Dự thảo Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực tài nguyên môi trường biển
thuộc tính Nghị định
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
Loại dự thảo: | Nghị định |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tải Nghị định
CHÍNH PHỦ Số: /2019/NĐ-CP DỰ THẢO 2 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam;
b) Vi phạm các quy định về nhận chìm ở biển;
c) Vi phạm các quy định về giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
d) Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ bờ biển.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép nhận chìm ở biển, Quyết định giao khu vực biển theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thu hồi Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam đối theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn của Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, Giấy phép nhận chìm ở biển, Quyết định giao khu vực biển theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Trục xuất buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng quy định;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
d) Buộc đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học, vật chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam;
đ) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
e) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Truy thu lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển, tiền sử dụng khu vực biển nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các giải pháp đưa các khu vực biển về trạng thái an toàn;
i) Buộc phải sử dụng đúng phương tiện chuyên chở, đúng cách thức nhận chìm, đúng quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH , HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TIẾN HÀNH TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 5. Vi phạm quy định của Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học
1. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tên, quốc tịch của một hoặc các nhà khoa học nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu không đúng theo Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
b) Thực hiện không đúng một trong những mục tiêu của hoạt động nghiên cứu theo Quyết định cấp phép;
c) Thực hiện không đúng một trong những nội dung chính của hoạt động nghiên cứu theo Quyết định cấp phép;
d) Thực hiện không đúng vị trí, tọa độ khu vực biển theo Quyết định cấp phép;
đ) Thực hiện không đúng phương pháp hoặc sử dụng không đúng phương tiện nghiên cứu theo Quyết định cấp phép;
g) Hành vi không thực hiện đúng lịch trình nghiên cứu, các cảng đến, đi theo Quyết định cấp phép;
h) Hành vi vi phạm về thời hạn nghiên cứu theo Quyết định cấp phép;
i) Hành vi mang vật liệu nổ, hóa chất độc không đúng theo Quyết định cấp phép.
2. Hành thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam từ 01 tháng đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ, g, i, h Khoản 1 Điều này.
Tịch thu tang vật: vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất độc đối với các vi phạm quy định tại điểm i Khoản 1 Điều này
Điều 6. Vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đống đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường khi kết thúc hoạt động nghiên cứu;
b) Không có báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu khoa học cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 06 tháng kể từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cử tham gia nghiên cứu.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mang vào vùng biển Việt Nam vũ khí hoặc vật liệu nổ hoặc hoá chất độc hoặc các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sự thay đổi trong quá trình nghiên cứu khoa học so với nội dung, thời hạn đã được cấp phép khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thiết lập khu vực an toàn hàng hải xung quanh thiết bị nghiên cứu;
b) Không cung cấp các tài liệu, mẫu vật gốc cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 06 tháng kể từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học.
6. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không hoàn thành việc tháo dỡ và đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu trong thời hạn 30 ngày từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có thỏa thuận khác.
7. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm phương hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam hoặc hoạt động quốc phòng, an ninh hoặc lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam, trừ trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý hình sự;
b) Làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển hoặc tiến hành hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Lợi dụng hoạt động nghiên cứu khoa học đã được cấp phép để thực hiện các hoạt động không vì mục đích hòa bình;
d) Không thực hiện các yêu cầu theo quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
đ) Tái phạm hành vi vi phạm sau khi bị đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
e) Làm ảnh hưởng đến các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên môi trường biển và hải đảo đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam;
g) Cá nhân nước ngoài thực hiện nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật: vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất độc đối với các vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam từ 01 tháng đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm tại Khoản 2, điểm e, Khoản 7 Điều này.
c) Thu hồi Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản 7 Điều này;
d) Trục xuất buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c, g Khoản 7, Điều này.
9. Biện pháp khắc phục
Buộc đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.
Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các vi phạm quy định tại điểm b, Khoản 5 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học, trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thăm dò, khai thác tài nguyên cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
MỤC 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Điều 8. Vi phạm nội dung trong Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ toàn bộ quá trình nhận chìm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm ở biển khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép nhận chìm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng phương tiện chuyên chở hoặc cách thức nhận chìm không đúng theo quy định.
b) Vi phạm về thời điểm nhận chìm theo quy định.
c) Tiến hành nhận chìm khi chưa được giao khu vực biển theo quy định.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm ở biển.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong thời gian hoạt động bị tạm dừng hoặc Giấy phép nhận chìm chấm dứt hiệu lực.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi trút bỏ vật, chất trong quá trình vận chuyển đến vị trí nhận chìm như sau:
a) Trút bỏ một phần vật, chất trong quá trình vận chuyển đến vị trí nhận chìm so với khối lượng ban đầu;
b) Trút bỏ toàn bộ vật, chất trong quá trình vận chuyển đến vị trí nhận chìm.
9. Phạt tiền đối với hành vi nhận chìm vật, chất với khối lượng lớn hơn khối lượng cho phép như sau:
a) Lớn hơn đến dưới 10% khối lượng so với khối lượng được phép nhận chìm bị xử phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng;
b) Lớn hơn từ 10% đến 30% khối lượng so với khối lượng được phép nhận chìm bị xử phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
c) Lớn hơn từ 30% đến 60% khối lượng so với khối lượng được phép nhận chìm bị xử phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng;
d) Lớn hơn từ 60% đến 100% khối lượng so với khối lượng được phép nhận chìm bị xử phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng;
đ) Đối với trường hợp khối lượng nhận chìm vượt 100% trở lên phạt tăng thêm 90% số tiền phạt quy định tại điểm d khoản này.
10. Phạt tiền đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng của một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến 1,5 lần;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến 3 lần;
c) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến 5 lần;
d) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến 10 lần;
đ) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật lớn hơn 10 lần.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm không đúng tọa độ, vị trí trong Giấy phép nhận chìm ở biển mà vị trí nhận chìm nằm trong khu vực đã được phê duyệt hoặc quy hoạch như sau:
a) Thực hiện nhận chìm tại các khu vực khác với các khu vực tại các điểm b, c, d, đ, e Khoản này.
b) Thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được phê duyệt hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển;
c) Thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được quy hoạch làm khu bảo tồn biển;
d) Thực hiện nhận chìm trong phân khu phát triển của khu bảo tồn biển đã được thành lập;
đ) Thực hiện nhận chìm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển đã được thành lập;
e) Thực hiện nhận chìm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển đã được thành lập.
12. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Hoạt động nhận chìm ở biển gây cản trở cho hoạt động hợp pháp về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Nhận chìm vật, chất có chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
13. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ hoạt động nhận chìm có thời hạn đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, c Khoản 4, Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 11 Điều này
b) Tước quyền sử dụng giấy phép nhận chìm hoặc thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 10, Khoản 12 Điều này
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Truy thu lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển nộp thiếu, trốn nộp theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều này.
h) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực biển về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều này;
i) Buộc phải sử dụng đúng phương tiện chuyên chở, đúng cách thức nhận chìm, đúng quy chuẩn kỹ thuật đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a Khoản 4, Khoản 6 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định khác trong hoạt động nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố môi trường biển trong quá trình hoạt động nhận chìm ở biển.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không lập Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển hoặc Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển hoặc Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển hoặc Hồ sơ trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển đối với các trường hợp phải cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp khắc phục sự cố môi trường biển trong quá trình hoạt động nhận chìm ở biển của mình gây ra.
5. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra.
6. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm ở vùng biển Việt Nam đối với vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động nhận chìm có thời hạn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2, 4, 5 Điều này
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này
b) Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4, 6 Điều này.
c) Buộc đưa vật chất nhận chìm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.
Điều 10. Vi phạm về thực hiện nhận chìm ở biển khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển.
2. Phạt tiền với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất thuộc danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến 1,5 lần;
b) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến 3 lần;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến 5 lần;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến 10 lần;
đ) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật lớn hơn 10 lần.
3. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển mà vị trí nhận chìm thuộc khu vực đã được phê duyệt hoặc quy hoạch như sau:
a) Thực hiện nhận chìm tại các khu vực khác với các khu vực tại các điểm b, c, d, đ, e Khoản này.
b) Thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được phê duyệt hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển;
c) Thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được quy hoạch làm khu bảo tồn biển;
d) Thực hiện nhận chìm trong phân khu phát triển của khu bảo tồn biển đã được thành lập;
đ) Thực hiện nhận chìm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển đã được thành lập;
e) Thực hiện nhận chìm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển đã được thành lập.
4. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất không thuộc danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng các thông số trong thành phần vật, chất nhận chìm nhỏ hơn giới hạn cho phép.
5. Phạt tiền với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất không thuộc danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật như sau:
a) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến 1,5 lần;
b) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến 3 lần;
c) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến 5 lần;
d) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến 10 lần;
đ) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật lớn hơn 10 lần;
e) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có chứa chất độc hoặc chất phóng xạ hoặc chất thải nguy hại, trừ trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động nhận chìm đối vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 4, 5 Điều này
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 4, 5 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIAO KHU VỰC BIỂN NHẤT ĐỊNH ĐỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN.
Điều 11. Vi phạm các quy định của Quyết định giao khu vực biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình sử dụng khu vực biển được giao cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi chưa được bàn giao trên thực địa theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích khu vực biển được giao theo quy định.
4. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng khu vực biển vượt quá ranh giới hoặc diện tích được quy định trong Quyết định giao khu vực biển như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển vượt quá diện tích dưới 01 ha;
b) Đối với hành vi sử dụng khu vực biển vượt quá diện tích trên 01 ha, Mỗi một ha vượt giới hạn bị xử phạt 10.000.000 đồng;
5. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng khu vực biển vượt độ sâu hoặc độ cao quy định trong Quyết định giao khu vực biển như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối hành vi vượt quá độ sâu hoặc độ cao được phép sử dụng dưới 01 mét;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối hành vi vượt quá độ sâu hoặc độ cao được phép sử dụng từ 01 m đến dưới 05 m;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối hành vi vượt quá độ sâu hoặc độ cao được phép sử dụng 05 m trở lên;
d) Từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối hành vi vượt quá độ sâu hoặc độ cao ảnh hưởng đến các hoạt động hợp pháp khác.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định của pháp luật;
b) Sử dụng biển vượt thời gian quy định ;
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi Quyết định giao khu vực biển chấm dứt hiệu lực
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao không đúng quy định của pháp luật.
9. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền sử dụng biển phải nộp theo quy định đối với hành vi không nộp tiền sử dụng khu vực biển. Mức phạt tối đa là 1.000.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng khu vực biển ảnh hưởng đến hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng khu vực biển làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh hoặc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hoặc lợi ích quốc gia trên biển, trừ trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý hình sự.
11. Hình thức xử phạt bổ sung
Thu hồi khu vực biển đối với trường hợp vi phạm tại Khoản 3, 8, điểm b Khoản 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a Khoản 6 Điều này;
đ) Truy thu tiền sử dụng khu vực biển nộp thiếu, trốn nộp theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này;
c) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực biển về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, 4, 5, 10 Điều này.
Điều 12. Sử dụng khu vực biển khi không có quyết định giao khu vực biển
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển mà vị trí sử dụng nằm trong khu vực đã được phê duyệt hoặc quy hoạch như sau:
a) Khu vực biển được sử dụng khác các khu vực tại các điểm b, c, d, đ, e Khoản này.
b) Khu vực biển được sử dụng nằm trong các vùng đã được phê duyệt hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển;
c) Khu vực biển được sử dụng nằm trong các vùng đã được quy hoạch làm khu bảo tồn biển;
d) Khu vực biển được sử dụng nằm trong phân khu phát triển của khu bảo tồn biển đã được thành lập;
đ) Khu vực biển được sử dụng nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển đã được thành lập;
e) Khu vực biển được sử dụng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển đã được thành lập.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển làm ảnh hưởng, cản trở các hoạt động giao thông trên biển;
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển làm ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
b) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực biển về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ bờ biển
1. Phạt tiền đối với hành vi mở rộng công trình xây dựng trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ trường hợp được phép theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mở rộng trái phép mặt bằng xây dựng với diện tích dưới 10 m2;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mở rộng trái phép mặt bằng xây dựng với diện tích từ 10 m2 đến dưới 30 m2;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mở rộng trái phép mặt bằng xây dựng với diện tích trên 30 m2.
2. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng mới trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ trường hợp được phép theo quy định như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với diện tích nhỏ hơn 10 m2;
b) Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với diện tích từ 10 m2 đến 30 m2;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với diện tích trên 30 m2.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ bờ biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khoan, đào, đắp trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ bờ biển làm sạt lở bờ biển.
6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải trong hành lang bảo vệ bờ biển.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này Điều này;
c) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này .
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a Khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho cán nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, Giấy phép nhận chìm ở biển, Quyết định giao khu vực biển có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho cán nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, Giấy phép nhận chìm ở biển, Quyết định giao khu vực biển có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho cán nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, Giấy phép nhận chìm ở biển, Quyết định giao khu vực biển có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này này
Điều 17. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của nghị định này.
6. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tưạt tiền đến mức tQuyt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hànhGiyt tiền đến mức tối biyt tiền đến mức tối đa đối với l có th đền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam, hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 19. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá quy định tại điểm a Khoản này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động nhận chìm ở biển có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá quy định tại điểm a Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 8; Khoản 1, Điều 9; Khoản 1, Khoản 9 Điều 11; điểm a, Khoản 1, điểm a, Khoản 2 Điều 13.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1 2 3 4 Điều 8; Khoản 1, 2, 3 Điều 9; Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a Khoản 5, Khoản 9 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
a) Trưởng Công an cấp huyện có biển; Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1, 2 Điều 9; Khoản 1, 2, 4, 9 Điều 11; Khoản 1, điểm a, b Khoản 2 Điều 13.
b) Giám đốc Công an tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; Khoản 1, 2, 3 Điều 9; Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a Khoản 5, Khoản 9 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng:
a) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1, 2 Điều 9; Khoản 1, 2, 4, 9 Điều 11; Khoản 1, điểm a, b Khoản 2 Điều 13.
b) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển:
a) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 8; Khoản 1, Điều 9; Khoản 1, Khoản 9 Điều 11; điểm a, Khoản 1, điểm a, Khoản 2 Điều 13.
b) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1 Điều 9, Khoản 1, 2, 9 Điều 11; điểm a, b Khoản 1, điểm a Khoản 2 Điều 13.
c) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7, khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1, 2 Điều 9; Khoản 1, 2, 4, 9 Điều 11; Khoản 1, điểm a, b Khoản 2 Điều 13.
d) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; Khoản 1, 2, 3 Điều 9; Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a Khoản 5, Khoản 9 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13.
đ) Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 5, 7, điểm a Khoản 10 Điều 8; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9, Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a, b, c, Khoản 5, Khoản 6, 7, 9 Điều 11; Khoản 1 Điều 12; Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 13.
e) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:
a) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1 2 3 4 Điều 8; Khoản 1, 2, 3 Điều 9; Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a Khoản 5, Khoản 9 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13.
b) Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; Khoản 1, 2, 3 Điều 9; Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a Khoản 5, Khoản 9 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13.
c) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13.
d) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 5; Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 6; Điều 7; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, điểm a, b, c, d khoản 9, điểm a, b, c, Khoản 10, Khoản 11 Điều 9; Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 11; Khoản 1, 2 Điều 12; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 13.
đ) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 6; Điều 7; Khoản 1 2 3 4 Điều 8; Khoản 1, 2, 3 Điều 9; Khoản 1, 2, 3, 4, điểm a Khoản 5, Khoản 9 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảng vụ hàng hải:
a) Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1 Điều 9, Khoản 1, 2, 9 Điều 11; điểm a, b Khoản 1, điểm a Khoản 2 Điều 13.
b) Giám đốc Cảng vụ hàng hải xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7, khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1, 2 Điều 9; Khoản 1, 2, 4, 9 Điều 11; Khoản 1, điểm a, b Khoản 2 Điều 13.
7. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vụ việc và phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường, hình sự để truy cứu trách nhiệm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường, hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường, hình sự được phát hiện qua công tác thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 20…..
Điều 22. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ
Nguyễn Xuân Phúc |