Dự thảo Nghị định sửa đổi về xử phạt VPHC lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản lần 2
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số:         /2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

DỰ THẢO 2

Hà Nội, ngày        tháng     năm 2019

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
------------

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;     

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.  

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

1. Bổ sung khoản 4 Điều 2 như sau:

“4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp xác định số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.”

2. Bổ sung Điều 3b như sau:

“3b. Trường hợp khai thác khoáng sản, tài nguyên nước trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, công trình giao thông, quốc phòng và các lĩnh vực khác, nếu có hành vi vi phạm ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật liên quan thì còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.”

3. Bổ sung Điều 3a như sau:

Điều 3a. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp.

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;

c) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.”

4. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật, truyền thông tin, số liệu kết quả quan trắc, giám sát về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.”

5. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:

“b) Không quan trắc dưới 25% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định;”

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không quan trắc từ 25% đến dưới 50% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.”

8. Sửa đổi khoản 4 Điều 6 như sau:

“4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không quan trắc từ 50% đến dưới 75% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.”

9. Sửa đổi điểm a, b, c, d, đ khoản 5 Điều 6 như sau:

“a) Không quan trắc từ 75% các thông số phải quan trắc, giám sát trở lên theo quy định;

b) Không lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát theo quy định;

c) Quan trắc, giám sát không đúng tần suất theo quy định;

d) Quan trắc, giám sát không đúng thời gian theo quy định;

đ) Quan trắc, giám sát không đúng vị trí theo quy định.”

10. Sửa đổi Khoản 7 Điều 6 như sau:

“7. Đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

11. Bổ sung khoản 17 Điều 7 như sau:

“17. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

12. Sửa đổi khoản 1 Điều 8 như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Không thực hiện báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Báo cáo không trung thực, không đầy đủ, không đúng chế độ báo cáo về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.”

13. Sửa đổi khoản 8 Điều 8 như sau:

“8. Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

14. Sửa đổi Điều 11 như sau:

“Điều 11. Vi phạm quy định về hồ chứa, đập dâng

15. Bổ sung khoản 11 Điều 11 như sau:

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản; các hành vi quy định tại điểm a, d, g khoản 7; điểm a, c khoản 8; điểm a, d khoản 9 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

16. Bổ sung khoản 12 Điều 19 như sau:

“12. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động xả nước thải vào nguồn nước từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 20 như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Không báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép và cơ quan chức năng ở địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi xả nước thải gây ra;

c) Báo cáo không trung thực, không đầy đủ, không đúng chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.”

18. Sửa đổi khoản 6 Điều 20 như sau:

“6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

19. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 21 như sau:

“a) Không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;”

20. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 21 như sau:

“d) Không thông báo thời gian, địa điểm thực hiện thi công trám lấp giếng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.”

21. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 21 như sau:

“c) Sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan không nằm trong Danh mục hóa chất được phép sử dụng.

22. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 21 như sau:

“b) Không thực hiện trám lấp giếng không sử dụng đối với trường hợp phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định;”

23. Bổ sung khoản 3a Điều 21 như sau:

“Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố.”

24. Sửa đổi khoản 7 Điều 21 như sau:

“Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định.”

25. Sửa đổi khoản 9 Điều 21 như sau:

“9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 5 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

26. Sửa đổi khoản 7 Điều 22 như sau:

“7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

27. Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 24 như sau:

a) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;”

28. Bổ sung điểm c khoản 4 Điều 24 như sau:

c) Không tạm dừng hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động.”

29. Bổ sung khoản 5a Điều 24 như sau:

“5a. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông;

b) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây ngập úng nặng vùng đất ven sông.

c) Sử dụng phần diện tích lấn sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận ngoài các mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ đồng ý).”

30. Bổ sung khoản 7a Điều 24 như sau:

“7a. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm tại điểm c khoản 4, khoản 5a Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

31. Sửa đổi khoản 3 Điều 27 như sau:

3. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại diểm a và điểm b khoản 2 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

32. Bổ sung điểm d, điểm đ, điểm e khoản 6 Điều 28 như sau:

“d) Không thực hiện kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định;

đ) Không thực hiện việc điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong trường hợp phải điều chỉnh theo quy định;

e) Thực hiện không đúng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã được phê duyệt.”

31. Sửa đổi điểm b khoản 7 Điều 28 như sau:

“b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã được phê duyệt;”

32. Sửa đổi khoản 8 Điều 28 như sau:

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 7 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định điểm d khoản 5, trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.”

33. Sửa đổi khoản 2 Điều 30 như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm quá 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 02 của năm báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản”.

34. Sửa đổi, bổ sung vảo điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 31 như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc đã cắm mốc nhưng không đầy đủ số lượng mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản;

b) Thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò có tổng diện tích vượt dưới 5% so với diện tích được phép thăm dò hoặc vượt dưới 01 ha; công trình thăm dò (hào, giếng, đường lò, lỗ khoan) vượt quá ranh giới về chiều sâu dưới 25% hoặc dưới 2m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã phê duyệt mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép.

3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ 5% đến dưới 10% so với diện tích được phép thăm dò hoặc vượt từ 01 ha đến dưới 02 ha, công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) vượt quá ranh giới về chiều sâu từ 25% đến dưới 50% hoặc từ 2m đến dưới 5m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã phê duyệt mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

4. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ 10% trở lên đến dưới 100% so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò hoặc vượt từ 02 ha trở lên đến dưới 05 ha, công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) vượt quá ranh giới về chiều sâu từ 50% đến dưới 100% hoặc từ 5m đến dưới 10m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã phê duyệt mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.”

5. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Đình chỉ hoạt động thăm dò từ 01 đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 03 tháng đến 06 tháng đối với quy định tại khoản 4 Điều này khi vượt quá 05 công trình thăm dò bị vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần;

35. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 33 như sau:

5. Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò khoáng sản từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.

36. Sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 2a  Điều 34 như sau:

“2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản mà không có giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định; thăm dò ra ngoài ranh giới được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ trên 100% trở lên so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò hoặc vượt từ trên 05 ha trở lên; công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) vượt quá ranh giới về chiều sâu từ 100% trở lên hoặc từ 10m trở lên so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã phê duyệt mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép, cụ thể như sau:”

a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

d) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.”

2a. Phạt tiền đối với hành vi nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản chậm so với thời hạn theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

37. Sửa đổi khoản 1, điểm a Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6; bổ sung điểm d Khoản 1, Khoản 7 Điều 35 như sau: 

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ hoặc ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

b) Không gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác nêu tạm ngừng khai thác từ 01 năm trở lên;

c) Nội dung báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản không đầy đủ thông tin theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

d) Nộp chậm báo cáo đột xuất từ 15 ngày trở lên kể từ thời điểm có văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm từ 15 ngày đến dưới 30 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm báo cáo.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm từ 30 ngày trở lên kể từ ngày 01 tháng 02 của năm báo cáo.

6. Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản 03 tháng đối với trường hợp nộp chưa số tiền bằng 50% đến dưới 100% tổng số tiền còn lại phải nộp hàng năm theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền các năm trước thời điểm thanh tra, kiểm tra; 06 tháng đối với trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền các năm trước thời điểm thanh tra, kiểm tra.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khoáng sản được khai thác chậm từ 30 ngày trở lên so với thời hạn trong thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với Giấy phép khai thác khoáng sản cấp trước ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính và mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực.

38. Bổ sung điểm c Khoản 1, điểm c khoản 8 và sửa đổi điểm a, điểm b Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 36 như sau: 

“1. Phạt  tiền đối với hành vi cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đã cắm mốc nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng không quản lý để mất mốc.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản đúng quy cách nhưng chưa đầy đủ số lượng mốc theo quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; trường hợp đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để bàn giao theo quy định.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản có tổng diện tích đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 10% hoặc đến dưới 0,1 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) đến dưới 01 m với cát, sỏi lòng sông; từ 0,5 m đến dưới 01 m đối với các loại khoáng sản còn lại trong phạm vi diện tích từ 0,5 ha trở lên, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ cát, sỏi lòng sông và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khai thác cát, sỏi lòng sông.

4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 10% đến dưới 50% hoặc vượt từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 01 mét đến dưới 02 m trong phạm vi diện tích từ 0,5 trở lên cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ cát, sỏi lòng sông và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khai thác cát, sỏi lòng sông.

5. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 50% đến dưới 100% hoặc vượt từ 0,5 ha đến dưới 01 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 02 m đến dưới 05 m trong phạm vi diện tích từ 0,5 ha trở lên, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ cát, sỏi lòng sông và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

d) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là vàng, bạc, platin, đá quý; khoáng sản độc hại; khoáng sản theo giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp là cát, sỏi lòng sông.

6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100% trở lên hoặc vượt từ 01 ha trở lên; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 05 m trở lên trong phạm vi diện tích từ 0,5 ha trở lên, cụ thể như sau:

a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ cát, sỏi lòng sông và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

d) Từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với khoáng sản theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại; khoáng sản theo giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp là cát, sỏi lòng sông.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ khối lượng khoáng sản thu được do khai thác vượt quá độ sâu, diện tích của khu vực được phép khai thác được quy đổi thành tiền đối với một trong các trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và khoản 6 Điều này”.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 và từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc dừng khai thác đối với phần vượt ra ngoài phạm vi diện tích và chiều sâu so với khu vực được phép khai thác, san gạt, cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông còn phải khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình khác có liên quan do hành vi vi phạm gây ra;

b) Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp được quy đổi bằng tiền thu được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 Điều này.

c) Buộc phải cắm mốc đầy đủ, đúng quy cách với hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 Điều này.

c) Trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu giám định mà kết quả giám định cho thấy thông tin tổ chức, cá nhân cung cấp sai thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này phải hoàn trả chi phí giám định.

39. Sửa đổi Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 Điều 37 như sau:    

3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi: Khai thác không đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; không đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); không đúng trình tự khai thác; không đúng hệ thống khai thác; không đúng một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng, bề rộng mặt tầng khai thác; số khu vực (khai thác lộ thiên) hoặc lò khai thác (khai thác hầm lò); không đúng thời gian khai thác tính toán; đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, đá quý, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả nhưng không quá 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến khi có thiết kế mỏ nhưng không quá 12 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải lập thiết kế mỏ theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này, nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này.

Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); đúng trình tự khai thác; đúng hệ thống khai thác; đúng các thông số hệ thống khai thác; đúng thời gian khai thác tính toán; đổ thải đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Buộc phải lập và nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này.

39. Sửa đổi Khoản 4; bổ sung khoản 5 Điều 38 như sau:   

 "4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả nhưng không quá 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả nhưng không quá 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định đối với hành vi vi phạm điểm a khoản 1 Điều này.

Buộc phải bổ nhiệm và thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định đối với hành vi vi phạm điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

40. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 4,  Khoản 7, Khoản 8, bổ sung khản 1a khoản 9 Điều 39 như sau:     

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không lắp đặt trạm cân tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan (trừ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; khai thác cát, sỏi lòng sông); không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ thông tin kết quả trạm cân, dữ liệu camera, cụ thể như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với công suất được phép khai thác hàng năm nhỏ hơn 30.000 m3/năm.

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

1a. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan.

4. Phạt tiền đối với hành vi quá 6 tháng không lập hoặc cập nhật bản đồ hiện trạng mỏ; không lập mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản theo quy định cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

7. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác; không thống kê, tính toán sản lượng khai thác thực tế định kỳ hàng tháng; không lập sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm; cụ thể như sau:

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu giám định mà kết quả giám định cho thấy thông tin tổ chức, cá nhân cung cấp sai thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này phải hoàn trả chi phí giám định.

41. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, khoản 7 Điều 40 như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản vượt dưới 15%.

2. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25% cụ thể như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy tại điểm a khoản này;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;

đ) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, đá vôi xi măng, than.

3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50% cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại, đá vôi xi măng, than.

4. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 50% đến dưới 100% cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, đá vôi xi măng, than.

5. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 100% trở lên, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;

đ) Từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, đá vôi xi măng, than.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 trừ khoáng sản là đá vôi làm nguyên liệu xi măng và than.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra.

Trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu giám định mà kết quả giám định cho thấy thông tin tổ chức, cá nhân cung cấp sai thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này phải hoàn trả chi phí giám định.

42. Bổ sung Điều 40a như sau:

“40a. Phạt tiền đối với hành vi khi tiến hành khai thác nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các trường hợp còn lại trừ trường hợp điều chỉnh do tăng công suất.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.”

43. Sửa đổi Điều 42 như sau:

"1. Phạt tiền đối với hành vi tiến hành khai thác khoáng sản sau khi nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định điểm a khoản này;

c) Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm, vi phạm nhiều lần”.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo quy định.”

44. Sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 4, bổ sung khoản 6, bổ sung khoản 3a Điều 44 như sau:

Điều 44. Vi phạm về khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trừ cát, sỏi lòng sông, cụ thể như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác đến dưới 10 m3;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 50 m3 trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 3a Điều này, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khai thác than bùn;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản khác.

3a. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác đến dưới 50 m3.

b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 50 m3 trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: 

Tịch thu toàn bộ tang vật là khối lượng khoáng sản đã khai thác được quy đổi bằng tiền theo đơn giá theo quy định của pháp luật hiện hành; tịch thu toàn bộ phương tiện sử dụng kể cả phương tiện được tổ chức, cá nhân vi phạm thuê để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 3a Điều này.

6. Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 3a Điều này hình thức phạt bổ sung áp dụng như khoản 4, khắc phục hậu quả như khoản 5 Điều này.”

45. Sửa đổi khoản 1, khoản 5, bổ sung khoản 3a Điều 45 như sau:

“Điều 45. Vi phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kiểm tra, cho phép đóng cửa mỏ từng phần trước khi tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường các diện tích đã khai thác hết trữ lượng nằm trong khu vực khai thác khoáng sản; quá từ 90 ngày trở lên so với thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ được phê duyệt nhưng không báo cáo kết quả thực hiện, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3a. Phạt tiền đối với hành vi quá từ 12 tháng trở lên kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai, báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Buộc nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 3a Điều này”.

46. Sửa đổi khoản 2 Điều 47 như sau:

"2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa hoàn trả đầy đủ hoặc không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp cơ quan, tổ chức đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản trước đó theo quy định)."

47. Sửa đổi điểm b khoản 3, khoản 4; bổ sung điểm c, d, đ khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 48 như sau:  

 “3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho phép theo quy định nhưng vẫn sử dụng loại khoáng sản đi kèm, khoáng sản mới phát hiện trong quá trình khai thác; sử dụng khoáng sản ở bãi thải đất đá của mỏ; sử dụng khoáng sản thuộc phần tài nguyên nằm trong phần trữ lượng thuộc phạm vi được cấp phép trong quá trình khai thác.

c) Sử dụng khoáng sản không đúng mục đích, không đúng địa chỉ chế biến quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho phép theo quy định.

d) Đã quá thời hạn trong thông báo kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (trừ các trường hợp phải thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép theo quy định của Luật khoáng sản).

đ) Đã quá thời hạn từ 30 ngày trở lên trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hình thức xử phạt.

4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại và cát, sỏi lòng sông.

5. Phạt tiền đối với hành vi nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản chậm so với thời hạn theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

6. Phạt tiền đối với hành vi không lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản đối với giấy phép cấp trước ngày Luật khoáng sản 1996 có hiệu lực nhưng có nội dung không phù hợp quy định của Luật khoáng sản hiện hành.

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.”

7. Hình thức phạt bổ sung:

Đình chỉ khai thác từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc sử dụng khoáng sản đúng mục đích, đúng địa chỉ chế biến quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản, thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thông báo kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra, thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại điểm c, d và đ khoản 3 Điều này.

48. Sửa đổi Khoản 3 Điều 50 như sau:

“3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi, không cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu, sổ sách để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác hàng năm; kê khai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của kỳ báo cáo, tổng sản lượng hoặc trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong báo cáo định kỳ sai (thấp hơn) quá từ 5% trở lên so với số liệu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế xác định từ nguồn thống kê chứng từ nộp thuế tài nguyên; thống kê số liệu qua trạm cân; xác định từ bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng trong năm; không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.”

49. Bổ sung điểm c khoản 2; sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 52 như sau:

 “2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về quá trình thiết kế, chế tạo phương tiện, thiết bị vận tải mỏ; các phương tiện, thiết bị vận tải mới, nhập ngoại lần đầu được đưa vào sừ dụng trong hầm lò và thiết bị vận tải có truyền động bằng động cơ diezel, cụ thể như sau:

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn trong quá trình sử dụng phương tiện, thiết bị vận tải mỏ.

4. Phạt tiền đối với hành vi đưa các máy, thiết bị, hóa chất có khả năng gây mất an toàn thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2; các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào hoạt động khi chưa được kiểm tra, kiểm định các điều kiện kỹ thuật an toàn; lập hồ sơ quản lý thiết bị theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường họp trang bị, sử dụng bình tự cứu cá nhân không đúng quy định.

b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp kiểm tra, kiểm định thiếu các thông số hoặc chưa thực hiện kiểm tra, kiểm định lần đầu, kiểm định lại theo đúng thời hạn; lập thiếu hoặc lập chưa đúng hồ sơ quản lý thiết bị;

c) Từ 50.000.000 đông đên 70.000.000 đông đôi với trường họp không thực hiện kiểm tra, kiểm định an toàn; không lập hồ sơ quản lý thiết bị.”

50. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b Khoản 2, Điều 53 như sau:

“2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thông gió mỏ, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về thông gió đường lò cụt, gương khấu, đo kiểm soát không khí mỏ;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về lắp đặt, vận hành các công trình thông gió, quạt gió cục bộ;”

51. Bổ sung khoản 4 Điều 54 như sau:

 “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi cấu tạo và sơ đồ đấu nối của thiết bị điện, các sơ đồ điều khiển, bảo vệ và kiểm tra,   cũng     như khắc lại vạch chia độ các thiết bị bảo vệ tại mỏ khi những thay đổi này chưa được nhà máy chế tạo đồng ý hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.”

52. Sửa đổi khoản 4 Điều 66

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành thăm dò, khai thác khoáng sản thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép.

53. Khoản 6 Điều 62 được sửa như sau:

“6. Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n và điểm q khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”

Điều 2. Bãi bỏ các quy định sau:

Quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8, điểm a khoản 3 Điều 9, điểm a khoản 5 điều 9, điểm a khoản 6 Điều 9, Điều 17 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017.  

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ….. tháng ….. năm 2019.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, CN (3).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




  Nguyễn Xuân Phúc

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY