Dự thảo Nghị định về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

 Nghị định này quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển trong phạm vi từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) ra đến hết các vùng biển Việt Nam theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giao khu vực biển.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

Số:      /2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

 Hà Nội, ngày     tháng     năm 2018

DỰ THẢO

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015;

Căn cứ Luật biển Việt Nam 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;

Căn cứ Luật thuỷ sản năm 2017;

Căn cứ Luật quy hoạch năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

 

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

 Nghị định này quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển trong phạm vi từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) ra đến hết các vùng biển Việt Nam theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giao khu vực biển.

 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giao khu vực biển, khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Khu vực biển nhất định là một phần của biển Việt Nam, có ranh giới cụ thể được xác định bởi một hoặc nhiều yếu tố bao gồm vùng trời, mặt biển, khối nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển.

 2. Khu vực biển liên vùng là khu vực biển có phạm vi thuộc hai hay nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hoặc có một phần nằm  ngoài vùng biển 06 hải lý.

3. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển là hoạt động lấy tài nguyên hoặc sử dụng tài nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

4. Văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên là văn bản của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi chung là giấy phép), bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư được cấp cho nhà đầu tư theo Luật đầu tư;

b) Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển được cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

c) Thỏa thuận khai thác, sử dụng tài nguyên giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài;

d) Các văn bản cho phép khác theo quy định của pháp luật.

5. Công nhận khu vực biển là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển chấp thuận cho tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp khu vực biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng biển.

Điều 3. Ranh giới, diện tích khu vực biển, vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý

1. Ranh giới, diện tích khu vực biển được xác định bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên nền bản đồ địa hình đáy biển với tỷ lệ thích hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản hoặc trên nền hải đồ do Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản.

2. Vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý:

a) Vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, ranh giới ngoài là đường cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách tương ứng là 03 hải lý, 06 hải lý;

b) Đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo: Cô Tô, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo, Nam Du, Phú Quốc được dùng để xác định đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý;

c) Đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý được xác định như sau: tại mỗi điểm trên đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm vẽ một cung tròn có bán kính 03 hải lý về phía biển, đường bao ngoài của các cung tròn là đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý;

d) Đường ranh giới ngoài của vùng biển 06 hải lý được xác định như sau: tại mỗi điểm trên đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm vẽ một cung tròn có bán kính 06 hải lý về phía biển, đường bao ngoài của các cung tròn là đường ranh giới ngoài của vùng biển 06 hải lý;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định và công bố đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý và vùng biển 06 hải lý.

Điều 4. Nguyên tắc giao khu vực biển

1. Bảo đảm sự quản lý tổng hợp, thống nhất, liên ngành, liên vùng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường biển và hải đảo; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững.

2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp; đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

3. Bảo đảm phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển.

4. Trong sức chịu tải của môi trường, có thể giao khu vực biển cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều mục đích sử dụng.

5. Không được chia khu vực biển thành hai hay nhiều khu vực biển tiếp giáp để giao cho một tổ chức, cá nhân thực hiện cùng mục đích sử dụng.

6. Trường hợp xảy ra thiên tai, bão, lũ, cần phải giao khu vực biển để thực hiện các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển xem xét quyết định giao ngay khu vực biển mà không cần thực hiện theo trình tự thủ tục quy định của Nghị định này, sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 5. Căn cứ giao khu vực biển

1. Nhu cầu sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển của tổ chức, cá nhân.

2. Quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

a) Trường hợp chưa có quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, việc giao khu vực biển căn cứ vào quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Trường hợp chưa có các quy hoạch nêu trên, việc giao khu vực biển phải căn cứ vào vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển xác định sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và ý kiến thống nhất giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định để làm căn cứ giao khu vực biển.

Điều 6. Thời hạn giao khu vực biển

1. Thời hạn giao khu vực biển tối đa không quá 30 năm, có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

2. Trường hợp thời hạn giao khu vực biển quy định tại khoản 1 Điều này đã hết, thời hạn trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên còn hiệu lực, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng biển thì được xem xét cấp mới quyết định giao khu vực biển theo quy định của Nghị định này.

3. Trường hợp khu vực biển đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định giao, cho thuê đất có mặt nước, mặt nước biển theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, có thời sử dụng trên 30 năm và nộp tiền một lần cho cả thời hạn sử dụng thì được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển xem xét, công nhận thời hạn sử dụng khu vực biển đó bằng với thời hạn của quyết định giao, cho thuê đất có mặt nước, mặt nước biển nêu trên.

Điều 7. Những hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc sử dụng khu vực biển gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

2. Thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển.

3. Sử dụng khu vực biển không đúng mục đích; hủy hoại môi trường biển; lấn, chiếm biển trái quy định của pháp luật.

4. Vi phạm quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển; cản trở hoạt động giao thông trên biển, khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển và các hoạt động hợp pháp khác trên biển theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định của pháp luật.

7. Cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sử dụng khu vực biển.

8. Thế chấp, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật thủy sản.

9. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển

1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có các quyền sau:

a) Sử dụng khu vực biển được giao để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo quyết định giao khu vực biển;

b) Đề nghị gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển;

c) Được sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;

d) Được bồi thường, hỗ trợ khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi khu vực biển để sử dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật;

đ) Khiếu nại, khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển bị xâm phạm;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có các nghĩa vụ sau

a) Sử dụng khu vực biển được giao đúng mục đích quy định tại quyết định giao khu vực biển;

b) Thực hiện nộp tiền sử dụng khu vực biển, các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ môi trường biển; báo cáo tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên biển trong khu vực biển được giao, định kỳ một năm một lần cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sử dụng khu vực biển;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Chương II.

GIAO, CÔNG NHẬN, TRẢ LẠI KHU VỰC BIỂN, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH GIAO KHU VỰC BIỂN

 

Điều 9. Thẩm quyền giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giao khu vực biển đối với các trường hợp sau đây:

a) Các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp phép của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ;

b) Khu vực biển có phạm vi nằm ngoài vùng biển 06 hải lý, khu vực biển liên vùng; khu vực biển sử dụng có diện tích từ 100 ha trở lên.

2. Trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền giao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển quyết định giao khu vực biển trong các trường hợp sau đây:

a) Khu vực biển nằm trong phạm vi vùng biển 06 hải lý; khu vực biển có diện tích nhỏ hơn 100 ha;

b) Khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật thủy sản có phạm vi thuộc hai hay nhiều địa phương cấp huyện; có một phần nằm ngoài vùng biển 03 hải lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật thủy sản.

Hạn mức giao khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định tại khoản này không quá 01 ha.

4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển nào thì có quyền gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao, công nhận, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển đó.

Điều 10. Giao khu vực biển

1. Việc giao khu vực biển phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở khu vực biển đề nghị giao.

b) Khu vực biển đề nghị giao phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

2. Việc giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên phải được thể hiện bằng quyết định giao khu vực biển (theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định này).

3. Quyết định giao khu vực biển gồm các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển;

b) Mục đích sử dụng khu vực biển;

c) Địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực biển; độ sâu, chiều cao được phép sử dụng;

d) Thời hạn được giao khu vực biển;

đ) Hình thức nộp tiền sử dụng khu vực biển;

e) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển;

g) Hiệu lực thi hành.

Điều 11. Công nhận khu vực biển

1. Khu vực biển đang được tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên theo giấy phép được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu phù hợp với quy định khoản 2 Điều 5 của Nghị định này thì được tiếp tục sử dụng khi tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, công nhận khu vực biển theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này. Việc công nhận khu vực biển bằng quyết định giao khu vực biển. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện các thủ tục để công nhận khu vực biển, thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển ra thông báo xác nhận hiện trạng và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đề nghị giao khu vực biển theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

Điều 12. Trả lại khu vực biển

1. Tổ chức, cá nhân được trả lại một phần hoặc toàn bộ khu vực biển đã giao khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại toàn bộ khu vực biển, việc chấp thuận trả lại được thể hiện bằng quyết định cho phép trả lại khu vực biển (theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại một phần khu vực biển, việc chấp thuận trả lại được thể hiện bằng cấp mới quyết định giao khu vực biển đối với phần khu vực biển còn lại.

4. Tổ chức, cá nhân trả lại khu vực biển phải thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường biển tại khu vực biển đã được giao, nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Gia hạn thời hạn giao khu vực biển

1. Thời hạn giao khu vực biển được xem xét gia hạn khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển còn thời hạn;

b) Tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển đúng mục đích; thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật;

c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn thời hạn phải nộp đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi quyết định giao khu vực biển còn hiệu lực ít nhất là 60 ngày.

2. Thời hạn gia hạn quyết định giao khu vực biển được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, thời hạn ghi trong giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 20 năm. Việc chấp thuận gia hạn được thể hiện bằng quyết định giao khu vực biển.

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

1. Quyết định giao khu vực biển được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển;

b) Thay đổi quy mô, diện tích khai thác, sử dụng tài nguyên biển dẫn đến làm thay đổi diện tích khu vực biển được giao.

2. Tổ chức, cá nhân đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

3. Đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển đã thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định giao khu vực biển còn hiệu lực ít nhất 60 ngày.

3. Việc chấp thuận sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển đã cấp được thể hiện bằng quyết định giao khu vực biển. Thời hạn giao khu vực biển là thời hạn còn lại của quyết định giao trước đó.

Điều 15. Hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

1. Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển gồm:

a) Đơn đề nghị giao khu vực biển (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên bin;

c) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp);

đ) Toạ độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao (theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định này).

e) Sơ đồ khu vực biển đề nghị giao (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định này).

g) Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt quy hoạch và trích lục phạm vi khu vực biển đề nghị giao, trừ trường hợp được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật thủy sản, gồm:

a) Đơn đề nghị giao khu vực biển (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, hoặc thẻ căn cước; phương án sản xuất kinh doanh;

c) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Toạ độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao (theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định này).

đ) Sơ đồ khu vực biển đề nghị giao (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định này).

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn thời hạn giao khu vực biển (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực quyết định giao khu vực biển đã được cấp;

c) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt quy hoạch và trích lục phạm vi khu vực biển đề nghị giao, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

đ) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.

4. Hồ sơ trả lại khu vực biển gồm:

a) Đơn đề nghị trả lại khu vực biển (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực quyết định giao khu vực biển đã được cấp;

c) Toạ độ các điểm góc của khu vực biển tiếp tục sử dụng trong trường hợp trả lại một phần khu vực biển (theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

d) Sơ đồ khu vực biển thể hiện khu vực biển tiếp tục sử dụng trong trường hợp trả lại một phần khu vực biển (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

đ) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm trả lại.

5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực quyết định giao khu vực biển đã được cấp;

c) Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt quy hoạch và trích lục phạm vi khu vực biển đề nghị giao, trừ trường hợp được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

d) Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận và thể hiện trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

đ) Toạ độ các điểm góc của khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển (theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

e) Sơ đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

g) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung.

6. Hồ sơ đề nghị công nhận khu vực biển gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận khu vực biển (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng cho thuê hoặc quyết định giao đất có mặt nước hoặc mặt nước biển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp;

c) Toạ độ các điểm góc của khu vực biển (theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

d) Sơ đồ khu vực biển (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định này);

đ) Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt quy hoạch và trích lục phạm vi khu vực biển đề nghị giao, trừ trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

e) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi sử dụng khu vực biển tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Điều 16. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

1. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện có biển là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Điều 17. Hình thức tiếp nhận, trả kết quả giải quyết hồ sơ

1. Tổ chức, cá nhân có thể nộp trực tiếp, nộp qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

2. Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Điều 18. Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

1. Tính đầy đủ về hình thức và nội dung sơ bộ của hồ sơ.

2. Sự phù hợp của khu vực biển đề nghị giao với quy hoạch.

3. Vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển dự kiến thực hiện với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp khác trong khu vực biển đề nghị giao (nếu có).

4. Tính phù hợp của các giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở khu vực biển đề nghị giao.

5. Tính tương thích của hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển dự kiến thực hiện với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển.

Điều 19. Trình tự thực hiện thủ tục giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển nộp 02 bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung sơ bộ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết (theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục của Nghị định này). Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.

2. Việc thẩm định hồ sơ thực hiện như sau:

Trong thời hạn không quá 45 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị giao khu vực biển; không quá 30 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị công nhận, trả lại khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

a) Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 18 Nghị định này. Kết quả thẩm định phải được lập bằng văn bản;

b) Trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa. Cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời về các vấn đề liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, thời gian kiểm tra thực địa không quá 10 ngày làm việc. Thời gian lấy ý kiến các cơ quan và kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

c) Xác định các nghĩa vụ tài chính mà tổ chức, cá nhân phải thực hiện.

3. Việc trình, giải quyết hồ sơ thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trình hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển;

b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển xem xét, ra quyết định giao, cho phép trả lại toàn bộ khu vực biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thông báo và trả kết quả hồ sơ

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

 

Chương III.

THU HỒI KHU VỰC BIỂN, CHẤM DỨT HIỆU LỰC

QUYẾT ĐỊNH GIAO KHU VỰC BIỂN

 

Điều 20. Thu hồi khu vực biển

1. Khu vực biển bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển lợi dụng việc sử dụng khu vực biển gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;

b) Tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển trái mục đích sử dụng quy định trong quyết định giao, trái quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển bị thu hồi hoặc sau 24 tháng kể từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực mà tổ chức, cá nhân không thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

d) Khu vực biển đã giao được sử dụng để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Việc thu hồi khu vực biển theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển vi phạm một trong các quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết và hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi khu vực biển;

b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển xem xét, quyết định việc thu hồi;

c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết việc thu hồi, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi kết quả cho tổ chức, cá nhân và thông báo việc thu hồi khu vực biển đến cơ quan có liên quan.

3. Việc thu hồi khu vực biển theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng khu vực biển đã giao để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển ra quyết định thu hồi;

b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển ra quyết định thu hồi;

c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi cho tổ chức, cá nhân và thông báo việc thu hồi đến cơ quan có liên quan.

4. Việc thu hồi khu vực biển được thể hiện bằng quyết định (theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục của Nghị định này).

5. Trường hợp khu vực biển bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ, bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Chấm dứt hiệu lực quyết định giao khu vực biển

1. Quyết định giao khu vực biển chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Khu vực biển bị thu hồi;

b) Quyết định giao khu vực biển hết hạn;

c) Khu vực biển được cho phép trả lại toàn bộ;

d) Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

2. Khi quyết định giao khu vực biển bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có trách nhiệm xử lý các công trình, thiết bị khai thác, sử dụng tài nguyên biển và cải tạo, phục hồi môi trường trong khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật chuyên ngành và báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển để kiểm tra kết quả thực hiện.

 

Chương IV

PHƯƠNG PHÁP TÍNH, PHƯƠNG THỨC THU, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN SỬ DỤNG KHU VỰC BIỂN

 

Điều 22. Tài chính liên quan đến việc giao khu vực biển

1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật.

2. Giao khu vực biển không thu tiền đối với các hoạt động sau:

a) Sử dụng biển trực tiếp phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công công; sử dụng biển làm luồng hàng hải công cộng;

b) Sử dụng biển theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật thủy sản;

c) Sử dụng biển để thực hiện các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lũ;

d) Sử dụng biển cho các khu bảo tồn.

Điều 23. Phân loại mục đích sử dụng biển phải nộp tiền sử dụng

1. Các hoạt động sử dụng biển phải nộp tiền sử dụng khu vực biển được phân loại thành các nhóm sau:

a) Nhóm 1: Sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu;

b) Nhóm 2: Sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản;

c) Nhóm 3: Sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện;

d) Nhóm 4: Sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, công trình xây dựng dân dụng và các công trình khác trên biển;

đ) Nhóm 5: Sử dụng khu vực biển để làm vùng nước cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí và các cảng, bến khác (gồm: vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác), vùng nước phục vụ hoạt động cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển, xây dựng cảng cá, bến cá; vùng nước phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí, đón trả khách, khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu thuyền du lịch; vùng nước trên biển sử dụng cho công trình phục vụ dịch vụ ăn uống; thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản, khai thác nước biển làm mát cho các nhà máy; trục vớt hiện vật, khảo cổ;

e) Nhóm 6: sử dụng khu vực biển để nhận chìm;

g) Nhóm 7: Các hoạt động sử dụng khu vực biển khác.

2. Trường hợp trên cùng một khu vực biển có nhiều tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để sử dụng theo các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này thì việc thu tiền sử dụng khu vực biển được thực hiện đối với từng tổ chức, cá nhân tương ứng với từng loại hoạt động sử dụng khu vực biển.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển sử dụng vào các mục đích khác nhau theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc thu tiền sử dụng khu vực biển được thực hiện tương ứng với từng loại hoạt động sử dụng khu vực biển.

Điều 24. Diện tích phải nộp tiền sử dụng khu vực biển

1. Diện tích phải nộp tiền sử dụng khu vực biển là diện tích được ghi trong quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đơn vị tính là hecta (ha).

2. Trường hợp cùng một dự án đầu tư có phạm vi thực hiện bao gồm cả phần diện tích khu vực biển, khu đất, đất có mặt nước thì nghĩa vụ tài chính với nhà nước được xác định đối với từng phần diện tích tương ứng theo quy định quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 25. Khung giá áp dụng và mức thu tiền sử dụng khu vực biển

1. Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển đối với từng nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển quy định tại Điều 20 Nghị định này được quy định như sau:

a) Nhóm 1: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 3.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;

b) Nhóm 2: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 4.000.000đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;

c) Nhóm 3: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 5.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;

d) Nhóm 4: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 6.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;

đ) Nhóm 5: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 7.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;

e) Nhóm 6: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 7.500.000 đồng/ha/năm đến 10.000.000 đồng/ha/năm;

g) Nhóm 7: Khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển từ 3.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm.

2. Việc xác định tiền sử dụng khu vực biển đối với từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện như sau:

a) Căn cứ khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hàng năm mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên địa bàn thuộc thẩm quyền giao của cấp tỉnh sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để xác định số tiền sử dụng khu vực biển cho tổ chức, cá nhân phải nộp theo quy định tại Nghị định này khi được giao khu vực biển.

b) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam căn cứ mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển cụ thể đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm a khoản này để làm cơ sở xem xét, xác định mức thu tiền sử dụng khu vực biển cụ thể, tương ứng của từng dự án thuộc thẩm quyền giao của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Đối với những hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển chưa có quy định mức thu cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc trong trường hợp cần thiết phải thành lập Hội đồng xác định mức thu tiền sử dụng khu vực biển thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể, trong đó:

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng do lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam làm Chủ tịch hội đồng và các thành viên là đại diện của cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan và cơ quan, tổ chức khác có liên quan (nếu cần) để tổ chức xác định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với dự án thuộc thẩm quyền giao của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng có thể tham khảo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực biển được giao trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định mức thu tiền sử dụng khu vực biển.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng do lãnh đạo Sở Tài chính làm Chủ tịch hội đồng và các thành viên là lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức xác định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đối với dự án thuộc thẩm quyền giao của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, đặc điểm, tính chất của hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu tiền sử dụng khu vực biển theo thẩm quyền giao khu vực biển đối với một số hoạt động cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định tại khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Điều 26. Phương thức thu và xác định số tiền sử dụng khu vực biển

1. Tiền sử dụng khu vực biển được tính từ thời điểm quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành.

2. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển được lựa chọn hình thức trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời hạn được giao. Hình thức trả tiền và số tiền phải nộp tương ứng với từng hình thức được ghi cụ thể trên quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo đề xuất của tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị giao khu vực biển.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức trả tiền hàng năm được quy định như sau:

a) Số tiền sử dụng khu vực biển phải nộp hàng năm được xác định bằng diện tích khu vực biển được giao quy định tại Điều 24 của Nghị định này nhân (x) với mức thu tiền sử dụng khu vực biển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển quyết định;

b) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong trường hợp này được ổn định 05 (năm) năm tính từ thời điểm có quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển thực hiện điều chỉnh mức thu tiền sử dụng khu vực biển theo chính sách thu tiền sử dụng khu vực biển, điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể tại thời điểm điều chỉnh và được thực hiện khi dự án sử dụng khu vực biển hết chu kỳ ổn định mức thu tiền sử dụng khu vực biển 05 (năm) năm theo quy định tại điểm b khoản này.

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức trả tiền một lần cho cả thời hạn giao khu vực biển được quy định như sau:

a) Số tiền sử dụng khu vực biển phải nộp được xác định bằng diện tích được giao quy định tại Điều 24 của Nghị định này nhân (x) với mức thu tiền sử dụng khu vực biển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển quyết định nhân (x) với thời hạn giao khu vực biển;

b) Tổ chức, cá nhân trong trường hợp này được ổn định mức thu tiền cho cả thời hạn được giao khu vực biển.

5. Đối với trường hợp giao khu vực biển để nhận chìm vật, chất

a) Số tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm phải nộp được xác định bằng diện tích khu vực biển được giao nhân (x) với hệ số 30 nhân (x) với mức cao nhất của khung giá áp dụng tính thu tiền sử dụng khu vực biển theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

b) Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nhận chìm vật, chất phải nộp một lần toàn bộ số tiền sử dụng khu vực biển theo quy định tại khoản này trước khi thực hiện hoạt động nhận chìm.

Điều 27. Trình tự, thủ tục thu nộp tiền sử dụng khu vực biển

1. Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển do cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đến; căn cứ vào tiền sử dụng khu vực biển đã ghi trong quyết định giao khu vực biển, cơ quan thuế cấp tỉnh quản lý trực tiếp nơi có khu vực biển được giao ban hành thông báo nộp tiền sử dụng khu vực biển (theo Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) gửi tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển.

2. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có trách nhiệm nộp tiền sử dụng khu vực biển vào ngân sách nhà nước trong thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế, cụ thể:

a) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển lựa chọn hình thức trả tiền hàng năm thì việc nộp tiền hàng năm được chia làm 2 kỳ, trong đó: kỳ thứ nhất nộp tối thiểu 50% trước ngày 31 tháng 5; kỳ thứ hai nộp đủ phần còn lại trước ngày 31 tháng 10. Hàng năm, cơ quan thuế có trách nhiệm ban hành thông báo tiền sử dụng khu vực biển tối thiểu 30 ngày trước kỳ hạn nộp tiền theo quy định tại Nghị định này.

b) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển lựa chọn hình thức trả tiền một lần cho cả thời hạn được giao thì phải nộp toàn bộ số tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền sử dụng khu vực biển của cơ quan thuế.

c) Trường hợp quá thời hạn nộp tiền ghi trên thông báo của cơ quan thuế quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển nộp tiền sử dụng khu vực biển trực tiếp vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu theo pháp luật về quản lý thuế. Các nội dung liên quan đến chứng từ, quy trình thu thực hiện theo quy định về tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước. Tiền sử dụng khu vực biển được hạch toán theo chương của cơ quan quyết định giao khu vực biển và tiểu mục “Thu tiền thuê mặt nước” theo hệ thống mục lục ngân sách hiện hành.

4. Việc sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân chỉ được tiến hành sau khi đã nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định tại khoản 2 Điều này và các nghĩa vụ khác theo quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 28. Chế độ quản lý, sử dụng tiền sử dụng khu vực biển và kinh phí cho nhiệm vụ giao khu vực biển

1. Tiền sử dụng khu vực biển là một khoản thu của ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Tiền sử dụng khu vực biển được nộp ngân sách trung ương đối với trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của trung ương, được nộp ngân sách địa phương đối với trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của địa phương.

2. Kinh phí chi cho nhiệm vụ giao khu vực biển được trích lại 5% từ số tiền sử dụng khu vực biển thực nộp ngân sách nhà nước cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ giao khu vực biển để chi cho các nội dung sau:

a) Chi khảo sát lập báo cáo tình hình khu vực biển, kiểm tra thực địa, đo đạc, xác định vị trí tọa độ, diện tích khu vực biển được giao; bàn giao thực địa cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp (không bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ công chức đã được hưởng tiền lương theo chế độ quy định hiện hành), tiền công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú), thuê phương tiện, bồi dưỡng làm thêm giờ.

b) Chi hội nghị, hội thảo, họp Hội đồng xác định tiền sử dụng khu vực biển (nếu có), họp kỹ thuật để xác định tiền sử dụng khu vực biển.

c) Chi phí mua sắm, sửa chữa thiết bị, phương tiện liên quan trực tiếp đến việc giao khu vực biển; vật tư văn phòng phẩm; thông tin liên lạc.

d) Chi phí thẩm định, giải quyết hồ sơ đề nghị giao, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển; trả lại, thu hồi khu vực biển;

d) Chi phí kiểm tra liên quan đến việc xác định tiền sử dụng khu vực biển; kiểm tra tình hình sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước về giao khu vực biển thực hiện hàng năm.

đ) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc giao khu vực biển.

Điều 29. Xử lý các trường hợp gia hạn, trả lại, thu hồi khu vực biển

1. Trường hợp tổ chức, cá nhân xin gia hạn thời hạn giao khu vực biển thì tiền sử dụng khu vực biển đối với thời hạn được gia hạn xác định theo quy định tại Nghị định này. Mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với thời gian được gia hạn xác định theo chính sách tại thời điểm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc gia hạn.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển nhưng xin trả lại một phần diện tích khu vực biển đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì số tiền sử dụng khu vực biển đã nộp cho phần diện tích này của thời hạn sử dụng còn lại được trừ vào các khoản nghĩa vụ tài chính khác với nhà nước của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển; trường hợp không trừ hết thì được ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền sử dụng khu vực biển còn lại.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền sử dụng khu vực biển cho toàn bộ thời hạn được giao nhưng tự nguyện trả lại toàn bộ khu vực biển trước thời hạn theo quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền thì được hoàn trả số tiền sử dụng khu vực biển đã nộp cho thời gian trả trước thời hạn theo hình thức trừ vào các khoản nghĩa vụ tài chính khác với nhà nước của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển, trường hợp không trừ hết thì được ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền sử dụng khu vực biển còn lại. Số tiền hoàn trả được xác định trên cơ sở diện tích, thời gian sử dụng khu vực biển còn lại và mức thu tiền sử dụng khu vực biển tại thời điểm hoàn trả nhưng tối đa không quá số tiền sử dụng khu vực biển xác định tại thời điểm được giao khu vực biển.

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền sử dụng khu vực biển cho toàn bộ thời hạn được giao nhưng bị thu hồi khu vực biển thì số tiền sử dụng khu vực biển đã nộp cho thời gian chưa sử dụng được quy định như sau:

a) Không được hoàn trả đối với trường hợp khu vực biển bị thu hồi theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

b) Được hoàn trả đối với trường hợp khu vực biển bị thu hồi để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Nghị định này. Số tiền sử dụng khu vực biển hoàn trả được xác định bằng tiền sử dụng khu vực biển theo mục đích sử dụng trước khi bị thu hồi tương ứng với thời gian chưa sử dụng tại thời điểm thu hồi nhân (x) diện tích bị thu hồi.

5. Trình tự, thủ tục khi Nhà nước hoàn trả tiền sử dụng khu vực biển

a) Sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển quyết định cho phép trả lại một phần hoặc toàn bộ diện tích khu vực biển thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của địa phương nơi có khu vực biển hoàn trả để xác định số tiền sử dụng khu vực biển được hoàn trả. Hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền sử dụng khu vực biển bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước là tiền sử dụng khu vực biển theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính,, quyết định cho phép trả lại một phần hoặc toàn bộ diện tích khu vực biển (bản sao).

b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có khu vực biển được hoàn trả thực hiện xác định và ban hành quyết định hoàn trả tiền sử dụng khu vực biển đối với số tiền được hoàn trả theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này theo mẫu số 01/QĐHT, mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính.

c) Tổ chức, cá nhân được trả lại tiền sử dụng khu vực biển nộp quyết định cho phép trả lại một phần hoặc toàn bộ diện tích khu vực biển (bản sao), thông báo trả lại tiền sử dụng khu vực biển với Kho bạc Nhà nước để nhận tiền trả lại khu vực biển;

d) Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thanh toán hoàn trả lại số tiền sử dụng khu vực biển cho tổ chức, cá nhân theo thông báo số tiền sử dụng khu vực biển được hoàn trả của cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có khu vực biển được hoàn trả.

 

Chương V.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Giúp Chính phủ thực hiện quản lý tổng hợp thống nhất về giao các khu vực biển để khai thác sử dụng tài nguyên biển trên phạm vi cả nước.

2. Thực hiện việc giao, công nhận, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển theo quy định tại Nghị định này; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và các cơ quan khác có liên quan trong quá trình thực hiện.

3. Xây dựng, quản lý thống nhất hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu về giao, sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước.

4. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về giao, sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước; giải quyết các tranh chấp về sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác giao, sử dụng khu vực biển.

6. Tổng hợp, đánh giá tình hình giao, sử dụng khu vực biển trong phạm vi cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển

1. Thực hiện việc giao, công nhận, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển theo đúng quy định tại Nghị định này; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và cơ quan khác có liên quan trong quá trình thực hiện:

2. Quản lý việc sử dụng các khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; quản lý, sử dụng hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu về giao, sử dụng khu vực biển trên địa bàn tỉnh.

3. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về sử dụng khu vực biển trên địa bàn tỉnh; giải quyết các tranh chấp về sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác giao, sử dụng khu vực biển.

5. Tổng hợp, đánh giá tình hình giao, sử dụng khu vực biển trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 28 tháng 02 hàng năm.

Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện có biển

1. Thực hiện việc giao, công nhận, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển theo đúng quy định tại Nghị định này; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và các cơ quan khác có liên quan trong quá trình thực hiện:

2. Quản lý việc sử dụng các khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này; sử dụng hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; cung cấp thông tin, dữ liệu về giao, sử dụng khu vực biển trên địa bàn quản lý.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác giao, sử dụng khu vực biển.

4. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về sử dụng khu vực biển trên địa bàn và giải quyết các tranh chấp về sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

5. Tổng hợp, đánh giá tình hình giao, sử dụng khu vực biển trên địa bàn quản lý gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Điều 33. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tính, thu, nộp tiền sử dụng khu vực biển

1. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chủ trì xác định địa điểm, tọa độ, ranh giới, diện tích khu vực biển, phân nhóm hoạt động sử dụng khu vực biển để tính tiền sử dụng khu vực biển phải nộp đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trình cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định giao khu vực biển;

b) Sử dụng kinh phí chi cho nhiệm vụ giao khu vực biển đúng quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra về công tác xác định tọa độ, ranh giới, diện tích khu vực biển; phân nhóm hoạt động sử dụng khu vực biển; xác định mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với dự án thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Nghị định này;

d) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (đồng gửi Bộ Tài chính) về công tác thu tiền sử dụng khu vực biển trên phạm vi toàn quốc để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì xác định địa điểm, tọa độ, ranh giới, diện tích khu vực biển; phân nhóm hoạt động sử dụng khu vực biển để tính tiền sử dụng khu vực biển phải nộp đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định giao khu vực biển;

b) Sử dụng kinh phí chi cho nhiệm vụ giao khu vực biển đúng quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hàng năm mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển cụ thể trên địa bàn thuộc thẩm quyền giao của cấp tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn của tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền giao khu vực biển Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Cục Thuế cấp tỉnh nơi có khu vực biển được giao có trách nhiệm

a) Xác định và thông báo số tiền sử dụng khu vực biển đối với từng dự án cụ thể mà tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển phải nộp theo quy định tại Nghị định này;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân nộp tiền sử dụng khu vực biển vào ngân sách nhà nước theo đúng thời gian quy định tại Nghị định này;

c) Giải quyết vướng mắc liên quan đến thủ tục thu nộp và hoàn trả tiền sử dụng khu vực biển;

d) Cung cấp thông tin về tình hình thu nộp tiền sử dụng khu vực biển cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường;

đ) Hàng năm tổng hợp số liệu về thu tiền sử dụng khu vực biển tại địa phương để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Thuế và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

5. Cơ quan kho bạc nhà nước

a) Thu đủ số tiền sử dụng khu vực biển vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo nộp tiền sử dụng khu vực biển của cơ quan thuế;

b) Không được chuyển việc thu tiền sang ngày hôm sau khi đã nhận đủ thủ tục nộp tiền của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính;

c) Không được từ chối thu khi tổ chức, cá nhân nộp tiền sử dụng khu vực biển trong giờ làm việc và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nộp tiền sử dụng khu vực biển

a) Nộp tiền sử dụng khu vực biển theo đúng phương thức và thời hạn theo Thông báo của cơ quan thuế;

b) Quá thời hạn nộp tiền sử dụng khu vực biển theo thông báo của cơ quan thuế mà không nộp đủ tiền sử dụng khu vực biển thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan khác có liên quan

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển có trách nhiệm lấy ý kiến và thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển về tọa độ, ranh giới, diện tích khu vực biển nơi dự kiến khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân theo nội dung quyết định giao khu vực biển đã được cơ quan có thẩm quyền giao; phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. Cung cấp hải đồ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để phục vụ công tác giao khu vực biển và quản lý việc sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân.

3. Bộ Công an có trách nhiệm chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển trong vùng biển Việt Nam có hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân tiến hành trong vùng biển Việt Nam; xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp

Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để giải quyết theo thủ tục hành chính về giao khu vực biển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được áp dụng theo quy định của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Các quy định về giao, cho thuê đất có mặt nước ven biển, mặt nước biển nếu trái với quy định của Nghị định này thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định này.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thi hành Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 



Nguyễn Xuân Phúc

 
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung
Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi