Kế hoạch 134/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015

thuộc tính Kế hoạch 134/KH-UBND

Kế hoạch 134/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:134/KH-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạch
Người ký:Nguyễn Văn Khôi
Ngày ban hành:16/08/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------------------
Số: 134/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2013
 
 
HỒ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015
 
 
Thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011 - 2015 và Chương trình số 06-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý đô thị”; thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch các phân khu đô thị trên địa bàn Thành phố; thực hiện Đồ án Quy hoạch cây xanh, công viên vườn hoa và hồ Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015 như sau:
1. Phạm vi
Phạm vi của Kế hoạch gồm hệ thống công viên, cây xanh, hồ nước trên các trục đường phố (gồm vườn hoa, cây xanh trên các trục đường lớn) theo ranh giới hành chính của 10 quận nội thành và phụ cận nằm trong danh mục các hạng mục cần thiết phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp đợt đầu, giai đoạn đến năm 2015
2. Mục tiêu kế hoạch:
- Đầu tư phát triển hệ thống công viên, cây xanh, hồ nước để từng bước triển khai quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống công viên, vườn hoa, hồ nước hiện có trong đô thị đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi của nhân dân Thủ đô; các hồ nước được cải tạo, nâng cấp đồng bộ kết hợp với vườn hoa, công viên cây xanh trên địa bàn các quận nội thành góp phần cải tạo cảnh quan môi trường và điều hòa việc tiêu, thoát nước của thành phố.
- Quản lý, vận hành, duy trì công viên, vườn hoa, hồ nước hiện có góp phần đảm bảo cảnh quan môi trường và vui chơi giải trí của nhân dân Thủ đô; các vườn hoa thuộc các quận, huyện, thị xã hiện có được giữ gìn và phát triển ổn định.
1. Hiện trạng các công viên, vườn hoa
Hiện trạng hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn Thành phố còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân. Công viên Hòa Bình được Thành phố đầu tư xây dựng và hoàn thành chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là công viên có kiến trúc cảnh quan đẹp, công trình đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2010 và một số công viên, vườn hoa đã được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp đồng bộ để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân Thủ đô.
Một số các công viên do quận, huyện quản lý (Thành Công, Dịch Vọng, các vườn hoa nhỏ tại các khu đô thị, khu nhà ở...) còn nhiều bất cập do UBND các quận, huyện quản lý chưa tốt trật tự trị an, trật tự xây dựng nên dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất, lấn chiếm đất không gian chung của công viên làm hàng quán, dịch vụ trông xe gây bức xúc cho người dân; Một số các công viên đầu tư theo hình thức xã hội hóa (Tuổi trẻ Thủ đô, Gamuda, ..) chủ đầu tư chưa thực hiện đúng theo giấy phép đầu tư, vi phạm quy hoạch, chậm triển khai xây dựng giải phóng mặt bằng kéo dài (do yếu tố khách quan) gây ảnh hưởng cảnh quan đô thị và bức xúc của người dân.
Các công viên: Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ và các công viên thuộc các Quận quản lý, tuy đã được đầu tư cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp một số hạng mục, nhưng vẫn còn thiếu tính đồng bộ tổng thể, chất lượng cảnh quan kiến trúc còn đơn điệu và không đồng đều; Các vườn hoa có vị trí đẹp tập trung chủ yếu tại 4 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), trong đó có một số vườn đã được đầu tư nâng cấp cải tạo đồng bộ, cảnh quan đẹp như vườn hoa: 19/8, Tao Đàn, Vạn Bảo, Cổ Tân, Công Đoàn, Thủy Lợi, Vạn Xuân, Nguyễn Cao... đã được; Một số vườn hoa cũ, chưa được đầu tư cải tạo, hiện đang xuống cấp như: Lê Trực, Tây Hồ, Phùng Hưng, Tây Sơn (cạnh đường Tràng Thi - Quang Trung), Mê Linh, Pasteur...vv.
Phụ lục I: Hiện trạng các công viên, vườn hoa (bao gồm cả dải phân cách trên các tuyến đường) cần cải tạo, xây dựng kèm theo.
2. Hiện trạng cây xanh bóng mát:
Tại các tuyến đường phố và các công viên trên địa bàn thành phố hiện có hơn 100 loài cây, trong đó có 25 loài cây có số lượng cá thể lớn có thể coi là cây xanh truyền thống như Xà cừ, Sữa, sấu, Lát, Muồng, Chẹo, Sếu, Phượng, Sưa đỏ, Thàn mát, Vàng anh, Quyếch, Nhội, Bàng... Theo kết quả thống kê năm 2008 có khoảng 44.225 cây, trong đó: Xà cừ: 5.306 cây, Muồng: 5.548 cây, Bằng lăng: 5.438 cây, Phượng: 3.797 cây, Sữa 3.757 cây, Bàng: 2.826 cây, Chẹo: 2.058 cây, sấu: 2.209 cây;
- Đặc điểm cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến phố cổ (Hàng Ngang, Hàng Đào, Lãn Ông, Hàng Buồm...) có đặc điểm nhỏ và ngắn theo hình bàn cờ, vỉa hè hẹp, nhà cửa đan xen, các khu phố này chủ yếu là kinh doanh bán hàng do vậy không trồng được những cây có đường kính và tán lớn; cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến phố cũ: Các phố được hình thành từ thời Pháp thuộc, đã được thiết kế với các đường phố dài, rộng, vỉa hè rộng, nhà cửa gồm nhiều biệt thự đẹp và được trồng bằng các loài cây bóng mát như: cây sấu tại phố Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng, Trần Phú; cây Phượng tại phố Lý Thường Kiệt, cây Xà cừ tại đường Hoàng Diệu, cây Sao đen tại phố Lò Đúc, cây Sữa tại phố Nguyễn Du...Cây có đường kính lớn, cổ thụ, dáng đẹp tạo cảnh quan kiến trúc. Tuy nhiên một số cây đã đến tuổi trưởng thành bị mối đục thân hoặc mục gốc, thân cành có thể gãy đổ gây nguy hiểm trong mùa mưa bão; cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến phố mới được xây dựng trong khoảng từ 20 năm trở lại đây như Liễu Giai, Hoàng Quốc Việt, cầu Giấy, Lê Thanh Nghị, Trần Khát Chân, Đào Tấn... Hệ thống cây xanh bóng mát đã được trồng theo quy hoạch, tuyến phố được trồng từ 1 đến 2 loài cây chủ đạo như Sữa, Muống, Sấu, Chẹo, Lát. Các cây có đường kính thân từ 20-40cm, chiều cao khoảng từ 8-10m, tán phát triển đẹp đã phát huy được hiệu quả cảnh quan và môi trường.
- Một số loài cây trồng hiện có như keo, dâu da, vông, dướng, trứng cá, bạch đàn, sung...đây là các loài cây không thuộc danh mục cây trồng đường phố, được người dân trồng tự phát nhiều trên vỉa hè để lấy bóng mát. Đặc điểm các loài cây này là cây gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu róm, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông nên cần có kế hoạch thay thế bằng các loài cây đúng chủng loại đô thị và theo quy hoạch.
- Trong quá trình phát triển của đô thị, do tác động của các nguyên nhân chủ quan, nhiều cây xanh bóng mát phát triển cong, nghiêng, xấu gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông. Các cây này cần được thay thế bằng các loài cây đảm bảo chất lượng, theo quy hoạch.
3. Hiện trạng các hồ nước:
Hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có khoảng 111 hồ/ao với tổng diện tích khoảng 1.165 ha, trong đó một số hồ đã được cải tạo (nạo vét, kè mái hồ, làm đường dạo, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cây xanh chiếu sáng) gồm: Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bảy Mẫu, Thiền Quang.. .vv đã phát huy hiệu quả đầu tư góp phần cải tạo cảnh quan môi trường và điều tiết việc thoát nước của thành phố; hiện tại còn khoảng 65 hồ chưa được cải tạo (chiếm khoảng gần 2/3 trong tổng số 111 hồ/ao ở Hà Nội) môi trường các hồ này hiện đang bị xuống cấp do những nguyên nhân sau:
- Do ý thức của một số bộ phận dân cư còn thấp, trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành còn hạn chế và do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên tại các hồ chưa được kè nằm trong khu vực dân cư hiện tượng lấn chiếm đổ đất, phế thải xây dựng, vứt rác, xả nước thải trực tiếp xuống hồ thường xuyên diễn ra như hồ Linh Quang, Rẻ quạt, Tai Trâu, Tứ Liên, Đầm ấu... Rác thải xả trực tiếp xuống hồ là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Việc đổ phế thải bừa bãi xuống bờ và lòng hồ gây mất mỹ quan đô thị, làm lòng hồ bị bồi lắng, thu hẹp diện tích sử dụng cũng như giảm khả năng điều hòa thoát nước của hồ gây tình trạng úng ngập khu vực xung quanh.
- Một số hồ lắp đặt các đăng đó, cửa phai để dâng nước nuôi cá làm ảnh hưởng đến dòng chảy thoát nước như hồ Tam Trinh, hồ Tư Đình, Phương Liệt 1... những việc làm đó đã làm suy thoái điều kiện vệ sinh trên và xung quanh các hồ chưa được cải tạo.
- Ngoài việc bị lấn chiếm do đổ đất, phế thải và rác thải, các hồ còn bị bồi lắng rất nhiều do nhiều năm không được nạo vét, mặt hồ phủ kín đầy rau muống, bèo các loại... gây mất mỹ quan, không phát huy được vai trò điều hòa thoát nước mưa.
1. Đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa giai đoạn đến năm 2015:
- Đầu tư xây dựng và cải tạo các công viên, cây xanh, vườn hoa, hồ nước theo đúng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và các Quy hoạch chi tiết được UBND Thành phố phê duyệt; từng bước triển khai quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
- Sử dụng đất đúng chức năng theo quy hoạch được duyệt, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công viên, vườn hoa, hồ nước theo phương thức xã hội hóa.
- Đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công viên, vườn hoa theo quy hoạch, trong đó triển khai đầu tư xây dựng một số vườn hoa nhỏ tại trung tâm hành chính các huyện ngoại thành và đẩy nhanh việc triển khai các dự án: công viên Yên Sở, Hữu Nghị, Nhân Chính, Bắc Nam Nghĩa trang Mai Dịch... Cụ thể như sau:
a) Đầu tư xây dựng mới các công viên giai đoạn đến năm 2015 (một số công viên kết thúc thực hiện đến năm 2016).
Tổng kinh phí (Vốn xã hội hóa dự kiến là): 3.180,9 tỷ đồng

 

TT
Tên Công viên
DT (Ha)
Tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)
Nguồn vốn
Thi gian (khởi công-hoàn thành)
Ghi chú
1
Công viên Yên Sở
322,57
1100
(tổng mức 3.760)
XHH
2010-2016
Theo giấy chứng nhận đầu tư số 011043000257 ngày 22/3/2011 Tập đoàn Gamuda
2
Công viên và hồ điều hòa phía Bắc và phía Nam nghĩa trang Mai Dịch
10,28
10,00
795,9
BT
2013-2016
UBND chấp thuận cho Cty CP BĐS Hồng Ngân, (PA đồng ý 17ha thị trấn Cầu Diễn)
3
Công viên Nhân Chính
16,00
320,0
XHH
2012-2016
Tập đoàn Vina Megastar
4
Công viên Hữu Nghị
20,40
408,0
XHH
2014-2016
 
5
Công viên CV1 (đường Phạm Hùng)
26,0
520
XHH
2013-2016
 
6
Công viên vui chơi sinh thái tại Km7 Đại lộ Thăng Long (Tây Mỗ, Từ Liêm)
2,5
37,0
XHH
2013-2015
UBND TP đã giao cho UBND huyện Từ Liêm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (06 nhà ĐT)
 
Tng cộng
 
3.180,9
 
 
 
b) Đầu tư xây dựng mới 09 vườn hoa trên địa bàn 09 huyện ngoại thành:
Đầu tư xây dựng một số vườn hoa nhỏ tại trung tâm hành chính các huyện ngoại thành góp phần cải tạo cảnh quan đô thị;
Tổng kinh phí (ngân sách thành phố): 90 tỷ đồng

 

TT
Các huyện
Đầu tư xây dựng mi
Kinh phí (tỷ đồng)
Số lượng (vườn hoa)
Diện tích (ha)
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
1
Ba Vì
1
0,5
 
10
 
2
Mỹ Đức
1
0,5
10
 
 
3
Phúc Thọ
1
0,5
 
10
 
4
Quốc Oai
1
0,5
 
 
10
5
Thạch Thất
1
0,5
10
 
 
6
Thanh Oai
1
0,5
 
 
10
7
Thanh Trì
1
0,5
10
 
 
8
Thường Tín
1
0,5
 
10
 
9
Ứng Hòa
1
0,5
 
 
10
 
Tng
9
4,5
30
30
30
 
Cộng
90,0
2. Đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang 10 vườn hoa trên đa bàn 03 quận (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình):
Tổng kinh phí: 41,844 tỷ đồng
Quản lý, duy trì và phát triển hệ thống các công viên, cây xanh, vườn hoa, hồ nước hiện có. Rà soát, hoàn thiện Quy hoạch chi tiết đảm bảo phát triển phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành của Thành phố. Từng bước đầu tư cải tạo, chỉnh trang đồng bộ các công viên, vườn hoa, hồ nước tại các quận trung tâm Thành phố, đảm bảo phát triển bền vững, văn minh, hiện đại, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô giai đoạn đến năm 2015. Kinh phí thực hiện, bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố, vốn do các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng.
- Tổ chức cải tạo, chỉnh trang lại mặt bằng cảnh quan kiến trúc, cây xanh, đường dạo các công viên, vườn hoa, phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế.
- Thay thế sử dụng các loại vật liệu thông dụng có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với cảnh quan kiến trúc công viên, vườn hoa và nơi công cộng.
- Tổ chức các khu vui chơi hấp dẫn, văn minh phù hợp với chức năng phục vụ theo quy hoạch và quy mô hoạt động.
- Cải tạo hệ thống thoát nước, chiếu sáng tại các công viên, vườn hoa, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân.

 

TT
Tên vườn hoa
D.tích (Ha)
Kinh phí NSTP (tỷ đồng)
Thời gian thực hiện
Ghi chú
 
Vườn hoa
 
 
 
 
1
Quận Ba Đình
 
 
 
 
 
Vườn Lê Trực
0,15
1,98
2014
 
 
Vườn Tây Hồ
0,9
11,88
2015
 
2
Quận Hoàn Kiếm
 
 
 
 
 
Vườn Diên Hồng
0,45
5,94
2014
 
 
Vườn Mê Linh
0,1
1,32
2014
 
 
Vườn Tây Sơn
0,12
1,58
2014
 
 
Vườn Cửa Nam
0,05
0,66
2014
 
 
Vườn Phùng Hưng
0,1
1,32
2014
 
3
Quận Hai Bà Trưng
 
 
 
 
 
Vườn Tăng Bạt Hổ 1
0,1
1,32
2015
 
 
Vườn Pasteur
0,7
9,24
2014
 
 
Vườn Việt Xô
0,5
6,60
2014
 
 
Tổng cộng
3,7
41,84
 
 
3. Cải tạo hệ thống cây xanh đô thị giai đoạn 2014-2016:
a) Từng bước thay thế cây không đúng chủng loại cây đô thị (trên địa bàn 9 quận nội thành):
Tổng kinh phí thực hiện: 8,8 tỷ đồng
Thay các cây cấm trồng, các cây không đúng theo chủng loại đô thị, trồng thay thế bằng các loài cây chủ đạo của tuyến phố theo kích thước, độ cao phân cành theo quy định; có tán đẹp và phối kết hợp tạo cảnh quan; một số tuyến đường phố vẫn còn số cây cong, nghiêng, cây xấu và cây ảnh hưởng đến giao thông (che khuất tầm nhìn tại các nút giao thông và cây che đèn tín hiệu giao thông); cây sâu mục, cây chết mới phát hiện sẽ được đơn vị quản lý cùng với cơ quan chức tiếp tục kiểm tra, khảo sát và thay thế dần để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và phá hỏng các công trình hạ tầng khác, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong các mùa mưa bão.
Khối lượng thực hiện giai đoạn 2014-2016 là 2.208 cây, cụ thể như sau:

 

TT
Địa điểm thực hiện
Đơn vị
Khối lượng
Kinh phí (Triệu đồng)
Năm thực hiện
Số tuyến
2014
2015
2016
1
Quận Ba Đình
cây
376
1.504
 
1.504
 
72
2
Quận Đống Đa
cây
242
968
 
968
 
43
3
Quận Cầu Giấy
cây
292
1.168
1.168
 
 
34
4
Quận Hai Bà Trưng
cây
406
1.624
 
 
1.624
88
5
Quận Hoàn Kiếm
cây
344
1.376
1.376
 
 
130
6
Quận Hoàng Mai
cây
132
528
 
528
 
31
7
Quận Tây Hồ
cây
72
288
288
 
 
14
8
Quận Long Biên
cây
75
300
 
 
300
8
9
Quận Thanh Xuân
cây
269
1.076
 
 
1.076
27
 
Tổng cộng
 
2.208
8.832
2.832
3.000
3.000
447
b) Trồng cây thay thế tại địa bàn 9 quận nội thành:
Tổng kinh phí thực hiện: 9 tỷ đồng.
- Tại các tuyến phố cổ: Trồng các loại cây có thân thẳng, có độ cao thích hợp, rễ không ăn nổi, tán hẹp thích hợp với vỉa hè nhỏ, phố ngắn. Một số loài cây có thể trồng như: Chẹo, Bằng lăng, Muồng vàng...
- Tại các tuyến phố cũ có hè rộng hơn: Thay các cây không đúng chủng loại, cây cấm trồng bằng loài cây chủ đạo của tuyến phố. Các cây trồng thay thế có đường kính lớn (≥ 10cm), cây thẳng đẹp, không sâu bệnh như Bằng lăng, Sấu, Phượng, Sao đen, Sữa, Chẹo, Lát hoa, Thàn mát.
- Tại các tuyến phố mới: Trồng cây theo chủ đề cây xanh đô thị tán đẹp, lá thường xanh, ít rụng lá, cây lâu niên, thân thẳng, rễ ăn sâu ít ăn ngang để tạo cảnh quan môi trường. Đối với vỉa hè rộng >3m, không vướng dây điện trồng Lát hoa, Chẹo, Sấu, Thàn mát, Phượng... là những loài tán và hoa đẹp, ít đổ gẫy, rễ chìm. Đối với vỉa hè < 3m trồng Bằng lăng, Phượng, Chẹo... là những loài chịu cắt tỉa, cho hoa đẹp.
+ Đối với các dải phân cách rộng trên 4m: Đây là những phố có đường rộng với nhiều công trình kiến trúc to đẹp vì vậy cần lựa chọn loài cây sinh trưởng và phát triển không hạn chế về chiều cao, tán lá, chịu được mưa bão. Các loài cây trồng như Lát hoa, Sao đen, Chò chỉ, Dầu Rái, Chẹo... thuộc cây gỗ lớn, cây phát triển cao, dáng đẹp.
+ Đối với công viên, vườn hoa: Chú ý tới sự cân đối hài hòa giữa chiều cao cây, màu sắc hoa, hương thơm, hình khối tán và cảnh quan xung quanh tạo nên cảm giác thay đổi không nhàm chán cho khách tham quan. Cây có hoa đẹp, mùi thơm, chịu được gió bão như Phượng, Muồng hoàng yến, Bằng lăng, Ngọc lan, Vàng anh; Cây trồng ven hồ có dáng đẹp như Lộc vừng, Osaka, Móng bò, Ban...
* Khối lượng thực hiện giai đoạn đến năm 2016: 4.500 cây.
Bảng kế hoạch thay thế cây không đúng chủng loại cây đô thị (cây cấm trồng) giai đoạn 2014-2016:

 

TT
Địa điểm thực hiện
Đơn vị
Khối lượng
Kinh phí (triệu đồng)
Năm thực hiện
Số tuyến
2014
2015
2016
1
Quận Ba Đình
cây
550
1.100
1.100
 
 
72
2
Quận Đống Đa
cây
500
1.000
 
1.000
 
43
3
Quận Cầu Giấy
cây
550
1.100
 
1.100
 
34
4
Quận Hai Bà Trưng
cây
550
1.100
1.100
 
 
88
5
Quận Hoàn Kiếm
cây
450
900
900
 
 
130
6
Quận Hoàng Mai
cây
500
1.000
 
 
1.000
31
7
Quận Tây Hồ
cây
500
1.000
 
 
1.000
14
8
Quận Long Biên
cây
350
700
 
700
 
8
9
Quận Thanh Xuân
cây
550
1.100
 
 
1.100
27
 
Tổng cộng
 
4.500
9.000
3.100
2.800
3.100
447
c) Đánh mã số cây trên toàn thành phố:
Tổng kinh phí thực hiện: 1,3 tỷ đồng.
Tiếp tục đánh mã số cây trên địa bàn toàn thành phố làm cơ sở xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cây xanh đô thị, tăng cường quản lý, bảo vệ và chăm sóc cây xanh; Khối lượng cây cần đánh mã số trong giai đoạn đến năm 2015 là: 44.225 cây;
d) Cắt tỉa cây trên các tuyến phố:
Tổng kinh phí thực hiện: 35 tỷ đồng
Tiếp tục thực hiện cắt tỉa cây theo tiêu chí trên các tuyến phố để tạo sự đồng nhất, cảnh quan; cắt tỉa cây theo đơn công văn, cắt tỉa phòng bão, hạ độ cao, cắt cân tán. Kinh phí theo hồ sơ đặt hàng năm của các đơn vị quản lý.
Thực hiện cắt sửa nhẹ tán, cân tán, khống chế chiều cao đối với Xà cừ, Muồng và các cây cao, nguy hiểm trong mùa mưa bão trên các tuyến đường phố giai đoạn 2013-2015: 10.854 cây (Xà cừ 5.306 cây; Muồng 5.548 cây); (trong đó: cắt tỉa Xà Cừ khoảng 30 tỷ; cắt tỉa cây cao, nguy hiểm khoảng: 5 tỷ). Việc cát tỉa cây sẽ kích thích quá trình sinh trưởng nhanh, mùa xuân cây này lộc đâm chồi mạnh, mùa hè cây sẽ có tán đẹp đáp ứng yêu cầu, tạo nên vẻ đẹp mới cho tuyến đường; loại bỏ nguy cơ cành khô, khống chế chiều cao chung, đảm bảo an toàn khi gặp mưa bão. Thời gian thực hiện: Mùa khô (khoảng tháng 10,11,12).
đ) Bổ sung phương tiện phục vụ công tác chặt hạ, duy trì cây xanh.
Tổng kinh phí đầu tư: 25 tỷ đồng
Đầu tư bổ sung phương tiện cho đơn vị quản lý phục vụ công tác phòng chặt hạ, duy trì cây xanh: (gồm 01 xe cẩu Huyndai 10 tấn; 01 xe ép rác; 02 xe caaut tự hành Huyndai 5 tấn; 02 xe nâng đưa người làm việc trên cao khẩu độ 12m; 02 xe nâng đưa người làm việc trên cao khẩu độ 24m)
4. Cải tạo hồ nước trên địa bàn các quận nội thành và huyện Từ Liêm:
Xây dựng, cải tạo các hồ nước đáp ứng cả hai mục chức năng là điều hòa nước góp phần chống ngập úng và cải tạo cảnh quan môi trường. Các hạng mục xây dựng, cải tạo bao gồm: nạo vét lòng hồ đến cao trình thiết kế; xây dựng kè, đường dạo, chiếu sáng, không gian cây xanh xung quanh hồ; lắp đặt cống bao thu gom nước thải; lắp đặt trạm bơm điều tiết mực nước, xây dựng cửa điều tiết, điều hòa nước để cải thiện cảnh quan môi trường, điều hoà nước góp phần chống úng ngập cho thành phố.
Trong giai đoạn năm 2012-2016 trên địa bàn 07 quận nội thành và huyện Từ Liêm triển khai xây dựng, cải tạo 31 hồ; trong đó tiếp tục hoàn chỉnh 14 hồ hiện đang triển khai trên địa bàn 5 quận: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên; với kinh phí và thời gian thực hiện như sau:
- Tổng số hồ: 31 hồ
- Tổng kinh phí: 1.601,82 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn Ngân sách thành phố dự kiến: 926,33 tỷ đồng (chủ yếu GPMB)
+ Vốn ODA dự kiến là: 369,50 tỷ
+ Ngân sách quận là: 45,00 tỷ
+ Vốn xã hội hóa là: 260,99 tỷ
Danh mục các hồ trong nội thành Hà Nội cải tạo giai đoạn 2012 - 2016:

 

TT
Tên hồ
Diện tích (ha)
Kinh phí (triệu đồng)
Nguồn vốn
T. gian khi công
T. gian hoàn thành
Đơn vị thực hiện
 
Quận Ba Đình (2 h)
 
 
 
 
 
 
1
Ngọc Khánh
4,5
22.500
ODA (JICA)
2013
2015
Sở XD
2
Trúc Bạch
22
110.000
ODA (JICA)
2013
2016
Sở XD
 
Quận Tây Hồ (3 hồ)
 
 
 
 
 
 
3
Hồ đình Phú Gia
0,4
5.000
NS quận
2013
2014
UBND quận Tây Hồ
4
Hồ Đầm Trị
4,5
105.000 (GPMB 50.000)
XHH và NSTP
2013
2015
UBND quận Tây Hồ, Cty CP ĐT dịch vụ vui chơi giải trí thể thao HN
5
Hồ Đầm sang
1
8.590
XHH và NSTP
2013
2014
UBND quận Tây Hồ, Tổng Cty XD HN
 
Quận Đống Đa (2 hồ)
 
 
 
 
 
 
6
Linh quang
3
100.000
NSTP
2010
2014
Sở XD
7
Xã Đàn
5
(20.000)
NS quận
2012
2013
UBND quận Đống Đa
 
Q. Hai Bà Trưng (1 h)
 
 
 
 
 
 
8
Hồ cá Bác Hồ Vĩnh Tuy
2,9
195.051 (GPMB 150.000)
XHH và NSTP
2010
2014
UBND quận Hai Bà Trưng, Cty CP xuất nhập khẩu tổng hợp HN
 
Quận Thanh Xuân (6 hồ)
 
 
 
 
 
 
9
Khương Trung 1
9.3
46.500
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
10
Khương Trung 2
7,4
37.000
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
11
Phương liệt 1
3
15.000
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
12
Hồ Hạ Đình
5,8
29.000
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
13
Hồ Đầm Chuối
6,8
34.000
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
14
Rẻ quạt
1,1
5.500
NS quận
2012
2014
UBND quận Thanh Xuân
 
Quận Hoàng Mai (5 h)
 
 
 
 
 
 
15
Tân mai
1,1
5.500
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
16
Định công
20,3
20.000
ODA (JICA)
2012
2014
Sở XD
17
Linh đàm
52,5
50.000
ODA (JICA)
2011
2014
Sở XD
18
Đại Từ 1,2
2
10.000
NS quận
2013
2015
UBND quận Hoàng Mai
19
Tam Trinh
15,2
76.000
NSTP
2014
2016
Sở XD
 
Quận Long Biên (7 h)
 
 
 
 
 
 
20
Tai Trâu
3,2
16.000
NS quận
2011
2014
UBND quận Long Biên
21
Đầu Băng
6,4
76.174 (GPMB 20.000)
XHH và NSTP
2010
2014
UBND quận Long Biên, Cty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới
22
Gia Quất
1,7
8.500
NS quận
2013
2015
UBND quận Long Biên
23
Tư Đình
3,08
76.174 (GPMB 40.000)
XHH và NSTP
2013
2015
UBND quận Long Biên, Tập đoàn Hoà Phát
24
Cự Khối 1
0,5
2.500
NSTP
2014
2015
Sở XD
25
Cự Khối 2
3,41
17.050
NSTP
2014
2015
Sở XD
26
Hồ số 1 Thạch bàn
1,9
35.782 (GPMB 10.000)
XHH và NSTP
2013
2014
UBND quận Long Biên, Viễn Thông HN
 
Huyện Từ Liêm (5 hồ)
 
 
 
 
 
 
27
03 hồ Xã Cổ Nhuế
25
125.000
NSTP hoặc ODA
2013
2016
Sở XD
28
Hồ trong KĐT Thành phố giao lưu
14
70.000
XHH
2012
2014
Cty CP ĐT quốc tế Vigeba
29
Hồ Xã Phú Đô
30
150.000
NSTP hoặc ODA
2013
2016
Sở XD
30
Hồ công viên Mễ Trì
18
90.000
NSTP hoặc ODA
2013
2016
Sở XD
31
Hồ đầu mối Mễ Trì
12
60.000
NSTP hoặc ODA
2014
2016
Sở XD
 
Tng cộng
287
1.601.821
 
 
 
 
5. Nguồn vốn và cơ chế chính sách:
a) Về nguồn vốn:
Tổng kinh phí đầu tư (dự kiến): 4.993,06 tỷ đồng, trong đó:
* Vốn ngân sách thành phố: 1.182,27 tỷ đồng
- Cây xanh, công viên, vườn hoa: 210,94 tỷ đồng
+ Kinh phí Thay các cây cấm trồng, các cây không đúng theo chủng loại đô thị, cây cong nghiêng, cây nguy hiểm, cây xấu ảnh hưởng đến giao thông, đánh mã số cây bóng mát phục vụ công tác quản lý: 79,1 tỷ đồng
+ Kinh phí cải tạo, chỉnh trang các vườn hoa hiện có: 41,84 tỷ đồng
+ Kinh phí xây dựng vườn hoa 9 huyện: 90,00 tỷ đồng
- Về cải tạo, nâng cấp, các hồ (chủ yếu GPMB):             971,33 tỷ đồng
+ Kinh phí cải tạo, nâng cấp, các hồ (chủ yếu GPMB): 926,33 tỷ đồng
+ Kinh phí cải tạo, nâng cấp, các hồ (từ ngân sách quận): 45,00 tỷ đồng
* Vốn xã hội hóa: 3.441,89 tỷ đồng
- Kinh phí ĐTXD các công viên: 3.180,9 tỷ đồng
- Kinh phí cải tạo, nâng cấp, các hồ: 260,99 tỷ đồng
- Vốn ODA: 369,50 tỷ đồng
Kinh phí cải tạo, nâng cấp, các hồ (dự kiến): 369,50 tỷ đồng
Để hoàn thành cơ bản kế hoạch phát triển hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 - 2015, cần huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách, xã hội hóa, ODA. Ngân sách Thành phố được ưu tiên việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, tôn tạo các công viên, cây xanh hiện có; vốn xã hội hóa xây dựng các công viên theo hình thức BT, BTO, PPP; vốn ODA chủ yếu để cải tạo các hồ để cải tạo môi trường, hồ điều hòa thoát nước.
b) Về cơ chế chính sách:
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa phát triển, quản lý hệ thống công viên, cây xanh hồ nước, ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động vốn góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng các công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí; khẩn trương triển khai và hoàn thành các công viên xây dựng theo hình thức xã hội hóa đã được phê duyệt; sử dụng quỹ đất tổ chức đấu giá tạo vốn cho phát triển công viên, cây xanh;
- Xây dựng các cơ chế để giám sát các chủ đầu tư triển khai xây dựng các công viên theo hình xã hội hóa theo quy hoạch được duyệt; giám sát việc khai thác sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch đối với các công viên, hồ nước đầu tư theo hình thức xã hội hóa; thay đổi Nhà đầu tư đối với các dự án chậm triển khai kéo dài, Nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của các bộ công chức trong việc quản lý công viên cây xanh, môi trường; các đơn vị trự tiếp quản lý nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân; tổ chức đấu thầu quản lý công viên, cây xanh hồ nước để lựa chọn nhà thầu có năng lực, tay nghề kỹ thuật cao và giá thành thấp.
1. Sở Xây dựng:
- Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư trong việc lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả “Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015” và xây dựng các đề án cụ thể để đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra.
- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện quản lý, đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa và cải tạo các hồ nước trên địa bàn được phân cấp đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án công viên lớn Tuổi Trẻ, Yên Sở, Đống Đa..., các dự án xây dựng các công viên, cải tạo hồ nước trên địa bàn các quận huyện, thị xã.
- Quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống công viên, vườn hoa, hồ nước phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thủ đô; bảo tồn, phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố cây xanh, từng bước nâng dần chỉ tiêu cây xanh cây xanh trên (m2/người) góp phần điều hòa không khí, cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Xây dựng trong việc hoàn thiện Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tàm nhìn đến năm 2050.
- Kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư xây dựng công viên, vườn hoa theo quy hoạch đảm bảo không chồng chéo các dự án khác.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì thực hiện các thủ tục về thu hồi đất liên quan đến giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất sau đầu tư; cắm mốc giới phục vụ thi công các dự án đầu tư xây dựng.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng bố trí vốn cho kế hoạch; chủ trì phối hợp với các sở, ngành thành phố nghiên cứu, soạn thảo trình UBND thành phố ban hành quy định khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Xây dựng đôn đốc các chủ đầu tư triển khai các dự án xây dựng công viên, vườn hoa, hồ nước đảm bảo đúng tiến độ và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
5. S Tài chính:
Đảm bảo cân đối kinh phí sự nghiệp cho các dự án, hạng mục đầu tư phát triển hệ thống công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo đủ kinh phí, phù hợp tiến độ.
6. Công an Thành phố:
Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, Công an các quận huyện, thị xã trực thuộc xây dựng phương án bảo vệ hệ thống cây xanh trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý trật tự đô thị tại các công viên, vườn hoa, hồ nước.
7. S Thông tin & Truyền thông và các cơ quan truyền thông, báo chí:
Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ cây xanh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng cây xanh bảo vệ môi trường;
8. UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn:
- Chủ động bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc quản lý, đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa, hồ nước; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý công viên, cây xanh, hạ tầng đô thị trên địa bàn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo phân cấp của UBND Thành phố.
- Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn trật tự đô thị, bảo vệ cây xanh, hồ nước, cảnh quan đô thị.
- UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các Quận, Huyện, Thị xã triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ báo cáo UBND Thành phố./.
 

 

 Nơi nhận:
- TTTU- TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các Đ/c PCT UBND TP;
- Văn phòng Thành ủy, HĐND UBND TP;
- Các S, ngành thành ph;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan, đài TP Hà Nội (để đưa tin);
- CPVP; các phòng chuyên môn;
- Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khôi
 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (CẦN CẢI TẠO, XÂY DỰNG)
 
1. Hiện trạng các công viên, vườn hoa (bao gồm cả dải phân cách) (do Thành phố quản lý):

 

TT
Tên đơn vị quản lý
Số lượng công viên
Số lưng vườn hoa
Slượng giải phân cách (trồng cây cỏ)
Tng diện tích (ha)
1
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh
02 (Bách Thảo, Tuổi Trẻ)
42
30
51,93
2
Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất
02 (Thống Nhất, Ba Mẫu)
2
11
26,85
3
Công ty TNHH NN MTV Vườn thú Hà Nội
02 (Thủ Lệ, Hòa Bình)
3
29
52,29
4
Công ty CP Công nghệ Thương mại Bình Minh
-
2
11
39,25
5
Công ty CP Cây cảnh Nam Điền
-
1
6
6,12
6
Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành
-
-
5
13,90
7
Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Nông nghiệp
-
-
1
1,60
8
Công ty TNHH MTV Cơ điện công trình
-
-
3
2,21
 
Tng cộng
06
50
96
178,65
2. Danh mục công viên, vườn hoa (do các quận, huyện, thị xã quản lý):
- Trên địa bàn các quận quản lý:

 

TT
Tên quận
Số lượng
Tên công viên
Din tích (ha)
Ghi chú
1
Q. Đống Đa
02
- Công viên Đống Đa (hồ Hoàng Cầu)
- Công viên Gò Đống Đa
7,26
 
2
Q. Ba Đình
01
- Công viên Indira Gandhi (Thành Công)
13,3
 
3
Q. Cầu Giấy
02
- Công viên Nghĩa Đô
- Công viên Yên Hòa
6,0
9,7
 
 
Tổng cộng
05
05
51,76
 
- Trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây

 

STT
Các huyện - Thị xã
Số lượng công viên
Số lượng vườn hoa
Tổng diện tích (ha)
1
TX Sơn Tây
1
1
14,23
2
Từ Liêm
1
2
15,75
3
Mê Linh
 
2
3,05
4
Đông Anh
1
 
5,47
5
Sóc Sơn
 
1
0,24
6
Gia Lâm
 
1
0,54
7
Ba Vì
 
 
 
8
Chương Mỹ
 
2
2,30
9
Đan Phượng
 
1
0,22
10
Hoài Đức
1
 
14,40
11
Phú Xuyên
 
1
2,72
 
Tổng cộng
4
11
58,92
3. Hiện trạng các hồ nước trên địa bàn 10 quận nội thành:

 

TT
Tên quận
Số lượng (Hồ)
Diện tích (Ha)
1
Quận Ba Đình
12
51,4
2
Quận Hoàn Kiếm
1
11,5
3
Quận Tây Hồ
12
552,82
4
Quận Đống Đa
9
37,75
5
Quận Cầu Giấy
2
5,1
6
Quận Hai Bà Trưng
9
43,65
7
Quận Thanh Xuân
13
47,9
8
Quận Hoàng Mai
26
340,76
9
Quận Long Biên
20
46,38
10
Quận Hà Đông
4
16,3
 
Tổng cộng
108
1.142,2
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 70/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cụ thể một số nội dung về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định 42/2018/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Quyết định 03/2022/QĐ-UBND ngày 14/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất