Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 28/2018/NQ-HĐND Thái Bình phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 28/2018/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 28/2018/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành: | 11/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Nghị quyết 28/2018/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2018/NQ-HĐND | Thái Bình, ngày 11 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
Phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
_____________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt; điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
Xét Tờ trình số 217/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra số 45/BC-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (gồm những nội dung chủ yếu kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, Kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2018./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
I. QUAN ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH
- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình được lập trên cơ sở pháp luật về tài nguyên nước, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thái Bình và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan;
- Quy hoạch bảo đảm tính toàn diện giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ chất lượng nước với phòng, chống khắc phục hậu quả do nước gây ra, hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu nguồn nước theo quan điểm khai thác tối ưu các nguồn lực, tối đa hóa hiệu ích kinh tế sử dụng nước, hài hòa các công trình khai thác sử dụng hiện có;
- Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế khai thác nguồn nước dưới đất; bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng nguồn nước; làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước quyết định, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.
II. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
1. Mục tiêu tổng quát
- Bảo đảm sử dụng nước hiệu quả, hài hòa, hợp lý giữa các đối tượng sử dụng nước trên địa bàn tỉnh;
- Phòng, chống, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái, cạn kiệt nguồn nước bảo đảm các mục tiêu chất lượng nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh;
- Phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra đối với kinh tế - xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu phân bổ nguồn nước
- Phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch bảo đảm hài hòa, hợp lý tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Bình cho các ngành dùng nước, giữa các tiểu vùng, trong đó ưu tiên phân bổ đảm bảo cấp đủ 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt, không dưới 80% nhu cầu nước cho các ngành kinh tế - xã hội khác; hạn chế đến mức thấp nhất các mâu thuẫn trong sử dụng nước của các ngành;
- Hạn chế khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt để cung cấp ổn định nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp;
- Phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch bảo đảm:
+ Đến năm 2020: Nguồn cấp nước sinh hoạt là 68,44 triệu m3/năm; du lịch và dịch vụ là 23,30 triệu m3/năm; công nghiệp là 89,55 triệu m3/năm; nông nghiệp là 910,81 triệu m3/năm;
+ Đến năm 2025: Nguồn cấp nước sinh hoạt là 77,38 triệu m3/năm; du lịch và dịch vụ là 26,38 triệu m3/năm; công nghiệp là 121,87 triệu m3/năm; nông nghiệp là 913,76 triệu m3/năm;
+ Đến năm 2035: Nguồn cấp nước sinh hoạt là 82,15 triệu m3/năm; du lịch và dịch vụ là 28,17 triệu m3/năm; công nghiệp là 126,80 triệu m3/năm; nông nghiệp là 920,47 triệu m3/năm.
b) Mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước
- Quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt không bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, đảm bảo chức năng nguồn nước, đáp ứng mục tiêu, chất lượng nước cho các ngành, các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
+ Giai đoạn 2018-2025: Khôi phục và bảo vệ tài nguyên nước mặt đáp ứng chất lượng cho các mục đích sử dụng đạt mức A2 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT;
+ Giai đoạn 2025-2035: Duy trì và bảo vệ tài nguyên nước mặt đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành quy định về chất lượng nước mặt tương đương với mức A2 của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT.
- Chất lượng nước dưới đất đảm bảo không bị ô nhiễm ở các tác động nhân sinh và công nghiệp, đảm bảo trạng thái tự nhiên của tầng chứa nước.
c) Mục tiêu phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Ưu tiên giảm thiểu, khắc phục tình trạng sạt, lở và hậu quả do sạt, lở gây ra trên các đoạn sông đã và đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng;
- Giảm thiểu hiện tượng xâm nhập mặn các tầng chứa nước;
- Phòng, chống tác hại do lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình với tần suất chống lũ P = 0,33%;
- Phòng, chống tác hại do hạn hán cho các vùng có nguy cơ hạn hán;
- Phòng, chống xâm nhập mặn cho các vùng cửa sông ven biển: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hóa, sông Lân, sông Diêm Hộ.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước
a) Thứ tự ưu tiên trong phân bổ tài nguyên nước
Ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: (1) nhu cầu nước cho sinh hoạt; (2) nhu cầu nước cho du lịch, dịch vụ; (3) nhu cầu nước cho công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt.
b) Phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác
* Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường:
- Trong giai đoạn quy hoạch, nước mặt là nguồn cung cấp chính cho toàn bộ các mục đích sử dụng của các ngành; nguồn nước dưới đất được sử dụng vào mục đích dự trữ và chiến lược trong tương lai;
- Đảm bảo đủ nước cho các nhu cầu khai thác, sử dụng, phát triển bền vững nguồn nước và bảo vệ môi trường;
- Nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước (Nguồn nước dự phòng chi tiết tại Phụ lục 01).
* Phân bổ nguồn nước trong điều kiện thiếu nước: Trong điều kiện thiếu nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ cho các ngành như sau:
- Nước cho sinh hoạt: Đảm bảo 100% nhu cầu;
- Nước cho du lịch và dịch vụ: Đảm bảo 100% nhu cầu;
- Nước cho công nghiệp, nước cho nông nghiệp: Đảm bảo cấp tối thiểu 80% so với nhu cầu.
(Lượng nước phân bổ cho từng địa phương chi tiết tại Phụ lục 02).
2. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước
a) Chỉ tiêu quy hoạch bảo vệ chất lượng nước
* Giai đoạn 2018 - 2025:
- Về công tác thu gom xử lý nước thải:
+ Đối với nước thải sinh hoạt: 90% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn cho phép;
+ Đối với nước thải công nghiệp: 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới và 90% cơ sở sản xuất cũ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 90% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn cho phép;
+ Nước thải chăn nuôi, thủy sản được thu gom, xử lý 80% bảo đảm quy chuẩn cho phép.
- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm:
+ Lập và phê duyệt các nguồn nước cần lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh;
+ Cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo đảm các đoạn sông đều đạt mục tiêu chất lượng nước theo quy hoạch;
+ Trám lấp 50% trong tổng số các giếng phải trám lấp trên địa bàn tỉnh.
- Về công tác quản lý: 90% số lượng cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc diện phải lập hồ sơ cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp Giấy phép theo quy định.
* Giai đoạn 2025 -2035:
- Về công tác thu gom xử lý nước thải:
+ Đối với nước thải sinh hoạt: 100% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn cho phép;
+ Đối với nước thải công nghiệp: 100% cơ sở sản xuất xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép; 95% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn cho phép;
+ Nước thải chăn nuôi, thủy sản được thu gom, xử lý 90% bảo đảm quy chuẩn cho phép.
- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm: Hoàn thiện công tác trám lấp giếng phải trám lấp trên địa bàn tỉnh.
- Về công tác quản lý: 100% số lượng cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc diện phải lập hồ sơ cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp Giấy phép theo quy định.
b) Bảo vệ tài nguyên nước
* Giai đoạn 2018-2025:
- Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông hiện đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ứng được mục đích sử dụng đề ra; duy trì, bảo vệ chất lượng nước mặt chưa bị ô nhiễm để bảo đảm đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước trong kỳ quy hoạch;
- Kiểm soát hiệu quả các nguồn thải hiện có và các nguồn thải mới phát sinh trong kỳ quy hoạch: Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế...và các loại nước thải khác được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt; hạn chế cấp phép xả nước thải vào sông: Hồng, Trà lý, Hóa, Luộc;
- Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái cạn kiệt, đảm bảo trạng thái tự nhiên của tầng chứa nước;
- Nâng cao độ che phủ rừng vùng ven biển lên đến 4,3% so với diện tích đất tự nhiên vào năm 2020 và duy trì độ che phủ rừng đến năm 2025 để bảo vệ phát triển rừng; 100% diện tích đất ngập nước ven biển có kế hoạch bảo tồn và phục hồi.
* Giai đoạn 2025-2035:
- Duy trì kiểm soát hiệu quả các nguồn thải hiện có và các nguồn thải mới phát sinh trong kỳ quy hoạch, bảo vệ chất lượng nước mặt để bảo đảm mục tiêu chất lượng nguồn nước;
- Duy trì chất lượng nước dưới đất đảm bảo không bị ô nhiễm bởi các tác động nhân sinh và công nghiệp, đảm bảo trạng thái tự nhiên của tầng chứa nước;
- Duy trì độ che phủ rừng vùng ven biển và diện tích đất ngập nước ven biển (Phân vùng mục tiêu chất lượng nước các sông chính, quan trọng chi tiết tại Phụ lục 03).
3. Quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
a) Phòng, chống sạt lở bờ, bãi sông
- Xác định các nguyên nhân gây sạt lở bờ, bãi sông và đề xuất các giải pháp kiểm soát.
- Khắc phục tình trạng sạt lở bờ, bãi sông trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu tiên, đặc biệt: Xã Nam Hồng (đê cửa sông tả Hồng Hà); Hồng Giang, Đồng Phú (tả Trà Lý); xã Vũ Đông (hữu Trà Lý); xã An Thái, An Mỹ (hữu Hóa); xã Song Lãng, Phúc Thành (hữu Trà Lý); xã Hoa Nam, Trọng Quan, Đông Dương, Thái Hà, Đông Mỹ (tả Trà Lý); xã Tân Bình (hữu Trà Lý),...
(Thứ tự ưu tiên xử lý sạt, lở bờ, bãi sông chi tiết tại Phụ lục 04)
b) Phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất
Xác định các nguyên nhân gây sụt lún đất: Khoan và khai thác nước dưới đất; phễu hạ thấp mực nước... và các giải pháp phòng, chống kịp thời. Ngăn ngừa nguy cơ sụt lún đất do hạ thấp mực nước ngầm tại các khu vực thuộc các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ và Hưng Hà.
c) Phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn các tầng chứa nước
Giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mặn các tầng chứa nước Holocen trên (qh2) thuộc các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy, Quỳnh Phụ và một phần huyện Vũ Thư; Tầng chứa nước Pleistocen (qp) thuộc huyện các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy, thành phố Thái Bình và một phần các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ.
d) Phòng; chống lũ, lụt
Để đảm bảo được các yêu cầu phòng, chống lũ, lụt cho tỉnh Thái Bình thì lưu lượng và mực nước lũ thiết kế của sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa phải đảm bảo phòng, chống lũ có chu kỳ 300 năm, tương đương với tần suất lũ 0,33%; đảm bảo mực nước và lưu lượng lũ thiết kế cho các tuyến sông theo Quyết định số 3032/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế cho các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
e) Phòng, chống tác hại do hạn hán
Phân vùng phòng, chống hạn hán theo các kịch bản tính toán để đưa ra mức độ thiếu nước của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng các biện pháp phòng, chống giảm thiểu tác hại do hạn hán gây ra. Khắc phục tình trạng hạn hán đối với trường hợp lượng nước mưa khan hiếm (P=95%) cho các vùng có nguy cơ hạn hán hơn các vùng khác trên địa bàn tỉnh.
f) Phòng, chống xâm nhập mặn
Xác định các nguyên nhân, dự báo mức độ xâm nhập mặn theo kịch bản nước biển dâng để đưa ra các giải pháp ngăn ngừa sự gia tăng, phạm vi xâm nhập mặn các vùng hạ lưu sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hóa và vùng các sông độc lập ven biển.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về quản lý
a) Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước của các cấp, ngành:
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh trong kỳ quy hoạch;
- Thực hiện chương trình kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo định kỳ: kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước;
- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương;
- Căn cứ diễn biến nguồn tài nguyên nước, tình hình thực tế về số lượng chất lượng các nguồn nước và khai thác, sử dụng nước sẽ định kỳ rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;
- Xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở các vùng trên địa bàn tỉnh;
- Đẩy mạnh giám sát xả nước thải vào nguồn nước; xử lý ô nhiễm môi trường.
b) Tăng cường thể chế, năng lực quản lý của các cấp, các ngành:
- Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó: Tập trung vào cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo việc phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra theo quy hoạch đã đề xuất; kiện toàn bộ máy quản lý tài nguyên nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã;
- Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin; cơ chế trách nhiệm giữa các ngành khai thác sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước;
- Tăng cường các hoạt động giám sát của các bên liên quan thông qua mạng giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước.
c) Tăng cường công tác quản lý cấp phép về tài nguyên nước:
- Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có Giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin;
- Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác tài nguyên nước đã có để đưa vào quản lý theo quy định;
- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác lớn.
d) Công tác truyền thông:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp cơ sở (cấp huyện và cấp xã); phát tờ rơi, phát động phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước...;
- Công khai các cơ sở gây ô nhiễm tài nguyên nước lên các phương tiện thông tin, truyền thông nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước;
- Nâng cao năng lực cảnh báo và dự báo thiên tai: Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ lụt, hạn hán, nâng cao chất lượng cảnh báo lũ;
- Tăng cường nhận thức của người dân về thiên tai để chủ động phòng tránh.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông;
- Tăng cường ứng dụng các thiết bị quan trắc, giám sát số lượng và chất lượng nước trên các sông, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; phòng, chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra;
- Áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm và phát sinh ít nước thải; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước.
3. Giải pháp về phát triển nguồn nước
- Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước từ các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là các công trình thủy lợi và công trình cấp nước tập trung;
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước; tăng cường bảo vệ chất lượng nguồn nước để đảm bảo nguồn cấp nước ổn định;
- Đánh giá tiềm năng và trữ lượng có thể khai thác nước trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở hoạch định giải pháp tạo nguồn bổ sung, xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh;
- Nghiên cứu xây dựng các công trình ngăn mặn trên sông Trà Lý, nâng cấp các cống dưới đê;
- Nghiên cứu tận dụng nguồn nước mưa hằng năm cho mục đích sinh hoạt. Khu vực nông thôn: Sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa tại mỗi gia đình; khu vực đô thị: Xây dựng các hồ nhân tạo chứa nước mưa với mục đích tạo nguồn nước trong mùa hạn hán, đồng thời giảm ngập úng trong mùa mưa.
4. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng tự động quan trắc, giám sát khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh (Mạng lưới giám sát tài nguyên nước thể hiện chi tiết tại Phụ lục 05 và Bổ sung giám sát chất lượng nước mặt chi tiết tại Phụ lục 06);
- Tăng cường bảo vệ môi trường nước các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung; áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm và phát sinh ít nước thải; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước;
- Khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước và thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác; lập danh mục nguồn nước không được san lấp làm cơ sở cho công tác quản lý tại địa phương;
- Đảm bảo độ che phủ cây xanh tại các khu đô thị để duy trì, cân bằng nguồn nước ngầm;
- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ về bảo vệ tài nguyên nước; công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hiệu quả;
- Phát triển hệ thống rừng ngập mặn khu vực ven biển để ngăn chặn xâm nhập mặn; cải tạo và sử dụng hợp lý đất mặn; sửa chữa, nâng cấp các cống ngăn mặn giữ ngọt hiện có.
5. Giải pháp về đầu tư và huy động nguồn vốn
a) Giải pháp về đầu tư:
- Đầu tư kinh phí cho việc thực hiện các dự án, chương trình đề xuất của quy hoạch;
- Đầu tư xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
- Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên nước để thực hiện các chương trình dự án, đề án trong lĩnh vực tài nguyên nước; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
b) Giải pháp về huy động nguồn vốn:
- Áp dụng việc đa dạng hóa nguồn vốn, xã hội hóa trong việc bảo vệ tài nguyên nước; chủ động tìm kiếm tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về tài nguyên nước nhằm tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước;
- Triển khai các chính sách thu thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước, phí nước thải... nhằm tạo nguồn vốn phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Kinh phí thực hiện dự kiến: 1.406 tỷ đồng.
- Giai đoạn từ nay đến 2020: Thực hiện 7 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 37 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2020 - 2025: Thực hiện 8 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 136 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2025 - 2035: Thực hiện 4 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 1.233 tỷ đồng.
(Các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch chi tiết tại Phụ lục 07 kèm theo).
PHỤ LỤC 01
NGUỒN NƯỚC DỰ PHÒNG ĐỂ CẤP NƯỚC SINH HOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA SỰ CỐ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
TT | Sông | Trạm cấp nước | Nguy cơ ô nhiễm | Nguồn nước dự phòng | Số dân (1.000 người) | Lượng nước dự phòng (1.000 m3/ngđ) | ||
Năm 2025 | Năm 2035 | Năm 2025 | Năm 2035 | |||||
1 | Luộc | Nhà máy nước (NMN) xã Tân Tiến, NMN xã Quỳnh Giao, NMN xã An Đồng, trạm cấp nước (TCN) xã An Khê, TCN xã Quỳnh Minh. | Có | Nước ngầm | 273 | 287 | 5,46 | 5,74 |
2 | Tiên Hưng | NMN xã Phong Châu, NMN thị trấn Đông Hưng, TCN xã Đông Giang, NMN xã Thăng Long. | Có | Nước ngầm | 104 | 109 | 2,08 | 2,18 |
