Dự thảo Thông tư về xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố hóa chất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định về xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công ThươngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về xây dựng và nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc.

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ CÔNG THƯƠNG
------------
Số:
     /2019/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày      tháng    năm 2019

 

 

THÔNG TƯ

Quy định về xây dựng

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc

-------------------

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 18 tháng 12 năm 2013;

Căn cứ Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

Căn cứ Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Dầu khí;

Căn cứ  Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Căn cứ Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xây dựng và nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về xây dựng và nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất độc xảy ra  trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Báo động: Là hoạt động khẩn trương phát đi, truyền tải các dấu hiệu, thông tin cho các tổ chức/cá nhân để có hành động ứng cứu trong tình huống khẩn cấp. Người nhận phải có những phản ứng ngay khi được lệnh báo động. Trong một tổ chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình báo động đi theo hướng từ trên xuống dưới.

2. Chỉ huy hiện trường: Là người được phân công hoặc chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu/hóa chất độc. Quyền hạn và trách nhiệm của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu/hóa chất độc của từng Cơ sở, địa phương, đơn vị.

3. Cơ sở: Là các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu/hóa chất độc.

4. Đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu/hóa chất độc (đơn vị ứng phó): Là các tổ chức có trang bị thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, nhân lực được huấn luyện đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu/hóa chất độc.

5. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu/hóa chất độc: Là tất cả hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sau sự cố.

6. Khu vực ưu tiên bảo vệ: Là khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường hoặc kinh tế - xã hội cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu/hóa chất độc như rừng ngập mặn, dải san hô, khu bảo tồn sinh thái, khu dự trữ sinh quyển; điểm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; khu di tích lịch sử được xếp hạng; khu du lịch sinh thái; khu nuôi trồng thủy sản tập trung.

7. Khu vực hạn chế hoạt động: Là khu vực được xác lập bởi các tọa độ trên hải đồ trên biển hoặc bằng các ranh giới, địa giới cụ thể trên bờ để cảnh báo, hạn chế sự đi lại trong khu vực để đảm bảo an toàn khi tiến hành cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu/hóa chất độc.

8. Nguồn lực ứng phó: Là toàn bộ vật tư, thiết bị, phương tiện, nhân lực và nguồn tài chính phục vụ cho việc ứng cứu sự cố tràn dầu/hóa chất độc.

9. Thông báo: Là hoạt động truyền đạt thông tin về sự cố, tai nạn tới cơ quan cấp trên, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc công chúng. Một thông báo có thể đơn thuần chỉ là một thông tin, không nhất thiết yêu cầu người nhận thông báo phải hành động hoặc sẵn sàng cho hành động. Trong một tổ chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình thông báo đi theo hướng từ dưới lên trên hoặc sang ngang.

10. Thời gian huy động: Thời gian tính từ khi nhận được Báo động về sự cố cho tới khi các nguồn lực đã sẵn sàng xuất phát để tới nơi xảy ra sự cố.

11. Thời gian ứng phó: Là thời gian từ khi nhận được Báo động về sự cố cho tới khi các nguồn lực đã sẵn sàng cho các hoạt động ứng cứu tại nơi xảy ra tràn dầu (thời gian huy động cộng với thời gian di chuyển).

 

Chương II

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRẦN DẦU

 

Điều 4. Xây dựng, thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Thời điểm xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành các hoạt động có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.

2. Thẩm định, phê duyệt

Việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp thực hiện theo qyuy định tại Điều 7 Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg

3. Trách nhiệm của chủ Cơ sở sau khi được cơ quan có chức năng phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Sau khi Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ Cơ sở phải có trách nhiệm:

a) Thông báo, phổ biến đến các bộ phận, nhân viên liên quan đến Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, đảm bảo tất cả các bộ phận, cá nhân liên quan biết dược trách nhiệm của mình trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và thường xuyên cập nhật khi có sự thay đổi về danh sách liên lạc, cơ cấu tổ chức...;

b) Thông báo hoặc gửi bản sao Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ quan, tổ chức phối hợp để đảm bảo khả năng phối hợp hiệu quả khi xảy ra tình huống;

c) Tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung, quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt;

d) Trình thẩm định, phê duyệt lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu khi có sự thay đổi về nguồn gây nguy cơ tràn dầu so với nội dung đã được phê duyệt.

4. Cấu trúc và nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II đính kèm

 

Chương III

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC

 

Điều 5. Xây dựng, thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh

1. Thời điểm lập, thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh: Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh là một nội dung thuộc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.

2. Thẩm định và phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn các tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định và phê duyệt.

3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan sau khi được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

a) Bộ Công Thương

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện, chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức và cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn thực hiện các nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn bao gồm cả hóa chất độc theo đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan hàng năm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm cả hóa chất độc ở quy mô cấp tỉnh.

c) Sở Công Thương

- Thông báo đến các Sở, Ban, ngành và các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;

- Lập đề cương dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất;

- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về an toàn hóa chất, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất;

- Chủ trì, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

- Xây dựng kịch bản, tổ chức chương trình diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn.

d) Các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh

- Thực hiện nội dung, phạm vi trách nhiệm của đơn vị trong Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh;

- Lập đề cương dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất;

- Cử cán bộ tham gia đào tạo về an toàn hóa chất;

- Tham gia chương trình diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn.

đ) Các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn

- Tuân thủ các quy định về quản lý hóa chất;

- Có trách nhiệm trang bị trang thiết bị bảo hộ lao động, trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất cho đơn vị;

- Tham gia các khóa huấn luyện đào tạo an toàn hóa chất, ứng phó sự cố hóa chất do cơ quan có thẩm quyền tổ chức;

- Hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước về diễn tập ứng phó sự cố hóa chất.

4. Cấu trúc và nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh:

Là một phần thuộc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh  (Chi tiết như Phụ lục III kèm theo).

 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

 

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện.

2. Các Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện. Đối với các Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh đã được phê duyệt nhưng chưa bao gồm các hóa chất độc, phải bổ sung các phương án ứng phó sự cố hóa chất độc vào Kế hoạch trình Ủy ban dân tỉnh phê duyệt.

3. Đối với các tỉnh chưa có Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh chỉ phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, trong đó bao gồm các phương án ứng phó hóa chất độc trình Ủy ban dân tỉnh phê duyệt.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày     tháng   năm 2019

2. Các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để dược hướng dẫn, giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;
-
Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng TW và Ban Kinh tế Trung ương;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao;
-
Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
-
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
-
Kiểm toán nhà nước;
-
Công báo;
-
Website Chính phủ;
-
Các Sở Công thương;
-
Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, Tổng Cục, Tổng Cục và các đơn vị trực thuộc;
-
Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương;
-
Lưu: VT, ATMT (10).

BỘ TRƯỞNG


 




Trần Tuấn Anh

 
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bẻn về để xem toàn bộ nội dung

 
Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi