Dự thảo Thông tư quy định của Luật Tài nguyên nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và Nghị định số …/2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số:     /2024/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày    tháng   năm 2024

DỰ THẢO 2

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số …/2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và Nghị định số …/2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, bao gồm:

1. Quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 22, khoản 9 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26, khoản 8 Điều 31, khoản 3 Điều 39 của Luật Tài nguyên nước về phân vùng chức năng nguồn nước mặt; xác định dòng chảy tối thiểu; xác định và tổ chức việc công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tài nguyên nước; lập, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất; bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

2. Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 16, khoản 5 Điều 19, khoản 8 Điều 103, khoản 3 Điều 119 của Nghị định số …/2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước về nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước quốc gia; nội dung, biểu mẫu báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, ngành, lĩnh vực; chuẩn dữ liệu đối với các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; chuẩn dữ liệu kết nối các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 của Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuẩn dữ liệu, bộ dữ liệu là cách thức quy định nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin và định dạng lưu trữ dữ liệu được sử dụng khi giao nộp, trao đổi dữ liệu.

Chuẩn dữ liệu là nội dung nhằm giúp cho việc tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả. Mục đích của chuẩn hóa là giảm các dữ liệu dư thừa, bảo đảm độc lập dữ liệu để giảm thiểu không gian sử dụng trong cơ sở dữ liệu và dữ liệu được lưu trữ một cách logic.

2. Cấu trúc dữ liệu là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.

3. Kiểu thông tin của dữ liệu là tên, kiểu giá trị, quy định điều kiện bắt buộc và mô tả thông tin của dữ liệu.

4. Phân vùng chức năng nguồn nước mặt là việc xác định chức năng nguồn nước cho từng đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch hoặc cho vùng diện tích của hồ, ao, đầm, phá.

5. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất là việc thực hiện giải pháp kỹ thuật phù hợp để đưa nước mặt, nước mưa vào các tầng chứa nước có khả năng giữ và trữ nước.

Chương II
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC MẶT, XÁC ĐỊNH VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH KHU VỰC LẤY NƯỚC SINH HOẠT

MỤC 1. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC MẶT

Điều 4. Nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước

1. Việc phân vùng chức năng nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông, theo nguồn nước, phù hợp với ranh giới hành chính cấp tỉnh.

2. Phân vùng chức năng nguồn nước phải phù hợp nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiện tại và nhu cầu khai thác, sử dụng nước được xác định trong quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

3. Việc phân vùng chức năng phải xem xét khả năng đáp ứng nguồn nước bao gồm cả số lượng và chất lượng nước; bảo đảm không gây mẫu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước giữa các khu vực, các địa phương, giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng khai thác, sử dụng nước.

4. Việc phân vùng chức năng nguồn nước phải được xem xét tổng thể về giá trị, lợi ích mà nguồn nước mang lại, mức độ ưu tiên phải bảo vệ và thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ nguồn nước; bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, duy trì sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh.

Điều 5. Căn cứ phân vùng chức năng nguồn nước

1. Chức năng cơ bản của nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Tài nguyên nước.

2. Việc phân vùng chức năng nguồn nước căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Tài nguyên nước và kết quả điều tra, đánh giá về các nội dung liên quan đến nguồn nước, sau đây:

a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng của nguồn nước;

b) Hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích: sinh hoạt; sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản; sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ; thủy điện; giao thông đường thủy nội địa, hàng hải;

c) Hiện trạng về các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc phong phú, có đa dạng sinh học cao của nguồn nước;

d) Vai trò, tầm quan trọng đối với việc bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, phát triển du lịch, tạo cảnh quan, môi trường của nguồn nước;

đ) Tầm quan trọng của nguồn nước, hệ sinh thái thủy sinh đối với sinh kế của người dân;

e) Vai trò, tầm quan trọng trong việc trữ, tiêu thoát lũ của nguồn nước;

f) Kế hoạch cải thiện, phục hồi nguồn nước.

Điều 6. Trình tự thực hiện phân vùng chức năng nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch

Vùng chức năng nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch là đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được xác định một hoặc một số chức năng theo quy định tại khoản 4 Điều này. Việc phân vùng chức năng nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch được thực hiện như sau:

1. Điều tra, đánh giá về các nội dung liên quan đến nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

2. Xác định các vị trí, khu vực sau đây trên sông, suối, kênh, mương, rạch:

a) Vị trí các điểm nhập lưu, phân lưu; ranh giới hành chính cấp tỉnh; đường biên giới quốc gia;

b) Vị trí các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, công trình điều tiết nước; vị trí, khu vực có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ; khu vực có hoạt động giao thông đường thủy;

c) Khu vực dự kiến có các công trình, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được xác định trong quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

d) Vị trí, khu vực có công trình, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, khu cảnh quan sinh thái quan trọng, khu vực có đa dạng sinh học cao liên quan đến nguồn nước sông suối, kênh, mương, rạch.

3. Phân đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch, như sau:

a) Một (01) đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên.

Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;

b) Vị trí nhập lưu, phân lưu của sông, suối, kênh, mương, rạch, vị trí ranh giới hành chính cấp tỉnh, đường biên giới quốc gia được xác định là điểm đầu hoặc điểm cuối của đoạn sông;

c) Đối với đoạn sông, suối thuộc phạm vi công trình đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông thì việc phân đoạn thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản này trừ phần diện tích khu vực lòng hồ.

4. Xác định chức năng nguồn nước của từng đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch, như sau:

a) Chức năng của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 22 và khoản 1 Điều 28 của Luật Tài nguyên nước.

b) Đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch mà tại thời điểm thực hiện phân vùng chức năng không có các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trong các quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan không có nhu cầu khai thác, sử dụng nước thì chức năng nguồn nước được xác định là bảo vệ sự phát triển của hệ sinh thái thủy sinh.

Điều 7. Trình tự thực hiện phân vùng chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá

Vùng chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá là phần diện tích của hồ, ao, đầm, phá được xác định một hoặc một số chức năng quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Tài nguyên nước. Việc phân vùng chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá được thực hiện như sau:

1. Điều tra, đánh giá về các nội dung liên quan đến nguồn nước hồ, ao, đầm, phá quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Xác định vùng chức năng nguồn nước của hồ, ao, đầm, phá, như sau:

a) Toàn bộ phần diện tích của hồ, ao, đầm, phá được xác định là vùng chức năng; đối với hồ chứa thủy lợi, thủy điện thì vùng chức năng nguồn nước là phần diện tích của khu vực lòng hồ.

b) Chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 22 và khoản 1 Điều 28 của Luật Tài nguyên nước; đối với hồ chứa thủy lợi, thủy điện và các hồ, ao nhân tạo khác thì việc xác định chức năng nguồn nước còn phải căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế của hồ và mục đích khai thác, sử dụng nước của đoạn sông phía hạ lưu hồ.

Điều 8. Yêu cầu về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước

1. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước phải được luận chứng, thuyết minh rõ việc phân đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch và việc xác định chức năng nguồn nước của từng đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Kết quả phân vùng chức năng sông, suối, kênh, mương, rạch phải được tổng hợp, thể hiện trên sơ đồ hệ thống sông, suối, kênh, mương, rạch và lập thành danh mục, trong đó, mỗi đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên của sông, suối, kênh, mương, rạch; tên lưu vực sông;

b) Tên, chiều dài, vị trí hành chính điểm đầu và điểm cuối của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng;

c) Chức năng nguồn nước của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch (theo giai đoạn nếu có).

3. Kết quả phân vùng chức năng của hồ, ao, đầm, phá phải được lập thành danh mục và thể hiện các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên của hồ, ao, đầm, phá; vị trí hành chính; tên tổ chức/cá nhân quản lý, vận hành (nếu có);

b) Tên nguồn nước cấp cho hồ chứa thủy lợi và các hồ, ao nhân tạo khác (nếu có); đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông thì nêu rõ tên của sông;

c) Diện tích của hồ, ao, đầm, phá được xác định chức năng;

d) Chức năng nguồn nước của hồ, ao, đầm, phá (theo giai đoạn nếu có).

Điều 9. Phê duyệt, công bố chức năng nguồn nước

1. Trường hợp phân vùng chức năng nguồn nước mặt được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, trong quy hoạch tỉnh thì quy trình, thủ tục phê duyệt, công bố nằm trong quy trình, thủ tục phê duyệt, công bố quy hoạch.

2. Việc phê duyệt, công bố chức năng nguồn nước đối với trường hợp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan xác định, phân vùng chức năng đối với các nguồn nước mặt liên tỉnh, lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước trước khi phê duyệt; tổ chức công bố phân vùng chức năng nguồn nước sau khi được phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định, phân vùng chức năng đối với các nguồn nước mặt nội tỉnh, lấy ý kiến các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước trước khi phê duyệt; tổng hợp ý kiến, gửi Cục Quản lý tài nguyên nước cho ý kiến trước khi phê duyệt; tổ chức công bố phân vùng chức năng nguồn nước sau khi được phê duyệt.

MỤC 2. XÁC ĐỊNH VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH KHU VỰC LẤY NƯỚC SINH HOẠT

Điều 10. Nguyên tắc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

1. Đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước.

2. Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

3. Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.

Điều 11. Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (sau đây gọi chung là công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là tổ chức) phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:

1. Công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm.

2. Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

Điều 12. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt

1. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, mương, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, mương, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình được quy định như sau:

a) Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:

- 1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;

- 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình không bị ảnh hưởng triều; 800 về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình bị ảnh hưởng triều.

b) Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:

- 1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;

- 1.000 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình không bị ảnh hưởng triều;1000 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình bị ảnh hưởng triều.

2. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định như sau:

a) Không nhỏ hơn 1.500 m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa;

b) Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định tại Điểm a Khoản này.

Điều 13. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất được xác định cho từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất và được quy định như sau:

1. Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước có áp, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 3m tính từ miệng giếng.

2. Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước không áp và giếng đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thì phạm vi được xác định theo quy mô khai thác như sau:

a) Từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 5 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;

b) Từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 10 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;

c) Từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;

d) Từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất.

3. Đối với hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình thì vị trí công trình được lựa chọn đảm bảo có khoảng cách từ 5m trở lên đến chuồng, trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác.

Điều 14. Trình tự xác định, phê duyệt, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

1. Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, tổ chức trực tiếp đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước căn cứ quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này đề xuất phạm vi cụ thể vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác. Việc đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được thể hiện trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước.

2. Trên cơ sở đề xuất vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt quy định tại Khoản 1 Điều này và hiện trạng sử dụng đất tại khu vực có công trình khai thác nước, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

Đối với công trình có phạm vi vùng bảo hộ nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh có liên quan về phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

3. Chậm nhất sau sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép khai thác tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

Chậm nhất sau ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép khai thác tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

Nội dung phê duyệt bao gồm: tên công trình khai thác; nguồn nước khai thác; quy mô công trình khai thác; vị trí khai thác; phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác.

4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước đăng tải trên trang điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đăng tải danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

5. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của địa phương, thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình, đồng thời gửi tới Cục Quản lý tài nguyên nước.

Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành công trình khai thác nước quy định tại Điều 11 của Thông tư này có trách nhiệm:

a) Đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thuộc phạm vi công trình khai thác của mình và thể hiện trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa và cắm biển chỉ dẫn sau khi được phê duyệt và công bố;

c) Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.

Điều 16. Trách nhiệm của Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm:

a) Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình thuộc phạm vi 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt sau khi công trình được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.

b) Thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Định kỳ hằng năm, tổng hợp gửi tình hình thực hiện việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt thuộc phạm vi do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi công trình được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.

b) Thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt sau khi được phê duyệt và công bố.

d) Định kỳ hằng năm, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt trên địa bàn gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường qua Cục Quản lý tài nguyên nước trước ngày 30 tháng 01của năm tiếp theo.

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt sau khi công trình được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.

b) Chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước xác định, thông báo phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với phạm vi vùng bảo hộ được phê duyệt nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

c) Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấu nước sinh hoạt Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước.

b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên địa bàn; đăng tải, thông báo phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công khai thác nước trên địa bàn;

c) Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Thông báo cho tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt về thời gian, kế hoạch tổ chức xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa để phối hợp thực hiện;

b) Phối hợp với các tổ chức có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các cơ quan liên quan trên địa bàn xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa và cắm biển chỉ dẫn sau khi được phê duyệt, công bố;

c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn;

d) Tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn theo thẩm quyền.

Chương III
XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU

Điều 18. Yêu cầu về giá trị xác định giá trị dòng chảy tối thiểu

1. Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu đập, hồ chứa được xác định phải nằm trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất (m3/s).

Trường hợp có yêu cầu khác, thì phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 4 Điều 24 của Luật Tài nguyên nước để xác định giá trị dòng chảy tối thiểu tại từng vị trí, nhưng mức tăng tối đa không vượt quá lưu lượng trung bình mùa cạn và phải phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước, năng lực vận hành điều tiết nước của đập, hồ chứa; mức giảm tối đa không vượt quá 50% lưu lượng của tháng nhỏ nhất, nhưng phải bảo đảm an toàn cấp nước, an sinh xã hội, môi trường, hệ sinh thái thủy sinh.

2. Tùy thuộc vào yêu cầu về chế độ khai thác, sử dụng nước và khả năng vận hành điều tiết của đập, hồ chứa, năng lực công trình điều tiết, giá trị cụ thể của dòng chảy tối thiểu tại mỗi vị trí có thể được xem xét, xác định tương ứng với từng thời kỳ, thời gian trong năm.

Dòng chảy tối thiểu tại vị trí này bao gồm dòng chảy tối thiểu để duy trì thường xuyên, liên tục và dòng chảy tối thiểu phù hợp với yêu cầu về chế độ, thời gian sử dụng nước trên đoạn sông, suối phía hạ du.

Dòng chảy tối thiểu tại vị trí này được duy trì phù hợp với yêu cầu tối thiểu để duy trì dòng chảy thường xuyên, liên tục và đáp ứng chế độ, thời gian sử dụng nước phía hạ du.

Điều 19. Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu

Dòng chảy tối thiểu được xác định cho từng vị trí cụ thể trên sông suối hoặc hạ lưu đập, hồ chứa và được thực hiện như sau:

1. Đối với sông, suối:

a) Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối là một hoặc nhiều vị trí, cụ thể: vị trí cửa sông, suối trước khi nhập lưu với sông, suối khác, trạm thủy văn, trạm tài nguyên nước.

b) Ngoài vị trí quy định tại điểm a khoản này, trường hợp có yêu cầu cụ thể về dòng chảy để đảm bảo cho các hoạt động khai thác, sử dụng nước, văn hóa, thể thao du lịch; yêu cầu để phòng chống suy thoái/phục hồi nguồn nước hoặc yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài thủy sinh có giá trị kinh tế trên một hoặc nhiều đoạn sông, suối thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 24 của Luật Tài nguyên nước xem xét, quyết định lựa chọn bổ sung các vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối.

2. Đối với hồ chứa:

a) Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa là vị trí ngay sau đập.

b) Đối với đập, hồ chứa có phương thức khai thác nước làm gián đoạn dòng chảy của sông, suối thì ngoài vị trí xác định dòng chảy tối thiểu quy định tại Điểm a Khoản này, còn phải xác định dòng chảy tối thiểu tại vị trí ngay sau hạng mục công trình trả lại dòng chảy vào sông, suối.

c) Dự án đầu tư xây dựng đập, hồ chứa quy định tại khoản này phải bố trí các hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu, bảo đảm có đủ năng lực xả đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Thông tư này.

Điều 20. Phương pháp tính toán các đặc trưng dòng chảy

1. Các đặc trưng dòng chảy được tính toán tại mỗi vị trí xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:

a) Phân phối dòng chảy các tháng trong năm;

b) Các đặc trưng dòng chảy năm;

c) Các đặc trưng dòng chảy mùa cạn (dòng chảy tháng nhỏ nhất, trung bình tháng nhỏ nhất và trung bình 3 tháng nhỏ nhất, dòng chảy trung bình mùa cạn).

2. Căn cứ vào số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn hiện có và đặc điểm của lưu vực, việc xác định các đặc trưng dòng chảy được thực hiện bằng một trong các phương pháp sau:

a) Trường hợp trên sông, suối có trạm thuỷ văn, trạm tài nguyên nước hoặc hồ chứa điều tiết năm, nhiều năm (sau đây gọi chung là trạm quan trắc thủy văn) có chuỗi số liệu quan trắc thủy văn có từ 20 năm trở lên và chênh lệch về diện tích lưu vực của trạm thủy văn với diện tích lưu vực của vị trí cần xác định dòng chảy tối thiểu không quá 10%, thì sử dụng quan hệ tương quan (theo tỷ lệ lượng mưa năm và diện tích lưu vực) với số liệu dòng chảy của trạm thủy văn để xác định;

b) Trường hợp trên sông, suối có trạm quan trắc thuỷ văn có chuỗi số liệu quan trắc thủy văn có từ 20 năm trở lên nhưng chênh lệch về diện tích lưu vực của trạm thủy văn với diện tích lưu vực của vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên 10%,  hoặc chuỗi số liệu quan trắc thủy văn nhỏ hơn 20 năm hoặc không có trạm quan trắc thủy văn trên sông, suối, thì xem xét, lựa chọn một trong các phương pháp sau: Phương pháp lưu vực tương tự với trạm thủy văn có chuỗi số liệu từ 20 năm trở lên nếu chênh lệch về diện tích của hai lưu vực không vượt quá năm (05) lần và giữa hai lưu vực tương tự nhau về các điều kiện cơ bản để hình thành dòng chảy, tính đồng bộ về dao động dòng chảy; Phương pháp quan hệ tương quan giữa lượng mưa năm và dòng chảy năm; Phương pháp mô hình toán thủy văn; Phương pháp khác phù hợp với điều kiện hiện trạng số liệu khí tượng thủy văn của khu vực.

3. Trường hợp trên cùng một hệ thống sông, suối có nhiều vị trí được xác định đặc trưng dòng chảy bằng các phương pháp khác nhau, thì xem xét, hiệu chỉnh các giá trị đặc trưng dòng chảy để đảm bảo tính hệ thống.

Điều 21. Yêu cầu về thông tin, số liệu và kết quả xác định dòng chảy tối thiểu

1. Thông tin, số liệu để đánh giá, xác định dòng chảy tối thiểu phải bảo đảm phù hợp với phương pháp áp dụng và tin cậy.

Trường hợp số liệu quan trắc thủy văn đã chịu tác động do việc điều tiết của các công trình điều tiết nước, dẫn chuyển nước trên sông, suối thì phải hoàn nguyên số liệu trước khi sử dụng để tính toán, đánh giá.

2. Kết quả tính toán các đặc trưng của dòng chảy, lựa chọn giá trị cụ thể của dòng chảy tối thiểu tại mỗi vị trí phải được luận chứng, thuyết minh rõ ràng việc đáp ứng yêu cầu quy định Điều 18 của Thông tư này và các yêu cầu sau:

a) Về lựa chọn vị trí;

b) Về lựa chọn phương pháp áp dụng;

c) Việc đáp ứng các yêu cầu khai thác, sử dụng nước cả về lưu lượng, mực nước và chế độ của dòng chảy theo thời gian và việc điều tiết của hồ chứa.

3. Kết quả xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối phải được tổng hợp, lập thành sơ đồ và danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, gồm các vị trí đã được xác định dòng chảy tối thiểu, mỗi vị trí bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên sông, suối thuộc lưu vực sông;

b) Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu: tọa độ, vị trí địa lý, hành chính;

c) Giá trị dòng chảy tối thiểu.

4. Đối với hồ chứa thì kết quả tính toán, xác định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa được xác định, thể hiện trong giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, giấy xác nhận đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Điều 22. Phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu

1. Đối với sông, suối:

Cục Quản lý tài nguyên nước tham mưu, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá, lấy ý kiến của các Bộ: Công Thương Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, đơn vị có liên quan về dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối liên tỉnh, liên quốc gia (thuộc lãnh thổ Việt Nam); tổng hợp ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định phê duyệt dòng chảy tối thiểu để công bố;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá, lấy ý kiến của các Sở: Công Thương Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành có liên quan về dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh và các sông, suối quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 24 Luật tài nguyên nước; tổng hợp ý kiến các Sở, ban ngành, gửi Cục Quản lý tài nguyên nước cho ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt dòng chảy tối thiểu để công bố;

c) Hồ sơ lấy ý kiến quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này gồm: dự thảo Quyết định phê duyệt kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối và báo cáo thuyết minh việc xác định dòng chảy tối thiểu sơ đồ dòng chảy tối thiểu của hệ thống sông, suối;

d) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền công bố quyết định phê duyệt dòng chảy tối thiểu kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Đối với hồ chứa:

a) Chủ hồ chứa có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và thể hiện kết quả tính toán, đề xuất dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa do mình đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành trong tờ khai đăng ký, đề án, báo cáo khai thác nước mặt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và hồ sơ dự án đầu tư xây dựng hồ chứa;

b) Định kỳ sáu (06) tháng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền chỉ đạo tổng hợp giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa đã được phê duyệt để công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 23. Rà soát, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu

1. Việc rà soát, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu được thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 24 của Luật Tài nguyên nước. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dòng chảy tối thiểu quyết định việc rà soát, điều chỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành đập, hồ chứa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật Tài nguyên nước đề xuất điều chỉnh dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa và được thể hiện trong tờ khai đăng ký hoặc hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Việc điều chỉnh dòng chảy tối thiểu được thực hiện như việc xác định, phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu quy định tại Thông tư này.

Điều 24. Chế độ báo cáo

Định kỳ, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Quản lý tài nguyên nước) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xác định, phê duyệt và công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh và hạ lưu các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

Chương IV
BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT

MỤC 1. KẾ HOẠCH BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 25. Yêu cầu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất

1. Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải phù hợp với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; phù hợp với phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh.

2. Xác định được phạm vi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và nguyên nhân gây ra; phương án tổ chức thực hiện các giải pháp khoanh định hoặc đưa ra khỏi vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương án khai thác nước dưới đất; khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất. Ưu tiên bảo vệ, phục hồi các tầng chứa nước khai thác chính, các tầng chứa nước được khai thác để cấp nước sinh hoạt.

3. Việc lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất và các thông tin, số liệu có liên quan khác từ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

Trường hợp thông tin, số liệu chưa đảm bảo làm cơ sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bổ sung công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất để phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.

4. Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải đồng bộ, phù hợp với nguồn lực, giải pháp, chính sách thực hiện; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.

Điều 26. Nội dung kế hoạch bảo vệ nước dưới đất

Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất bao gồm các nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.

2. Hiện trạng nguồn nước dưới đất và tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.

3. Các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên phục hồi được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Thông tư này.

4. Phương án, giải pháp bảo vệ, phục hồi đối với các khu vực, tầng chứa nước dưới đất được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Thông tư này.

5. Các nội dung bảo vệ nước dưới đất khác có liên quan.

6. Tổ chức thực hiện.

Điều 27. Trình tự lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất

1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến khai thác, sử dụng nước dưới đất; hiện trạng, diễn biến mực nước dưới đất; hiện trạng, diễn biến chất lượng nước, xâm nhập mặn; nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh.

2. Xác định các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm sau đây:

a) Khu vực, tầng chứa nước có tổng lưu lượng khai thác vượt quá hoặc đã đạt đến 90% ngưỡng giới hạn lưu lượng hoặc trữ lượng có thể khai thác;

b) Khu vực, tầng chứa nước có mực nước dưới đất vượt quá ngưỡng giới hạn về mực nước hoặc đã đạt đến 90% ngưỡng giới hạn về mực nước và có xu hướng tiếp tục suy giảm;

c) Khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất;

d) Khu vực, tầng chứa nước bị ô nhiễm amoni, nitorit, nitorat, asen hoặc một số kim loại nặng khác theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

3. Căn cứ mức độ suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất; mức độ khan hiếm nước và định hướng về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, quy hoạch tỉnh lập Danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi.

Danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên phục hồi phải thể hiện rõ về phạm vi hành chính, diện tích phân bố và nguyên nhân gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

4. Xác định phương án, giải pháp bảo vệ, phục hồi đối với từng khu vực, tầng chứa nước thuộc Danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi. Nội dung phương án gồm một hoặc một số nội dung sau đây:

a) Các khu vực, tầng chứa nước cần khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất;

b) Các khu vực, tầng chứa nước cần đưa ra khỏi vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước đất;

c) Các khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất;

d) Các khu vực ô nhiễm nước dưới đất cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sử dụng phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; khu vực cần kiểm soát chặt chẽ các chất thải, nguồn thải, các hoạt động khoan, đào, hành nghề khoan nước dưới đất và các hoạt động khác có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất;

đ) Đề xuất, điều chỉnh các phương án khai thác, sử dụng nước dưới đất.

5. Căn cứ đặc trưng nguồn nước dưới đất tại từng khu vực trên địa bàn tỉnh quy định các nội dung, yêu cầu bảo vệ nước dưới đất khác có liên quan.

6. Xây dựng phương án tổ chức thực hiện.

Điều 28. Ban hành kế hoạch bảo vệ nước dưới đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo bố trí kinh phí và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu và xây dựng dự thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến bằng văn bản về dự thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất tới các Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và đại diện một số tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất lớn trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng khoa học lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học về tài nguyên nước.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này và gửi lấy ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất theo ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước quy định tại khoản 3 Điều này và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

5. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật kế hoạch bảo vệ nước dưới đất vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước và tổ chức thực hiện.

Điều 29. Điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất

1. Các trường hợp điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất:

a) Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được rà soát định kỳ 05 năm;

b) Có sự điều chỉnh của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh hoặc phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh làm thay đổi cơ bản về định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;

c) Có biến động lớn về nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nhân tạo.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất. Trường hợp điều chỉnh định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trình tự, thủ tục điều chỉnh thực hiện như trường hợp ban hành mới quy định tại Điều 28 Thông tư này.

MỤC 2. BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 30. Yêu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất

1. Hạ tầng kỹ thuật công trình bổ sung nhân tạo phải được thiết kế, tính toán phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, địa hình, chất lượng nước và khả năng hấp thụ, trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung nhân tạo.

2. Nguồn nước mưa, nước mặt để bổ sung nhân tạo phải được xử lý đảm bảo chất lượng bằng hoặc tốt hơn chất lượng nước của tầng chứa nước trước khi bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

3. Có giải pháp kiểm soát được chất lượng nguồn nước đầu vào và diễn biến mực nước, chất lượng nước trong tầng chứa nước trong quá trình thực hiện bổ sung sung nhân tạo.

4. Thực hiện vận hành thử nghiệm công trình bổ sung nhân tạo để đánh giá sự khả năng thích ứng, an toàn và bền vững của việc bổ sung nhân tạo trước khi vận hành chính thức theo quy định của Thông tư này.

5. Việc thiết kế, thi công và quản lý, vận hành các công trình khoan, đào phục vụ bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu quy định của Thông tư này.

6. Phải có phương án quản lý, vận hành công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất đảm bảo an toàn, bền vững.

Điều 31. Phương pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Bổ sung nhân tạo nước dưới đất gồm một số phương pháp chủ yếu sau đây:

1. Phương pháp làm ngập: nước mưa hoặc dòng chảy trên mặt được chặn lại bằng đê, đập đơn giản để nước tràn trên diện tích rộng, tạo điều kiện cho nước ngấm xuống tầng chứa nước. Phương pháp này thường được áp dụng đối với khu vực phân bố tầng chứa nước không áp hoặc tầng chứa nước có áp nằm nông, mái của tầng chứa nước được cấu thành từ các thành phần thấm nước tốt và bề mặt địa hình bằng phẳng.

2. Phương pháp đập cát: được xây dựng bằng cách chặn dòng chảy lại bằng đập đất, đá, phía thượng lưu được lấp đầy cát để lưu trữ lượng nước mặt và giảm bốc hơi.

3. Phương pháp bồn, bể thấm: nước mưa hoặc nước mặt được bổ cập vào tầng chứa nước thông qua công trình trung gian là một bồn, bể chứa nước có kích thước phù hợp, từ đó thấm xuống bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

4. Thông qua lỗ khoan hấp thu, ép nước: đối với các tầng chứa nước có áp nằm sâu, có thể đưa nước mưa, nước mặt vào tầng chứa nước thông qua các lỗ khoan hấp thu hoặc ép nước. Đây là phương pháp đưa nước trực tiếp vào tầng chứa nước nên cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nước để bổ sung nhân tạo, cũng như sự biến đổi chất lượng nước trong tầng chứa nước.

5. Thông qua hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước: đối với tầng chứa nước phân bố nông thì có thể sử dụng hố đào, hố móng hoặc hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước để bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Điều 32. Trình tự thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

1. Phân tích, đánh giá tính khả thi và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện.

2. Xây dựng thiết kế và phương án thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

3. Phê duyệt thiết kế và phương án thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất, sau khi lấy ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan.

4. Thi công xây dựng công trình bổ sung nhân tạo theo thiết kế được phê duyệt.

5. Vận hành thử nghiệm công trình bổ sung nhân tạo và đánh giá khả năng thích ứng, an toàn và hiệu quả của công trình trong một (01) năm thủy văn.

6. Vận hành chính thức và quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Điều 33. Trách nhiệm của đơn vị vận hành công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất

1. Xây dựng quy trình kỹ thuật, quản lý, vận hành và kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước trong quá trình vận hành.

2. Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng công trình bổ sung nhân tạo bảo đảm công trình luôn được duy trì hoạt động bình thường.

3. Theo dõi, giám sát mực nước, chất lượng nước và điều tiết lượng nước bổ sung nhân tạo nước dưới đất phù hợp khả năng hấp thụ của tầng chứa nước.

4. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả và hiệu quả việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất về Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Quản lý tài nguyên nước.

MỤC 3. BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KHOAN, ĐÀO, THĂM DÒ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 34. Yêu cầu chung về bảo vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công khoan, đào, thí nghiệm

Việc thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất; khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác có liên quan đến nước dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Việc khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất thực hiện theo  quy định kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Việc chèn cách ly xung quanh thành giếng khoan và ống chống tạm thời phải bảo đảm không để nước bẩn từ trên mặt đất chảy vào giếng khoan hoặc thấm qua thành, vách giếng khoan vào tầng chứa nước.

3. Không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan để đưa vào giếng khoan; không để rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ ra môi trường xung quanh khu vực giếng khoan.

4. Bảo đảm ổn định của môi trường đất xung quanh khu vực giếng khoan trong quá trình khoan và khi thực hiện các công việc nghiên cứu, thí nghiệm trong giếng khoan hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan.

5. Đối với giếng khoan có thời gian dự kiến hoạt động từ hai (02) năm trở lên thì phải thực hiện việc chống ống và trám cách ly, bảo đảm ngăn nước từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước hoặc nước của các tầng chứa nước có chất lượng khác nhau lưu thông qua thành giếng khoan.

6. Trường hợp khi thi công hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan mà gây sự cố sụt, lún đất và các sự cố bất thường khác thì phải dừng ngay việc thi công, sử dụng, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố.

7. Tổ chức, cá nhân thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm phải cập nhập thông tin về địa tầng địa chất, địa chất thuỷ văn vào Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định sau khi hoàn thành thi công công trình.

Điều 35. Bảo vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm

1. Việc thiết kế, thi công giếng khoan trong hoạt động khoan thăm dò, điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải thực hiện theo các quy định tại Điều 34 của Thông tư này và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Trường hợp giếng khoan được sử dụng làm giếng khoan khai thác nước dưới đất, quan trắc lâu dài hoặc giếng khoan có thời gian dự kiến sử dụng từ hai (02) năm trở lên thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Các giếng khoan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì phải trám cách ly đoạn chiều sâu từ miệng giếng đến mái của tầng chứa nước hoặc trám cách ly đến đỉnh của lớp vật liệu lọc.

2. Việc thiết kế, thi công giếng khoan khai thác nước dưới đất phải thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Việc thiết kế giếng khoan khai thác nước dưới đất, phương án thi công giếng khoan phải do người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện.

b) Ống chống, ống lọc lắp đặt tại các giếng khoan khai thác nước dưới đất phải bảo đảm độ cứng, độ bền, có khả năng chống ăn mòn hóa học, điện hóa và bảo đảm sự ổn định của giếng khoan trong suốt thời gian sử dụng.

c) Đối với trường hợp miệng giếng khoan đặt trên bề mặt đất thì miệng ống giếng khoan phải lắp đặt cao hơn bề mặt đất hoặc sàn nhà bơm tối thiểu 0,3m hoặc cao hơn mực nước lũ trung bình hằng năm đối với vùng thường xuyên bị lũ, lụt. Đối với trường hợp miệng giếng khoan đặt âm dưới bề mặt đất thì hầm chứa máy bơm phải bảo đảm chống thấm để cách ly với các nguồn nước từ trên mặt đất; phần mặt đất trong phạm vi bán kính tối thiểu 1,5m xung quanh miệng giếng khoan phải tôn cao hoặc bằng với bề mặt đất và được gia cố bằng bê tông hoặc xây, trát, láng vữa xi măng để phòng, tránh nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước thông qua giếng khoan khai thác.

d) Vật liệu sử dụng để lắp đặt giếng khoan không chứa hóa chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh và được bảo quản nơi khô ráo, cách xa các nguồn có khả năng gây ô nhiễm. Trường hợp sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan thì hóa chất sử dụng phải thuộc danh mục hóa chất được phép sử dụng theo quy định của pháp luật, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

đ) Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất ngoài việc bảo vệ nước dưới đất trong thời gian thiết kế, thi công giếng khoan còn phải thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước để bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác.

Việc quan trắc mực nước tại giếng quan trắc của công trình khai thác phải được thực hiện tối thiểu tại 01 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.

Trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì phải bố trí tối thiểu 01 giếng quan trắc trong mỗi tầng chứa nước.

Điều 36. Bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí có các hạng mục khoan, đào, thí nghiệm ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân xử lý nền móng công trình chỉ được sử dụng các vật liệu được phép sử dụng theo quy định của pháp luật; không sử dụng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ để xử lý nền móng công trình.

3. Đối với các hồ, bể chứa hoặc khu vực chứa nước thải, bã quặng và các chất thải lỏng khác trong hoạt động khai thác khoáng sản phải tuân thủ các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản và pháp luật về tài nguyên nước để bảo đảm không gây ô nhiễm nước dưới đất.

4. Việc thiết kế, thi công giếng khoan trong hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí phải thực hiện các quy định tại Điều 35 của Thông tư này và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Trường hợp giếng khoan có thời gian dự kiến sử dụng từ hai (02) năm trở lên thì thực hiện việc trám cách ly giếng khoan như sau: đoạn chiều sâu tối thiểu 05m tính từ bề mặt đất phải trám bằng vữa xi măng; đoạn chiều sâu tiếp theo đến mái của tầng chứa nước khai thác hoặc đến đỉnh của lớp vật liệu lọc phải trám bằng vữa xi măng hoặc vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit.

b) Trường hợp giếng khoan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì phải trám cách ly đoạn chiều sâu tối thiểu 05m tính từ bề mặt đất.

5. Đối với giếng đào:

a) Vị trí giếng được lựa chọn bảo đảm có khoảng cách từ 10m trở lên đến chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác;

b) Thành giếng phải xây gạch, đá, bê tông và phải cao hơn bề mặt đất tối thiểu 0,5m, bảo đảm cách ly không cho nước từ trên mặt đất chảy vào giếng.

Điều 37. Bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác trong giếng khoan phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Đối với hoạt động bơm hút nước để tháo khô mỏ, hố móng xây dựng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật Tài nguyên nước.

2. Tổ chức, cá nhân thi công, sử dụng giếng khoan khi thực hiện thí nghiệm trong giếng khoan phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phương pháp, cách thức thí nghiệm trong giếng khoan được thể hiện đầy đủ trong các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hồ sơ kỹ thuật thi công công trình. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp trong quá trình thí nghiệm xảy ra sự cố sụt, lún đất, rạn nứt nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh hoặc sự cố bất thường khác thì phải dừng ngay, kịp thời xử lý, khắc phục, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố.

c) Hoá chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm phải thuộc danh mục hóa chất, chất phóng xạ được phép sử dụng theo quy định của pháp luật, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

d) Có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để nước thải, nước có chứa chất độc hại vào trong giếng khoan.

3. Trường hợp thí nghiệm bơm hút nước, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các yêu cầu sau: nước bơm lên phải thu gom, dẫn cách xa miệng giếng khoan ít nhất 10m, bảo đảm không gây ngập úng và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh; không gây hạ thấp mực nước quá mức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác của các công trình khai thác nước dưới đất lân cận; trường hợp nước bơm lên có dấu hiệu bất thường hoặc làm chết động vật, thực vật trong khu vực thì phải dừng ngay việc bơm nước, kịp thời xử lý, khắc phục, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố.

Chương V
CHUẨN DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 38. Nội dung thông tin, dữ liệu về nguồn nước

1. Nội dung thông tin, dữ liệu về lưu vực sông (liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh), bao gồm các nội dung thông tin: mã sông; cấp sông (SC, C1, C2, …C5); tên sông; chảy ra; chiều dài (km); diện tích lưu vực (km2); Tỉnh/Thành phố; thuộc lưu vực sông; loại sông, suối (Liên tỉnh, nội tỉnh, dọc biên giới, xuyên biên giới).

2. Nội dung thông tin, dữ liệu về nguồn nước (nước mặt liên quốc gia, nước mặt liên tỉnh, nước mặt nội tỉnh, nước dưới đất), bao gồm các nội dung thông tin như sau:

a) Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch, gồm các thông tin chính như sau: Mã sông, suối, kênh, rạch; tên sông, suối; chảy ra; chiều dài; chiều dài thuộc tỉnh/thành phố; vị trí đầu (toạ độ, xã, huyện, tỉnh); vị trí cuối (toạ độ, xã, huyện, tỉnh); loại nguồn nước (liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh); ghi chú (thể hiện thông tin sông xuyên biên giới, dọc biên giới với quốc gia khác);

b) Đối với nguồn nước là ao, hồ, đầm, phá gồm các thông tin chính như sau: Tên hồ, ao, đầm, phá; nguồn nước; thuộc lưu vực sông; diện tích mặt nước; phạm vi phân bố (xã, huyện, tỉnh); dung tích toàn bộ; dung tích hữu ích; dung tích phòng lũ; dung tích chết; mực nước dâng bình thường; mực nước chết; năm xây dựng; đơn vị quản lý vận hành.

Trường hợp ao, hồ, đầm, phá thuộc Danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp thì được cập nhập thêm trường thông tin thuộc tính: không được san lấp; Quyết định phê duyệt của UBND cấp tỉnh;

c) Đối với nguồn nước là các tầng chứa nước, gồm các thông tin chính như sau: tên tầng chứa nước; loại chứa nước (lỗ hổng, khe nứt); phạm vi phân bố (xã, huyện, tỉnh); diện tích phân bố; khoảng chiều sâu phân bố.

3. Nội dung thông tin, dữ liệu về hành lang bảo vệ nguồn nước, gồm các thông tin chính như sau: Tên gọi nguồn nước; loại nguồn nước (ao, hồ, đầm, phá/ sông, suối, kênh, rạch); thuộc lưu vực sông; đoạn phải cắm mốc hành lang bảo vệ (đoạn sông, suối, kênh, rạch); phạm vi cắm mốc; thuộc địa phận các xã; nằm trên phạm vi các thửa đất (theo bản đồ địa chính); chức năng của hành lang.

4. Nội dung thông tin, dữ liệu về chức năng nguồn nước bao gồm các nội dung thông tin chính như sau:

a) Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, mương, rạch, gồm các thông tin chính như sau: Tên sông, đoạn sông, kênh, mương, rạch được quy định chức năng nguồn nước; vị trí địa lý điểm đầu, điểm cuối, chiều dài đoạn sông được quy định chức năng nguồn nước; chức năng nguồn nước; mục tiêu chất lượng nước;

b) Đối với nguồn nước là hồ, ao, đầm, phá, gồm các thông tin chính như sau: Tên hồ, ao, đầm, phá quy định chức năng nguồn nước; nguồn nước, thuộc lưu vực sông; diện tích mặt nước; vị trí địa lý; dung tích toàn bộ; dung tích hữu ích; năm hoàn thành; đơn vị quản lý vận hành; chức năng nguồn nước; mục tiêu chất lượng nước;

c) Đối với nguồn nước là các tầng chứa nước, gồm các thông tin chính như sau: Vị trí, phạm vi quy định chức năng nguồn nước; tên tầng chứa nước; loại chứa nước; chiều sâu phân bố của tầng chứa nước quy định chức năng; chức năng nguồn nước; mục tiêu chất lượng nước.

5. Nội dung thông tin, dữ liệu về dòng chảy tối thiểu, gồm các thông tin chính như sau: Tên điểm; vị trí (xã, huyện, tỉnh); tọa độ (X,Y); tên nguồn nước; thuộc lưu vực sông; diện tích lưu vực đến vị trí xác định dòng chảy tối thiểu; giá trị dòng chảy.

6. Nội dung thông tin, dữ liệu về ngưỡng khai thác nước dưới đất là thuộc tính của danh mục nguồn nước quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, được bổ sung thêm các trường thông tin: ngưỡng giới hạn khai thác về lưu lượng; ngưỡng giới hạn khai thác về mực nước; thông tin về quyết định phê duyệt ngưỡng giới hạn khai thác.

7. Nội dung thông tin, dữ liệu về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, gồm các thông tin chính như sau: Tên vùng cấm/vùng hạn chế; diện tích vùng cấm/vùng hạn chế; phạm vi hành chính; phạm vi chiều sâu hoặc tầng chứa nước hạn chế khai thác; các biện pháp hạn chế khai thác.

8. Nội dung thông tin, dữ liệu về mặt cắt sông, suối, gồm các thông tin chính như sau: số hiệu mặt cắt; trên sông, suối; thuộc lưu vực sông; tọa độ (X,Y) bờ trái, bờ phải; vị trí (xã, huyện, tỉnh); số hiệu điểm; khoảng cách (m); cao độ đáy sông (m); thời gian đo; mực nước sông (m); đơn vị đo.

9. Nội dung các lớp thông tin, dữ liệu quản lý về các loại bản đồ chuyên đề (bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước; danh mục, bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất) gồm các thông tin chính sau: loại thông tin dữ liệu bản đồ; định dạng lớp thông tin (PDF, SHP, GDB); nội dung lớp thông tin; kiểu thông tin (Text, Polygon, Line, Point); vị trí khu vực bản đồ; đơn vị xây dựng; năm xây dựng.

10. Nội dung thông tin, dữ liệu quản lý về kết quả kiểm kê, điều tra, đánh giá tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước và các văn bản pháp luật về tài nguyên nước gồm các trường thông tin sau: loại tài liệu; số và ký hiệu văn bản/báo cáo; ngày ban hành/phê duyệt; ngày hiệu lực; cơ quan ban hành/phê duyệt; loại văn bản/báo cáo; tóm tắt nội dung; phạm vi áp dụng; đơn vị xây dựng; định dạng thông tin lưu trữ.

Điều 39. Nội dung thông tin, dữ liệu về công trình khai thác tài nguyên nước

1. Thông tin về công trình khai thác nước mặt thuộc trường hợp phải có giấy phép, bao gồm một số thông tin chính như sau: Tên công trình; tên tổ chức/cá nhân chủ công trình; địa điểm công trình; vị trí (tọa độ) các hạng mục chính của công trình; nguồn nước khai thác; cao trình đỉnh đập, cao trình ngưỡng tràn (đối với loại hình công trình khai thác là đập dâng); số cửa cống, độ rộng cống, cao trình đáy cống (đối với loại hình công trình khai thác là cống); công suất lắp máy (đối với loại hình công trình khai thác để phát điện); số máy bơm, công suất bơm (đối với loại hình công trình khai thác là trạm bơm, nhà máy nước); cao trình đầu kênh, chiều dài kênh, bề rộng kênh (đối với loại hình công trình khai thác là kênh, mương, rạch); mục đích khai thác; lưu lượng khai thác; chế độ khai thác; phương thức khai thác; thời gian vận hành; tình trạng cấp phép (có giấy phép hoặc chưa có giấy phép); số liệu về khai thác tài nguyên nước của công trình.

2. Thông tin về công trình khai thác nước biển thuộc trường hợp phải có giấy phép, bao gồm một số thông tin chính như sau: Tên công trình; tên tổ chức/cá nhân chủ công trình; địa điểm công trình; vị trí (tọa độ) các hạng mục chính của công trình; nguồn nước khai thác; công suất lắp máy (đối với loại hình công trình khai thác là nhà máy nhiệt điện); số máy bơm, công suất bơm (đối với loại hình công trình khai thác là trạm bơm, nhà máy nước); cao trình đầu kênh, chiều dài kênh, bề rộng kênh (đối với loại hình công trình khai thác là kênh, mương, rạch); mục đích khai thác; lưu lượng khai thác; chế độ khai thác; phương thức khai thác; thời gian vận hành; tình trạng cấp phép (có giấy phép hoặc chưa có giấy phép).

3. Thông tin về công trình khai thác nước nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép, bao gồm các thông tin chính như sau: Tên công trình; tên tổ chức/cá nhân chủ công trình; địa điểm công trình; vị trí (tọa độ) các hạng mục chính của công trình; tầng chứa nước khai thác; thông tin các giếng khai thác, giếng quan trắc; mục đích khai thác; tổng lưu lượng nước khai thác; chế độ khai thác; phương thức khai thác; thời gian vận hành; tình trạng cấp phép (có giấy phép hoặc chưa có giấy phép); số liệu về khai thác tài nguyên nước của công trình.

4. Thông tin, dữ liệu về kê khai công trình khai thác nước dưới đất của hộ gia đình thuộc trường hợp phải kê khai, bao gồm các nội dung chính như sau: Tên chủ hộ; vị trí (xã, huyện, tỉnh); số thửa đất (trường hợp đất đã được cấp sổ đỏ); chiều sâu giếng; số người sử dụng nước; tình trạng chất lượng nước (có phải xử lý/không phải xử lý); tình trạng kê khai (đã thực hiện kê khai, đăng ký hoặc chưa thực hiện kê khai, đăng ký).

5. Thông tin, dữ liệu công trình khai thác nước dưới đất, nước mặt thuộc trường hợp phải đăng ký, bao gồm các nội dung chính như sau: Tổ chức/cá nhân chủ công trình; tên công trình; loại hình công trình; vị trí công trình; lưu lượng khai thác; mục đích khai thác; thông tin về số giếng, chiều sâu giếng (đối với giếng khai thác); tình trạng đăng ký (đã thực hiện đăng ký hoặc chưa thực hiện đăng ký).

6. Thông tin, dữ liệu về công trình khai thác nước dưới đất (đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng, bơm hút nước để tháo khô mỏ) thuộc trường hợp phải đăng ký, bao gồm các nội dung chính như sau: Tổ chức/cá nhân chủ công trình; tên công trình; thông tin về số giếng, chiều sâu giếng (đối với giếng khai thác); loại hình công trình; vị trí công trình; lưu lượng khai thác; mục đích khai thác; tình trạng đăng ký (đã thực hiện đăng ký hoặc chưa thực hiện đăng ký)

7. Thông tin, dữ liệu về công trình khai thác nước mặt thuộc trường hợp phải đăng ký, bao gồm các nội dung chính như sau: Tổ chức/cá nhân chủ công trình; tên công trình; loại hình công trình; vị trí (tọa độ) các hạng mục chính của công trình; nguồn nước khai thác; dung tích toàn bộ, dung tích hữu ích (đối với hồ chứa); công suất thiết kế, công suất thực tế (đối với loại hình công trình khai thác là trạm bơm); lưu lượng thiết kế, kích thước cống (đối với loại hình công trình khai thác là cống); lưu lượng khai thác; mục đích khai thác; tình trạng đăng ký (đã thực hiện đăng ký hoặc chưa thực hiện đăng ký).

8. Thông tin, dữ liệu về công trình khai thác nước biển thuộc trường hợp phải đăng ký, bao gồm các nội dung chính như sau: Tổ chức/cá nhân chủ công trình; tên công trình; loại hình công trình; vị trí (tọa độ) các hạng mục chính của công trình; nguồn nước khai thác; công suất thiết kế, (đối với loại hình công trình khai thác là trạm bơm); lưu lượng thiết kế, kích thước cống (đối với loại hình công trình khai thác là cống); lưu lượng khai thác; mục đích khai thác; tình trạng đăng ký (đã thực hiện đăng ký hoặc chưa thực hiện đăng ký).

Điều 40. Nội dung thông tin, dữ liệu về bản kê khai, giấy đăng ký, giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước; số liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn, nước dưới đất và chất lượng nước

1. Nội dung thông tin, dữ liệu về bản kê khai, giấy đăng ký, giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước theo mẫu kê khai, đăng ký, giấy phép quy định tại phụ lục của Nghị định Quy định chi tiết việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

2. Nội dung thông tin, dữ liệu từ các trạm, điểm quan trắc tài nguyên nước nước dưới đất, gồm: tên trạm, địa chỉ trạm, vị trí (tọa độ) các giếng quan trắc thuộc trạm, chiều sâu giếng, tầng chứa nước, vùng quan trắc, thời gian bắt đầu quan trắc; số liệu quan trắc mực nước, trữ lượng, chất lượng nước thực đo tại các giếng quan trắc thuộc trạm, điểm quan trắc tài nguyên nước nước dưới đất.

3. Nội dung thông tin, dữ liệu từ các trạm quan trắc tài nguyên nước nước mặt, gồm: tên trạm, địa chỉ trạm, vị trí (tọa độ) trạm, thời gian bắt đầu quan trắc; số liệu quan trắc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước thực đo tại trạm.

4. Nội dung thông tin, dữ liệu quan trắc tại các trạm khí tượng, thuỷ văn, gồm:

a) Thông tin, dữ liệu khí tượng bề mặt: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, bốc hơi, lượng mưa;

b) Thông tin, dữ liệu thủy văn: nhiệt độ nước sông, mực nước, độ rộng mặt nước, chiều dài lưu vực, diện tích lưu vực, diện tích mặt cắt, tốc độ, lưu lượng nước, độ sâu, độ đục, độ dốc, hệ số nhám lòng sông, tổng lượng dòng chảy, lượng triều, lưu lượng chất lơ lửng, hàm lượng chất lơ lửng, tổng lượng chất lơ lửng;

c) Thông tin, dữ liệu môi trường nước: nhành phần hóa học của nước mưa, các thông số vật lý, các thông số hóa học của môi trường nước sông, hồ, biển, thông tin về các vật trôi nổi trên sông hồ.

Điều 41. Nội dung thông tin, dữ liệu về số liệu khai thác, sử dụng tài nguyên nước truyền tự động về hệ thống giám sát

Các thông tin, dữ liệu về số liệu khai thác, sử dụng tài nguyên nước truyền tự động về hệ thống giám sát theo các loại hình công trình khai thác cụ thể như sau:

1. Đối với loại hình công trình khai thác nước mặt là đập dâng xây dựng trên sông, suối, bao gồm: lưu lượng đến tuyến đập; mực nước thượng lưu; lưu lượng qua tràn; lưu lượng khai thác; lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu; chất lượng nước (nếu có).

2. Đối với loại hình công trình khai thác nước mặt là cống, trạm bơm và công trình khác: lưu lượng khai thác; chất lượng nước (nếu có).

3. Đối với loại hình công trình khai thác nước dưới đất: lưu lượng khai thác của từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình; mực nước trong giếng khai thác; mực nước trong giếng quan trắc; chất lượng nước trong quá trình khai thác.

Điều 42. Cấu trúc và kiểu thông tin, dữ liệu của cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia

1. Cấu trúc và kiểu thông tin, dữ liệu về nội dung thông tin, dữ liệu tài nguyên nước quy định tại Điều 38, Điều 39 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 40 được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cấu trúc và kiểu thông tin, dữ liệu về số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, chất lượng môi trường nước quy định tại khoản 4 Điều 40 được thực hiện theo quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn, môi trường không khí và nước tại Thông tư số 40/2017/BTNMT ngày ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại Điều 41 phải có chuẩn dữ liệu kết nối phù hợp được quy định cụ thể tại Phụ lục II của Thông tư này. Ngoài các thông tin dữ liệu nêu trên còn các bảng dữ liệu phục vụ nghiệp vụ giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước như: các bảng danh mục, cấu hình trạm quan trắc, bảng dữ liệu giám sát, thông báo, cảnh báo… đơn vị xây dựng hệ thống có trách nhiệm thiết kế cho phù hợp.

Chương VI
BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 43. Kỳ báo cáo và chế độ báo cáo tài nguyên nước

1. Kỳ báo cáo được quy định như sau:

a) Định kỳ năm (05) năm đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia;

b) Định kỳ hằng năm đối với báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Định kỳ hằng năm đối với báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước.

2. Chế độ báo cáo quy định như sau:

a) Đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia và báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước: hoàn thành việc xây dựng báo cáo trước ngày 01 tháng 7 của năm tiếp theo sau kỳ báo cáo;

b) Đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo;

c) Đối với báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước: gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo;

d) Báo cáo quy định tại điểm b khoản này được gửi đồng thời bằng văn bản và tệp báo cáo tới hộp thư điện tử của Cục Quản lý tài nguyên nước; báo cáo quy định tại điểm c khoản này được gửi bằng tệp báo cáo tới hộp thư điện tử của Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố nơi xây dựng công trình.

Điều 44. Yêu cầu về thông tin, số liệu lập báo cáo tài nguyên nước

1. Việc tổng hợp thông tin, số liệu phục vụ lập báo cáo được thực hiện như sau:

a) Đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia, việc tổng hợp thông tin, số liệu có liên quan theo quy định tại Điều 48 Thông tư này được thực hiện cho từng năm trong kỳ báo cáo và cho cả thời kỳ năm (05) năm;

b) Đối với báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo sử dụng tài nguyên nước và báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước, việc tổng hợp thông tin, số liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47, Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Thông tư này được thực hiện trong năm báo cáo, thời gian tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

2. Thông tin, số liệu sử dụng để tổng hợp phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và có nguồn gốc rõ ràng.

Điều 45. Phạm vi tổng hợp thông tin, số liệu và phân tích, đánh giá

1. Đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia và báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thì tùy theo từng nội dung cụ thể, việc tổng hợp thông tin, số liệu và kết quả phân tích, đánh giá được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và được phân theo toàn bộ hoặc một số phạm vi sau đây:

a) Theo phạm vi của từng vùng kinh tế - xã hội, gồm: Trung du và Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long;

b) Theo phạm vi của từng lưu vực sông, gồm: sông Hồng - Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông Nhật Lệ, sông Hương, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Vệ, sông Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, sông Cái Nha Trang, sông Sê San, sông SrêPôk, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Đối với các lưu vực sông còn lại thì tổng hợp thành các nhóm riêng và có thể gồm cả các phụ nhóm theo từng vùng hoặc địa phương;

c) Theo phạm vi hành chính của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì tùy theo từng nội dung cụ thể, việc tổng hợp thông tin, số liệu và kết quả phân tích, đánh giá được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh và được phân theo toàn bộ hoặc một số phạm vi sau đây:

a) Theo phạm vi hành chính cấp huyện;

b) Theo phạm vi lưu vực sông quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc địa bàn của tỉnh.

3. Đối với báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, thì tùy theo nội dung, tính chất của báo cáo, phạm vi tổng hợp thông tin, số liệu và kết quả phân tích, đánh giá do Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.

Điều 46. Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia

1. Báo cáo tài nguyên nước quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;

b) Hiện trạng mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước, đặc trưng tài nguyên nước mưa, nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi cả nước;

c) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;

d) Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước dưới đất;

đ) Công tác quản lý tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;

e) Đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho kỳ báo cáo tiếp theo.

2. Yêu cầu đối với nội dung về tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên phạm vi cả nước:

a) Đánh giá được tổng quan đặc điểm về địa hình, khí hậu;

b) Đánh giá được tình hình phát triển, tỷ lệ tăng trưởng, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực gắn với hoạt động khai thác, sử dụng nước và bảo vệ tài nguyên nước;

c) Đánh giá tổng quan về xu hướng gia tăng, chuyển dịch dân số, chuyển dịch các ngành, lĩnh vực gắn với hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

3. Yêu cầu đối với nội dung về hiện trạng tài nguyên nước:

a) Tổng hợp số lượng các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và phân tích, đánh giá được sự biến động về số lượng của các trạm. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Về tài nguyên nước mưa: tổng hợp lượng mưa năm, phân phối lượng mưa tháng, mùa mưa, mùa khô và phân tích, đánh giá sự biến động của lượng mưa. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 2 và số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Về tài nguyên nước mặt trên hệ thống sông, suối: tổng hợp tổng lượng dòng chảy trung bình năm, phân phối dòng chảy trung bình tháng, trung bình mùa lũ, mùa cạn tại các trạm thủy văn, trạm tài nguyên nước và phân tích, đánh giá sự biến động của dòng chảy. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 4 và số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các hồ chứa lớn, quan trọng, tổng hợp tổng dung tích, dung tích hữu ích, dung tích phòng lũ và tổng lượng nước mà các hồ chứa tích được vào cuối mùa lũ đầu mùa cạn hằng năm và phân tích, đánh giá sự biến động của dung tích và lượng nước tích được của các hồ. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Về tài nguyên nước dưới đất: tổng hợp số lượng công trình quan trắc, trạm quan trắc; diện tích đã được điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo các tỷ lệ khác nhau; các đặc trưng mực nước dưới đất (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) của từng tầng chứa nước và phân tích, đánh giá sự biến động. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 7 và số 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Yêu cầu đối với nội dung về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước:

a) Tổng hợp số lượng công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất và nước biển thuộc đối tượng phải có giấy phép hiện có và đã được quy hoạch theo các mục đích sử dụng (tưới, thủy điện và mục đích khác), theo loại hình công trình khai thác (hồ chứa, cống, trạm bơm, giếng khoan và loại hình công trình khác) và đánh giá sự biến động số lượng công trình. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 9, 10 và số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tổng hợp được lượng nước khai thác, sử dụng (quy mô) của các công trình đã được cấp giấy phép và phân loại theo các mục đích (tưới, thủy điện và mục đích khác). Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước như: chuyển nước lưu vực sông, vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước, quản lý, vận hành công trình.

5. Yêu cầu đối với nội dung về tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước dưới đất:

a) Tổng hợp được các đặc trưng (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) của các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước (trên cơ sở số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc chất lượng nước mặt và các kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước đã thực hiện) của các dòng sông, đoạn sông, hồ chứa và phân tích, đánh giá sự biến động. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Tổng hợp các kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ đã được phê duyệt; phân tích, đánh giá tổng quan hiện trạng, diễn biến tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt;

b) Tổng hợp được các đặc trưng (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) của các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước (trên cơ sở số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc chất lượng nước dưới đất và các kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước đã thực hiện) của các tầng chứa nước và phân tích, đánh giá sự biến động; phân tích, đánh giá được tổng quan hiện trạng, diễn biến tình hình ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tổng hợp được các cực trị về mực nước, lưu lượng tại các trạm thủy văn, trạm tài nguyên nước và tại công trình quan trắc, trạm quan trắc nước dưới đất (ngày nhỏ nhất, tháng nhỏ nhất, ba tháng nhỏ nhất) và phân tích, đánh giá sự biến động mực nước.

6. Yêu cầu đối với nội dung về công tác quản lý tài nguyên nước trên phạm vi cả nước:

a) Về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước: tổng hợp được số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước do Trung ương và địa phương ban hành còn hiệu lực đến kỳ báo cáo. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Về hoạt động điều tra cơ bản: tổng hợp được số lượng các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước đã thực hiện; phân tích, đánh giá được kết quả thực hiện;

c) Về công tác lập quy hoạch tài nguyên nước: tổng hợp được số lượng các đề án, dự án quy hoạch về tài nguyên nước đã thực hiện; phân tích, đánh giá được kết quả thực hiện;

d) Về công tác cấp phép: tổng hợp được tổng số giấy phép tài nguyên nước đã được cấp, phân loại theo thẩm quyền cấp phép và đánh giá sự biến động số lượng giấy phép. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Về phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: tổng hợp số lượng công trình, tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã được phê duyệt, phân theo thẩm quyền phê duyệt và đánh giá được sự biến động. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Về công tác lập hành lang bảo vệ nguồn nước: tổng hợp được kết quả lập hành lang bảo nguồn nước các sông, suối, kênh, rạch và các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; phân tích, đánh giá được sự biến động;

g) Về công tác điều tra, đánh giá, phê duyệt và công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa: tổng hợp số lượng sông, suối, và hồ chứa đã được phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu và phân tích, đánh giá được sự biến động. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Về công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước: tổng hợp được số lượng các cuộc thanh tra, các đối tượng thanh tra, số lượng tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính, số tiền xử phạt. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về đầu tư công cho công tác quản lý tài nguyên nước.

7. Yêu cầu đối với nội dung về đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho kỳ báo cáo tiếp theo:

a) Tổng kết được các vấn đề lớn cần tập trung xử lý, giải quyết trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra;

b) Đề xuất được các giải pháp tổng thể trước mắt, lâu dài để đảm bảo khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững và quản lý tài nguyên nước hiệu quả.

Điều 47. Báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước

1. Căn cứ tình hình thực tế về hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước, các vấn đề phát sinh trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và yêu cầu thực tế của công tác quản lý, Cục Quản lý tài nguyên nước đề xuất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ đề, nội dung báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước trước năm lập báo cáo.

2. Chủ đề, nội dung cụ thể của báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.

Điều 48. Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tổng quan về hiện trạng phát triển của ngành;

b) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

c) Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước;

d) Đề xuất, kiến nghị.

2. Yêu cầu đối với nội dung tổng quan về hiện trạng phát triển của ngành: đánh giá được tình hình phát triển, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực gắn với hoạt động khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước.

3. Yêu cầu đối với nội dung về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ:

a) Tổng hợp được số lượng công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển hiện có, đã được quy hoạch và phân theo các mục đích sử dụng (tưới, thủy điện và mục đích khác), theo loại hình công trình khai thác (hồ chứa, cống, trạm bơm, giếng khoan và loại hình công trình khai thác khác) và đánh giá sự biến động. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 9, 10 và số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với các hồ chứa lớn, quan trọng, tổng hợp được tổng dung tích, dung tích hữu ích, dung tích phòng lũ và tổng lượng nước mà các hồ chứa tích được vào cuối mùa lũ đầu mùa cạn và phân tích, đánh giá được sự biến động. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Yêu cầu đối với nội dung tình hình thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước:

a) Tổng hợp số lượng các công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

b) Trường hợp công trình khai thác là hồ chứa, tổng hợp số lượng hồ chứa đã được lập hành lang bảo vệ hồ chứa và đánh giá sự biến động;

c) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước, đảm bảo dòng chảy tối thiểu và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.

5. Đề xuất, kiến nghị:

a) Tổng kết được các vấn đề lớn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Kiến nghị các giải pháp liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước cho hoạt động khai thác, sử dụng nước của ngành.

Điều 49. Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội có tác động tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;

b) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

c) Ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

d) Quản lý tài nguyên nước;

đ) Đề xuất, kiến nghị.

2. Yêu cầu đối với nội dung tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội có tác động tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này trên địa bàn tỉnh.

3. Yêu cầu đối với nội dung về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Thông tư này và lập danh mục các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đối với công trình có quy mô thuộc trường hợp phải có giấy phép tài nguyên nước theo Biểu mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Yêu cầu đối với các nội dung về ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, quản lý tài nguyên nước và nội dung đề xuất, kiến nghị: thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 46 Thông tư này trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều này.

Điều 50. Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước

1. Báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước (sau đây gọi tắt là chủ giấy phép) bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thông tin chung;

b) Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

c) Tình hình thực hiện các quy định của giấy phép tài nguyên nước;

d) Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

2. Yêu cầu đối với nội dung về thông tin chung: khái quát được các thông tin cơ bản về chủ giấy phép, công trình khai thác nước, việc vận hành công trình và những vấn đề phát sinh (nếu có).

3. Yêu cầu đối với nội dung về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

a) Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt:

Đối với loại hình công trình khai thác nước là hồ chứa: tổng hợp được các đặc trưng lưu lượng nước đến, lưu lượng nước sử dụng, lưu lượng nước xả qua tràn (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) và lưu lượng nước xả dòng chảy tối thiểu (nếu có) thực tế của hồ chứa theo từng tháng trong năm báo cáo.

Đối với loại hình công trình khai thác nước khác: tổng hợp được các đặc trưng lưu lượng khai thác, sử dụng nước (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng khai thác trong năm báo cáo.

Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 21 và số 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất:

Tổng hợp các đặc trưng lưu lượng khai thác, sử dụng nước (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) và mực nước giếng khai thác (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng khai thác trong năm báo cáo. Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu mẫu số 23 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước biển:

Tổng hợp được các đặc trưng về lưu lượng khai thác, sử dụng nước biển (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng khai thác trong năm báo cáo cho từng mục đích khai thác sử dụng.

Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo các Biểu mẫu số 24 và 25 ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

4. Yêu cầu đối với nội dung về tình hình thực hiện các quy định của giấy phép tài nguyên nước: đánh giá kết quả thực hiện trong kỳ báo cáo đối với từng nội dung, yêu cầu quy định trong giấy phép đã được cấp.

Điều 51. Hoàn thiện, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước

1. Cục Quản lý tài nguyên nước giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về dự thảo báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước; tổng hợp, hoàn thiện trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, công bố báo cáo.

2. Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số

Bãi bỏ Điều 20 của Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT ngày 03/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trường hợp công trình đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa được xác định, phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt:

a) Đối với công trình có phạm vi vùng bảo hộ nằm trên địa bàn một tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, lập danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với công trình có phạm vi vùng bảo hộ nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, lập danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chỉ đạo, phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Việc xác định, phê duyệt và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải hoàn thành trong thời hạn không quá hai (02) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Trường hợp công trình đã được phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, khi thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép tài nguyên nước thì tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước đề xuất lại phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

3. Công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt đang hoạt động và điều kiện mặt bằng thực tế không thể thiết lập được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này thì căn cứ tính chất, quy mô của công trình, đặc điểm nguồn nước và các yêu cầu khác về bảo vệ nguồn nước đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nhỏ hơn phạm vi tối thiểu nhưng phải đảm bảo chất lượng nguồn nước.

4. Giá trị dòng chảy tối thiểu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trong quy trình vận hành liên hồ chứa đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi giấy phép hết hiệu lực hoặc cho đến khi có quyết định điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa.

5. Việc trám lấp giếng theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Tài nguyên nước được tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng được ban hành.

Điều 54. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 9/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;

b) Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước;

c) Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng;

d) Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất;

đ) Thông tư số 17/2017/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Điều 55. Trách nhiệm thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, TNN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG




 Lê Công Thành

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi