Quy chuẩn QCVN 16:2008/BTNMT Mã luật khí tượng bề mặt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2008/BTNMT Mã luật khí tượng bề mặt
Số hiệu:QCVN 16:2008/BTNMTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngLĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:31/12/2008Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2008/BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2008/BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 16:2008/BTNMT

VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶT
National technical regulation on surface meteorological codes

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 16: 2008/BTNMT do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 14 – 2006, Mã luật khí tượng bề mặt, ban hành theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2006.

QUY CHUẨN

KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶT
National technical regulation on surface meteorological codes

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng bề mặt.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc khí tượng bề mặt, các tổ chức, cá nhân liên quan đến mã luật khí tượng bề mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. WMO là tên viết tắt của Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization).

1.3.2. Mã luật khí tượng bề mặt là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng bề mặt.

1.3.3. SYNOP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất.

1.3.4. SHIP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển.

1.3.5. SYNOP MOBIL là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất.

1.3.6. METAR là bản tin thời tiết sân bay thường kỳ (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).

1.3.7. SPECI là bản tin thời tiết sân bay đặc biệt chọn lọc (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).

1.3.8. BUOY là bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao.

1.3.9. CLIMAT là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất.

1.3.10. CLIMAT SHIP là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm thời tiết trên đại dương.

1.3.11. CLI… hay …CLI là bản tin số liệu khí áp trung bình tháng của các vùng trên đại dương.

1.3.12. TYPH là bản tin quan trắc khí tượng khi có bão (phát báo trong nước).

1.3.13. CLIM là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng (phát báo trong nước).

1.3.14. Các từ ngữ khác được giải nghĩa trong phụ lục 1.

2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt

2.1. Các dạng mã SYNOP, SHIP, SYNOP MOBIL và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 12-XII Ext SYNOP

- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất

FM 13-XII Ext SHIP

- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển

FM 14-XII Ext SYNOP MOBIL

- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất

2.1.1. Dạng mã

Đoạn 0

Đoạn 1

iRixhVV

Nddff

(00fff)

5appp

6RRRtR

8NhCLCMCH

9GGgg

Đoạn 2

222Dsvs

(0ssTwTwTw)

(1PwaPwaHwaHwa)

(2PwPwHwHw)

((3dw1dw1dw2dw2)

(4Pw1Pw1Hw1Hw1)

(5Pw2Pw2Hw2 Hw2)

(70Hwa Hwa Hwa)

(8swTbTbTb)

(ICE +

)

Đoạn 3

333

(0EsnT’gT g)

(1snTxTxTx)

(2snTnTnTn)

(3Ejjj)

(4E’sss)

(5j1j2j3j4)

(j5j6j7j8j9)

(6RRRtR)

(7R24R24R24R24)

(8NsChshs)

(9SpSpspsp)

(80000 (0 ….)

(1 …. ) ……)

Đoạn 4

444

N’C’H’H’Ct

Đoạn 5

555

(2SnTnTnTn)

(6RRRR)

(9dcdcfcfc)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

*

Chỉ sử dụng trong FM 12

**

Chỉ sử dụng trong FM 13

***

Chỉ sử dụng trong FM 14

****

Chỉ sử dụng trong FM 13 và FM 14

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ghi chú:

1. Dạng mã FM 12-XII Ext SYNOP dùng để thông báo quan trắc SYNOP bề mặt từ các trạm có người hay tự động cố định trên mặt đất. Dạng mã FM 13 – XII Ext SHIP, dùng cho các bản tin SYNOP quan trắc khí tượng bề mặt từ trạm có người hay tự động trên biển. Dạng mã FM 14-XII Exit SYNOP MOBIL, dùng cho các quan trắc bề mặt từ trạm có người hoặc tự động không cố định trên mặt đất;

2. Bản tin SYNOP từ trạm cố định trên mặt đất được nhận biết bởi nhóm chữ  = AAXX;

3. Bản tin SHIP từ trạm trên biển được nhận biết bởi nhóm chữ MiMiMjMj = BBXX;

4. Bản tin SYNOP MOBIL từ trạm di động trên mặt đất được nhận biết bởi nhóm chữ  = OOXX;

5. Dạng mã bao gồm các nhóm số được sắp xếp trong các đoạn theo chỉ số tăng dần, trừ các trường hợp sau:

(i) Các nhóm của Đoạn 0 và hai nhóm đầu của Đoạn 1 là các nhóm luôn có mặt trong bản tin của các trạm quan trắc bề mặt;

(ii) Nhóm số liệu đầu tiên của Đoạn 2 – 222Dsvs là nhóm luôn có trong bản tin từ các trạm trên biển (nếu có số liệu);

(iii) Nhóm số liệu của Đoạn 4 được nhận biết theo nhóm biểu thị 444;

Do vậy, có các đặc điểm sau đây:

(iv) Sự thiếu hụt thông tin do mất đi ngẫu nhiên của bất kỳ nhóm nào trong các nhóm trên, chỉ hạn chế đối với nội dung thông tin của nhóm đó;

(v) Các quy tắc về việc đưa vào hay bỏ qua các đoạn hay các nhóm trong ngoặc có thể được đặt ra cho từng trường hợp riêng biệt của từng loại trạm hay của nhu cầu về số liệu;

(vi) Độ dài của bản tin có thể được giữ ở mức tối thiểu nhờ việc loại bỏ một số nhóm khi nội dung thông tin này thường không có.

Nhóm mã ICE của Đoạn 2 đóng vai trò chỉ số cho nhóm số liệu cuối cùng của đoạn này hay thông tin bằng lời văn tương đương.

6. Dạng mã được chia thành các đoạn như sau:

Số đoạn

Nhóm biểu thị

Nội dung

0

-

Dữ liệu nhận dạng bản tin (loại, biểu danh tàu hay phao, ngày, giờ, vị trí) và đơn vị đo tốc độ gió;

1

-

Số liệu trao đổi toàn cầu, chung cho các dạng mã SYNOP, SHIP và SYNOP MOBIL;

2

222

Số liệu khí tượng hải văn trao đổi toàn cầu của các trạm biển hay trạm ven bờ;

3

333

Số liệu trao đổi khu vực;

4

444

Số liệu về mây có chân thấp hơn mực trạm được đưa vào theo quy định quốc gia;

5

555

Số liệu sử dụng quốc gia.

2.1.2. Quy tắc

2.1.2.1. Quy tắc chung

2.1.2.1.1. Không đưa tên mã SYNOP, SHIP hay SYNOP MOBIL vào bản tin.

Ghi chú:

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.7

1. Dạng mã SYNOP MOBIL dùng để mã hóa quan trắc khí tượng từ một vị trí không cố định. SYNOP MOBIL không được sử dụng để thay thế cho SYNOP từ vị trí cố định.

2. Một ví dụ áp dụng dạng mã SYNOP MOBIL là để thông báo cho các thông số khí tượng ở vùng có tình trạng khẩn cấp về môi trường.

2.1.2.1.2. Cách sử dụng các nhóm

Áp dụng các ghi chú 1), 2) và 3) ở quy tắc 2.3.2.4 của dạng mã BUOY – bản tin từ trạm phao.

a) Trong một thông báo gồm nhiều bản tin SYNOP từ các trạm cố định trên mặt đất, các nhóm YYGGiw chỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo với điều kiện là các bản tin được thực hiện vào cùng một thời điểm và có cùng đơn vị tốc độ gió;

b) Trong một thông báo gồm nhiều bản tin SHIP từ các trạm trên biển hay các bản tin SYNOP MOBIL từ các trạm di động trên mặt đất, nhóm chỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo; còn các nhóm:

D…D**

hay YYGGiw được đưa vào từng bản tin riêng biệt

A1bwnbnbnb *

* Chỉ dùng trong FM 13

** Chỉ dùng trong FM 13 và FM 14

Ghi chú:

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.7

2.1.2.1.3. Cách dùng các đoạn

a) Các bản tin từ trạm cố định hay di động trên mặt đất ít nhất phải bao gồm các Đoạn 0 và 1. Bản tin từ trạm trên mặt đất ven bờ có số liệu khí tượng hải văn phải bao gồm cả Đoạn 2. Biểu số và vị trí của trạm cố định trên mặt đất chỉ bởi nhóm IIiii;

b) Biểu số của trạm di động trên mặt đất chỉ bởi nhóm D…D. Vị trí của các trạm di động trên mặt đất chỉ bởi các nhóm 99LaLaLa QcL0L0L0L MMMULaUL0­. Ngoài ra, các trạm di động trên mặt đất có nhóm h0h0h0h0im để chỉ độ cao trạm, bao hàm cả đơn vị đo và độ chính xác của độ cao đó;

c) Bên cạnh các Đoạn 0 và 1, bản tin từ các trạm di động trên mặt đất ít nhất phải có các nhóm 5, 8 và 9 của Đoạn 3 khi có số liệu tương ứng;

d) Các bản tin từ trạm trên biển phải luôn có các Đoạn 0 và 1, khi có số liệu tương ứng thì có cả Đoạn 2. Đoạn này luôn bao gồm số lượng tối đa các nhóm số liệu phù hợp với các tình huống quan trắc được. Biểu danh của trạm trên biển chỉ bởi nhóm D…D hay nhóm A1bwnbnbnb. Vị trí của trạm trên biển chỉ bởi các nhóm 99LaLaLa QcL0L0L0L;

đ) Bên cạnh các Đoạn 0, 1 và 2, các bản tin từ các trạm thời tiết đại dương ít nhất phải có các nhóm 5, 8 và 9 của Đoạn 3 khi có số liệu tương ứng;

e) Trong các bản tin trên tàu biển bổ sung, Đoạn 1 bao gồm ít nhất các nhóm iRixhVV Nddff 1snTTT 4PPPP 7wwW1W2 8NhCLCMCH với:

1. iR = 4 ;

2. ix = 1 hay 3 tùy trường hợp.

g) Trong các bản tin từ tầu hỗ trợ, Đoạn 1 bao gồm ít nhất các nhóm iRixhVV Nddff 1snTTT 4PPPP 7wwW1W2 với

1. iR = 4 ;

2. ix = 1 hay 3 tùy trường hợp.

Ghi chú:

1) Dạng rút gọn này của Đoạn 1 được xem là thích hợp với các tầu không có các thiết bị đã được kiểm tra và có thể được yêu cầu phát báo ở các vùng tầu bè thưa thớt hay phát báo theo yêu cầu, đặc biệt là khi có bão đe dọa hay bão xảy ra thường xuyên. Các tầu này có thể phát báo bằng lời văn nếu không thành thạo việc mã hóa;

2. Nếu tầu không phát báo số liệu về mây, h được mã hóa bằng một gạch chéo (/);

3. Nếu tầu không có các thiết bị đã được kiểm tra để cho phép xác định tới phần mười độ của nhiệt độ không khí và/hay phần mười hPa của khí áp, phần mười này được mã hóa bằng một gạch chéo (/).

2.1.2.1.4. Ở bản tin từ trạm tự động, nếu không có số liệu về các yếu tố thuộc nhóm bắt buộc, các chữ của các nhóm này được mã hóa bằng gạch chéo. Khi đó mã số iR, ix và N = 0, N = 9, N = / sẽ báo trước sự vắng mặt các nhóm 6RRRtR, 7wawaWa1Wa2, 8NhCLCMCH, tùy từng trường hợp.

2.1.2.1.5. Trạm cố định trên biển (không phải trạm thời tiết đại dương hay trạm phao buông neo) nếu được cơ quan chủ quản coi như cùng loại với trạm cố định trên mặt đất, sẽ báo biểu danh và vị trí của trạm bằng nhóm IIiii.

2.1.2.1.6. Giờ thực của kỳ quan trắc là thời điểm đọc khí áp kế.

2.1.2.1.7. a) Biểu danh của trạm biển nằm trên giàn khoan hay các sàn khai thác dầu khí chỉ bởi nhóm A1bwnbnbnb;

b) Ở bản tin của các trạm trên biển mà không phải là trạm phao, trạm trên giàn khoan hay các sàn khai thác dầu khí và khi không có biểu danh của tầu, từ SHIP được thay cho D...D.

c) Ở bản tin từ trạm di động trên mặt đất, chỉ khi thiếu biểu danh phù hợp, từ MOBIL mới được thay cho D..D.

2.1.2.2. Đoạn 0

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi