Quy chuẩn QCVN 46:2022/BTNMT Quan trắc khí tượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 46:2022/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT Quan trắc khí tượng
Số hiệu:QCVN 46:2022/BTNMTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:27/10/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 46:2022/BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 46:2022/BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) QCVN 46_2022_BTNMT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QCVN 46:2022/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG

National technical regulation on meteorological observations

 

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 46:2022/BTNMT do Tổng cục Khí tượng Thủy văn biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số ……/2022/TT-BTNMT ngày ….. tháng ….. năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG

National technical regulation on meteorological observations

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định kỹ thuật quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao.

3. Quy định về phương tiện đo trong quan trắc

3.1. Phương tiện đo, thiết bị đo dùng trong quan trắc khí tượng bề mặt, khí tượng trên cao thuộc danh mục phải kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện đúng quy định của pháp luật về đo lường.

3.2. Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật đối với các phương tiện đo tối thiểu đạt mức quy định trong Quy chuẩn này.

3.3. Chấp nhận những chỉ tiêu thông số kỹ thuật quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các quy định trong Quy chuẩn này.

3.4. Phương tiện đo không thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn phải có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng Quy chuẩn này. Với tài liệu không ghi năm hoặc ghi năm được bổ sung, sửa đổi thì áp dụng phiên bản mới nhất.

Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động.

Thông tư số 40/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn, môi trường không khí và nước.

Thông tư số 43/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.

Thông tư số 48/2017/TT-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mã luật khí tượng trên cao và ra đa thời tiết, mã số QCVN 64:2017/BTNMT.

Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 6 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06:2020/BXD.

TCVN 7447-4-41:2010 (IEC 60364-4-41:2005) Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn, bảo vệ chống điện giật.

TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng.

TCVN 12635-1:2019 Phần 1 - Vị trí, công trình quan trắc đối với trạm khí tượng bề mặt.

TCVN 12636-1:2019 Phần 1 - Quan trắc khí tượng bề mặt.

TCVN 12636-6:2020 Phần 6 - Quan trắc thám không vô tuyến.

TCVN 12636-7:2020 Phần 7 - Quan trắc gió trên cao.

5. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ nêu trong TCVN 12636­1:2019, TCVN 12636-6:2020, TCVN 12636-7:2020, QCVN 64:2017/BTNMT, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

5.1. Trạm khí tượng trên cao (Upper-air station): là vị trí mà tại đó thực hiện quan trắc các yếu tố khí tượng trên cao.

5.2. Trạm đo gió trên cao (Upper-wind observation station): là vị trí mà tại đó các quan trắc hướng và tốc độ gió trong khí quyển được thực hiện bằng phương tiện quang học hoặc điện tử.

5.3 Quan trắc gió trên cao (Upper-wind observation): là quan trắc hướng và tốc độ gió trong khí quyển tại những độ cao xác định hoặc của một lần quan trắc thám không hoàn chỉnh.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Phần 1. ĐỐI VỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG BỀ MẶT

1. Quy định vị trí, công trình quan trắc đối với các yếu tố khí tượng bề mặt

1.1. Quy định về vị trí, công trình quan trắc thủ công

Thực hiện theo quy định tại Điều 4.1 trong TCVN 12635-1:2019.

1.2. Quy định về công trình quan trắc tự động

Thực hiện theo quy định tại Điều 4.2 trong TCVN 12635-1:2019.

2. Quy định thông số kỹ thuật của phương tiện đo trong quan trắc

2.1. Quy định thông số kỹ thuật của phương tiện đo thủ công

2.1.1. Phương tiện đo thủ công

Bảng 1: Bảng thông số kỹ thuật phương tiện đo thủ công

TT

Phương tiện đo

Đơn vị đo

Khoảng đo

Độ phân giải

Sai số

1

Nhiệt kế

Độ celsius (oC)

Từ - 25 oC đến + 50 oC

0,1 oC

± 0,3 oC

2

Nhiệt kế tối cao

Độ celsius (oC)

Từ - 10 oC đến + 70 oC

0,5 oC

± 0,5 oC

3

Nhiệt kế tối thấp

Độ celsius (oC)

Từ - 20 oC đến + 40 oC

0,5 oC

± 0,5 oC

4

Nhiệt ký

Độ celsius (oC)

Từ - 10 oC đến + 50 oC

1,0 oC

± 1,0 oC

5

Ẩm ký

Phần trăm (% RH)

Từ 0 % RH đến 100 % RH

Từ 2 % RH đến 5 % RH

2 % khi ẩm độ ≥ 98 % và 6 % khi ẩm độ < 98 %

6

Khí áp kế

Hectopascal (hPa)

Từ 810 hPa đến 1060 hPa

0,1 hPa

± 0,5 hPa

7

Khí áp ký

Hectopascal (hPa)

Từ 955 hPa đến 1050 hPa

1,0 hPa

± 1,0 hPa

8

Nhiệt kế thường đất

Độ celsius (oC)

Từ - 35 oC đến + 80 oC

0,5 oC

± 0,5 oC

9

Nhiệt kế tối cao đất

Độ celsius (oC)

Từ -15 oC đến + 80 oC

0,5 oC

± 0,5 oC

10

Nhiệt kế tối thấp đất

Độ celsius (oC)

Từ - 50 oC đến + 40 oC

0,5 oC

± 0,5 oC

11

Bốc hơi từ bề mặt ẩm

Milimet (mm)

Từ 0 mm đến 15 mm

0,1 mm

± 0,1 mm khi lượng bốc hơi ≤ 5 mm;

± 2 % khi lượng bốc hơi > 5 mm

12

Bốc hơi từ bề mặt nước

Milimet (mm)

Từ 15 mm đến 30 mm

0,1 mm

13

Lượng mưa

Milimet (mm)

Từ 0,1 mm đến 4 mm/phút

0,1 mm

± 0,4 mm khi

lượng mưa ≤ 10 mm;

± 4 % khi lượng mưa > 10 mm

14

Thời gian nắng

Giờ

Từ 5 giờ đến 19 giờ

0,1 giờ

± 0,1 giờ

15

Gió

Hướng gió: độ (o); hướng la bàn

Từ 0o đến 360o;

16 hướng la bàn

11,5o; 1 hướng la bàn

± 11,5o; 1 hướng la bàn

Tốc độ: mét/giây (m/s)

Từ 0 m/s đến 40 m/s

1 m/s

± 0,5 m/s khi tốc độ ≤ 5 m/s; 10% khi tốc độ > 5 m/s

Ghi chú: đối với các phương tiện đo tự ghi đường ghi trên giản đồ nhỏ hơn 0,5 mm.

2.1.2. Quy định đối với hiện tượng và yếu tố khác

2.1.2.1. Mây

Quan trắc lượng mây tổng quan, lượng mây dưới, lượng mây của từng loại mây, loại mây, độ cao chân mây (mây dưới), dạng mây, tính mây, dạng phụ.

2.1.2.2. Hiện tượng khí tượng

Quan trắc hiện tượng khí tượng bao gồm: xác định loại hiện tượng, thời gian bắt đầu và kết thúc, đặc điểm, tính chất, cường độ, hướng xuất hiện.

2.1.2.3. Xác định trạng thái mặt đất

Bảng 2. Xác định trạng thái mặt đất không có lớp tuyết hoặc lớp băng

Nội dung trạng thái

Mặt đất khô không nứt, không có bụi hoặc cát tơi với lượng đáng kể.

0E

Mặt đất ẩm.

1E

Mặt đất ướt (có vũng nước nhỏ hay lớn).

2E

Ngập nước.

3E

Mặt đất đông giá.

4E

Mặt đất có váng băng.

5E

Bụi hoặc cát tơi khô không phủ kín mặt đất.

6E

Lớp mỏng của bụi hoặc cát tơi, phủ kín mặt đất.

7E

Lớp dầy hay trung bình của bụi hay cát tơi, phủ kín mặt đất.

8E

Đất rất khô, có những khe nứt.

9E

Bảng 3. Xác định trạng thái mặt đất có lớp tuyết hoặc lớp băng

Nội dung trạng thái

Phần lớn mặt đất bụi băng phủ.

0E’

Tuyết đặc hay xốp có hay không có băng phủ chưa hết một nửa mặt đất.

1E’

Tuyết đặc hay xốp có hay không có băng phủ một nửa hay hơn, nhưng chưa kín hoàn toàn mặt đất.

2E’

Lớp đồng đều tuyết đặc hay xốp, phủ kín hoàn toàn mặt đất.

3E’

Lớp không đồng đều tuyết đặc hay xốp, phủ kín hoàn toàn mặt đất.

4E’

Bột tuyết khô phủ chưa hết một nửa mặt đất.

5E’

Bột tuyết khô phủ một nửa hay hơn nhưng chưa kín hoàn toàn mặt đất.

6E’

Lớp đồng đều bột tuyết khô, phủ kín hoàn toàn mặt đất.

7E’

Lớp không đồng đều bột tuyết khô, phủ kín hoàn toàn mặt đất.

8E’

Tuyết phủ kín hoàn toàn mặt đất, có đống tuyết cao.

9E’

2.1.2.4. Xác định cấp tầm nhìn ngang

Bảng 4. Cấp tầm nhìn ngang

Cấp tầm nhìn ngang

Khoảng cách cấp tầm nhìn ngang (m)

0

Từ 0 đến < 50

1

Từ 50 đến < 200

2

Từ 200 đến < 500

3

Từ 500 đến < 1000

4

Từ 1000 đến < 2000

5

Từ 2000 đến < 4000

6

Từ 4000 đến < 10000

7

Từ 10000 đến < 20000

8

Từ 20000 đến < 50000

9

Từ 50000 trở lên

Bảng 5. Bảng cấp gió Beaufort

Cấp gió

Mức độ

Tốc độ tương đương

Độ cao sóng trung bình

Tác động của gió

m/s

km/h

Mức độ nguy hại

0

Lặng gió

0 - 0,2

< 1

-

- Gió nhẹ.

- Không gây nguy hại.

1

Gió gần như lặng

0,3 - 1,5

1 - 5

0,1

2

Gió rất nhẹ

1,6 - 3,3

6 - 11

0,2

3

Gió khá nhẹ

3,4 - 5,4

12 - 19

0,6

4

Gió nhẹ

5,5 - 7,9

20 - 28

1,0

- Cây nhỏ cỏ lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

- Biển hơi động, thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

5

Gió vừa

8,0 - 10,7

29 - 38

2,0

6

Gió hơi mạnh

10,8 - 13,8

39- 49

3,0

- Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

7

Gió khá mạnh

13,9 - 17,1

50 - 61

4,0

8

Gió mạnh

17,2 - 20,7

62 - 74

5,5

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

9

Gió rất mạnh

20,8 - 24,4

75 - 88

7,0

10

Gió khá dữ dội

24,5 - 28,4

89 - 102

9,0

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu thuyền.

11

Gió dữ dội

28,5 - 32,6

103 - 117

11,5

12

Gió rất dữ dội

32,7 - 36,9

118 - 133

14,0

- Sức tàn phá cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

13

37,0 - 41,4

134 - 149

> 14,0

14

41,5 - 46,1

150 - 166

> 14,0

15

46,2 - 50,9

167 - 183

> 14,0

16

51,0 - 56,0

184 - 201

> 14,0

17

56,1 - 61,2

202 - 220

> 14,0

2.1.2.1. Xác định hướng gió

Bảng 6. Bảng xác định hướng gió

Tên

Ký hiệu

Từ đến

Mã số

Độ (o)

Lặng

 

 

00

Bắc đông bắc

NNE

12 - 33

02

Đông bắc

NE

34 - 56

05

Đông đông bắc

ENE

57 - 78

07

Đông

E

79 - 101

09

Đông đông nam

ESE

102 - 123

11

Đông nam

SE

124 - 146

14

Nam đông nam

SSE

147 - 168

16

Nam

S

169 - 191

18

Nam tây nam

SSW

192 - 213

20

Tây nam

SW

214 - 236

23

Tây tây nam

WSW

237 - 258

25

Tây

W

259 - 281

27

Tây tây bắc

WNW

282 - 303

29

Tây bắc

NW

304 - 326

32

Bắc tây bắc

NNW

327 - 348

34

Bắc

N

349 - 11

36

Đổi hướng

 

 

99

2.2. Quy định thông số kỹ thuật của thiết bị đo tự động

Bảng 7. Thông số kỹ thuật các thiết bị đo tự động

TT

Thiết bị đo

Đơn vị đo

Khoảng đo

Độ phân giải

Sai số

1

Áp suất

Hectopascal (hPa)

Từ 810 hPa đến 1060 hPa

0,1 hPa

± 0,5 hPa

2

Lượng bốc hơi

Milimet (mm)

Từ 0 mm đến 15 mm

0,1 mm

± 0,1 mm khi lượng bốc hơi ≤ 5 mm;

± 2% khi lượng bốc hơi > 5 mm

3

Nhiệt độ không khí

Độ celsius (oC)

Từ - 10 oC đến + 50 oC

0,1 oC

± 0,3 oC

4

Độ ẩm không khí

Phần trăm (% RH)

Từ 0 % RH đến 100 % RH

1 % RH

± 6 % RH

5

Nhiệt độ sđất

Độ celsius (oC)

Từ - 10 oC đến + 80 oC

0,5 oC

± 0,5 oC

6

Mưa

Milimet (mm)

Từ 0 mm/phút đến 4 mm/phút

0,2 mm

± 0,4 mm khi lượng mưa ≤ 10 mm;

± 4 % khi lượng mưa > 10 mm

7

Thời gian nắng

Phút

Từ 0 giờ đến 24 giờ

1 phút

± 6 phút

8

Tầm nhìn ngang

Mét (m)

Từ 10 m đến 50.000 m;

1 m

± 50 m khi tầm nhìn ≤ 600 m;

± 10 % khi tầm nhìn > 600 m và ≤ 1500 m;

± 20 % khi tầm nhìn>1500 m

9

Gió

Tốc độ mét/giây (m/s)

+ Từ 0 m/s đến 40 m/s áp dụng cho vùng núi và trung du;

+ Từ 0m/s đến 60 m/s áp dụng cho vùng đồng bằng và ven biển;

+ Từ 0 m/s đến 80 m/s áp dụng cho vùng bờ biển và hải đảo.

0,5 m/s

± 0,5 m/s với tốc độ ≤ 5 m/s

± 10 % với tốc độ > 5 m/s

 

 

Hướng độ (o)

Từ 0o đến 360o

1o

± 5o

3. Quy định về kỳ quan trắc, trình tự quan trắc

3.1. Kỳ quan trắc

3.1.1. Trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

Đối với trạm thực hiện quan trắc lần/ngày, tiến hành quan trắc vào các giờ: giờ, giờ, 13 giờ, 19 giờ (giờ Việt Nam).

Đối với trạm thực hiện quan trắc lần/ngày, tiến hành quan trắc vào các giờ: giờ, giờ, giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ, 19 giờ, 22 giờ (giờ Việt Nam).

Trường hợp có thời tiết nguy hiểm trạm thực hiện quan trắc 30 phút/lần hoặc giờ/lần theo yêu cầu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

3.1.2. Trạm chuyên dùng, công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Trạm chuyên dùng thực hiện theo điểm 3 Điều 10 chương II Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015.

 Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo tiểu mục 1, mục 2, Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.

3.1.3. Trạm quan trắc tự động

Đo liên tục và truyền số liệu 10 phút/lần (tại các phút tròn chục trong phút thứ: 00, 10, 20, 30, 40, 50).

3.2. Trình tự quan trắc

3.2.1. Trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

- Theo dõi tình hình thời tiết liên tục 24/24 giờ;

Trước giờ tròn 60 phút đến 15 phút:

Làm công tác chuẩn bị (kiểm tra về tình trạng công trình, các phương tiện, thiết bị đo, nguồn điện, các trang thiết bị phụ trợ, sổ ghi, giản đồ, nhận định một số yếu tố như trạng thái mặt đất, tầm nhìn ngang, hiện tượng khí tượng, mây, gió ...);

+ Quan trắc bốc hơi từ bề mặt nước (nếu có).

Trước giờ tròn 15 phút đến 11 phút: quan trắc nhiệt độ các lớp đất sâu, tuyết (nếu có);

Trước giờ tròn 10 phút đến giờ tròn:

+ Quan trắc trạng thái mặt đất, nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ các lớp đất sâu;

+ Quan trắc mây;

+ Quan trắc nhiệt kế (khô, ướt, tối cao, tối thấp), bốc hơi (từ bề mặt ẩm);

+ Quan trắc nhiệt ký, ẩm ký: đánh mốc giờ, đọc giá trị;

+ Đổi thùng đo mưa (đánh mốc vũ lượng ký nếu có tại vườn quan trắc);

+ Quan trắc tầm nhìn ngang, hiện tượng thời tiết;

+ Quan trắc gió.

Đúng giờ tròn: quan trắc áp suất không khí; đánh mốc áp ký;

Sau giờ tròn đến 5 phút: xác định đặc điểm, giá trị của biến thiên khí áp trên giản đồ (nếu có); đánh mốc vũ ký; đo lượng mưa từ thùng vũ kế (nếu có); tính toán số liệu, thảo mã điện và truyền phát số liệu;

Không quá 20 phút sau kỳ quan trắc 7 giờ: thay giản đồ các phương tiện đo tự ghi gồm nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển, lượng mưa;

Sau đánh mốc 8 giờ kiểm tra số liệu quan trắc, quy toán các loại giản đồ, nhập số liệu vào phần mềm;

Trạm thực hiện quan trắc yếu tố bốc hơi, trạng thái mặt đất 2 lần/ngày tại 7 giờ, 19 giờ; nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ các lớp đất sâu quan trắc 4 lần/ngày tại 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ.

3.2.2. Trạm chuyên dùng, công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Đối với trạm chuyên dùng thực hiện theo điểm c khoản 2 Điều 13 chương II Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo khoản 1 Điều 4 mục 1 chương II Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.

3.2.3. Trạm đo tự động

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục K

4. Các quy định về quan trắc thủ công

4.1. Quan trắc áp suất khí quyển

4.1.1. Đối với phương tiện đo khí áp kế

Đọc nhiệt kế phụ thuộc;

Đọc giá trị khí áp của phương tiện đo;

Hiệu chính khí áp mực trạm;

Hiệu chính khí áp mực biển:

Trạm có phương tiện đo khí áp có độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 20 m so với mực nước biển, số hiệu chính về mặt biển sau khi tính là hằng số;

Trạm có phương tiện đo khí áp có độ cao lớn hơn 20 m so với mực nước biển, dùng nhiệt độ không khí quy về độ chẵn và khí áp mực trạm quy tròn về đơn vị 5 hPa, để tra bảng hiệu chính khí áp về mực biển. Lấy khí áp mực trạm cộng đại số với số hiệu chính khí áp về mực biển, được khí áp mực biển;

+ Trạm có phương tiện đo khí áp có độ cao từ 800 m đến 2300 m so với mực nước biển, không tính khí áp mực biển, mà tính độ cao quy về mặt đẳng áp 850 hPa, theo mét địa thế vị.

Tính biến thiên khí áp:

+ Biến thiên khí áp 3 giờ;

+ Biến thiên khí áp 24 giờ;

+ Xác định khuynh hướng khí áp trên phương tiện đo khí áp ký.

4.1.2. Đối với phương tiện đo khí áp kế hiện số

Đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình;

Tính biến thiên khí áp:

+ Biến thiên khí áp 3 giờ;

+ Biến thiên khí áp 24 giờ.

4.1.3. Đối với phương tiện đo khí áp tự ghi (áp ký)

Đọc trị số khí áp trên giản đồ;

Đánh mốc giản đồ: tiến hành đánh mốc giản đồ vào các kỳ quan trắc 8 giờ, 13 giờ, 19 giờ, 1 giờ, 7 giờ;

Quy toán giản đồ:

+ Hiệu chính từng giờ trên giản đồ;

+ Đọc giá trị tại các giờ tròn, làm hiệu chính giá trị;

Xác định giá trị cao nhất, thấp nhất, giờ xuất hiện cực trị trong ngày trên giản đồ sau khi tiến hành hiệu chính.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục A)

4.2. Quan trắc gió bề mặt

Quan trắc các giá trị của hướng và tốc độ gió trung bình trong 2 phút. Trường hợp quan trắc bằng cấp gió Beaufort, thực hiện quan trắc trong 10 phút.

4.2.1. Quan trắc gió bề mặt bằng phương tiện đo gió tự báo, hiện số

Quan trắc tại bộ hiển thị các giá trị của hướng, tốc độ và đặc điểm gió.

4.2.2. Quan trắc gió bề mặt bằng phương tiện đo gió tự ghi

Quan trắc trên giản đồ các giá trị trung bình của hướng và tốc độ gió trong 10 phút;

Quy toán giản đồ:

+ Làm hiệu chính từng giờ;

+ Đọc giá trị tốc độ và hướng gió trung bình 10 phút;

+ Xác định hướng gió và tốc độ gió trung bình mạnh nhất trong ngày, thời gian xuất hiện;

+ Xác định hướng gió, tốc độ gió giật mạnh nhất trong ngày và thời gian xuất hiện.

4.2.3. Quan trắc gió bề mặt bằng cấp gió Beaufort

Quan trắc ước lượng trên các vật đối chứng (vật được lựa chọn để tiến hành quan trắc);

Xác định hướng gió theo dải phong tiêu;

- Xác định tốc độ gió theo bảng cấp gió Beaufort (Bảng 5. Bảng cấp gió Beaufort).

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục B)

4.3. Quan trắc bốc hơi

4.3.1. Quan trắc bốc hơi từ bề mặt ẩm

Quan trắc giá trị bề mặt ngang mặt lõm của mực nước trên phương tiện đo bốc hơi;

Tính lượng bốc hơi (đối với lượng bốc hơi từ mặt ẩm lượng bốc hơi là hiệu số giữa số đọc kỳ quan trắc).

4.3.2. Quan trắc bốc hơi từ mặt nước

Quan trắc lượng nước hao hụt trong thùng quan trắc bốc hơi, tính bằng hiệu số mức nước kỳ quan trắc trước trừ mực nước tại kỳ quan trắc sau;

Đọc nhiệt độ mặt nước bao gồm: nhiệt độ tức thời, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp trong 12 giờ qua;

- Quan trắc gió bằng máy đo gió cầm tay ở độ cao 2 m, tổng tốc độ gió 12 giờ qua;

Đo lượng mưa (nếu có).

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục C)

4.4. Quan trắc nhiệt độ và độ ẩm không khí

Quan trắc nhiệt độ, độ ẩm không khí bao gồm xác định giá trị nhiệt độ, độ ẩm tại thời kỳ quan trắc; các giá trị cực trị giữa hai kỳ quan trắc, xác định các cực trị trong ngày.

4.4.1. Quan trắc nhiệt độ, độ ẩm không khí bằng phương tiện đo nhiệt kế:

Quan trắc nhiệt độ không khí khô, ướt (qua bảng tra độ ẩm);

Quan trắc nhiệt độ không khí tối thấp;

Quan trắc nhiệt độ không khí tối cao;

Hàng ngày chọn các cực trị tối cao, tối thấp.

4.4.2. Quan trắc bằng phương tiện đo tự ghi

Đọc các giá trị nhiệt độ và độ ẩm trên giản đồ của phương tiện đo tự ghi;

Quy toán giản đồ:

+ Hiệu chính từng giờ trên giản đồ;

+ Đọc giá trị tại các giờ tròn, làm hiệu chính giá trị nhiệt độ, độ ẩm;

+ Xác định giá trị cao nhất, thấp nhất, giờ xuất hiện của nhiệt độ và độ ẩm trong ngày trên giản đồ sau khi tiến hành hiệu chính.

Đối với ẩm ký giá trị độ ẩm là giá trị sau khi tiến hành hiệu chỉnh qua bảng hiệu chỉnh ẩm ký.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục D)

4.5. Quan trắc nhiệt độ bề mặt đất, các lớp đất và trạng thái mặt đất

4.5.1. Quan trắc nhiệt độ bề mặt đất

Đọc giá trị nhiệt độ bề mặt đất tại nhiệt kế thường;

Đọc giá trị nhiệt kế tối thấp;

Đọc giá trị nhiệt kế tối cao.

4.5.2. Quan trắc nhiệt độ các lớp đất sâu

Đọc giá trị trên thang độ của phương tiện đo lần lượt 5 cm, 10 cm, 15 cm, 20 cm;

Đối với phương tiện đo nhiệt độ đất sâu hiện số: bật công tắc phương tiện đo đọc các giá trị hiển thị lần lượt 5 cm, 10 cm, 15 cm, 20 cm.

4.5.3. Quan trắc trạng thái mặt đất

Quan trắc trạng thái mặt đất được tiến hành thủ công bằng mắt tại vườn khí tượng và vùng lân cận ở khu đất trần, kết hợp với khu có cỏ. Trường hợp quan trắc được nhiều mã số chọn mã số lớn nhất.

Trạng thái mặt đất được đánh giá bằng mã số (bảng 2 và bảng 3). Trong bảng 4 để chỉ định các mã 0, 1, 2, 4 tập trung chú ý tại vùng đất không có cỏ. Với các mã khác được nhìn nhận kết hợp cả khu không có cỏ, khu có cỏ trong vườn và vùng lân cận. Để chỉ định các mã trong bảng 5, cần theo dõi và quan sát trên cả khu vực trạm, đặc biệt trên vùng đất quang đãng tiêu biểu.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục E)

4.6. Quan trắc lượng mưa

4.6.1. Quan trắc bằng vũ kế

Tại các giờ quan trắc theo qui định, mang thùng ra thay cho thùng đang dùng và đưa vào phòng làm việc để đo. Trường hợp mưa to đo ngay sau khi mưa hoặc trong khi mưa. Những ngày trời nắng để tránh sự bốc hơi đo ngay sau khi dừng mưa.

4.6.2. Quan trắc bằng phương tiện đo tự ghi, hiện số

Đối với phương tiện đo hiện số đọc giá trị lượng mưa trên bộ hiển thị (giá trị lượng mưa giữa hai kỳ quan trắc) hoặc hiệu lượng mưa giữa hai kỳ quan trắc đối với bộ hiện thị lượng mưa tích lũy;

Đối với phương tiện đo tự ghi đọc giá trị lượng mưa trên giản đồ;

Quy toán giản đồ mưa:

+ Hiệu chính giờ trên giản đồ;

+ Tính hiệu chính cho từng mm hoặc đường tháo nước trên giản đồ;

+ Giá trị lượng mưa từng giờ (tử số là lượng mưa trong giờ, mẫu số là thời gian có mưa trong giờ), chọn các giá trị cực trị trong ngày (lượng mưa lớn nhất trong 60 phút, đợt mưa liên tục lớn nhất) sau khi đã tiến hành hiệu chính.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục F)

4.7. Quan trắc thời gian nắng

4.7.1. Quan trắc thời gian nắng bằng phương tiện đo tự ghi

Thời gian nắng là vết cháy trên giản đồ được tính đến 0,1 giờ khi đường ghi bắt đầu từ lúc cường độ trực xạ của bức xạ mặt trời đạt tới giá trị ≥ 0,1 KW/m2 (lớn hơn hoặc bằng 0,2 calo/cmphút);

Quy toán giản đồ nắng:

+ Hiệu chính giờ;

+ Tính thời gian nắng trong từng khoảng giờ.

4.7.2. Quan trắc thời gian nắng bằng phương tiện đo tự động: đọc các giá trị hiển thị thời gian nắng từng giờ trên bộ hiển thị.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục G)

4.8. Quan trắc tầm nhìn ngang

4.8.1. Quan trắc thủ công

Xác định tầm nhìn ngang bằng mắt dựa trên các tiêu điểm và cấp tầm nhìn ngang đã được xác định từ trước.

4.8.2. Quan trắc bằng thiết bị đo tự động dựa trên độ trong suốt của khí quyển.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục H)

4.9. Quan trắc mây

Tiến hành tại một vị trí cố định, nơi quang đảm bảo để quan sát thấy cả bầu trời;

Xác định loại mây, lượng mây, kết hợp với tình hình diễn biến của mây trong khoảng thời gian từ quan trắc trước đến kỳ quan trắc hiện tại:

+ Lượng mây tổng quan;

+ Lượng mây dưới;

+ Loại, dạng, tính mây, dạng phụ, mây phụ, lượng và độ cao chân mây của từng loại mây dưới.

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục I)

4.10. Quan trắc hiện tượng khí tượng

Thực hiện quan trắc liên tục 24/24 giờ.

Nội dung quan trắc:

Loại hiện tượng khí tượng;

Thời gian bắt đầu và kết thúc;

Đặc điểm và cường độ của hiện tượng;

Hướng xuất hiện của hiện tượng;

Kích thước (đối với một số hiện tượng).

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục J)

5. Các quy định về quan trắc tự động

(Phương pháp quan trắc chi tiết tại Phụ lục K)

6. Chấp nhận các phương pháp quan trắc khác

Chấp nhận các phương pháp xác định theo những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các quy định trong Quy chuẩn này.

7. Quy định cách ghi và kiểm tra số liệu quan trắc

7.1. Trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

Kết quả quan trắc khí tượng bề mặt được ghi vào sổ quan trắc bằng bút chì đen hoặc sổ quan trắc điện tử và nhập số liệu vào phần mềm do đơn vị sử dụng quy định sau khi đã được tính toán, kiểm tra;

Phải hiệu chính sai số máy trên các phương tiện đo trước khi tính toán, kiểm tra, chọn các giá trị đặc trưng;

Sau thời điểm quan trắc 8 giờ hàng ngày, phải quy toán giản đồ các phương tiện đo tự ghi, kiểm tra và nhập số liệu vào phần mềm do đơn vị sử dụng quy định.

7.2. Trạm chuyên dùng, công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Theo yêu cầu của đơn vị quản lý.

7.3. Trạm đo tự động

Đo liên tục 24/24. File số liệu được thiết lập theo định dạng quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không khí và nước.

8. Quy định về phát báo và lưu trữ kết quả quan trắc

8.1. Số liệu thủ công

8.1.1. Số liệu trước khi phát báo và lưu trữ phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.

8.1.2. Số liệu được mã hóa đúng quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Thực hiện theo quy định tại Điều 2.1.1, QCVN 16:2008/BTNMT.

8.1.3. Mã điện được phát báo về các địa chỉ đã quy định, đảm bảo đúng thời gian.

8.2. Số liệu tự động

8.2.1. Số liệu được truyền phát tự động 10 phút/lần.

8.2.2. Số liệu file phải được kiểm tra thẩm định trước khi đưa vào lưu trữ.

8.3. Số liệu trạm thủ công và tự động được truyền liên tục, được đánh giá, thẩm định trước khi lưu trữ.

8.4. Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản số liệu gốc.

8.5. Số liệu định dạng do đơn vị sử dụng quy định theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc,điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không khí và nước.

8.6. Sản phẩm quan trắc được, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu theo quy định.

9. Quy định sản phẩm giao nộp

9.1. Đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

9.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động trạm (mẫu chi tiết tại Phụ lục L)

Báo cáo tháng: gửi 01 lần/tháng vào ngày 03 tháng sau (mục báo cáo tháng A.1);

Báo cáo quý: gửi lần/tháng vào ngày 03 tháng sau (mục báo cáo Quý A.2).

9.1.2. Tài liệu giấy: gửi 01 lần/tháng vào ngày 03 tháng sau. File tài liệu số được gửi sau quan trắc giờ ngày 01 tháng sau.

9.1.3. Trạm quan trắc thủ công: sổ quan trắc, giản đồ tự ghi, file số liệu, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo về các hiện tượng thời tiết đặc biệt (nếu có), tài liệu giao nộp phải có địa chỉ, được ký tên, đóng dấu của Trạm.

9.2. Đối với trạm chuyên dùng, công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Đối với trạm chuyên dùng thực hiện theo Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;

Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo khoản 3 Điều 13 chương II Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015.

9.3. Đối với trạm tự động

Số liệu được truyền phát tự động và thực hiện báo cáo theo quy định tại Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động.

Phần 2. ĐỐI VỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG TRÊN CAO

1. Quy định về an toàn lao động

Áp dụng các nội dung về an toàn lao động tại mục 1.5.3, 3.1.8 của QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngoài ra, áp dụng các quy định sau:

1.1. An toàn lao động đối với các loại phương tiện khí tượng

1.1.1. Các phương tiện, thiết bị đặt trên các nhà cao tầng, trên núi phải có hệ thống chống sét. Cách bố trí hệ thống chống sét theo mục 5 (Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài) và mục 6 (Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong) của TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng.

1.1.2. Các phương tiện, thiết bị đang nối điện phải được nối dây tiếp đất và thực hiện việc bảo vệ chống điện giật, áp dụng phù hợp tuỳ theo các mục 411 đến 414 của TCVN 7447-4-41:2010 (IEC 60364-4-41:2005) Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn, bảo vệ chống điện giật.

1.2. An toàn lao động đối với thiết bị điều chế khí hydro

1.2.1. Nhà điều chế khí hydro phải xây dựng xa khu dân cư, xa đất canh tác, xa nguồn lửa và nguồn dẫn lửa, xa nguồn nước sinh hoạt, xa lò nung, xa công xưởng, nơi ít người qua lại và xây dựng quy cách nhà điều chế khí hydro kiên cố.

1.2.2. Các dây dẫn điện, công tắc điện, nguồn chiếu sáng đều phải bố trí bên ngoài nhà điều chế khí hydro hoặc phải trong phòng riêng biệt ngăn cách với nhà điều chế khí hydro và nơi chứa khí hydro.

1.2.3. Tuyệt đối cấm đưa các nguồn gây lửa vào nhà điều chế khí hydro và nơi chứa khí hydro (như hút thuốc, sử dụng điện thoại di động, đi giày đinh, soi đèn dầu, làm va chạm các đồ bằng kim loại, mặc các đồ dễ gây dòng tĩnh điện và các nguồn dễ gây phát lửa khác).

1.2.4. Khi làm việc tại nhà điều chế khí hydro phải mở hết các cửa sổ và cửa ra vào. Phải mang đầy đủ trang phục, bảo hộ lao động.

1.2.5. Phải có biển “CẤM LỬA” ở khu vực xung quanh cách nhà điều chế khí hydro không dưới 10 m, nhà điều chế hydro đều phải được bố trí 02 loại bình chữa cháy (bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bột), số lượng tối thiểu 3 bình mỗi loại.

2. Quy định về phương tiện đo, thiết bị, vật tư dùng trong quan trắc

2.1. Quy định chung

2.1.1. Các phương tiện đo, thiết bị dùng trong quan trắc khí tượng trên cao phải được chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ các phương tiện đo, thiết bị và bảo quản vật tư theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

2.1.2. Các phương tiện đo nếu phát tín hiệu vô tuyến tại dải tần phải đăng ký thì phải được cấp phép của Cục Tần số vô tuyến điện. Đối với hệ thống thám không vô tuyến dải tần hoạt động đăng ký từ 400 MHz đến 406 MHz.

2.1.3. Thiết bị điều chế khí hydro

2.1.3.1. Thiết bị điều chế khí hydro phải được kiểm định chất lượng định kỳ và an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định.

2.1.3.2. Thiết bị điều chế khí hydro yêu cầu phải có chế độ tự ngắt khi bình chứa khí đầy.

2.1.3.3. Đối với quan trắc thám không vô tuyến, thiết bị điều chế khí hydro phải có công suất sinh khí tối thiểu 0,3 m3/h, thể tích bình chứa khí tối thiểu 6 m3, độ sạch khí > 98 %.

2.1.3.4. Đối với quan trắc gió trên cao, thiết bị điều chế khí hydro phải có công suất sinh khí tối thiểu 0,065 m3/h, thể tích bình chứa khí tối thiểu 2 m3, độ sạch khí > 98 %.

2.1.3.5. Khí dùng cho quan trắc khí tượng trên cao nếu được đóng bình sẵn phải có đủ chứng từ kiểm định chất lượng bình chứa.

2.1.4. Nước cất: sử dụng nước cất công nghiệp.

2.1.5. Xút (KOH hoặc NaOH): sử dụng loại xút khô tinh khiết chất lượng đạt 98%.

2.2. Quan trắc thám không vô tuyến

2.2.1. Thiết bị mặt đất

Thiết bị mặt đất của trạm khí tượng trên cao phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), cơ bản gồm có các thiết bị sau:

2.2.1.1. Bộ ăng ten và máy thu sóng vô tuyến có chức năng thu, xử lý tín hiệu từ máy thám không và hệ thống định vị toàn cầu GPS sau đó chuyển đổi sang đơn vị khí tượng;

2.2.1.2. Bộ xử lý tín hiệu chuyển đổi và hiển thị các phép đo khí tượng để sử dụng theo yêu cầu;

2.2.2 Máy thám không

2.2.2.1. Máy thám không phải có đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật, nguồn gốc, thời gian sản xuất và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do WMO quy định.

2.2.2.2. Máy thám không trước khi thả phải được hiệu chuẩn, phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.2.2.3. Máy thám không không gây độc hại cho sức khỏe người sử dụng và môi trường, không có các chức năng khác ngoài chức năng đo đạc các yếu tố khí tượng.

2.2.2.4. Máy thám không phải có dải tần số hoạt động nằm trong dải tần được quy định bởi Hiệp hội Viễn thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union).

2.2.2.5. Máy thám không khi thả phải được dán nhãn của cơ quan, đơn vị quản lý hoạt động quan trắc.

2.2.2.6. Pin của máy thám không phải có đủ công suất để cung cấp dòng điện cần thiết trong tối thiểu 1 giờ (hoặc để máy thám không đạt được độ cao tối thiểu 200 hPa với tốc độ lên thẳng từ 5 m/s đến 8 m/s).

2.2.2.7. Sai số của máy thám không tối thiểu phải đảm bảo các quy định sau:

Sai số của bộ cảm biến áp: ± 1 hPa;

 Sai số của bộ cảm biến nhiệt độ: thời gian cảm ứng nhanh hơn 1 giây, sai số tối đa dưới 1 oC;

Sai số của bộ cảm biến độ ẩm tối đa 10 % trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn - 20 oC.

2.2.2.8. Chiều dài dây tời

Áp dụng mục 7.4 quy định về dây tời, TCVN 12636-6:2020, ngoài ra đối với quan trắc so sánh, chiều dài dây tời tối thiểu 30 m.

2.2.3. Bóng thám không

Áp dụng mục 7.3 TCVN 12636-6:2020. Đối với quan trắc thám không vô tuyến, bóng sử dụng phải có trọng lượng tối thiểu 600 g, tối đa 800 g, đạt được độ cao 30.000 m và phải mang được tải trọng từ 200 g đến 2.500 g với tốc độ lên thẳng từ 5 m/s đến 8 m/s.

2.2.4. Tần số vô tuyến điện dùng cho trạm khí tượng trên cao

Máy thám không chỉ được phép hoạt động ở tần số đã đăng ký.

2.2.5. Sai số của phép đo áp dụng theo mục 6 của TCVN 12636-6:2020.

2.3. Quan trắc gió trên cao

2.3.1. Máy kinh vĩ quang học

Nhiệt độ cho phép sử dụng từ -10 oC đến +50 oC;

Quan trắc được đến hết tầng đối lưu (khoảng 16.000 m);

Độ phóng đại của hệ thống kính dùng quan trắc tối thiểu: 20x;

Góc quang trường của hệ thống kính dùng quan trắc tối thiểu: 2o;

Độ phóng đại của hệ thống kính tìm bóng tối thiểu: 4x;

Góc quang trường của hệ thống kính tìm bóng tối thiểu: 11o;

Độ phóng đại của hệ thống đọc số tối thiểu: 12x;

Trị số ghi độ nguyên của thang độ: 1o;

Trị số ghi phần lẻ của thang độ: 0,1o;

Độ chính xác của số đọc: < 0,01o;

Sai số của thiết bị cho phép đối với góc cao và góc hướng là: ≤ ± 0,2o.

2.3.2. Bóng pilot

Áp dụng mục 8.3 TCVN 12636-7:2020;

Riêng đối với quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến bóng sử dụng phải có trọng lượng tối thiểu 100 g, tối đa 600 g, đạt được độ cao 12.000 m, và phải mang được tải trọng từ 100 g đến 200 g với tốc độ tốc độ lên thẳng từ 5 m/s đến 8 m/s.

2.3.3. Sai số của phép đo thực hiện theo mục 7.2 của TCVN 12636­7:2020.

2.4. Quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến

Áp dụng các khoản 2.2.1; 2.2.2 và 2.3.2 Quy chuẩn này.

3. Quy định về yếu tố đo, đơn vị đo, phạm vi đo, độ chính xác của phép đo

3.1. Áp dụng khoản 6.2.1.1; 6.2.2.1; điểm a khoản 6.2.3.1 và khoản 6.2.4.1 TCVN 12636-6:2020 đối với quan trắc thám không vô tuyến.

3.2. Áp dụng khoản 7.2.1.1 TCVN 12636-7:2020 đối với quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học và khoản 7.2.2.1 TCVN 12636-7:2020 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 7: Quan trắc gió trên cao.

4. Quy định về chế độ và thời gian quan trắc

4.1. Đối với các trạm khí tượng trên cao thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

4.1.1. Chế độ quan trắc

Áp dụng mục 5.1 TCVN 12636-6:2020 đối với quan trắc thám không vô tuyến.

Áp dụng mục 6.1 TCVN 12636-7:2020 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 7: Quan trắc gió trên cao.

4.1.2. Thời gian quan trắc

4.1.2.1. Thời gian quan trắc khí tượng trên cao được quy định cụ thể như sau:

Đối với quan trắc thám không vô tuyến: thời gian quan trắc được tính từ thời điểm trước 60 phút so với giờ tròn đến khi kết thúc công việc truyền và phát báo kết quả quan trắc, trong đó khoảnh khắc thả máy thám không cho phép thực hiện từ trước giờ tròn 14 phút đến giờ tròn, trường hợp đặc biệt thì cho phép thả máy trước giờ tròn không quá 29 phút và sau giờ tròn không quá 60 phút;

Đối với quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến: thời gian quan trắc được tính từ thời điểm trước 60 phút so với giờ tròn đến khi kết thúc công việc truyền và phát báo kết quả quan trắc, trong đó khoảnh khắc thả máy thám không cho phép thực hiện từ trước giờ tròn 05 phút đến giờ tròn, trường hợp đặc biệt cho phép bắt đầu thả máy trước giờ tròn không quá 20 phút và sau giờ tròn không quá 30 phút;

Đối với quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học (pilot): thời gian quan trắc được tính từ thời điểm trước 30 phút so với giờ tròn đến khi kết thúc công việc truyền và phát báo kết quả quan trắc, trong đó khoảnh khắc thả bóng cho phép từ trước giờ tròn 30 phút đến giờ tròn, trường hợp đặc biệt có thể lùi giờ thả đến sau giờ tròn 180 phút.

4.1.2.2. Kỳ quan trắc được quy định vào các thời điểm 07:00, 13:00, 19:00 và 01:00 giờ (giờ Việt Nam). Số kỳ quan trắc được quy định cụ thể đối với từng trạm khí tượng trên cao, kỳ quan trắc tăng cường thực hiện theo yêu cầu.

4.2. Đối với các trạm không thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

Kỳ quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc theo nhu cầu của người sử dụng.

5. Quy định về quy trình quan trắc

5.1. Quan trắc thám không vô tuyến

Quy trình quan trắc thám không vô tuyến được thể hiện trên sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. Sơ đồ biểu diễn quy trình quan trắc thám không vô tuyến

5.1.1. Chuẩn bị bóng thám không

5.1.1.1. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, phải tính toán sức nâng để bơm bóng đạt tốc độ thăng từ 5 đến 8 m/s; liên tục kiểm tra bóng trong quá trình bơm và trước khi thả.

5.1.1.2. Thời gian từ khi bơm khí hydro vào bóng thám không đến khi đạt tới sức nâng cần thiết từ 20 phút đến 30 phút. Bóng bơm xong, trong vòng 20 phút phải thả. Nếu vượt quá thời gian 20 phút thì trước khi thả phải kiểm tra lại tình hình thời tiết, tình trạng của bóng và sức nâng đã bơm. Bổ sung thêm khí (nếu cần).

5.1.1.3. Quy trình bơm bóng thám không thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục M.

5.1.2. Hiệu chuẩn máy thám không

5.1.2.1. Máy thám không phải được hiệu chuẩn trước khi thả, nếu máy không đủ tiêu chuẩn thì loại bỏ.

5.1.2.2. Số liệu quan trắc bằng các bộ cảm ứng của máy thám không phải được kiểm tra so sánh với số liệu được quan trắc bằng thiết bị mặt đất đặt tại vườn quan trắc trước khi thả.

5.1.3. Thả máy và quan trắc các yếu tố khí tượng khoảnh khắc thả

5.1.3.1. Lựa chọn địa điểm trong vườn thả máy để phù hợp với hướng gió mặt đất, thả máy đúng giờ quy định, đúng thao tác.

5.1.3.2. Quan trắc các yếu tố khí tượng khoảnh khắc thả được áp dụng phụ lục A, B, D, I, J Thông tư này.

5.1.4. Nhập số liệu khoảnh khắc thả, kiểm tra và theo dõi ca quan trắc

5.1.4.1. Số liệu khoảnh khắc thả phải được kiểm tra lại và so sánh với các số liệu được quan trắc bằng thiết bị tham chiếu trước khi nhập vào phần mềm quan trắc.

5.1.4.2. Trong suốt quá trình quan trắc, quan trắc viên phải liên tục theo dõi hệ thống quan trắc và các số liệu hiển thị trên phần mềm để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố ảnh hưởng đến ca quan trắc.

5.1.5. Kết thúc quan trắc

Việc kết thúc quan trắc xảy ra tự động hoặc thủ công; ca quan trắc được coi là đạt kết quả khi độ cao quan trắc tối thiểu phải đạt 200 hPa, nếu không đạt độ cao này việc có tiếp tục quan trắc hay không do cấp có thẩm quyền quyết định.

5.2. Quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học

5.2.1. Trước giờ thả bóng 30 phút: đặt máy kinh vĩ, chuẩn bị đồng hồ báo phút, sổ sách và bút chì để ghi số liệu.

5.2.2. Trước giờ thả 15 phút đến 10 phút: quan trắc các yếu tố khí tượng mặt đất (áp suất khí quyển, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, mây, hiện tượng khí tượng) áp dụng các phụ lục A, B, D, I, J Thông tư này; cân bóng chính xác đến 01 g, tính hệ số hiệu chỉnh, xác định tốc độ lên thẳng của bóng; ghi các giá trị tương ứng vào sổ; bơm bóng để có tốc độ lên thẳng tiêu chuẩn hoặc không tiêu chuẩn.

5.2.3. Trước giờ thả 05 phút: quan trắc các yếu tố khí tượng (gió, mây, hiện tượng khí tượng); ghi các giá trị tương ứng vào sổ.

5.2.4. Tại khoảnh khắc thả bóng: ghi giờ thả bóng bao gồm giờ mặt trời trung bình địa phương và giờ Việt Nam.

5.2.5. Quan trắc lấy số liệu: ghi kết quả quan trắc vào sổ.

5.2.6. Kết thúc quan trắc: việc kết thúc quan trắc phụ thuộc điều kiện thời tiết và khả năng theo dõi của quan trắc viên.

5.3. Quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến

Áp dụng điểm 5.1.1.1 khoản 5.1.1; khoản 5.1.2; khoản 5.1.3; 5.1.4; 5.1.5 mục 5 phần 2, riêng độ cao quan trắc tối thiểu đối với quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến phải đạt 12.000 m.

5.4. Đối với các trạm khí tượng trên cao thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, ngoài quy định về quy trình quan trắc tại điểm 5 mục 5 phần 2, thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền cho từng loại thiết bị cụ thể.

6. Quy định về phát báo và lưu trữ kết quả quan trắc

6.1. Đối với các trạm khí tượng trên cao thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

6.1.1. Số liệu trước khi phát báo và lưu trữ phải đảm bảo tính đầy đủ và chính xác.

6.1.2. Mã điện được mã hóa theo quy định tại các mục 2.1, 2.2 và 2.3 QCVN 64:2017/BTNMT.

6.1.3. Mã điện được phát báo về các địa chỉ quy định đúng thời gian (không chậm hơn 90 phút kể từ lúc thả bóng); trường hợp thả muộn, thả lại, dẫn đến ca quan trắc kết thúc quá giờ phát báo thì phải phát báo mã điện TempA, TempB không chậm hơn 60 phút kể từ khi thả.

6.1.4. Các trạm khí tượng trên cao có trách nhiệm lưu trữ và đảm bảo số liệu gốc trong thời gian tối thiểu 03 tháng.

6.2. Đối với các trạm không thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia việc phát báo, lưu trữ số liệu quan trắc khí tượng trên cao theo yêu cầu của đơn vị sử dụng.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng, mã số QCVN 46:2012/BTNMT được ban hành tại Thông tư số 25/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Quy định công tác báo cáo áp dụng cho các trạm khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hàng tháng các trạm phải nộp báo cáo bằng văn bản về các địa chỉ quy định.

3. Quan trắc viên khí tượng

Quan trắc viên làm việc tại các trạm khí tượng bề mặt thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải có chuyên môn nghiệp vụ về khí tượng.

Quan trắc viên làm việc tại các trạm khí tượng trên cao thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, ngoài chuyên môn nghiệp vụ về khí tượng, phải có chuyên môn nghiệp vụ về khí tượng trên cao.

4. Quy định về việc kiểm tra đối với trạm khí tượng trên cao

Áp dụng Thông tư số 43/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.

5. Trạm chuyên dùng, công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Thực hiện theo Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chuẩn kỹ thuật này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức phổ biến, đôn đốc, kiểm tra áp dụng Quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung nội dung Quy chuẩn kỹ thuật khi cần thiết.

 

PHỤ LỤC A

QUAN TRẮC ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

1. Quan trắc khí áp bằng khí áp kế thủy ngân

Đơn vị đo khí áp: Hectopascal, viết tắt là hPa.

Bảng 1. Bảng so sánh đơn vị đo khí áp

hPa

mb

mmHg

inHg

1

1

0,750062

0,02095300

1,333224

1,333224

1

0,03937008

33,8639

33,8639

25,4

1

 

 

 

 

mb - milibar          (mm. Hg) - milimet thủy ngân             (in.Hg) - inch thủy ngân

1.1. Phương pháp quan trắc

Đối với khí áp kế Kew quan trắc theo trình tự sau:

+ Đọc nhiệt kế phụ thuộc chính xác tới 0,1 oC;

Dùng ngón tay gõ nhẹ vào thành ống, khoảng gần đầu cột thủy ngân, để làm giảm ảnh hưởng của mao dẫn;

+ Vặn thước chạy vec ni ê, đầu tiên cho thước chạy vượt lên trên mặt thủy ngân, sau vặn dần dần xuống và dừng lại, khi đáy thước chạy tiếp giáp với đỉnh cột thủy ngân, sao cho hai bên của điểm tiếp giáp còn lại hai hình tam giác;

+ Đọc trị số khí áp, chính xác tới 0,1 hPa. Khi đọc mắt quan trắc viên cần ở vị trí ngang bằng với đáy thước chạy vec ni ê;

+ Đọc phần số nguyên trên thang độ ở ngay dưới vạch 0 của thước chạy;

+ Đọc phần số thập phân: tìm trên thước chạy một vạch chia trùng với một vạch nào đó của thang độ, số đọc của vạch trên con chạy là phần số lẻ - phần mười. Nếu không có một cặp vạch nào thật trùng nhau, thì chọn cặp vạch “gần trùng” hơn cả.

Đối với khí áp kế Fortin tiến hành quan trắc như sau:

+ Đọc nhiệt kế phụ thuộc chính xác tới 0,1 oC;

+ Dùng ngón tay gõ nhẹ vào thành ống gần đầu cột thủy ngân, để làm giảm ảnh hưởng của thành ống;

+ Vặn ốc điều chỉnh dưới đáy chậu, đưa mặt thủy ngân lên vừa chạm đầu kim ngà, sao cho mũi kim ngà và bóng của nó trên mặt thủy ngân làm thành hai góc đối đỉnh.

Vặn thước chạy và đọc như đối với khí áp kế Kew.

Đọc xong, vặn ốc đưa mặt thủy ngân xuống cách mũi kim ngà vài mm.

1.2. Cách tính hiệu chính khí áp mực trạm

Trị số đọc khí áp kế khi đưa về khí áp mực trạm cần phải làm các hiệu chính:

Hiệu chính khí cụ: là hiệu chính sai số của phương tiện đo so với khí áp kế chuẩn;

Hiệu chính về nhiệt độ oC;

Hiệu chính về vĩ độ 45o;

Hiệu chính về độ cao mực 0 m.

Số hiệu chính về vĩ độ 45o và về độ cao 0 m gọi là số hiệu chính gia tốc trọng trường. Hai số hiệu chính này kết hợp với số hiệu chính về nhiệt độ ogọi là số hiệu chính tổng hợp. Số hiệu chính này được tính sẵn, khi quan trắc ở trạm chỉ cần tra bảng. Sau khi quan trắc khí áp kế, làm hiệu chính khí cụ. Lấy trị số nhiệt độ phụ thuộc khí áp kế và số đọc khí áp kế đã hiệu chính khí cụ, tra bảng hiệu chính khí áp tổng hợp sẽ được khí áp mực trạm.

Chú thích: khi tra bảng hiệu chính cần quy các phần mười của nhiệt độ và khí áp kế theo quy tắc quy về nhiệt độ tròn gần nhất.

1.3. Cách tính khí áp về mực biển

Trị số khí áp mực trạm muốn đưa về mực mặt biển được tính như sau:

a. Đối với trạm có độ cao nhỏ hơn 20 m, số hiệu chính về mặt biển là hằng số (sau khi được tính), lấy khí áp mực trạm cộng đại số với số hiệu chính, được khí áp mực biển.

b. Những trạm có độ cao lớn hơn 20 m, dùng nhiệt độ không khí quy về độ chẵn và khí áp mực trạm quy tròn về đơn vị 5 hPa, để tra bảng hiệu chính khí áp rút về mực biển. Lấy khí áp mực trạm cộng đại số với số hiệu chính khí áp về mực biển, được khí áp mực biển.

c. Các trạm có độ cao cách biển từ 800 m đến 2300 m, không tính khí áp mực biển, mà tính độ cao quy về mặt đẳng áp 850 hPa, theo mét địa thế vị.

1.4. Cách tính độ cao mặt đẳng áp chuẩn theo mét địa thế vị

Các trạm ở độ cao từ 800 m đến độ cao 2300 m, báo độ cao mặt đẳng áp 850hPa bằng mét địa thế vị (mđtv) theo công thức:

h850≈ h - Ah

khi khí áp mực trạm < 850 hPa.

h850≈ h + Ah

khi khí áp mực trạm > 850 hPa.

Với:

h850 là độ cao mặt đẳng áp 850 hPa bằng mđtv.

h độ cao chậu khí áp kế bằng m.

∆h là khoảng cách từ mực trạm tới mặt đẳng áp 850 hPa.

Trị số ∆h được tính sẵn theo bảng. Cách tra ∆h gồm 2 bước:

Bước 1: tính nhiệt độ trung bình của không khí trong 12 giờ vừa qua (T) theo công thức:

Với:

nhiệt độ không khí lúc quan trắc.

T12nhiệt độ không khí ở 12 giờ trước.

h: độ cao chậu khí áp kế tính bằng m.

Bước 2: căn cứ vào khí áp mực trạm P0 (tới phần mười hPa) và nhiệt độ trung bình của không khí 12 giờ qua T, tra bảng sẽ được giá trị ∆h.

Thí dụ: trạm Sa Pa (h = 1570 m), quan trắc 13 giờ, nhiệt độ không khí T = 16.5 oC, nhiệt độ không khí lúc 1giờ là 12,3 oC, khí áp mực trạm lúc 13 giờ là P0 = 872,6 hPa.

Bước 1:

Bước 2: (nội suy theo 2 chiều).

 

10

20

872

212

219

873

221

229

 

Tìm ∆h với

P0 = 872 hPa

T = 14,6 oC:

T = 10oC

P0 = 872 hPa

∆h = 212

T = 20oC

P0 = 872 hPa

h = 219

Nội suy được:

Tìm Δh với P0 = 873 hPa T = 14,6 oC

P0 = 873 hPa

P0 = 873hPa

h = 219

T = 10 oC

h = 221

T = 20oC

h = 229

      

Nội suy được:

Tìm h với P0 = 872,6 hPa và T = 14,6 oC:

P0 = 872 hPa

∆h = 215,2

P0 = 873 hPa

∆h = 224,7

T = 14.6 oC

 

T = 14,6 oC

 

Nội suy được:

∆h = 215,2 + (224,7 - 215,2)(872,6 - 872,0)

= 215,2 + 9,5 x 0,6 = 215,2 + 5,7 = 220,9 ≈ 221

Độ cao mặt đẳng áp 850 hPa

h850 ≈ h + h

≈ 1570 + 221

≈ 1791 mđtv

Báo hhh = 791

Bảng 2. Khoảng cách từ mực trạm đến mặt đẳng áp 850hPa (∆h) mđtv

 

- 10

0

10

20

30

40

 

 

- 10

0

10

20

30

40

760

862

895

928

961

993

1026

 

795

515

535

554

574

594

613

761

852

884

917

949

982

1014

 

796

506

525

544

563

583

602

762

842

874

906

938

970

1002

 

797

496

515

534

553

571

590

763

832

864

895

927

958

990

 

798

486

505

523

542

560

579

764

822

853

884

916

947

978

 

799

477

495

513

531

549

567

765

812

843

873

904

935

966

 

800

467

484

503

520

538

556

766

802

832

863

893

923

954

 

801

457

474

492

509

527

544

767

791

822

852

882

912

942

 

802

448

464

482

499

516

533

768

782

811

841

871

900

930

 

803

438

454

472

488

505

521

769

771

801

830

859

889

918

 

804

429

444

461

477

494

510

770

761

790

819

848

877

906

 

805

419

435

451

467

483

499

771

752

780

809

837

866

894

 

806

409

425

441

456

471

487

772

741

770

798

826

854

882

 

807

400

415

430

445

461

476

773

731

759

787

815

843

871

 

808

390

405

420

435

450

465

774

722

749

776

804

831

859

 

809

381

395

410

424

439

453

775

712

739

766

793

820

847

 

810

371

385

400

413

428

442

776

702

728

755

782

808

835

 

811

362

375

389

403

417

431

777

692

718

744

771

797

823

 

812

352

365

379

392

406

419

778

682

708

734

760

786

811

 

813

343

355

369

382

395

408

779

672

697

723

749

774

800

 

814

333

346

359

371

384

397

780

662

687

712

738

763

788

 

815

324

336

349

361

374

385

781

652

677

702

727

751

776

 

816

314

326

339

350

363

374

782

642

667

691

716

740

764

 

817

305

316

328

340

352

363

783

633

657

681

705

729

753

 

818

296

306

318

329

341

352

784

623

646

670

694

717

741

 

819

286

297

308

319

330

341

785

613

636

659

683

706

729

 

820

277

287

298

308

319

329

786

603

626

649

672

695

718

 

821

267

277

288

298

308

318

787

593

616

638

661

684

706

 

822

258

267

278

287

298

307

788

583

606

628

650

672

694

 

823

249

258

268

277

287

296

789

574

595

617

639

661

683

 

824

239

248

258

266

276

285

790

564

585

607

628

650

671

 

825

230

238

248

256

265

274

791

554

575

596

617

638

659

 

826

221

229

238

246

255

263

792

544

565

586

606

627

648

 

827

211

219

228

235

244

251

793

535

555

575

596

616

636

 

828

202

209

218

225

233

240

794

525

545

565

585

605

625

 

829

193

200

208

214

222

229

795

515

535

554

574

594

613

 

830

183

190

198

204

212

218

831

174

180

188

194

201

207

 

861

99

103

107

110

114

118

832

165

171

178

183

190

196

 

862

108

112

116

120

125

129

833

156

161

168

173

180

185

 

863

117

121

126

130

135

139

834

146

152

158

163

169

174

 

864

126

131

135

140

145

150

835

137

142

148

153

158

163

 

865

135

140

145

150

155

161

836

128

132

138

142

148

152

 

866

144

149

155

160

166

171

837

119

123

128

132

137

141

 

867

153

158

164

170

176

182

838

109

113

118

122

127

130

 

868

162

168

174

180

186

192

839

100

104

108

112

116

119

 

869

170

177

183

190

196

203

840

91

94

98

101

105

108

 

870

179

186

193

200

207

213

841

82

85

88

91

95

98

 

871

188

195

202

210

217

224

842

73

75

79

81

84

87

 

872

197

205

212

219

227

234

843

64

66

69

71

74

76

 

873

206

214

221

229

237

245

844

55

56

59

61

63

65

 

874

215

223

231

239

247

255

845

45

47

49

50

53

54

 

875

223

232

240

249

257

266

846

36

37

39

40

42

43

 

876

232

241

250

259

267

276

847

27

28

29

30

32

32

 

877

241

250

259

269

278

287

848

18

18

20

20

21

22

 

878

250

259

269

278

288

297

849

9

9

10

10

11

11

 

879

259

268

278

288

298

308

850

0

0

0

0

0

0

 

880

267

277

288

298

308

318

851

9

9

10

10

10

11

 

881

276

287

297

308

318

329

852

18

19

20

20

21

22

 

882

285

296

307

317

328

339

853

27

28

29

30

31

32

 

883

294

305

316

327

338

349

854

36

38

39

40

42

43

 

884

302

314

325

337

348

360

855

45

47

49

50

52

54

 

885

311

323

335

346

358

370

856

54

56

58

60

62

64

 

886

320

332

344

356

368

380

857

63

66

68

70

73

75

 

887

328

341

353

366

378

391

858

72

75

78

80

83

86

 

888

337

350

363

376

388

401

859

81

84

87

90

93

97

 

889

346

359

372

385

398

411

860

90

94

97

100

104

107

 

890

354

368

381

395

408

422

891

363

377

391

405

418

432

 

921

618

642

665

689

712

736

892

372

386

400

414

428

442

 

922

627

651

674

698

722

746

893

380

395

409

424

438

453

 

923

635

659

683

708

732

756

894

389

404

419

433

448

463

 

924

643

668

692

717

741

766

895

398

413

428

443

458

473

 

925

652

677

701

726

751

776

896

406

422

437

453

468<