3 | Diêm Hộ | NMN xã Đông Cường, NMN xã Thụy Liên, NMN xã Thái Dương, NMN xã Thái Thủy, NMN thị trấn Diêm Điền. | Có | Nước ngầm | 162 | 170 | 3,24 | 3,41 |
4 | Hóa | NMN xã An Lễ. | Có | Nước ngầm | 65,8 | 69,1 | 1,32 | 1,38 |
NMN xã Thụy Ninh, TCN xã Thụy Quỳnh, TCN xã Thụy An, NMN thị trấn An Bài, TCN xã An Mỹ. | Có | Nước ngầm | 56,8 | 59,7 | 1,14 | 1,19 | ||
5 | Trà Lý | NMN xã Bạch Đằng, NMN xã Đông Động, NMN xã Đông Huy, NMN Hoàng Diệu, NMN thành phố, NMN số 1, 2 Nam Long, NMN xã Vũ Ninh, NMN xã Lê Lợi. | Có | Nước ngầm | 535 | 562 | 10,7 | 11,2 |
TCN xã Bình Nguyên, NMN xã Xuân Hòa, NMN xã Hồng Minh. | ||||||||
6 | Hồng | NMN xã Minh Tân, NMN xã Bách Thuận, NMN xã Hồng Lý, TCN xã Vũ Hòa, TCN xã Tự Tân, TCN xã Việt Hùng, TCN xã Nguyên Xá, TCN xã Việt Thuận, TCN xã Duy Nhất, TCN xã Hồng Phong, TCN xã Vũ Tiến, NMN thị trấn Vũ Thư, TCN xã Bình Thanh, TCN xã Vũ Bình, TCN xã Minh Tân. | Có | Nước ngầm | 297 | 312 | 5,94 | 6,24 |
7 | Kiến Giang | NMN xã Nam Chính, NMN xã Đông Trung, TCN xã Đông Minh, TCN xã Tây Tiến, TCN xã Vân Trường, TCN xã Nam Cường, NMN thị trấn Tiền Hải, NMN xã Nam Trung, NMN xã Hòa Bình, NMN xã Quang Trung, NMN thị trấn Thanh Nê, TCN xã Vũ Hội. | Có | Nước ngầm | 223 | 234 | 4,45 | 4,68 |
PHỤ LỤC 02
LƯỢNG NƯỚC PHÂN BỔ CHO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
Bảng 1. Tổng lượng nước phân bổ cho từng địa phương trong giai đoạn quy hoạch
Đơn vị Hành chính | Lượng nước phân bổ (triệu m3/năm) | ||||||||
Trường hợp năm nước trung bình - P=50% | Trường hợp năm nước ít - P=85% | Trường hợp năm xảy ra hạn hán - P=95% | |||||||
2020 | 2025 | 2035 | 2020 | 2025 | 2035 | 2020 | 2025 | 2035 | |
Hưng Hà | 143,49 | 151,04 | 153,03 | 143,49 | 151,04 | 153,03 | 143,49 | 151,04 | 153,03 |
Đông Hưng | 146,63 | 155,93 | 157,64 | 146,48 | 155,78 | 157,49 | 146,42 | 155,72 | 157,43 |
Quỳnh Phụ | 153,29 | 160,86 | 162,23 | 153,29 | 160,86 | 162,23 | 153,29 | 160,86 | 162,23 |
Thái Thụy | 179,07 | 184,44 | 186,24 | 179,07 | 184,44 | 186,24 | 179,07 | 184,44 | 186,24 |
Vũ Thư | 112,82 | 116,17 | 119,73 | 112,82 | 116,17 | 119,73 | 112,82 | 116,17 | 119,73 |
TP.Thái Bình | 50,08 | 51,54 | 53,32 | 50,08 | 51,54 | 53,32 | 50,08 | 51,54 | 53,32 |
Kiến Xương | 139,03 | 146,36 | 147,89 | 139,03 | 146,36 | 147,89 | 139,03 | 146,36 | 147,89 |
Tiền Hải | 167,36 | 172,70 | 174,18 | 167,36 | 172,70 | 174,18 | 167,36 | 172,30 | 173,65 |
Tổng | 1.091,76 | 1.139,04 | 1.154,24 | 1.091,62 | 1.138,89 | 1.154,10 | 1.091,55 | 1.138,43 | 1.153,50 |
Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm lượng nước phân bổ cho từng địa phương trong giai đoạn quy hoạch
Đơn vị Hành chính | Lượng nước phân bổ (%) | ||||||||
Trường hợp năm nước trung bình - P=50% | Trường hợp năm nước ít - P=85% | Trường hợp năm xảy ra hạn hán - P=95% | |||||||
2020 | 2025 | 2035 | 2020 | 2025 | 2035 | 2020 | 2025 | 2035 | |
Hưng Hà | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Đông Hưng | 92,43 | 92,15 | 91,86 | 89,27 | 88,97 | 88,71 | 87,82 | 87,52 | 87,25 |
Quỳnh Phụ | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Thái Thụy | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Vũ Thư | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
TP.Thái Bình | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Kiến Xương | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Tiền Hải | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 96,33 | 95,11 |
PHỤ LỤC 03
PHÂN VÙNG MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH/SÔNG QUAN TRỌNG TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
TT | Sông/đoạn sông | Mục đích khai thác, sử dụng nước | Hiện trạng chất lượng nước | Yêu cầu chất lượng nước theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt" | Yêu cầu đối với chất lượng nước thải khi xả vào nguồn nước các sông |
|
|
|
|
| |
Giai đoạn đến năm 2025 | Giai đoạn đến năm 2035 |
|
|
|
|
| |||||
I | Hồng |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ phân lưu vào sông Luộc đến phân lưu vào sông Trà Lý | - Sinh hoạt | B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp” - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi”. - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. |
|
|
|
|
|
- Nông nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
2 | Từ phân lưu sông Trà Lý đến cống Tân Đệ | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
3 | Từ cống Tân Đệ đến cống Mộ Đạo | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
4 | Từ cống Mộ Đạo đến cửa Ba Lạt | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
II | Luộc |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ sông Hồng đến cống Nhâm Lang | - Sinh hoạt | B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi". - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt |
|
|
|
|
|
- Nông nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
2 | Từ cống Nhâm Lang đến cống bến Hiệp | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
3 | Từ cống bến Hiệp đến cống Đại Nẫm | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
4 | Từ cống Đại Nẫm đến phân lưu vào sông Hóa | - Nông nghiệp | Từ B1 đến B2 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
III | Hóa |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ sông Luộc đến sông Thái Bình | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi". - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. |
|
|
|
|
|
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
IV | Trà Lý |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ sông Hồng đến cống Hậu Thượng | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi". - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. |
|
|
|
|
|
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
2 | Từ cống Hậu Thượng đến cống Thuyền Quan | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
3 | Từ cống Thuyền Quan đến cửa Trà Lý | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
V | Tiên Hưng |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ cống Nhâm Lang đến xã Thăng Long, huyện Đông Hưng | - Sinh hoạt | B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi". - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. |
|
|
|
|
|
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
- Nông nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
2 | Từ xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, đến nhập lưu sông Diêm Hộ | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
VI | Đại Nẫm - Diêm Hộ |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ cống Đại Nẫm đến xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ | - Sinh hoạt | B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi". - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. |
|
|
|
|
|
- Nông nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
2 | Từ xã An Vinh huyện Quỳnh Phụ đến hợp lưu với sông Tiên Hưng | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
| ||||||
3 | Từ hợp lưu với sông Tiên Hưng đến cửa Diêm Hộ | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
VII | Sông Kiến Giang |
|
|
|
|
| |||||
1 | Từ cống Tân Đệ đến xã Vũ Phúc - thành phố Thái Bình | - Sinh hoạt | Từ C đến B1 | A2 | A2 | - Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" - Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị yêu cầu thu gom, xử lý đạt giá trị tại cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt". - Đối với nước thải chăn nuôi phát sinh yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi". - Đối với các nguồn thải khác phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. |
|
|
|
|
|
- Nông nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
2 | Từ xã Vũ Phúc - thành phố Thái Bình đến thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
3 | Từ thị trấn Thanh Nê đến Cửa Lân | - Nông nghiệp | B1 | A2 | A2 |
|
|
|
|
| |
- Sinh hoạt |
|
|
|
|
| ||||||
- Công nghiệp |
|
|
|
|
| ||||||
- Giao thông thủy |
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 04
THỨ TỰ ƯU TIÊN XỬ LÝ SẠT LỞ BỜ, BÃI SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
Tên điểm sạt lở | Tọa độ | Xã | Huyện | Tuyến đê/bờ sông | Vị trí | Ghi chú | |
X | Y |
|
|
| |||
Ưu tiên 1 (Mức độ sạt lở đặc biệt nguy hiểm + đang thực hiện xử lý) | |||||||
Xã Nam Hồng | 659.925 | 2.247.039 | Nam Hồng | Tiền Hải | Đê cửa sông tả Hồng Hà | K6+765 - K6+965 | Sát chân đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 634.247 | 2.267.032 | Hồng Giang | Đông Hưng | Tả Trà Lý | K14+200 - K14+400 | Sát chân đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 635.261 | 2.268.866 | Đồng Phú | Đông Hưng | Tả Trà Lý | Km17+450 - K17+650 | Ảnh hưởng đến bến cảng |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 644.071 | 2.266.075 | Vũ Đông | TP.Thái Bình | Hữu Trà Lý | K32+300- K33+050 | Sát đê cấp III |
Ưu tiên 2 (Mức độ sạt lở đặc biệt nguy hiểm) | |||||||
An Thái | 645.898 | 2.288.262 | An Thái | Quỳnh Phụ | Hữu Hóa | K4+050- K4+350 | Trong phạm vi bảo vệ đê cấp III |
An Mỹ | 650.825 | 2.280.988 | An Mỹ | Quỳnh Phụ | Hữu Hóa | K14+300 - K14+500 | Trong phạm vi bảo vệ đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 633.79 | 2.266.504 | Song Lãng | Vũ Thư | Hữu Trà Lý | K11+700- K11+950 | Sát chân đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 637.594 | 2.268.019 | Phúc Thành | Vũ Thư | Hữu Trà Lý | K17+900 - K18+150 | Sát chân đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 632.589 | 2.267.705 | Hồng Giang | Đông Hưng | Tả Trà Lý | K12+070- K13+200 | Sát chân đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 634.224 | 2.267.639 | Hoa Nam | Đông Hưng | Tả Trà Lý | K14+700- K14+950 | Trong phạm vi bảo vệ đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 638.175 | 2.268.378 | Trọng Quan | Đông Hưng | Tả Trà Lý | Km20+600 - K20+800 | Trong phạm vi bảo vệ đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 638.721 | 2.268.414 | Đông Dương | Đông Hưng | Tả Trà Lý | Km22+100 - K22+200 | Trong phạm vi bảo vệ đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 658.63 | 2.272.814 | Thái Hà | Thái Thụy | Tả Trà Lý | K41+400- K41+700 | Sát chân đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 642.903 | 2.265.463 | Đông Mỹ | TP.Thái Bình | Tả Trà Lý | K33+300- K33+600 | Sát đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 638.975 | 2.264.528 | Tân Bình | TP.Thái Bình | Hữu Trà Lý | K22+400- K22+5500 | Sát đê cấp III |
Ưu tiên 3 (Mức độ sạt lở nguy hiểm) | |||||||
Quỳnh Lâm | 631.816 | 2.288.336 | Quỳnh Lâm | Quỳnh Phụ | Hữu Luộc | Tương ứng K20+500 | Đe dọa đê cấp IV |
Sạt lở bờ sông Luộc | 621.585 | 2.283.379 | An Cầu | Quỳnh Phụ | Hữu Luộc | K4+700 - K5+150 | Nằm ngoài phạm vi đê cấp III |
Sạt lở bờ sông Trà Lý | 625.1 | 2.269.295 | Hồng Minh | Hưng Hà | Tả Trà Lý | K2+500 - K2+800 | Ảnh hưởng tỉnh lộ 545 |
Ưu tiên 4 (Mức độ sạt lở bình thường) | |||||||
Quỳnh Ngọc | 630.16 | 2.286.604 | Quỳnh Ngọc | Quỳnh Phụ | Hữu Luộc | K16+300 - K16+800 | Kè xây dựng đã từ lâu |
Quỳnh Lâm | 631.612 | 2.287.146 | Quỳnh Lâm | Quỳnh Phụ | Hữu Luộc | K18+500- K19+300 | Bãi |
Quỳnh Hoa | 638.22 | 2.290.207 | Quỳnh Hoa | Quỳnh Phụ | Hữu Luộc | K27+500 - K28+500 | Bãi |
An Khê | 646.572 | 2.292.088 | An Khê | Quỳnh Phụ | Hữu Hóa | K0+000 - K0+200 | Bãi |
Sạt lở bờ sông Hồng | 616.645 | 2.282.374 | Tân Lễ | Hưng Hà | Tả sông Hồng | K134+800-K135+200 | Bãi |
Sạt lở bờ sông Luộc | 629.853 | 2.286.178 | Điệp Nông | Hưng Hà | Hữu Luộc | K16+200 - K16+500 | Sạt lở bãi sông |
PHỤ LỤC 05
MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
TT | Sông | Mô tả | Địa điểm | Thông số quan trắc |
1 | Hồng | Trạm thủy văn Nhật Tảo | Tiến Đức, Hưng Hà | Mực nước (H) |
2 | Trước khi phân lưu sông Trà Lý | Độc Lập, Hưng Hà | Mực nước (H) | |
3 | Trước cống Tân Đệ | Dũng Nghĩa, Vũ Thư | Mực nước (H) | |
4 | Trà Lý | Trạm thủy văn Quyết Chiến | Bạch Đằng, Đông Hưng | Mực nước (H) |
5 | Trạm thủy văn Đông Quý | Đông Trà, Tiền Hải | Mực nước (H) | |
6 | Trạm thủy văn Thái Bình | P.Hồng Phong, TP.Thái Bình | Mực nước (H) | |
7 | Luộc | Trạm thủy văn Triều Dương | Tân Lễ, Hưng Hà | Mực nước (H) |
8 | Trước cống Bến Hiệp | Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ | Mực nước (H) | |
9 | Trước cống Nhâm Lang | Tân Tiến, Hưng Hà | Mực nước (H) | |
10 | Hóa | Trước cống Xi | An Khê, Quỳnh Phụ | Mực nước (H) |
11 | Tiên Hưng | Sau cống Nhâm Lang trên sông Tiên Hưng | Tân Tiến, Hưng Hà | Mực nước (H) |
12 | Đại Nẫm - Diêm Hộ | Sau cống Đại Nẫm trên sông Đại Nẫm | Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ | Mực nước (H) |
13 | Kiến Giang | Sau cống Tân Đệ trên sông Kiến Giang | Dũng Nghĩa, Vũ Thư | Mực nước (H) |
PHỤ LỤC 06
BỔ SUNG ĐIỂM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
TT | Sông | Địa điểm | Mô tả | Ghi chú |
1 | Hồng | Trạm thủy văn Ba Lạt | Hạ lưu sông Hồng | Theo Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 |
2 | Hóa | Thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ | Sau KCN Cầu Nghìn 400m | Giám sát chất lượng nước sau Khu công nghiệp Cầu Nghìn |
3 | Kiến Giang | Xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải | Mẫu nước tại xã Đông Lâm | Giám sát chất lượng nước hạ lưu sông Kiến Giang |
4 | Trà Lý | Xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy | Quan trắc xả thải 02 nhà máy Nhiệt điện Thái Bình | Giám sát chất lượng nước hạ lưu sông Trà Lý |
PHỤ LỤC 07
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình)
TT | Tên dự án | Nguồn kinh phí | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Kinh phí (tỷ đồng) |
Giai đoạn 2018-2020 | 37 | ||||
1 | Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước | Ngân sách nhà nước (NSNN) các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thành phố | 1 |
2 | Lập hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thành phố | 6 |
3 | Xây dựng và duy trì hệ thống hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN tỉnh Thái Bình | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Công thương, Giao thông Vận tải, Y tế, Xây dựng; UBND các huyện, thành phố | 5 |
4 | Kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước; phòng tránh giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố | 8 |
5 | Xây dựng báo cáo tài nguyên nước tỉnh Thái Bình | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố | 3 |
6 | Dự án điều tra, đánh giá ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh | NSNN các cấp | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố | 2 |
7 | Quy hoạch xả nước thải làng nghề trên địa bàn tỉnh | NSNN các cấp | Sở Xây dựng | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố | 12 |
Giai đoạn 2020-2025 | 136 | ||||
8 | Điều tra, xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh các khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thành phố | 3 |
9 | Xây dựng hoàn thiện mạng quan trắc, giám sát khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Thái Bình phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước. (giai đoạn 1) | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thành phố | 9 |
10 | Điều tra hiện trạng lỗ khoan hỏng, xây dựng quy trình và lập kế hoạch trám lấp trong toàn tỉnh. | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thành phố | 2 |
11 | Đầu tư trang thiết tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường |
| 5 |
12 | Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt, và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trong điều kiện biến đổi khí hậu | Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố | 3 |
13 | Xây dựng bộ mô hình phục vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thành phố | 4 |
14 | Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Cầu Nghìn, Tiền Hải, Sông Trà. | Nguồn vốn xã hội hóa | Nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng | BQL Khu kinh tế và Các KCN, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố | 60 |
15 | Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các thị trấn trên địa bàn 7 huyện tỉnh Thái Bình (giai đoạn 1) | NSNN các cấp, nguồn vốn xã hội hóa | Sở Xây dựng | Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố | 50 |
Giai đoạn 2025-2035 | 1.233 | ||||
16 | Xây dựng 1 đập ngăn mặn kết hợp cầu giao thông trên sông Trà Lý | NSNN các cấp | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố | 1.000 |
17 | Xây dựng hệ thống giám sát và xây dựng bản đồ cảnh báo ở các khu vực thường xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, UBND các huyện, thành phố | 58 |
18 | Xây dựng mạng quan trắc Tài nguyên nước tỉnh Thái Bình (giai đoạn 2) | NSNN các cấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | 25 |
19 | Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các thị trấn trên địa bàn 7 huyện tỉnh Thái Bình (giai đoạn 2) | NSNN các cấp, nguồn vốn xã hội hóa | Sở Xây dựng | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố | 150 |