liền với mảnh bản đồ đó. Mảnh bản đồ kề sát đó được phép mở rộng kích thước khung (gọi là phá khung). Đường khung mở rộng này phải lấy đường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến chẵn đến 01’ làm giới hạn cho mảnh bản đồ. Đối với những mảnh bản đồ phá khung thì số hiệu của mảnh chính ghi trước, số hiệu của mảnh phụ ghi sau;

Ví dụ: Đối với bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000: E-48-81-B+82-A (trong đó: E-48-81-B là mảnh chính, E-48-82-A là mảnh phá khung).

Ví dụ: Đối với bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000: E-48-81+82 (trong đó: E-48-81 là mảnh chính, E-48-82 là mảnh phá khung).

đ) Đối với mảnh phá khung nằm giữa hai múi hoặc hai đai thì phần mảnh phá khung bổ sung thêm số múi, số đai;

e) Ghi chú khung trong bao gồm ghi chú tên đơn vị hành chính cạnh khung, phiên hiệu mảnh tiếp biên và tọa độ địa lý ở bốn góc khung được thể hiện đến đơn vị phút. Ngoài ra phải ghi chú khoảng cách tính bằng kilômét từ điểm gián đoạn của đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh tại khung bản đồ tới ga gần nhất hoặc tới trung tâm điểm dân cư gần nhất hay tới địa vật định hướng nổi bật nhất. Trường hợp mảnh bản đồ tiếp biên với mảnh liền kề không khớp thì ghi chú cụ thể phần nội dung bản đồ tiếp biên không khớp tại phần biên đó;

g) Các yếu tố trình bày ngoài khung gồm: tên mảnh, phiên hiệu mảnh, tên nước góc khung, tên tỉnh góc khung, tên huyện góc khung, bảng chắp, giải thích ký hiệu, tỷ lệ bản đồ, khoảng cao đều đường bình độ, khoảng cao đều đường bình độ sâu, thước tỷ lệ, thước độ dốc, ghi chú khung nam, sơ đồ góc lệch nam châm. Phần nội dung ghi chú khung nam ở góc Đông Nam dưới khung ngoài gồm: tên chủ đầu tư, phương pháp thành lập, năm thành lập, đơn vị thành lập, thông tin hệ quy chiếu tọa độ, hệ độ cao, kinh tuyến trục; đối với bản đồ in có thêm thông tin về tổ chức in và năm in bản đồ.

2.3.2. Các ký hiệu, yêu cầu kỹ thuật chi tiết thể hiện nội dung nhóm lớp cơ sở toán học của Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tương ứng tại Phụ lục B, Phụ lục D và Phụ lục E của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.4. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính

2.4.1. Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính thể hiện về đường biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới; thể hiện đường địa giới hành chính các cấp trên đất liền và đường ranh giới hành chính các cấp trên biển.

2.4.2. Đường biên giới quốc gia và mốc quốc giới được thể hiện đầy đủ, chính xác, thống nhất theo bản đồ chuẩn biên giới quốc gia. Khi chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia thì đường biên giới và mốc quốc giới được chuyển vẽ theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 17/2018/TT-BTNMT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia và thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên các sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ. Đường biên giới quốc gia phải thể hiện liên tục không đứt đoạn.

2.4.3. Đường địa giới hành chính các cấp được thể hiện theo bản đồ địa giới hành chính cùng tỷ lệ hoặc có tỷ lệ gần nhất với bản đồ. Các tuyến địa giới phải được thể hiện liên tục không đứt đoạn cho đến giao ngắt với tuyến địa giới cùng cấp. Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã. Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 không thể hiện đường địa giới hành chính cấp xã.

2.4.4. Đường ranh giới hành chính trên biển các cấp chỉ thể hiện khi có yêu cầu cụ thể tại từng thời điểm thành lập, cập nhật bản đồ khi có đầy đủ cơ sở pháp lý.

2.4.5. Không thể hiện các mốc địa giới hành chính trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

2.4.6. Nguyên tắc thể hiện đường biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính các cấp

a) Trường hợp đường biên giới quốc gia trùng với đối tượng hình tuyến thể hiện theo tỷ lệ trên bản đồ có độ rộng từ 2 mm trở lên, đường địa giới hành chính các cấp trùng với đối tượng hình tuyến thể hiện theo tỷ lệ trên bản đồ có độ rộng từ 1 mm trở lên thì đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường địa giới hành chính các cấp được thể hiện vào trong lòng đối tượng hình tuyến đó;

b) Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng với đối tượng hình tuyến thể hiện nửa tỷ lệ, hoặc theo tỷ lệ nhưng độ rộng của đối tượng hình tuyến trên bản đồ nhỏ hơn 1 mm thì được xê dịch và thể hiện so le hai bên đối tượng hình tuyến đó, mỗi đoạn từ 3 đến 5 đốt ký hiệu, đoạn nào ngắn biên tập so le đối tượng phải đọc được đúng ký hiệu. Khoảng cách từ đường địa giới hành chính các cấp đến đối tượng hình tuyến trên bản đồ là 0,2 mm. Áp dụng tương tự đối với trường hợp đường biên giới quốc gia trùng với đối tượng hình tuyến thể hiện nửa tỷ lệ hoặc theo tỷ lệ khi độ rộng của đối tượng hình tuyến trên bản đồ nhỏ hơn 2,0 mm;

c) Khi kết thúc hoặc bắt đầu một đoạn ký hiệu của đường biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính các cấp phải thể hiện được ký hiệu đầy đủ, không thừa hoặc thiếu nét ký hiệu. Ngã ba, ngã tư đường biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính các cấp phải thể hiện rõ giao cắt của các đối tượng;

d) Đối với đường biên giới quốc gia trên biển và đường ranh giới hành chính các cấp trên biển không cần thể hiện so le đối tượng;

đ) Thể hiện đường cơ sở và điểm cơ sở theo tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-11-1982 hoặc theo văn bản mới nhất khi có yêu cầu tại thời điểm thành lập, cập nhật bản đồ.

2.4.7. Nguyên tắc thể hiện tên đơn vị hành chính

a) Tên đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi mảnh bản đồ được bố trí ở khu vực trung tâm phạm vi hành chính của xã. Trường hợp phạm vi xã bị chia cắt trên nhiều mảnh bản đồ thì ưu tiên thể hiện tên xã trong mảnh có trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, trường hợp mảnh có trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã không đủ diện tích để thể hiện tên xã thì ghi chú tên xã trong mảnh có phạm vi rộng nhất, các mảnh khác chỉ thể hiện tên xã ngoài khung bản đồ. Tên đơn vị hành chính xã bao gồm đầy đủ danh từ chung và danh từ riêng, nếu không đủ diện tích thể hiện có thể viết tắt danh từ chung theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Tên huyện, tên tỉnh không thể hiện danh từ chung, chỉ thể hiện danh từ chung khi tên riêng của đơn vị hành chính đó có một âm tiết;

b) Tên đơn vị hành chính cấp huyện trong phạm vi mảnh bản đồ được thể hiện phía dưới tên đơn vị hành chính cấp xã có trụ sở Ủy ban nhân dân của cấp huyện. Nếu tên đơn vị hành chính cấp xã trùng với tên huyện thì thể hiện tên đơn vị hành chính cấp xã theo ký hiệu tên huyện lỵ và không thể hiện tên huyện;

c) Tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trong phạm vi mảnh bản đồ được thể hiện phía dưới tên đơn vị hành chính cấp huyện có trụ sở Ủy ban nhân dân của cấp tỉnh, nếu tên đơn vị hành chính cấp huyện trùng với tên tỉnh thì thể hiện tên đơn vị hành chính cấp huyện theo ký hiệu tên tỉnh lỵ và không thể hiện tên tỉnh;

d) Đối với các đảo, quần đảo thì thể hiện tên đơn vị hành chính quản lý trong ngoặc đơn;

đ) Tên đơn vị hành chính các cấp còn được thể hiện ngoài khung bản đồ, ở hai bên đầu địa giới hành chính tương ứng. Chỉ ghi đầy đủ danh từ chung đầu địa giới là xã, thị trấn, thị xã, quận, nếu không đủ diện tích thể hiện có thể viết tắt danh từ chung theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Tên huyện, tên tỉnh không thể hiện danh từ chung, chỉ thể hiện danh từ chung khi tên riêng của đơn vị hành chính đó có một âm tiết.

2.4.8. Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục I Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.5. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu dân cư

2.5.1. Nhóm lớp dữ liệu dân cư thể hiện các khu dân cư và các công trình liên quan đến dân cư, gồm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu chức năng đặc thù, các công trình dân sinh, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội khác.

2.5.2. Nhà được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu tương ứng theo hai loại là nhà theo tỷ lệ và nhà không theo tỷ lệ. Khu vực đô thị thể hiện khu phố và thể hiện trong khu phố các nhà lớn đủ chỉ tiêu thu nhận dữ liệu theo tỷ lệ.

2.5.3. Các nguyên tắc thể hiện nhà, khu phố.

a) Nhà có chiều rộng từ 30 m trở lên đối với tỷ lệ 1:50.000 và có chiều rộng từ 60 m trở lên đối với tỷ lệ 1:100.000 thì thể hiện bằng ký hiệu nhà theo tỷ lệ. Các nhà không theo tỷ lệ được lựa chọn thể hiện các nhà tiêu biểu, nằm ở các vị trí đặc trưng tạo đồ hình chung cho khu dân cư, phản ánh được mật độ dân cư của khu dân cư đó;

b) Khối nhà thể hiện ở những khu vực nhà sát nhau, nằm dọc theo đường giao thông, các dãy nhà tập thể, nhà làm việc, nhà kho. Khối nhà nếu nằm trong khu phố thì thể hiện gộp với khu phố;

c) Khu phố được thể hiện theo ranh giới các phố chính và phố phụ tại các khu dân cư đô thị có phân bố nhà cửa dày đặc. Trong phạm vi khu phố thể hiện tách riêng các khoảng đất trống, các khu đất có phủ thực vật và các công viên có diện tích từ 10.000 m2 trở lên đối với tỷ lệ 1:50.000 và 40.000 m2 trở lên đối với tỷ lệ 1:100.000;

d) Ưu tiên thể hiện ký hiệu mép đường giao thông, các ký hiệu thể hiện ranh giới các công trình xây dựng, các khu chức năng đặc thù trong trường hợp các đối tượng này trùng với nét ký hiệu nhà và khu phố.

2.5.4. Ủy ban nhân dân các cấp được thể hiện bằng ký hiệu đặt tại vị trí tòa nhà là trụ sở Ủy ban.

2.5.5. Chòi cao, tháp cao, các trạm khí tượng thủy văn quốc gia, trạm quan trắc môi trường, trạm quan trắc tài nguyên nước chỉ thể hiện những đối tượng nổi tiếng hoặc có ý nghĩa định hướng rõ rệt.

2.5.6. Trạm thu phát sóng hoặc cột ăng-ten trên mặt đất có chiều cao từ 50m trở lên và chỉ thể hiện từ cấp tỉnh trở lên, không thu nhận trạm thu phát sóng hoặc cột ăng-ten trong đài phát thanh, truyền hình cấp xã, cấp huyện.

2.5.7. Hệ thống đường dây tải điện bao gồm các tuyến truyền tải điện cao thế có điện áp từ 35 kV trở lên ở tỷ lệ 1:50.000 và 110 kV trở lên ở tỷ lệ 1:100.000; thể hiện tên các trạm biến áp khi có đủ diện tích ghi chú trên bản đồ. Đường dây tải điện phải ghi chú chỉ số điện áp và phải thể hiện thành hệ thống; chỉ thể hiện cột điện ở hệ thống đường dây tải điện có điện áp 500 kV trở lên.

2.5.8. Đối với các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ mà không có ký hiệu quy định riêng thì dùng ghi chú thuyết minh để thể hiện.

2.5.9. Ranh giới các công trình xây dựng, các khu chức năng đặc thù được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu hàng rào, thành lũy, ranh giới sử dụng đất. Ranh giới sử dụng đất được thể hiện dựa trên các tài liệu của cơ quan có thẩm quyền. Khi ranh giới sử dụng đất trùng với đường địa giới hành chính các cấp thì đường địa giới hành chính được thể hiện thay thế.

2.5.10. Đường cáp tải điện trên biển, đường cáp viễn thông trên biển, đường ống dẫn dầu, khí dưới biển thể hiện đầy đủ và phải thể hiện thành hệ thống.

2.5.11. Thể hiện tên các đối tượng dân cư.

Tùy thuộc vào hiện trạng kinh tế, văn hóa xã hội của từng khu vực lập bản đồ và khả năng dung nạp các đối tượng nội dung trên bản đồ theo từng tỷ lệ, lựa chọn thể hiện tên các đối tượng dân cư dưới đây cho phù hợp, phản ánh được đặc trưng của khu vực. Ưu tiên thể hiện đầy đủ tên các đối tượng dân cư khi khả năng dung nạp của bản đồ cho phép.

a) Khu dân cư;

b) Các khu chức năng đặc thù gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao;

c) Các công trình công cộng: công trình y tế, công trình giáo dục, công trình thương mại dịch vụ có quy mô lớn...;

d) Trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở làm việc;

đ) Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng nổi tiếng, có ý nghĩa định hướng rõ rệt hoặc có khuôn viên độc lập;

e) Công trình văn hóa: công viên, bưu điện, sân vận động, khu vui chơi giải trí quy mô lớn, nổi tiếng.

2.5.12. Tên của khu dân cư phải thể hiện rõ vị trí của đối tượng, tên dân cư thuộc đơn vị hành chính nào phải bố trí trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính đó. Trường hợp khu dân cư phân bố rải rác sử dụng tên dân cư nhắc lại để thể hiện cho hợp lý; thể hiện tên các khu dân cư cấp thôn, làng, bản. Không thể hiện tên tổ dân phố ở khu vực đô thị. Những khu dân cư nhỏ, lẻ nằm trong vùng địa vật dày đặc có thể lược bỏ bớt ghi chú. Nếu tên dân cư gồm 2 âm tiết trở lên thì bỏ danh từ chung đứng trước tên riêng, ví dụ: thôn Đồng Tiến, ấp Bình Hòa chỉ cần ghi là Đồng Tiến, Bình Hòa. Nếu tên dân cư danh từ riêng chỉ có một âm tiết hoặc dạng số thì phải ghi cả danh từ chung, ví dụ: thôn Đoài, ấp Bắc, thôn 1. Trường hợp không đủ diện tích thể hiện có thể viết tắt danh từ chung theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.5.13. Các đối tượng địa lý có đồ hình rộng lớn, nằm trên nhiều mảnh bản đồ như nông, lâm trường, trang trại, khu di tích lịch sử, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân gôn, bãi thải, công trình... tên cần được nhắc lại theo mật độ thích hợp.

2.5.14. Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu dân cư thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục III Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.6. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu địa hình

2.6.1. Nhóm lớp dữ liệu địa hình mô tả hình dạng, đặc trưng của bề mặt trái đất và bề mặt địa hình đáy biển bao gồm: điểm độ cao, điểm độ sâu, đường bình độ, đường bình độ sâu, các dạng đặc biệt của địa hình và địa hình đáy biển.

2.6.2. Đường bình độ được thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm: đường bình độ cơ bản, đường bình độ nửa khoảng cao đều, đường bình độ phụ và đường bình độ nháp. Đường bình độ sâu thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm: đường bình độ sâu cơ bản, đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều, đường bình độ sâu phụ.

2.6.3. Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản được quy định tương ứng theo độ dốc địa hình, cụ thể ở Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2 - Quy định khoảng cao đều đường bình độ cơ bản

Khu vực địa hình có độ dốc

Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản (m)

1:50.000

1:100.000

Dưới 6°

5, 10

5, 10

Từ 6° đến dưới 15°

5, 10, 20

10, 20, 40

Từ 15° đến 25°

10, 20, 40

20, 40

Lớn hơn 25°

40

40

2.6.4. Khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản được quy định cho từng vùng địa hình đáy biển, phụ thuộc vào độ dốc của bề mặt địa hình và độ sâu của đáy biển được quy định theo Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3 - Quy định khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản

Khu vực địa hình có độ dốc

Độ sâu (m)

Khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản (m)

Dưới 2º

0 - 50

2

50 - 200

5

200 - 1000

10

Từ 2º đến dưới 6º

0 - 200

10

200 - 1000

20

Từ 6º đến 20º

0 - 200

20

200 - 1000

40

2.6.5. Trong một mảnh bản đồ chỉ sử dụng một khoảng cao đều đường bình độ cơ bản và một khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản phù hợp nhất với độ dốc của bề mặt địa hình và độ sâu của đáy biển. Trường hợp trong phạm vi mảnh bản đồ các khu vực có độ dốc địa hình, độ sâu của đáy biển chênh lệch nhau quá lớn, có thể sử dụng hai khoảng cao đều đường bình độ cơ bản để thể hiện nhưng phải quy định rõ trong Thiết kế kỹ thuật - dự toán và phải ghi chú ở ngoài khung.

2.6.6. Đường bình độ cái, đường bình độ sâu cái là đường bình độ cơ bản, đường bình độ sâu cơ bản được thể hiện với lực nét đậm hơn để dễ phân biệt, nhận biết. Cứ sau 4 đường bình độ cơ bản hoặc 4 đường bình độ sâu cơ bản thể hiện một đường bình độ cái hoặc một đường bình độ sâu cái. Đường bình độ 0 m thể hiện là đường bình độ cái.

2.6.7. Đường bình độ nửa khoảng cao đều là đường bình độ có độ cao thấp hay cao hơn độ cao đường bình độ cơ bản 1/2 giá trị khoảng cao đều. Khi đường bình độ cơ bản không mô tả hết được đặc trưng của dáng đất hoặc các yếu tố đặc biệt của địa hình như (yên ngựa, đồi thấp, dốc, bậc thang, thung lũng, v.v...) và khoảng cách giữa hai đường bình độ cơ bản kề nhau từ 2 cm trên bản đồ thì phải thể hiện thêm đường bình độ nửa khoảng cao đều hoặc bình độ phụ.

2.6.8. Đường bình độ phụ là đường bình độ có độ cao thích hợp giữa đường bình độ cơ bản và đường bình độ nửa khoảng cao đều, dùng mô tả những trường hợp nghiêng thoải đặc biệt của địa hình mà đường bình độ nửa khoảng cao đều chưa thể hiện rõ ràng. Đường bình độ phụ phải ghi chú độ cao, khi độ cao đường bình độ phụ có trị số bằng bội số của 1/4 khoảng cao đều cơ bản có thể không ghi chú độ cao.

2.6.9. Đường bình độ nháp là đường bình độ có giá trị độ cao tương đương với đường bình độ cơ bản, dùng để thể hiện ở khu vực độ cao địa hình không ổn định như cồn cát, đụn cát... hoặc dữ liệu thu nhận không đủ độ tin cậy.

2.6.10. Đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều là đường bình độ sâu có độ sâu thấp hay cao hơn độ sâu của đường bình độ sâu cơ bản 1/2 giá trị khoảng cao đều. Khi đường bình độ sâu cơ bản không mô tả hết được đặc trưng của địa hình đáy biển và khoảng cách giữa hai đường bình độ sâu cơ bản kề nhau từ 2 cm trở lên trên bản đồ thì phải thể hiện thêm đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều.

2.6.11. Đường bình độ sâu phụ là đường bình độ sâu có độ cao thích hợp giữa đường bình độ sâu cơ bản và đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều, dùng mô tả những trường hợp nghiêng thoải đặc biệt của địa hình đáy biển mà đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều chưa thể hiện rõ ràng. Đường bình độ sâu phụ phải ghi chú độ cao, khi độ cao đường bình độ sâu phụ có trị số bằng bội số của 1/4 khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ sâu có thể không ghi chú độ cao.

2.6.12. Những sườn dốc có thể thể hiện được bằng đường bình độ thì dùng đường bình độ để thể hiện. Giãn cách giữa 2 đường bình độ trên mặt dốc nhỏ hơn 0.2 mm thì có thể vẽ gộp, nếu mặt dốc đó vừa rộng, vừa dài thì giữa 2 đường bình độ cái có thể vẽ trốn đường bình độ (2 hoặc 3 đường bình độ con).

2.6.13. Đối với khu vực đáy biển có địa hình thay đổi đột ngột, có độ dốc quá lớn, các bãi đá, bãi san hô lớn, các thảm thực vật mà địa hình quá phức tạp không thể hiện được bằng đường bình độ sâu thì dùng ký hiệu để thể hiện, các đường bình độ sâu được phép dừng tại vị trí ký hiệu và ranh giới bãi, ranh giới thảm thực vật đó.

2.6.14. Ghi chú giá trị độ cao, độ sâu các đường bình độ cái, đường bình độ sâu cái với số lượng và vị trí ghi chú phù hợp, sao cho có thể xác định được độ cao, độ sâu của một điểm bất kỳ trên bản đồ một cách thuận tiện và nhanh chóng.

2.6.15. Nét chỉ dốc chỉ được thể hiện ở những nơi khó xác định hướng dốc của địa hình và địa hình đáy biển như các đỉnh núi, hố lõm, các sống/khe núi, các đường bình độ, đường bình độ sâu ở gần cạnh khung mảnh bản đồ... Nét chỉ dốc được vẽ bắt đầu và vuông góc với đường bình độ, bình độ sâu và kéo về hướng thấp của địa hình, điểm cuối của nét chỉ dốc không được giao với đường bình độ nào (để tránh nhầm lẫn hướng dốc).

2.6.16. Các ghi chú điểm độ cao thể hiện trên bản đồ chẵn tới mét, đối với độ cao dưới 1 mét ghi chú độ cao chính xác đến 0.1 mét. Ghi chú điểm độ cao được thể hiện trên bản đồ với mật độ trung bình từ 10 đến 15 điểm trên 1 dm2. Ở các khu vực địa hình bằng phẳng, ngoài khu dân cư thể hiện 15 điểm trên 1 dm2; Đối với khu vực vùng dân cư dày đặc, vùng có nhiều đối tượng kinh tế - xã hội thể hiện 8 điểm trên 1 dm2 ở vùng đồi núi và thể hiện 10 điểm trên 1 dm2 ở vùng bằng phẳng.

2.6.17. Các ghi chú điểm độ sâu thể hiện trên bản đồ chính xác đến 0,1 m. Mật độ trung bình của điểm ghi chú độ sâu từ 20 đến 25 điểm trên 1 dm2 bản đồ. Đối với vùng địa hình đáy biển bằng phẳng thì mật độ điểm ghi chú độ sâu không được ít hơn 25 điểm trên 1 dm2 bản đồ.

2.6.18. Điểm ghi chú độ cao, độ sâu phải được chọn vào những chỗ đặc trưng nhất của địa hình như: ngã ba đường, điểm ngoặt của bờ sông và bờ kênh mương, chân vật định hướng, đỉnh núi, yên ngựa, thung lũng, cửa hang, miệng hố...

2.6.19. Các dạng đặc biệt của địa hình gồm khe rãnh xói mòn, sườn dốc đứng, sườn đất sụt, sườn sụt lở, sườn đất trượt, vách đá, vùng núi đá, lũy đá, đá độc lập, dòng đá sỏi, miệng núi lửa, cửa hang, địa hình castơ, gò đống, các loại hố, địa hình bậc thang, bãi cát thể hiện theo quy định của ký hiệu.

2.6.20. Thể hiện ghi chú tên các núi, dãy núi, đồi, dốc, hang, động, miệng núi lửa nổi tiếng, có ý nghĩa định hướng. Riêng tên dãy núi bố trí ghi chú theo hướng dãy núi và trong giới hạn dãy núi nhưng không đè lên sống núi và đỉnh núi.

2.6.21. Thể hiện ghi chú các đối tượng có tỉ cao, tỉ sâu có độ cao từ 3 mét trở lên và ghi chú chẵn đến mét. Chỉ ghi chú tỉ cao, tỉ sâu trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000.

2.6.22. Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu địa hình thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục IV Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.7. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông

2.7.1. Nhóm lớp dữ liệu giao thông thể hiện về mạng lưới giao thông và các công trình có liên quan đến giao thông, gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, cầu, hầm giao thông, bến cảng, nhà ga, các đối tượng hàng hải, hải văn, báo hiệu hàng hải và các công trình giao thông khác.

2.7.2. Trình bày hệ thống giao thông phải đảm bảo tính liên thông của mạng lưới giao thông, tính tương quan hợp lý với các công trình giao thông và các đối tượng hạ tầng kỹ thuật có liên quan.

2.7.3. Hệ thống giao thông đường bộ thể hiện theo cấp quản lý và cấp kỹ thuật gồm: đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và các loại đường khác.

2.7.4. Thể hiện đường giao thông có tính liên thông và có độ dài trên bản đồ từ 1 cm trở lên đối với khu vực đồi núi dân cư thưa thớt, 2 cm đối với khu vực dân cư đông đúc. Các đường không liên thông chỉ thể hiện khi có độ dài trên bản đồ từ 2 cm trở lên đối với khu vực đồi núi dân cư thưa, từ 3 cm trở lên đối khu vực dân cư đông đúc. Các đường giao thông liên quan đến biên giới quốc gia và địa giới hành chính phải thể hiện đầy đủ.

2.7.5. Các loại cầu giao thông thể hiện theo ký hiệu tương ứng đảm bảo phản ánh đúng mối quan hệ giữa đường giao thông, cầu và các đối tượng thủy văn có liên quan. Không thể hiện tính chất cầu và các thông số kỹ thuật của cầu trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

2.7.6. Các tuyến đò, đoạn đường ngầm, tuyến phà phải nối liền với các tuyến đường ở hai bên bờ tại bến đò, bến phà. Đoạn lội qua sông suối ở các khu vực dân cư thưa thớt phải thể hiện đầy đủ.

2.7.7. Thể hiện các công trình giao thông lớn, có ý nghĩa định hướng như: cảng, nhà ga, âu tàu, các bến ô tô, bãi đỗ xe, ưu tiên thể hiện các đối tượng có vai trò đầu mối, nối tuyến.

2.7.8. Tại những nơi có nhiều tuyến đường giao nhau không cùng mức (đường bộ với cầu vượt, cầu chui dân sinh...), thể hiện các đối tượng theo hình chiếu thẳng đứng từ trên xuống. Trường hợp các đối tượng trùng lên nhau hoàn toàn về hình học, trên bản đồ chỉ thể hiện đầy đủ đối tượng trên cùng, các đối tượng phía dưới dừng tại vị trí bị che khuất.

2.7.9. Thể hiện toàn bộ các tuyến đường sắt. Các đối tượng đèn biển, trạm nghiệm triều khu vực ven biển thể hiện những đối tượng nổi tiếng, có ý nghĩa định hướng và khi độ dung nạp bản đồ cho phép. Thể hiện đầy đủ các đối tượng hàng hải, hải văn, báo hiệu hàng hải, trạm cứu nạn, khu vực nguy hiểm, vùng cấm, lồng bè nuôi trồng thủy sản.

2.7.10. Thể hiện các đoạn bờ đắp cao, xẻ sâu của đường bộ, đường sắt có chiều dài trên bản đồ từ 1 cm trở lên và có tỉ cao hoặc tỉ sâu từ 2 m trở lên. Thể hiện cả đường chân taluy của bờ đắp cao, xẻ sâu trong trường hợp khoảng cách so với đường đỉnh taluy trên bản đồ đạt 5 mm trở lên. Chỉ thể hiện đắp cao hoặc xẻ sâu của đường sắt, đường tỉnh, đường quốc lộ và đường cao tốc. Ghi chú tỉ cao, tỉ sâu đến mét cho những đoạn có chiều dài trên bản đồ từ 2 cm trở lên và có tỉ cao hoặc tỉ sâu từ 3 m trở lên đối với bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000. Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 không ghi chú tỉ cao, tỉ sâu.

2.7.11. Khi khoảng cách trên bản đồ của đường đỉnh taluy và đường giao thông nửa theo tỷ lệ có độ dài nhỏ hơn 0,2 mm được phép dịch đỉnh taluy trên bản đồ tối đa 0,2 mm để đảm bảo khả năng phân biệt được với ký hiệu đường nhưng phải đảm bảo sự tương quan với các đối tượng lân cận.

2.7.12. Thể hiện tên các đối tượng giao thông có quy mô, có khuôn viên, có ý nghĩa định hướng và nổi tiếng khu vực cụ thể như sau:

a) Đường bộ từ cấp tỉnh trở lên;

b) Đường đô thị: thể hiện tên các đường phố chính liên thông với đường tỉnh, đường quốc lộ và đường cao tốc;

c) Bến đò ngang, bến đò dọc, bến phà, bến tàu thuyền chỉ thể hiện khi liên thông với đường tỉnh, đường quốc lộ và đường cao tốc;

d) Cầu, hầm, cảng, nhà ga, âu tàu; thể hiện đầy đủ tên cầu, phà qua sông lớn, các cầu, phà còn lại thể hiện tên khi độ dung nạp bản đồ cho phép.

đ) Bến ô tô, bãi đỗ xe.

2.7.13. Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục V Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.8. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật

2.8.1. Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật thể hiện các loại thực vật tự nhiên và cây trồng được phân loại theo: mức độ phát triển của rừng, loại cây, nhóm cây, môi trường sinh sống của cây (ưa mặn, chua phèn...), kiểu phân bố (rừng, rừng thưa, cây lâu năm, cây hàng năm và các loại thực vật khác).

2.8.2. Thể hiện các vùng thực vật có diện tích trên bản đồ từ 15 mm2 trở lên. Đối với các vùng rừng: Thể hiện ký hiệu loại cây khi vùng có diện tích trên bản đồ từ 2 cm2 trở lên; Thể hiện ghi chú tên loại cây khi vùng có diện tích trên bản đồ từ 4 cm2 trở lên.

2.8.3. Vùng thực vật có nhiều loại thực vật đan xen, ưu tiên thể hiện loại thực vật chiếm đa số nhưng tối thiểu phải chiếm từ 40% diện tích trở lên. Trường hợp không có loại thực vật nào đủ tiêu chí này phải thể hiện theo quy định cho thực vật hỗn hợp. Chọn lọc thể hiện tối đa 2 loại ký hiệu cây chiếm ưu thế.

2.8.4. Ranh giới các vùng thực vật phải được thể hiện khép kín. Trường hợp các đối tượng địa lý hình tuyến là ranh giới thực vật thì sử dụng các đối tượng này thay thế cho đoạn ranh giới thực vật tại đó.

2.8.5. Thể hiện tên của tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và các khu rừng có tên.

2.8.6. Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục VI Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2.9. Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn

2.9.1. Nhóm lớp dữ liệu thủy văn thể hiện hệ thống sông, suối, kênh, mương, biển, đảo, hồ, ao, đầm, phá, nguồn nước và các đối tượng thủy văn khác.

2.9.2. Thể hiện đầy đủ đường mép nước và đường bờ nước của sông tự nhiên, biển, các hồ nước lớn khi khoảng cách giữa hai đường này từ 0.5 mm trở lên trên bản đồ. Trường hợp khoảng cách giữa hai đường này nhỏ hơn 0.5 mm trên bản đồ chỉ thể hiện đường bờ nước.

2.9.3. Thể hiện sông suối, kênh mương đảm bảo tính liên thông của mạng lưới thủy văn, phù hợp với địa hình; Thể hiện sông suối, kênh mương có độ dài từ 1 cm trở lên trên bản đồ. Những sông suối, kênh mương có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến biên giới, địa giới thể hiện đầy đủ.

2.9.4. Thể hiện đặc tính có nước quanh năm, có nước theo mùa của sông, suối, đoạn sông suối khó xác định; hướng dòng chảy, hướng dòng chảy có ảnh hưởng của thủy triều.

2.9.5. Thể hiện đầy đủ các ao, hồ có diện tích trên bản đồ từ 2 mm2 trở lên. Đối với các ao hồ có diện tích nhỏ hơn 2 mm2 nhưng thuộc vùng hiếm nước thì phóng to đủ 2 mm2 để thể hiện.

2.9.6. Thể hiện thác, ghềnh, bãi bồi, bãi ngập, bãi ven bờ bằng ký hiệu tương ứng.

2.9.7. Thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ đối với bãi bồi, doi đất, cát trong lòng sông, hồ, biển có diện tích trên bản đồ từ 1 mm2 trở lên. Đối với những bãi bồi doi đất, cát trong lòng sông, hồ, biển liên quan đến việc phân định biên giới quốc gia và địa giới hành chính có diện tích trên bản đồ nhỏ hơn 1 mm2 vẫn thể hiện đầy đủ.

2.9.8. Các bãi (nổi, chìm) ở ven sông, hồ, biển có diện tích trên bản đồ từ 15 mm2 trở lên thể hiện đầy đủ. Các đảo thể hiện đầy đủ bằng ký hiệu tương ứng, không thể hiện gộp các đảo.

2.9.9. Thể hiện các đối tượng địa lý của hệ thống thủy văn gồm kè, đập, đê, cống thủy lợi, máng dẫn nước theo ký hiệu tương ứng.

2.9.10. Thể hiện tên các đối tượng thủy văn như sau:

Tùy thuộc vào hệ thống sông, suối, kênh mương, biển, đảo, ao, hồ của từng khu vực lập bản đồ và khả năng dung nạp các đối tượng nội dung trên bản đồ theo từng tỷ lệ, lựa chọn thể hiện tên các đối tượng thủy văn dưới đây cho phù hợp, phản ánh được đặc trưng của khu vực. Ưu tiên thể hiện đầy đủ tên các đối tượng thủy văn khi khả năng dung nạp của bản đồ cho phép. Những sông suối, kênh mương, ao, hồ, biển, đảo, quần đảo liên quan đến biên giới, địa giới thể hiện tên đầy đủ.

a) Sông, suối, kênh, mương có chiều dài trên bản đồ từ 10 cm trở lên và lặp lại ghi chú với khoảng cách từ 10 cm đến 15 cm;

b) Ao, hồ có diện tích trên bản đồ từ 20 mm2 trở lên;

c) Bãi nổi, bãi chìm, bãi nửa nổi nửa chìm ven biển có diện tích trên bản đồ từ 20 mm2 trở lên;

d) Bãi ven sông, bãi trong sông có diện tích trên bản đồ từ 20 mm2 trở lên;

đ) Kè, đê, đập, cống trên các sông, kênh, mương chính hoặc có ý nghĩa quan trọng;

e) Thác nước, ghềnh;

g) Mạch nước khoáng và mạch nước nóng lớn có ý nghĩa quan trọng;

h) Các ghi chú biển, vịnh, sông, hồ, đảo, quần đảo bố trí theo đặc trưng hình dáng của đối tượng. Trường hợp không không ghi chú được vào bên trong và theo dáng được thì ghi chú ra bên cạnh, đầu chữ hướng lên phía Bắc và phải dễ nhận biết ghi chú đúng với đối tượng cần ghi chú.

2.9.11. Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục VII Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, trong đó phân biệt thể hiện đối tượng kênh mương theo độ rộng cụ thể như sau:

a) Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, các đối tượng kênh mương độ rộng từ 8 m đến 25 m thể hiện lực nét 0,35 mm, các đối tượng kênh mương độ rộng nhỏ hơn 8 m thể hiện lực nét 0,15 mm;

b) Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000, các đối tượng kênh mương độ rộng từ 8 m đến 50 m thể hiện lực nét 0,35 mm, các đối tượng kênh mương độ rộng nhỏ hơn 8 m thể hiện lực nét 0,15 mm.

3. Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

3.1. Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được quy định chi tiết tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

3.2. Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thiết kế và sử dụng theo các nguyên tắc sau:

3.2.1. Kích thước của các ký hiệu, chữ ghi chú được tính theo kích thước trên bản đồ in ở đúng tỷ lệ bản đồ. Đơn vị tính kích thước ký hiệu là milimet (mm). Đơn vị tính cỡ chữ ghi chú là point (pt).

3.2.2. Kích thước và lực nét các ký hiệu được ghi chú bên cạnh ký hiệu. Nếu nét vẽ không ghi chú lực nét thì lực nét quy ước là 0,1 mm. Ký hiệu nửa tỷ lệ chỉ ghi chú kích thước quy định cho phần không theo tỷ lệ, phần còn lại vẽ theo tỷ lệ bản đồ.

3.2.3. Những ký hiệu phân bố đều theo diện tích nếu không quy định kích thước thì vẽ tương tự như mẫu. Khi diện tích của vùng thể hiện nhỏ hơn 1 cm2 thì được phép giảm khoảng cách phân bố giữa các ký hiệu nhưng không quá 70% so với quy định trong mẫu ký hiệu, và phải đảm bảo phân biệt rõ ràng các ký hiệu thành phần cũng như không làm cho ký hiệu bị biến đổi gần giống với kiểu ký hiệu nào khác. Ranh giới khu vực sử dụng ký hiệu phân bố theo diện tích thể hiện bằng các ký hiệu ranh giới tương ứng theo đúng thực tế như: Tường vây, hàng rào, ranh giới thực vật và các đối tượng địa lý hình tuyến khác có liên quan.

3.2.4. Sử dụng ký hiệu số 150 ranh giới khu dân cư, vùng thực vật tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này để thể hiện ranh giới các khu vực khác không có các đối tượng địa lý hình tuyến là ranh giới phân cách giữa hai khu vực như ranh giới khu khai thác, khu đào đắp, khu vực đặc biệt trên biển, ranh giới bãi.

3.2.5. Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thiết kế trong hệ màu CMYK trong đó C(Cyan) là màu xanh lơ, M(Magenta) là màu hồng sẫm, Y(Yellow) là màu vàng, K(Key) là màu đen. Màu của các ký hiệu và thành phần màu được quy định chi tiết tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Phương thức đánh giá sự phù hợp

Sử dụng Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 thực hiện theo mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Quy định về công bố hợp quy

Sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 phải được công bố hợp quy theo quy định. Việc công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Kết quả đo, kiểm tra phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định hoặc công nhận theo quy định hiện hành.

3. Trách nhiệm công bố hợp quy

3.1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi thành lập bản đồ, có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

3.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày ngày 12 tháng 12 năm 2012.

4. Phương pháp thử

4.1. Sử dụng các phương pháp kiểm tra bằng mắt và sử dụng công cụ phần mềm chuyên ngành để kiểm tra các mảnh bản đồ địa hình quốc gia dạng số tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 đã biên tập, trình bày thể hiện dưới dạng đồ họa ở định dạng sản phẩm quy định.

4.2. Kiểm tra màu sắc, ký hiệu nội dung trình bày từng mảnh bản đồ địa hình quốc gia theo bộ mẫu ký hiệu quy định tại Phụ lục B và các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

4.3. Nếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tại Phần II không đáp ứng, kết luận không phù hợp với quy chuẩn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Bảng màu ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

 

Phụ lục B

(Quy định)

Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục C

(Quy định)

Bảng quy định chữ viết tắt danh từ chung trên bản đồ

Trường hợp độ dung nạp của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên đối tượng địa lý, hoặc nếu thể hiện đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản đồ thì sử dụng ghi chú thuyết minh hoặc ghi chú tắt danh từ chung. Các ghi chú thuyết minh thay cho kí hiệu tượng trưng, không ghi chú tên khi sử dụng ghi chú thuyết minh.

C.1. Chữ viết tắt danh từ chung các đối tượng tự nhiên

Danh từ chung

Chữ viết tắt

Sông

Sg.

Suối

S.

Kinh, Kênh

K.

Mương

Mg.

Huổi, Hoay

H.

Ngòi

Ng.

Rạch, Rào

R.

Khuổi

Kh.

Nậm, Nặm

Nm.

Lạch

L.

Luồng

Lg.

Cửa sông

C.

Biển

B.

Vịnh

V.

Vụng, vũng

Vg.

Đảo

Đ.

Hòn

H.

Quần đảo

QĐ.

Bán đảo

BĐ.

Mũi, Mũi đất

M.

Hang

Hg.

Động

Đg.

Núi

N.

Phu, Pu

P.

Khau

Kh.

Dãy núi

DN.

 

C.2. Chữ viết tắt danh từ chung các đối tượng kinh tế xã hội

Danh từ chung

Chữ viết tắt

Thành phố

TP.

Thị xã

TX.

Thị trấn

TT.

Phường

Phg.

Quận

Q.

Huyện

H.

Tổ dân phố

TDP.

Bản, buôn

B.

Thôn

Th.

Lũng, Làng

Lg.

Xóm

X.

Chòm

Ch.

Plei

Pl.

Trại

Tr.

Khu dân cư

KDC.

Nông trường

NT.

Lâm trường

LT.

Công viên

CV.

Vườn Quốc gia

VQG.

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBTTN.

Bệnh viện

BV.

Trạm y tế

TYT.

Nhà thờ

NThờ.

Bưu điện

BĐ.

Khu du lịch

KDL.

Khu di tích

KDT.

Khu công nghiệp

KCN.

Cụm công nghiệp

CCN.

Nhà máy

NM.

Xí nghiệp

XN.

Đại học

ĐH.

Cao đẳng

CĐ.

Trung học phổ thông

THPT.

Trung học cơ sở

THCS.

Tiểu học

TH.

Trung tâm giáo dục thường xuyên

TTGDTX.

Sân vận động

SVĐ.

Viện nghiên cứu

Viện NC.

Công ty

Cty.

Tổng công ty

TCty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Cty TNHH.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Cty TNHHMTV.

Đường

Đg.

 

 

Phụ lục D

(Quy định)

Mẫu khung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000

Phụ lục E

(Quy định)

Mẫu khung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi