Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy chuẩn QCVN 17:2008/BTNMT Mã luật khí tượng nông nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- Quy chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 17:2008/BTNMT
Số hiệu: | QCVN 17:2008/BTNMT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 31/12/2008 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 17:2008/BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 17:2008/BTNMT
VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
National technical regulation on Agrometeorological codes
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 17: 2008/BTNMT do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt, được ban hành theo Quyết định số: 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 2 – 2006, Mã luật khí tượng nông nghiệp, ban hành theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 01 năm 2006.
QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
National technical regulation on Agrometeorological codes
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng nông nghiệp.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện mã hóa hoặc khai mã số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp trong phạm vi cả nước.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Mã luật khí tượng nông nghiệp là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp.
1.3.2. Quan trắc khí tượng nông nghiệp là theo dõi, quan sát và đo đạc các yếu tố vật lý môi trường và các yếu tố sinh học của cây trồng, vật nuôi.
2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp
Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp gồm hai loại điện báo riêng biệt: Điện AGROM và KSAGROM.
- Mã điện AGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp sử dụng mã điện AGROM để phát báo các số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào buổi sáng các ngày 1, 11 và 21. Cụ thể mã điện tuần 1 phát báo buổi sáng ngày 11, mã điện tuần 2 phát báo buổi sáng ngày 21 và mã điện tuần 3 phát báo buổi sáng ngày 1 của tháng sau.
- Mã điện KSAGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp được cấp có thẩm quyền quy định thu thập số liệu khí tượng nông nghiệp ngoài khu vực quan trắc khí tượng nông nghiệp của trạm sử dụng mã điện KSAGROM để phát báo số liệu khảo sát khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Mã điện phải phát báo vào các ngày 9 (tuần 1), 19 (tuần 2) và 29 (tuần 3) hàng tháng. Đối với tháng 2 những năm chỉ có 28 ngày thì phát báo vào ngày 28.
Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.
Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm.
Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.
Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo các nhóm này.
Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm.
2.1. Các dạng mã AGROM, KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu
2.1.1. Dạng mã AGROM và các quy tắc mã hóa số liệu
2.1.1.1. Dạng mã AGROM
Meteo Hanoi AGROM 48 (iii)
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
(6a) |
(6b) |
|
(7) fxnfx5vvtbv5 |
(8) EEEhE3E5 |
(9) RRRnRnR5 |
(10) RoRoRonRonR25 |
|
(11) RXRXRXDRXnR50 |
(12) SSSnR0nd |
(13) |
(14) NTgDDM |
(15) FBBĐE |
(16) E%E%HHH |
(17) DDnEnEG |
(18) ZQP%UdUd |
(19) TQtQtP%m |
(20) SQsQsP%m |
(21) GGCCC |
(22) WWđ%d%d% |
(23) KBBĐTg |
(24) DDM Ci%Ci% |
(25) LLLL%L% |
(26) K1000K1000NSNSNS |
(27) QZDDM |
(28) P%mVVV |
(29)IIgIgBB |
(30) JJJJJ |
(31)AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50 |
|
2.1.2.2. Các quy tắc mã hóa số liệu
2.1.1.2.1. Quy tắc chung
1. Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp theo dạng mã AGROM.
2. Mã điện AGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp sử dụng mã điện AGROM để phát báo các số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào buổi sáng các ngày 1, 11 và 21. Cụ thể mã điện tuần 1 phát báo buổi sáng ngày 11, mã điện tuần 2 phát báo buổi sáng ngày 21 và mã điện tuần 3 phát báo buổi sáng ngày 1 của tháng sau.
3. Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng bề mặt, quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.
4. Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.
Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo các nhóm này.
5. Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm.
2.1.1.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm
2.1.1.2.2.1. Meteo Hanoi AGROM 48 (iii)
+ Meteo Hanoi AGROM: Phần mở đầu không đổi;
+ 48: Biểu số miền (Việt Nam thuộc miền 48);
+ (iii): Biểu danh trạm (xem phần phụ lục).
2.1.1.2.2.2. Nhóm (1)
a) (1): Biểu số nhóm;
b) Nhiệt độ không khí trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;
c) TXTX: Nhiệt độ không khí tối cao trong tuần, lấy tròn 2 số, số lẻ < 0,5 bỏ đi, ≥ 0,5 lấy lên 1.
2.1.2.2.3. Nhóm (2)
a) (2): Biểu số nhóm;
b) Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;
c) TmTm: nhiệt độ không khí tối thấp trong tuần, lấy tròn 2 số, số lẻ phần mười < 0,5 bỏ đi, số lẻ phần mười ≥ 0,5 lấy lên 1 theo giá trị tuyệt đối.
Chú ý: Trường hợp nhiệt độ xuống dưới 00C thì cộng thêm 50 vào trị số tuyệt đối để phát báo.
2.1.1.2.2.4. Nhóm (3)
a) (3): Biểu số nhóm;
b) : Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;
c) TgmTgm: Nhiệt độ mặt đất tối thấp trong tuần, cách phát báo như cách phát báo TmTm.
2.1.1.2.2.5. Nhóm (4)
a) (4): Biểu số nhóm;
b) : Nhiệt độ mặt đất trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;
c) TgxTgx: Nhiệt độ mặt đất tối cao trong tuần, cách phát báo như cách phát báo TxTx.
2.1.1.2.2.6. Nhóm (5)
a) (5): Biểu số nhóm;
b) : Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ≤ 15,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
c) : Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình từ 15,1 đến 20,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
d) : Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình từ 20,1 đến 25,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
e) : Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình > 25,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
g) : Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao > 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.7. Nhóm (6a)
a) (6a): Biểu số nhóm;
b) Y: Biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các yếu tố khí tượng từ 1/X đến 30/IV của các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và tỉnh Lâm Đồng;
c) Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ≤ 13,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
d) Số đợt có nhiệt độ không khí trung bình ngày ≤ 13,00C xảy ra liên tục từ 3 ngày trở lên trong tuần (từ 3 ngày liên tục trở lên có nhiệt độ ≤ 13,00C được tính là 1 đợt), phát báo 1 số theo thực tế số đợt;
e) nTm15: Số ngày có nhiệt độ không khí thấp nhất ≤ 15,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
g) np: Số ngày có mưa phùn trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.8. Nhóm (6b)
a) (6b): Biểu số nhóm;
b) H: Biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các yếu tố khí tượng trong suốt cả năm cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào và từ 1/V đến 30/IX cho các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và tỉnh Lâm Đồng;
c) : Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ≥ 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
d) nTx35: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 35,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
e) nk: Số ngày có gió khô nóng trong tuần (tiêu chuẩn TXTX ≥ 35,00C và Um ≤ 55%), phát báo 1 số theo bảng 1;
g) nRI: Số ngày liên tục có mưa dài nhất trong tuần (kể từ 2 ngày trở lên, ngày có lượng mưa 00 không tính là ngày có mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;
Chú ý: Nhóm 6 có nhóm 6a và 6b, mỗi bức điện chỉ sử dụng 1 trong 2 nhóm theo quy định như đã hướng dẫn.
2.1.1.2.2.9. Nhóm (7) fxnfx5vvtbv5
a) (7): Biểu số nhóm;
b) fx: Tốc độ gió mạnh nhất trong tuần, đơn vị là cấp, phát báo 1 số theo bảng 2;
c) nfx5: Số ngày có gió mạnh nhất ≥ cấp 5 trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;
d) vvtb: Tốc độ gió trung bình tuần, phát báo 2 chữ có, với 1 số lẻ;
e) v5: Số ngày trong tuần có tốc độ gió trung bình ngày ≥ 5 m/s, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.10. Nhóm (8) EEEhE3E5
a) (8): Biểu số nhóm;
b) EEEh: Tổng lượng bốc hơi trong tuần (theo Piche), phát báo 3 số, lấy tròn mm, số lẻ xử lý như TxTx. Trường hợp tổng lượng bốc hơi < 10 mm thêm 2 số 0 đằng trước, từ 10 đến 99 mm thêm 1 số 0 đằng trước.
c) E3: Số ngày trong tuần có lượng bốc hơi (Piche) ≥ 3 mm, phát báo 1 số theo bảng 1;
d) E5: Số ngày trong tuần có lượng bốc hơi (Piche) ≥ 5 mm, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.11. Nhóm (9) RRRnRnR5
a) (9): Biểu số nhóm;
b) RRR: Tổng lượng mưa cả tuần, phát báo 3 số, lấy tròn mm, số lẻ xử lý như eee, trường hợp không mưa (kể cả lượng mưa 0,0) phát báo RRR, lượng mưa từ 0,1 – 0,4 phát báo 000;
c) nR: Số ngày có mưa trong tuần (ngày có lượng mưa từ 0,1 mm trở lên được tính là một ngày có mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;
d) nR5: Số ngày có lượng mưa ≥ 5,0 mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.12. Nhóm (10) RoRoRonRonR25
a) (10): Biểu số nhóm;
b) RoRoRo: Tổng lượng mưa 5 ngày đầu tuần, phát báo như cách phát báo RRR;
c) nRo: Số ngày có mưa 5 ngày đầu tuần, phát báo như cách phát báo nR;
d) nR25: Số ngày có lượng mưa ≥ 25,0 mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.13. Nhóm (11) RXRXRXDRXnR50
a) (11): Biểu số nhóm;
b) RXRXRX: Lượng mưa ngày lớn nhất trong tuần, phát báo như cách phát báo RRR;
c) DRX: Ngày có tổng lượng mưa lớn nhất trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 3;
d) nR50: Số ngày có lượng mưa ≥ 50,0 mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.14. Nhóm (12)SSSnR0nd
a) (12): Biểu số nhóm;
b) SSS: Tổng số giờ nắng trong tuần, phát báo 3 số, lấy tròn giờ, cách phát báo như cách phát báo EEEh;
c) nR0: Số ngày liên tục không mưa dài nhất (kể từ 2 ngày trở lên) trong tuần (lượng mưa 00 cũng coi là không mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;
d) nd: Số ngày có dông trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.15. Nhóm (13)
a) (13): Biểu số nhóm;
b) Độ ẩm không khí tương đối trung bình trong tuần, phát báo 2 số theo trị số thực, ẩm độ 100% phát báo 00;
c) UmUm: Độ ẩm không khí tương đối thấp nhất trong tuần, phát báo 2 số theo trị số thực, độ ẩm 100% phát báo 00;
d) nUm50: Số ngày có độ ẩm không khí thấp nhất ≤ 50% trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.
2.1.1.2.2.16. Nhóm (14)NTgDDM
a) (14): Biểu số nhóm;
b) N: Biểu số không đổi, chỉ nhóm xác định tên cây trồng và ngày tháng gieo trồng;
c) Tg: Nhóm giống cây trồng, phát báo 1 số theo bảng 4;
d) DD: ngày gieo (cấy, trồng), phát báo 2 số theo trị số thực; các ngày từ 1 đến ngày 9 trong tháng khi phát báo DD thêm 1 số 0 đằng trước;
e) M: Tháng gieo (cấy, trồng), phát báo 1 số theo bảng 15.
Chú ý: Mỗi đợt chỉ phát báo nhóm này 1 lần trong tuần đầu, khi mới gieo (cấy, trồng).
2.1.1.2.2.17. Nhóm (15)FBBĐE
a) (15): Biểu số nhóm;
b) F: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về các yếu tố khí tượng nông nghiệp;
c) BB: Tên cây trồng, phát báo 2 số theo bảng 5;
d) Đ: Đợt gieo (cấy, trồng) quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 6;
e) E: Tên kỳ phát dục, phát báo 1 số theo bảng 7.
Chú ý:
1) Trong tuần có 2 kỳ phát dục trở lên thì phát báo kỳ phát dục nào gần ngày phát báo nhất;
2) Kỳ phát dục trước đã kết thúc mà kỳ phát dục tiếp theo chưa đến thì mã số E vẫn phát báo tên của kỳ phát dục đã kết thúc cho đến khi kỳ phát dục mới xảy ra;
3) Trường hợp khi mới gieo (cấy, trồng) mà trong tuần không có kỳ phát dục thì mã số E phát báo 0 và các nhóm từ nhóm (15) đến nhóm (16) không cần phát báo;
4) Trường hợp mới gieo (cấy, trồng) mà trong tuần có kỳ phát dục thì sau khi phát báo ngày, tháng gieo (cấy, trồng) phải phát báo đầy đủ thông tin bằng các nhóm tiếp theo.
2.1.1.2.2.18. Nhóm (16)E%E%HHH
a) (16): Biểu số nhóm;
b) E%E%: số phần trăm cây phát dục trong tuần, phát báo 2 số, theo trị số thực, trường hợp 100% phát báo 00 cho đến khi kỳ phát dục mới bắt đầu (≥ 10%);
c) HHH: độ cao trung bình (đo từ mặt đất) của cây trồng ngày cuối tuần, phát báo 3 số, lấy tròn cm, số lẻ < 0,5 bỏ đi, ≥ 0,5 lấy lên 1, < 10 cm thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 cm thêm 1 số 0 đằng trước.
Chú ý:
1) Trường hợp không đo độ cao, HHH phát báo ///;
2) Trường hợp ngày cuối tuần không đo, vì đã đo vào ngày phát dục phổ biến trước đó 2 ngày thì phát báo độ cao ngày phát dục phổ biến;
3) Cây lúa ở kỳ mọc dóng phổ biến phát báo độ cao h2;
4) Cây lúa ở kỳ chắc xanh phổ biến phát báo độ cao h4.
2.1.1.2.2.19. Nhóm (17)DDnEnEG
a) (17): Biểu số nhóm;
b) DD: Ngày phát dục phổ biến (≥ 50%), phát báo 2 số theo trị số thực;
c) nEnE: Số ngày từ kỳ phát dục phổ biến trước đến kỳ phát dục phổ biến hiện tại (tức số ngày giữa 2 kỳ phát dục), phát báo 2 số theo trị số thực.
Chú ý: Trong tuần không có kỳ phát dục nào thì DDnEnE phát báo ////.
d) G: Trạng thái sinh trưởng của cây trồng ngày cuối tuần trên thửa quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 8.
2.1.1.2.2.20. Nhóm (18)ZQP%UdUd
a) (18): Biểu số nhóm;
b) Z: Biểu số không đổi, chỉ nhóm phát báo tác hại của thời tiết, sâu bệnh và độ ẩm đất;
c) Q: Mã số chỉ nguyên nhân gây tác hại, phát báo 1 số theo bảng 9;
d) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do tất cả các nguyên nhân gây ra (bao gồm thời tiết, sâu bệnh, chuột, chim, ốc bươu vàng, trâu bò … hoặc không rõ nguyên nhân) trên cả thửa ruộng quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 10.
Chú ý: Trường hợp có nhiều nguyên nhân gây tác hại thì phát báo nguyên nhân gây tác hại nặng nhất hoặc đang có chiều hướng nghiêm trọng.
e) UdUd: Ẩm độ đất. Có 2 trường hợp:
1) Trường hợp dùng cho cây trồng cạn: Ẩm độ được quan trắc bằng mắt, đơn vị sử dụng trong quan trắc là cấp, mã số UdUd phát báo theo bảng 11;
2) Trường hợp dùng cho ruộng mạ, lúa nước và các cây trồng nước khác: Ẩm độ được quan trắc bằng đo mực nước ở ruộng (đơn vị đo lấy tròn cm), mã số UdUd được quy định cụ thể phát báo như sau:
+ Độ sâu mực nước từ 1 đến 3 cm phát báo 06.
+ Độ sâu mực nước từ 4 đến 7 cm phát báo 07.
+ Độ sâu mực nước từ 8 đến 99 cm phát báo trị số thực, trường hợp < 10 cm khi phát báo thêm 1 số 0 đằng trước.
+ Độ sâu mực nước ≥ 100 cm phát báo 00.
Chú ý:
Phát báo ẩm độ đất hoặc mực nước ruộng quan trắc vào ngày cuối tuần.
- Trường hợp ruộng mạ, ruộng lúa nước hoặc các cây trồng nước bị khô cạn hết nước mặt, độ ẩm đất quan trắc theo 5 cấp như đối với cây trồng cạn, UdUd phát báo theo bảng 11.
- Trường hợp ruộng quan trắc các cây trồng cạn bị ngập nước thì ẩm độ được quan trắc bằng đo mực nước như đối với ruộng lúa nước.
2.1.1.2.2.21. Nhóm (19)TQtQtP%m
a) (19): Biểu số nhóm;
b) T: Biểu số không đổi chỉ nhóm diễn tả tác hại của thời tiết;
c) QtQt: Tên loại thời tiết tác hại ứng với bộ phận cây trồng bị hại, phát báo 2 số theo bảng 12;
d) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do thời tiết gây ra trên cả thửa ruộng quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 10;
e) m: Mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13.
Chú ý:
- Trường hợp có nhiều bộ phận bị hại, nhưng cây chưa chết thì phát báo bộ phận bị hại nặng nhất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cây (thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng) hoặc làm giảm năng suất (thời kỳ sinh trưởng sinh thực).
- Trường hợp trong tuần cây trồng không bị tác hại do thời tiết thì không phát báo nhóm (18).
2.1.1.2.2.22. Nhóm (20)SQsQsP%m
a) (20): Biểu số nhóm;
b) S: Biểu số không đổi chỉ nhóm diễn tả tác hại của sâu bệnh;
c) QsQs: Tên sâu bệnh gây hại nặng nhất trên ruộng quan trắc, phát báo 2 số theo bảng 14;
d) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do sâu bệnh gây ra, phát báo 1 số theo bảng 10;
e) m: Mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13.
Chú ý:
- Trường hợp cây trồng bị hại nhưng không xác định được loại sâu bệnh và các tác hại khác gây hại, hoặc các loại sâu bệnh, tác hại đó không có quy định trong bảng 14 thì mã số QsQs phát báo xx.
- Trường hợp trong tuần không có sâu bệnh hoặc các tác hại khác thì không phát báo nhóm (19).
2.1.1.2.2.23. Nhóm (21)GGCCC
a) (21): Biểu số nhóm;
b) GG: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về mật độ cây trồng;
c) CCC: Số cây trung bình/m2, phát báo 3 số theo trị số thực, < 10 cây/m2 thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 cây/m2 thêm 1 số 0 đằng trước.
Chú ý:
- Ruộng mạ phát báo số cây trung bình/400 cm2
- Ruộng lúa gieo thẳng kỳ 3 lá phát báo số cây trung bình/1600 cm2;
- Các cây trồng quan trắc mật độ trên diện tích lớn, tính ra mật độ trên 1m2 để phát báo;
- Nếu trong tuần không quy định quan trắc mật độ cây trồng thì không phát báo nhóm (20).
2.1.1.2.2.24. Nhóm (22)WWđ%d%d%
a) (22): Biểu số nhóm;
b) WW: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về tỷ suất đẻ nhánh của cây trồng;
c) d%d%d%: Tỷ suất đẻ nhánh của cây trồng, phát báo 3 số theo trị số thực, số lẻ < 0,5 bỏ, ≥ 0,5 lấy lên 1, < 10% thêm 2 số 0 đằng trước, < 100% thêm 1 số 0 đằng trước.
Chú ý:
- Nếu đã ngừng quan trắc tỷ suất đẻ nhánh thì không phát báo nhóm (21);
- Đến thời kỳ quy định quan trắc, nhưng nhánh đẻ chưa đủ tiêu chuẩn thì đ%d%d% phát báo 000, khi đã sang kỳ mọc dóng mà tỷ suất nhánh đẻ còn tăng thì vẫn quan trắc và phát báo;
- Những cây trồng không quy định quan trắc tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo nhóm (21).
2.1.1.2.2.25. Nhóm (23)KBBĐTg
a) (23): Biểu số nhóm;
b) K: Biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các kết quả tính toán sau thu hoạch;
c) BB: Chỉ tên cây, phát báo 2 số theo bảng 5;
d) Đ: Đợt thu hoạch, phát báo 1 số theo bảng 6;
e) Tg: Nhóm giống, phát báo 1 số theo bảng 4.
2.1.1.2.2.26. Nhóm (24)DDMCi%Ci%
a) (24): Biểu số nhóm;
b) DD: Ngày thu hoạch, phát báo 2 số theo trị số thực;
c) M: Tháng thu hoạch, phát báo 1 số theo bảng 15;
d) Ci%Ci%: Tỷ lệ phần trăm cây kết quả/m2, phát báo 2 số theo trị số thực, < 10% thêm 1 số 0 đằng trước, trường hợp 100% báo 00.
2.1.1.2.2.27. Nhóm (25)LLLL%L%
a) (25): Biểu số nhóm;
b) LLL: Số hạt trung bình của 1 bông (lúa), 1 bắp (ngô), 1 khóm (lạc) …, phát báo 3 số theo trị số thực, < 10 thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 thêm 1 số 0 đằng trước;
c) L%L%: Tỷ lệ phần trăm hạt lép, cách phát báo giống như cách phát báo mã Ci%Ci%.
2.1.1.2.2.28. Nhóm (26)K1000K1000NSNSNS
a) (26): Biểu số nhóm;
b) K1000K1000: Trọng lượng 1000 hạt (lúa), đơn vị là gam, phát báo 2 số theo trị số thực;
Riêng đối với một số loại cây như: ngô, đậu tương, đậu hà lan, cà phê, lạc, thầu dầu phát báo khối lượng 100 hạt, đối với cây chè phát báo khối lượng 100 búp tươi.
c) NSNSNS: Năng suất thực thu, đơn vị là tạ/ha, phát báo 3 số theo trị số thực, lấy 1 số lẻ. Năng suất < 10,0 tạ/ha phát báo 1 số 0 đứng trước, trường hợp thiếu số liệu năng suất thực thu phát báo ///.
Chú ý: Khi phát báo phần “kết quả tính toán sau thu hoạch” phải phát báo đầy đủ các nhóm từ (22) đến nhóm (25). Trường hợp cây trồng không quan trắc một số hạng mục năng suất thì các mã số đó phát báo “/”.
Ghi chú: Phần “kết quả tính toán sau thu hoạch” từ nhóm (22) đến nhóm (25), chỉ phát báo một lần trong vụ đối với mỗi đợt gieo trồng và phải phát báo đầy đủ các nhóm. Trường hợp một số cây trồng không quy định quan trắc một số yếu tố cấu thành phần năng suất thì mã số trong nhóm đó phát báo “/”.
2.1.1.2.2.29. Nhóm (27)QZDDM
a) (27): Biểu số nhóm;
b) Q: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo kết quả điều tra tác hại của thiên tai trên khu vực quanh trạm (theo quy định ở điểm c mục 1.6.4 quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp);
c) Z: Tên thiên tai gây tác hại, phát báo 1 số theo bảng 16;
d) DD: Ngày xảy ra thiên tai, phát báo 2 số theo trị số thực;
e) M: Tháng xảy ra thiên tai, phát báo 1 số theo bảng 15.
Chú ý: Trường hợp có từ 2 loại thiên tai trở lên thì nhắc lại 2,3 … lần Q để phát báo riêng cho từng loại.
2.1.1.2.2.30. Nhóm (28)P%mVVV
a) (28): Biểu số nhóm;
b) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do thiên tai gây ra, phát báo 1 số theo bảng 10;
c) m: Mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13;
d) VVV: Cường độ (hoặc tên cụ thể) của thiên tai, phát báo 3 số, các yếu tố phát báo khác nhau theo từng loại thiên tai được quy định trong bảng 17.
2.1.1.2.2.31. Nhóm (29)IIgIgBB
a) (29): Biểu số nhóm;
b) I: Mã số phát báo đơn vị thời gian, tùy thuộc vào từng loại thiên tai mà đơn vị thời gian dùng phát báo có thể là phút, giờ hoặc ngày. Quy định như sau:
+ Nếu đơn vị phát báo là phút thì I phát báo P;
+ Nếu đơn vị phát báo là giờ thì I phát báo G;
+ Nếu đơn vị phát báo là ngày thì thì I phát báo Ng.
c) IgIg: Mã số thời gian kéo dài (có thể không liên tục) của thiên tai, phát báo 2 số theo trị số thực, < 10 thêm 1 số 0 đằng trước, trường hợp không xác định được thời gian kéo dài thì IgIg phát báo //;
d) BB: Tên cây trồng bị hại nặng nhất, phát báo 2 số theo bảng 5.
2.1.1.2.2.32. Nhóm (30)JJJJJ
a) (30): Biểu số nhóm;
b) JJJJJ: Tổng diện tích bị hại do thiên tai gây ra, đơn vị là ha, phát báo 5 số theo trị số thực, < 10000 ha thêm 1 số 0 đằng trước, < 1 000 ha thêm 2 số 0 đằng trước v.v…
Ghi chú: Phần “Kết quả điều tra tác hại của thiên tai và sâu bệnh” từ nhóm (26) đến nhóm (29), chỉ phát báo khi có điều tra tác hại trên đồng ruộng nhân dân và phải phát báo cáo đầy đủ các nhóm khi có quan trắc. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.
2.1.1.2.2.33. Nhóm (31)AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50
a) (31): Biểu số nhóm;
b) A: Ẩm độ đất hữu hiệu quan trắc bằng khoan sấy, đơn vị phát báo là mm, phát báo 2 số theo trị số thực, trường hợp = 100 mm phát báo 00;
c) Uđ20Uđ20: Ẩm độ đất hữu hiệu ở độ sâu 20cm;
d) Uđ50Uđ50: Ẩm độ đất hữu hiệu ở độ sâu 50cm.
Chú ý: Nhóm (30) chỉ phát báo đối với các trạm quy định quan trắc độ ẩm đất bằng máy. Trường hợp các trạm chưa tính được độ ẩm khô héo (a) thì báo độ lượng nước trong đất (V).
2.1.2. Dạng mã KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu
2.1.2.1. Dạng mã KSAGROM
Meteo Hanoi KSAGROM 48 (iii)
(14)NTgDDM |
(15)FBBĐE |
(16)E%E%HHH |
(17)DDnEnEG |
(18)ZQP%UdUd |
(19)TQtQtP%m |
(20)SQsQsP%m |
(21) GGCCC |
(22)WWđ%d%d% |
(23) KBBĐTg |
(24)DDMCi%Ci% |
(25)LLLL%L% |
(26)K1000K1000NSNSNS |
(27)QZDDM |
(28)P%mVVV |
(29)IIgIgBB |
(30)JJJJJ |
(31)AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50 |
2.1.2.2. Các quy tắc mã hóa số liệu
2.1.2.2.1. Quy tắc chung
1. Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp theo dạng mã KSAGROM.
2. Mã điện KSAGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp được cấp có thẩm quyền quy định thu thập số liệu khí tượng nông nghiệp ngoài khu vực quan trắc khí tượng nông nghiệp của trạm sử dụng mã điện KSAGROM để phát báo số liệu khảo sát khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Mã điện phải phát báo vào các ngày 9 (tuần 1), 19 (tuần 2) và 29 (tuần 3) hàng tháng. Đối với tháng 2 những năm chỉ có 28 ngày thì phát báo vào ngày 28.
3. Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.
4. Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.
Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần báo các nhóm này.
5. Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm.
2.1.2.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm
2.1.2.2.2.1. Meteo Hanoi KSAGROM 48 (iii):
+ Meteo Hanoi KSAGROM: là phần mở đầu không đổi;
+ 48: Biểu số miền (Việt Nam thuộc miền 48);
+ (iii): Biểu danh trạm Khí tượng nông nghiệp (xem phần phụ lục).
2.1.2.2.2.2. Nhóm (14)NTgDDM
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.16.
2.1.2.2.2.3. Nhóm (15)FBBĐE
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.17.
- Nhóm (16)E%E%HHH
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.18.
2.1.2.2.2.5. Nhóm (17)DDnEnEG
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.19.
2.1.2.2.2.6. Nhóm (18)ZQP%UdUd
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.20.
2.1.2.2.2.7. Nhóm (19)TQtQtP%m
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.21.
2.1.2.2.2.8. Nhóm (20)SQsQsP%m
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.22
2.1.2.2.2.9. Nhóm (21)GGCCC
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.23
2.1.2.2.2.10. Nhóm (22)WWđ%d%d%
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.24.
2.1.2.2.11. Nhóm (23)KBBĐTg
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.25.
2.1.2.2.2.12. Nhóm (24)DDM Ci%Ci%
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.26.
2.1.2.2.2.13. Nhóm (25)LLLL%L%
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.27
2.1.2.2.2.14. Nhóm (26)K1000K1000NSNSNS
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.28
2.1.2.2.2.15. Nhóm (27)QZDDM
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.29.
2.1.2.2.2.16. Nhóm (28)P%mVVV
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.30.
2.1.2.2.2.17. Nhóm (29)IIgIgBB
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.31.
2.1.2.2.2.18. Nhóm (30)JJJJJ
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.32.
2.1.2.2.2.19. Nhóm (31) AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50
Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.33.
3. Các bảng mã
Bảng 1. Mã phát báo số ngày
Số ngày |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9-10-11 |
Mã phát báo |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Bảng 2. Mã phát báo tốc độ gió mạnh nhất trong tuần
Tốc độ gió (m/s) |
0-5,4 |
5,5-7,9 |
8,0-10,7 |
10,8-13,8 |
13,9-17,1 |
17,2-20,7 |
20,8-24,4 |
24,5-28,4 |
28,5-32,6 |
32,7-36,9 |
Cấp gió Beaufort |
≤ 3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Mã số fx |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
0 |
1 |
2 |
Bảng 3. Mã phát báo các ngày trong tuần
Ngày trong tuần |
1 11 21 |
2 12 22 |
3 13 23 |
4 14 24 |
5 15 25 |
6 16 26 |
7 17 27 |
8 18 28 |
9 19 29 |
10 20 30,31 |
Mã phát báo |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
0 |
Bảng 4. Mã phát báo các nhóm giống cây trồng
Giống |
Ngắn này |
Trung bình |
Dài ngày |
Mã số Tg |
1 |
2 |
3 |
Bảng 5. Mã phát báo tên cây trồng
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
61 |
62 |
63 |
|
|
|
Ghi chú: Trong bảng 5 các chữ số bên trên mỗi ô là mã số chỉ tên các loại cây trồng.
Bảng 6. Mã phát báo đợt gieo trồng
Đợt |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
> = 8 |
Mã số Đ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Bảng 7. Mã phát báo kỳ phát dục của cây trồng
Mã số E
Cây trồng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
A |
B |
Lúa |
mọc mầm |
lá thứ 3 |
lá thứ 5 |
cấy |
bén rễ hồi xanh |
đẻ nhánh |
mọc dóng |
trỗ bông |
ngậm sữa |
chắc xanh |
chín hoàn toàn |
Ngô |
mọc mầm |
lá thứ 3 |
|
lá thứ 7 |
|
|
trỗ bông |
nở hoa |
phun râu |
chín sữa |
chín hoàn toàn |
Khoai lang |
|
|
|
|
bén rễ hồi xanh |
ra nhánh |
|
|
hình thành củ |
kín luống |
củ già |
Sắn |
mọc mầm |
|
|
|
|
ra lá |
|
|
|
phân cành |
củ già |
Khoai tây |
mọc mầm |
|
|
|
|
Ra nhánh |
ra nụ |
nở hoa |
hoa tàn |
rạc lá |
củ già |
Lạc |
mọc mầm |
lá thứ 3 |
|
|
|
|
|
nở hoa |
|
hình thành củ |
củ già |
Chè lớn |
nảy chồi |
lá thật thứ nhất |
|
|
|
búp hái |
búp mù |
|
|
|
ngừng sinh trưởng |
Chè gieo hạt |
mọc mầm |
lá cá đầu tiên |
lá thật thứ nhất |
|
|
|
búp mù |
ra nụ |
nở hoa |
hình thành quả |
quả chín |
Cà phê |
đâm chồi |
|
|
|
|
|
ra nụ |
nở hoa |
|
hình thành quả |
quả chín |
Cao su |
ra lá mới |
|
|
|
|
|
|
nở hoa |
|
quả chín |
rụng lá |
Thuốc lá |
mọc mầm |
|
lá thật thứ 5 |
|
phục hồi sinh trưởng |
ra nhánh |
ra nụ |
nở hoa |
|
lá chín kỹ thuật |
|
Mía |
mọc mầm |
lá thật thứ nhất |
lá thật thứ 3 |
|
|
đẻ nhánh |
làm đòng |
trỗ bông cờ |
|
chín kỹ thuật |
|
Bông |
mọc mầm |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
|
ra nụ |
nở hoa |
|
|
nẻ quả |
Thầu dầu |
mọc mầm |
lá thứ 3 |
|
|
|
Phân cành |
|
ra hoa |
|
quả chín |
|
Dâu tằm |
mọc mầm |
|
|
|
|
đâm chồi |
ra lá |
|
|
ngừng sinh trưởng |
|
Đay |
mọc mầm |
lá thật thứ 3 |
|
|
lá thật thứ 20 |
|
ra nụ |
chín kỹ thuật |
nở hoa |
quả chín |
|
Trẩu (trong vườn ươm) |
mọc mầm |
lá thật thứ nhất |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
|
|
|
rụng lá |
|
Trẩu (trong vườn sản xuất) |
đâm chồi |
ra lá mới |
|
|
|
|
|
|
nở hoa |
quả chín |
rụng lá |
Sở (trong vườn ươm) |
mọc mầm |
lá thật thứ nhất |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
|
|
|
|
rụng lá |
Sở (trong vườn sản xuất) |
đâm chồi |
ra lá mới |
|
|
|
|
|
|
nở hoa |
quả chín |
rụng lá |
Hồi |
đâm chồi |
ra lá mới |
|
|
|
|
|
nở hoa |
|
quả chín |
|
Cam, chanh, bưởi |
|
ra lá mới |
|
|
|
|
ra nụ |
nở hoa |
|
quả chín |
|
Dứa |
|
ra lá mới |
|
|
|
|
ra hoa tự |
nở hoa |
|
quả chín |
|
Chuối |
|
|
|
|
phục hồi sinh trưởng |
ra lá |
|
ra hoa |
|
quả chín |
|
Đậu tương |
mọc mầm |
lá kép thứ 3 |
|
|
|
|
ra nụ |
nở hoa |
ra quả |
quả chín |
|
Đậu cô ve |
mọc mầm |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
|
ra nụ |
nở hoa |
|
quả chín |
|
Đậu hà lan |
mọc mầm |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
|
ra vòi |
nở hoa |
ra quả |
quả già |
|
Bắp cải |
mọc mầm |
|
lá thật thứ 5 |
|
hồi xanh |
|
trải lá bàng |
cuốn lá |
|
|
thu hoạch |
Xu hào |
mọc mầm |
|
lá thật thứ 5 |
|
hồi xanh |
|
|
|
|
hình thành củ |
|
Cà chua |
mọc mầm |
|
lá thật thứ 5 |
|
hồi xanh |
|
ra nụ |
nở hoa |
|
quả chín |
|
Dưa chuột |
mọc mầm |
lá thật thứ 3 |
lá thật thứ 5 |
|
|
|
|
nở hoa |
|
quả thành thục |
|
Bầu, bí |
mọc mầm |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
|
ra nụ |
nở hoa |
|
quả chín |
|
Cỏ chăn nuôi (cỏ họ hòa thảo) |
mọc mầm (hoặc bén rễ đâm chồi) |
|
|
|
|
đẻ nhánh |
làm dóng |
trỗ bông, nở hoa |
|
chín hạt |
|
Cỏ chăn nuôi (cỏ họ đậu) |
mọc mầm (hoặc bén rễ đâm chồi) |
lá thật thứ 3 |
|
|
|
ra nhánh |
ra nụ |
nở hoa |
|
quả chín |
|
Cây tự nhiên |
đâm chồi |
|
|
|
|
ra lá mới |
|
nở hoa |
rụng lá |
quả chín |
|
Bảng 8. Mã phát báo trạng thái sinh trưởng cây trồng
Trạng thái sinh trưởng |
Xấu |
Kém |
Trung bình |
Khá |
Tốt |
Cấp |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Mã số G |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Bảng 9. Mã phát báo nguyên nhân gây tác hại
Tên thiên tai |
Không có thiên tai |
Thời tiết |
Sâu |
Bệnh |
Chuột, chim và các tác hại khác |
Mã số Q |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
Bảng 10. Mã phát báo số phần trăm cây trồng bị hại
Số % cây trồng bị hại |
Không hại |
≤ 10 |
11-20 |
21-30 |
31-40 |
41-50 |
51-60 |
61-70 |
71-80 |
> 80 |
Mã số P% |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Bảng 11. Mã phát báo độ ẩm đất
Mức độ ẩm ướt |
Rất khô |
Tương đối khô |
Ẩm trung bình |
Ẩm |
Quá ẩm |
Cấp |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Mã số UdUđ |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
Bảng 12. Mã phát báo tên loại thời tiết và bộ phận cây trồng bị hại
Bộ phận bị hại
Tên thời tiết hại |
Mầm chết |
Lá, thân, cành |
Rễ, củ |
Nụ, hoa, quả |
Cây chết |
Rét hại |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
Sương muối |
06 |
07 |
08 |
09 |
10 |
Mưa đá |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Mưa lớn |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Bão |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
Gió lớn |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Gió khô nóng |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
Hạn hán |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
Úng ngập |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
Bão + mưa lớn + úng ngập |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
Bảng 13. Mã phát báo mức độ hại
Mức độ hại |
Rất nhẹ |
Nhẹ |
Tương đối nặng |
Nặng |
Rất nặng |
Mã số m |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Bảng 14. Mã phát báo loại sâu bệnh
Sâu |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
|
61 |
62 |
63 |
64 |
65 |
|
66 |
67 |
68 |
69 |
70 |
|
71 |
72 |
73 |
74 |
75 |
|
Bệnh |
76 |
77 |
78 |
79 |
80 |
81 |
82 |
83 |
84 |
85 |
|
86 |
87 |
88 |
89 |
90 |
|
91 |
92 |
93 |
94 |
95 |
|
Tác hại khác |
96 |
97 |
98 |
99 |
xx |
Chú thích: Trong bảng 14 các chữ số ở bên trên mỗi ô là mã số chỉ tên các loại sâu, bệnh hoặc các tác hại khác.
Bảng 15. Mã phát báo các tháng trong vụ
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Mã số M |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
0 |
A |
B |
Bảng 16. Mã phát báo tên thiên tai gây tác hại
Tên thiên tai |
Rét hại |
Sương muối |
Mưa đá |
Mưa lớn |
Bão, gió lớn |
Lũ, úng ngập |
Gió khô nóng |
Hạn |
Sâu bệnh |
Mã số Z |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Bảng 17. Mã phát báo cường độ (hoặc tên) thiên tai xảy ra
Loại thiên tai |
Yếu tố phát báo |
Cách phát báo mã số VVV |
Rét hại |
Số đợt rét hại (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 130C từ 3 ngày trở lên) |
Phát báo theo số đợt thực xảy ra, thêm 2 số 0 đằng trước |
Sương muối |
Nhiệt độ không khí thấp nhất (0C) |
Phát báo trị số thực, lấy 1 số lẻ, trường hợp < 10,00C thêm 1 số 0 đằng trước, ≤ 00C cộng thêm 50,0 vào trị số tuyệt đối để phát báo |
Mưa đá |
Đường kính trung bình hạt mưa đá (cm) |
Phát báo theo trị số thực, lấy 1 số lẻ, < 10 thêm 1 số 0 đằng trước |
Bảng 17. Mã phát báo cường độ (hoặc tên) thiên tai xảy ra (tiếp theo)
Loại thiên tai |
Yếu tố phát báo |
Cách phát báo mã số VVV |
Hạn |
Độ ẩm độ đất quan trắc bằng mắt ở độ sâu 0 – 10 cm |
Đơn vị là cấp, trước trị số thực thêm 2 số 0 đằng trước |
Gió khô nóng |
Nhiệt độ không khí cao nhất (0C) |
Phát báo theo trị số thực, lấy 1 số lẻ |
Bão, gió lớn |
Tốc độ gió mạnh nhất (m/s) |
Phát báo theo trị số thực, thêm 1 số 0 đằng trước trị số thực |
Mưa lớn |
Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ (mm) |
Phát báo theo trị số thực, lấy tròn mm, số lẻ phần mười < 0,5 bỏ, số lẻ phần mười ≥ 0,5 lấy lên 1 |
Lũ, úng |
Độ sâu mực nước ruộng lớn nhất (cm) |
Phát báo theo trị số thực, lấy tròn cm, < 100 cm thêm 1 số 0 đằng trước |
Sâu bệnh |
Tên sâu bệnh |
Phát báo theo bảng 14, trước trị số thực thêm 1 số 0 đằng trước |
4. Tổ chức thực hiện
Cơ quan quản lý nhà nước về mã luật khí tượng nông nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng mã luật khí tượng nông nghiệp theo mục đích khác nhau tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
5. Phụ lục
Danh sách biểu số trạm khí tượng nông nghiệp (iii)
TT |
Tên trạm |
Biểu số trạm (iii) |
1 |
Tam đường |
/03 |
2 |
Điện Biên |
811 |
3 |
Sơn La |
806 |
4 |
Mộc Châu |
/25 |
5 |
Hòa Bình |
818 |
6 |
Lào Cai |
803 |
7 |
Sa Pa |
802 |
8 |
Yên Bái |
815 |
9 |
Nghĩa Lộ (Văn Chấn) |
/14 |
10 |
Hà Giang |
805 |
11 |
Tuyên Quang |
812 |
12 |
Thái Nguyên |
831 |
13 |
Định Hóa |
/44 |
14 |
Phú Hộ |
/51 |
15 |
Vĩnh Yên |
814 |
16 |
Cao Bằng |
808 |
17 |
Lạng Sơn |
830 |
18 |
Bắc Ninh |
/54 |
19 |
Bắc Giang |
809 |
20 |
Uông Bí |
/60 |
21 |
Tiên Yên |
837 |
22 |
Phủ Liễn |
826 |
23 |
Ba Vì |
/57 |
24 |
Hà Đông |
/58 |
25 |
Hoài Đức (*) |
//1 |
26 |
Hải Dương |
827 |
27 |
Hưng Yên |
822 |
28 |
Thái Bình |
835 |
29 |
Hà Nam (Phủ Lý) |
821 |
30 |
Nam Định |
823 |
31 |
Ninh Bình |
824 |
32 |
Thanh Hóa |
840 |
33 |
Yên Định |
/67 |
34 |
Hồi Xuân |
842 |
35 |
Đô Lương |
/80 |
36 |
Tây Hiếu |
/76 |
37 |
Quỳnh Lưu |
/77 |
38 |
Tương Dương |
844 |
39 |
Hà Tĩnh |
846 |
40 |
Hương Khê |
/84 |
41 |
Đồng Hới |
848 |
42 |
Tuyên Hóa |
/87 |
43 |
Đông Hà |
849 |
44 |
Khe Sanh |
/90 |
45 |
Huế |
852 |
46 |
Tam Kỳ |
193 |
47 |
Quảng Ngãi |
863 |
48 |
Quy Nhơn |
870 |
49 |
An Nhơn |
864 |
50 |
Tuy Hòa |
873 |
51 |
Nha Trang |
877 |
52 |
Phan Rang |
890 |
53 |
Phan Thiết |
887 |
54 |
Kon Tum |
865 |
55 |
Pleiku |
866 |
56 |
Eahleo |
876 |
57 |
Ea Súp (*) |
//3 |
58 |
Đắk Nông |
886 |
59 |
Đà Lạt |
880 |
60 |
Bảo Lộc |
884 |
61 |
Phước Long |
883 |
62 |
Thủ Dầu Một |
899 |
63 |
Tây Ninh |
898 |
64 |
Nhà Bè (*) |
//6 |
65 |
Long Khánh (Xuân Lộc) |
/88 |
66 |
Mỹ Tho |
912 |
67 |
Xuyên Mộc (*) |
//4 |
68 |
Mộc Hóa |
906 |
69 |
Cao Lãnh |
908 |
70 |
Rạch Giá |
907 |
71 |
Châu Đốc |
909 |
72 |
Ba Tri |
902 |
73 |
Trà Nóc (*) |
//2 |
74 |
Sóc Trăng |
913 |
75 |
Bạc Liêu |
915 |
76 |
Cà Mau |
914 |
77 |
Càng Long |
904 |
78 |
Khí tượng nông nghiệp Buôn Mê Thuột (Eakmat) |
869 |
MỤC LỤC
Số TT |
Nội dung |
|
Lời nói đầu |
1. |
Quy định chung |
1.1. |
Phạm vi điều chỉnh |
1.2. |
Đối tượng áp dụng |
1.3. |
Giải thích từ ngữ |
2. |
Quy định kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp |
2.1. |
Các dạng mã AGROM, KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu |
2.1.1. |
Dạng mã AGROM và các quy tắc mã hóa số liệu |
2.1.1.1. |
Dạng mã AGROM |
2.1.1.2. |
Các quy tắc mã hóa số liệu |
2.1.2. |
Dạng mã KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu |
2.1.2.1. |
Dạng mã KSAGROM |
2.1.2.2. |
Các quy tắc mã hóa số liệu |
3. |
Các bảng mã |
4. |
Tổ chức thực hiện |
5. |
Phụ lục |