Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 lần 3

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Văn bản tiếng việt
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Luật

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 lần 3
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường Loại dự thảo:Luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Tải Luật

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Luật DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

QUỐC HỘI

----------

Luật số:  /2020/QH14

DỰ THẢO 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

 

 

LUẬT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (sửa đổi)

--------------

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường.

 

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật và các hình thái vật chất khác.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu.

4. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định về mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.

5. Tiêu chuẩn môi trường là quy định về mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.

6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

8. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

9. Chất ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.

10. Khả năng chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.

11. Quan trắc môi trường là việc theo dõi định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động lên môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

12. Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.

13. Đánh giá môi trường chiến lược là việc nghiên cứu để nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch.

14. Đánh giá tác động môi trường là việc nghiên cứu để nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.

15. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải, quan trắc môi trường và các công trình bảo vệ môi trường khác.

16. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

17. Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước là hệ thống các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon.

18. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của các tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí các-bon dioxide (CO2) hoặc tấn các-bon dioxide (CO2) tương đương.

19. Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch và thể hiện quyền phát thải một tấn khí các-bon dioxide (CO2) hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương một tấn các-bon dioxide (CO2) tương đương.

20. Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh, dữ liệu số hoặc dạng tương tự.

21. Công nghệ tốt nhất hiện có là các kỹ thuật và phương thức quản lý hiệu quả, tiên tiến, phù hợp với thực tế nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường.

22. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, xóm, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự.

23. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả thải vào môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất kèm theo các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

24. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

25. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí và các dạng khác được loại bỏ từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

26. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

27. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

28. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung là tên gọi chung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế.

29. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện với môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn cho môi trường, sức khoẻ con người và đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.

30. Nhãn sinh thái Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận cho cơ sở, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

31. Mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

32. Công nghệ tốt nhất hiện có là các công nghệ và phương thức quản lý hiệu quả, tiên tiến, phù hợp với thực tế nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường.

33. Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó việc thiết kế, sản xuất và dịch vụ nhằm giảm thiểu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, năng lượng không tái tạo và kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm thiểu chất thải phát sinh và các tác động tiêu cực đến môi trường.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

1. Bảo vệ môi trường là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị, mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, quản lý; doanh nghiệp, cộng đồng và người dân là lực lượng nòng cốt; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội giám sát, vận động thực hiện bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.

2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

3. Môi trường là không gian sinh tồn ca con người, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên phải ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển.

4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật tự nhiên, kinh tế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên.

5. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường.

6. Các đối tượng được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Các đối tượng gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

2. Săn bắn, khai thác, kinh doanh, tiêu thụ trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Chôn lấp, thải bỏ chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác vào môi trường đất, nước và không khí không đúng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

4. Thải chất thải rắn chưa được phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật; thải chất ô nhiễm chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; thải bỏ các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vượt quá giá trị giới hạn cho phép vào môi trường đất, nước và không khí.

5. Phát tán vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá giá trị giới hạn cho phép. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá giá trị giới hạn cho phép. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ trái quy định pháp luật.

7. Thực hiện dự án khi chưa được thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xả thải khi chưa được cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật.

8. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài vào Việt Nam dưới mọi hình thức. Nhập khẩu phương tiện, máy móc, thiết bị, tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

9. Phá hoại, xâm chiếm trái phép cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

10. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật được bảo vệ theo quy định của pháp luật, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

11. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của các Luật có liên quan.

 

Chương II.

BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG

 

Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

 

Điều 6. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt

1. Bảo vệ môi trường nước mặt là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

2. Chất lượng nước, trầm tích và hệ sinh thái thủy sinh của các nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.

3. Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của nguồn nước. Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với nước thải phải phù hợp với mục đích sử dụng của nguồn nước theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước. Không cấp giấy phép môi trường để xả nước thải vào các nguồn nước mặt đã không còn khả năng chịu tải, trừ trường hợp nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước.

4. Bảo vệ môi trường lưu vực nước mặt phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, khai thác và sử dụng nguồn nước.

5. Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước ao, kênh, mương, rạch. Không san lấp ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 7. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt  

1. Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào môi trường nước mặt.

2. Định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nước mặt.

3. Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các đoạn sông, dòng sông, hồ, ao, mương, kênh, rạch không còn khả năng tiếp nhận nước thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt.

4. Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm.

5. Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích sông xuyên biên giới và chia sẻ thông tin phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.

7. Công khai thông tin về chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của các nguồn nước mặt cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước.

8. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông, hồ liên tỉnh và xuyên biên giới; xác định và phân bổ hạn ngạch xả nước thải vào sông, hồ liên tỉnh; tổ chức đánh giá các nguồn thải, mức độ thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông, hồ liên tỉnh;

b) Ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với các nguồn nước mặt; ban hành, hướng dẫn việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước đối lưu vực sông, hồ liên tỉnh; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường;

c) Xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước đối với các sông, hồ liên tỉnh các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại lưu vực sông, hồ liên tỉnh.

9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Xác định các sông, hồ nội tỉnh, ao, mương, kênh, rạch thuộc địa bàn quản lý có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo vệ khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn quản lý;

b) Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn quản lý; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước vào lưu vực sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn quản lý;

c) Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn quản lý; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại các nguồn nước mặt trên địa bàn quản lý trên cơ sở hạn ngạch xả thải và mục tiêu, lộ trình giảm phát thải đã xác định trong nội dung kế hoạch quản lý chất lượng nước;

d) Tổ chức đánh giá khả năng chịu tải, ban hành hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này; công bố thông tin về những nguồn nước mặt trên địa bàn quản lý không còn khả năng chịu tải;

đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các nội dung được phân công trong kế hoạch quản lý chất lượng nước đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý.

Điều 8. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt

1. Nội dung của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt:

a) Xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước; các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định các vùng bảo vệ khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước; khu vực sinh thủy;

b) Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; các nguồn ô nhiễm nước xuyên biên giới;

c) Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước;

d) Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, phân bổ hạn ngạch xả thải; xác định các mục tiêu và lộ trình giảm phát thải vào nguồn nước đối với những nguồn nước đã không còn khả năng chịu tải;

đ) Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước; các giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước xuyên biên giới;

e) Các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước;

g) Tổ chức thực hiện.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.

Điều 9. Bảo vệ môi trường nước dưới đất

1. Bảo vệ môi trường nước dưới đất là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Việc khai thác, sử dụng nước dưới đất phải đảm bảo cân bằng, phù hợp với trữ lượng, tiềm năng đã được đánh giá; phải có phương án hạn chế, dừng khai thác đối với những nguồn nước dưới đất đã bị vượt quá tiềm năng khai thác.

2. Các nguồn nước dưới đất sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải được thường xuyên quan trắc để có biện pháp ứng phó kịp thời nếu phát hiện có thông số vượt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.

3. Chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.

4. Hoạt động khoan giếng thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Cơ sở khai thác nước dưới đất phải có trách nhiệm phục hồi, cải tạo môi trường khu vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất không còn sử dụng phải được trám lấp theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

6. Kho chứa hóa chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không để hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.

7. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm nước dưới đất.

8. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật có liên quan.

Điều 10. Bảo vệ môi trường nước biển

1. Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp xử lý, kiểm soát. Chất ô nhiễm từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển phải được đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên của nguồn tiếp nhận nước thải.

3. Nước biển ven bờ phải được điều tra, đánh giá và phân vùng đảm bảo phù hợp với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khu vực nhạy cảm, rủi ro môi trường, khu vực không còn khả năng tiếp nhận chất thải, khu vực ô nhiễm phải được công bố.

4. Việc khai thác nguồn lợi từ biển, rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản tự nhiên và hải đảo phải phù hợp với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

5. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân liên quan trong bảo vệ môi trường biển; sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.

6. Việc nhận chìm ở biển, thải chất thải ra biển phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về biển mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển;

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khắc phục, xử lý tình trạng ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra, đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước biển ven bờ và phân vùng môi trường để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững; đánh giá các nguồn thải vào môi trường nước biển trên địa bàn quản lý; định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh các vùng biển trên địa bàn quản lý; khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, phục hồi các hệ sinh thái biển trên địa bàn.

 

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

 

Điều 11. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát và công bố định kỳ theo quy định của pháp luật.

3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.

Điều 12. Quản lý chất lượng môi trường không khí

1. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường không khí phải có trách nhiệm khắc phục, xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định.

2. Việc quản lý chất lượng môi trường không khí được thực hiện theo quy định của pháp luật và kế hoạch quản lý chất lượng không khí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Kế hoạch quản lý chất lượng không khí là cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá công tác quản lý, chất lượng môi trường không khí.

4. Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng không khí

a) Đánh giá chất lượng không khí;

b) Xác định quan điểm, mục tiêu quản lý chất lượng không khí;

c) Đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng không khí bao gồm quan trắc chất lượng không khí, xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính, kiểm kê phát thải, mô hình hóa chất lượng không khí, tổ chức nhân sự, nguồn lực, thanh tra, kiểm tra;

d) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;

đ) Phân tích, nhận định các vấn đề còn tồn tại;

e) Xem xét, đánh giá, phân tích chi phí lợi ích của các giải pháp quản lý chất lượng không khí, từ đó xác định giải pháp ưu tiên thực hiện.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng không khí để đánh giá chất lượng môi trường không khí, lập kế hoạch quản lý chất lượng không khí.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn; thường xuyên đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời.

Điều 13. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phải được kiểm soát bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Việc xem xét, quyết định đầu tư dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào khả năng chịu tải của môi trường, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường.

3. Các nguồn ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới, liên tỉnh, các nguồn thải khí thải lớn, các nguồn khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải được kiểm soát.

Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí

1. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông vận tải; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông vận tải; lộ trình loại bỏ các phương tiện giao thông vận tải gây ô nhiễm môi trường.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.

 

Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

 

Điều 15. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất

1. Bảo vệ môi trường đất là hoạt động sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm, thoái hóa đất và xử lý, cải tạo và phục hồi đất đã bị ô nhiễm, thoái hóa.

2. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp bảo vệ môi trường đất.

3. Tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất.

4. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

5. Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm do lịch sử để lại và không xác định được đối tượng gây ra ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 16. Quản lý chất lượng môi trường đất

1. Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại, quản lý và công khai thông tin.

2. Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được khoanh vùng, theo dõi và giám sát. Khu vực đất bị ô nhiễm phải được cải tạo, phục hồi.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất.

4. Chủ dự án, chủ cơ sở đã gây ô nhiễm môi trường đất phải có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 17. Xác định tiêu chí và phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất

1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực trong đó đất có hoá chất nguy hại khó phân hủy, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là chất POP) và kim loại nặng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường đất; hướng dẫn chi tiết các nội dung trong quản lý, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; công bố và xây dựng cơ sở dữ liệu các khu vực ô nhiễm môi trường đất và kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm môi trường đất.

Điều 18. Nội dung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất

1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.

2. Đánh giá và phân loại khu vực bị ô nhiễm môi trường đất thành 03 mức độ bao gồm ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng và ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thực hiện các biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm như cảnh báo, cách ly các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khoẻ con người.

4. Lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

5. Triển khai xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. Ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục các khu vực bị ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định các khu vực ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực ô nhiễm môi trường đất;

b) Cập nhật thông tin về các khu vực bị ô nhiễm môi trường đất vào cơ sở dữ liệu và thông tin môi trường theo quy định.

 

Mục 4. BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

 

Điều 20. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng

1. Cảnh quan thiên nhiên là cảnh quan được thành tạo từ các thành phần tự nhiên, chưa hoặc rất ít bị tác động của con người. Các cảnh quan thiên nhiên quan trọng là các cảnh quan thiên nhiên mức độ nhạy cảm, yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, được phân chia thành các nhóm sau:

a) Nhóm 1: các khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật về thủy sản; khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; cảnh quan thiên nhiên được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các khu được thế giới công nhận các danh hiệu quốc tế là khu Ramsar, khu di sản thiên nhiên thế giới, vườn di sản ASEAN, khu dự trữ sinh quyển thế giới và các khu được thế giới công nhận là Công viên địa chất toàn cầu;

b) Nhóm 2: các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia; khu rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di tích cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

c) Nhóm 3: các vùng đất ngập nước quan trọng; các khu vực có đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học (nằm ngoài phạm vi diện tích của các khu thuộc Nhóm 1 tại điểm a khoản này); vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; vùng đệm các khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; vùng đệm khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản, lâm nghiệp hoặc được thế giới quy định cụ thể đối với từng danh hiệu; công viên, không gian xanh lớn, dòng chảy quan trọng tại các khu vực đô thị và nông thôn.

2. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng quy định tại khoản 1 Điều này được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản, lâm nghiệp, di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chính phủ quy định tiêu chí xác lập các cảnh quan thiên nhiên quan trọng là công viên, không gian xanh lớn, dòng chảy quan trọng tại các khu vực đô thị và nông thôn; quy định chế độ quản lý các cảnh quan thiên nhiên quan trọng được công nhận danh hiệu quốc tế.

Điều 21. Nội dung bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

1. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là việc bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của cảnh quan thiên nhiên:

a) Bảo tồn và duy trì hình thái của cảnh quan thiên nhiên là hoạt động bảo tồn và duy trì phong cảnh, vẻ đẹp, hình dạng đặc thù và sự hài hòa trong không gian của cảnh quan;

b) Bảo tồn và duy trì các thành phần của cảnh quan thiên nhiên là hoạt động bảo tồn và duy trì các yếu tố tự nhiên tạo thành cảnh quan (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật);

c) Bảo tồn và duy trì cấu trúc của cảnh quan thiên nhiên là hoạt động bảo tồn và duy trì cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian của cảnh quan;

d) Bảo tồn và duy trì chức năng cảnh quan là bảo tồn và duy trì các chức năng của hệ sinh thái tự nhiên tạo thành cảnh quan.

2. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng phải được đánh giá, xếp hạng, xác định ranh giới trên thực địa; xác lập kế hoạch, phương án để duy trì và bảo vệ hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng và các giá trị khác theo các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và ban hành danh mục các cảnh quan thiên nhiên quan trọng thuộc địa bàn quản lý là công viên, không gian xanh lớn, dòng chảy quan trọng tại các khu vực đô thị và nông thôn.

4. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng được bảo vệ và quản lý theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản, lâm nghiệp, di sản văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường của Việt Nam và các quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Các cảnh quan thiên nhiên quan trọng là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

6. Việc khai thác, sử dụng các thành phần của cảnh quan thiên nhiên quan trọng phải đảm bảo duy trì được hình thái, cấu trúc và các chức năng của cảnh quan thiên nhiên.

7. Chính phủ ban hành quy định cụ thể về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Điều 22. Đánh giá tác động đến cảnh quan thiên nhiên quan trọng

1. Đánh giá tác động đến cảnh quan thiên nhiên quan trọng trong đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo tác động của dự án đầu tư đến đến cảnh quan thiên nhiên quan trọng để đưa ra biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu duy trì vẻ đẹp, bảo vệ tính toàn vẹn, sử dụng lâu bền các thành phần và toàn bộ của cảnh quan thiên nhiên quan trọng, phân phối công bằng, hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng cảnh quan.

2. Nội dung đánh giá tác động đến cảnh quan thiên nhiên quan trọng

a) Đánh giá chi tiết các tác động tới hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng và đa dạng sinh học của cảnh quan;

b) Đánh giá việc đáp ứng các nguyên tắc sau: bảo vệ tính toàn vẹn về hình thái, cấu trúc và chức năng của cảnh quan; bảo vệ môi trường sống; ưu tiên bảo vệ các loài quý, hiếm và nguy cấp; không làm mất giá trị thực; phòng ngừa rủi ro; huy động tri thức bản địa và sự tham gia của các bên có liên quan, cộng đồng dân cư.

3. Các dự án được xem xét, cấp phép đầu tư phù hợp với các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan nhưng có tác động xấu đến các cảnh quan thiên nhiên quan trọng thuộc Nhóm 1 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật này phải thực hiện và lập báo cáo chuyên đề về đánh giá chi tiết tác động đến hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng và đa dạng sinh học của cảnh quan đính kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Các dự án được xem xét, cấp phép đầu tư phù hợp với các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản và pháp luật khác có liên quan nhưng có tác động xấu đến các cảnh quan thiên nhiên quan trọng thuộc các nhóm 2 và 3 quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 20 Luật này phải thực hiện và có nội dung về đánh giá chi tiết tác động đến hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng và đa dạng sinh học của cảnh quan trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

5. Đánh giá tác động đến cảnh quan thiên nhiên là một nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 23. Điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học

1. Nội dung điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học

a) Điều tra, kiểm kê các thành phần đa dạng sinh học theo các cấp độ: hệ sinh thái, loài, gen;

b) Điều tra, kiểm kê giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học;

c) Điều tra, kiểm kê các tác nhân và hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học;

d) Điều tra, kiểm kê việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các thành phần đa dạng sinh học.

2. Tổ chức điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học trong báo cáo đa dạng sinh học quốc gia; hướng dẫn việc thực hiện điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học cấp tỉnh;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tích hợp các yêu cầu về điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học theo quy định của Luật này trong việc hướng dẫn, tổ chức điều tra, kiểm kê lâm nghiệp và thuỷ sản;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học thuộc địa bàn quản lý và công bố kết quả.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung và việc tổ chức thực hiện điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học, phương pháp và quy trình điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học.

Điều 24. Quan trắc đa dạng sinh học

1. Quan trắc đa dạng sinh học là việc giám sát các thành phần của đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái và loài; thu thập, phân tích thông tin về các tác nhân, hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng của đa dạng sinh học nhằm phục vụ việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

2. Các đối tượng cần được quan trắc

a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, các vùng đất ngập nước quan trọng, các khu vực có đa dạng sinh học cao (nằm ngoài các khu vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn loài - sinh cảnh);

b) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; các loài đặc hữu.

3. Việc quan trắc đa dạng sinh học được thực hiện thông qua việc theo dõi định kỳ biến động của các nhóm, thông số như sau:

a) Nhóm thông số về hiện trạng đa dạng sinh học;

b) Nhóm thông số về các tác nhân, hoạt động có tác động gây suy giảm đa dạng sinh học;

c) Nhóm thông số về các hoạt động bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định Chương trình quan trắc đa dạng sinh học trong từng giai đoạn 10 năm.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các thông số, chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học và việc tổ chức thực hiện quan trắc đa dạng sinh học; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quan trắc đa dạng sinh học trên cả nước; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức liên quan thực hiện chương trình quan trắc đa dạng sinh học quốc gia.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quan trắc đa dạng sinh học tại các khu vực rừng, thuỷ sản thuộc khu vực đa dạng sinh học cao (nằm ngoài nằm ngoài các khu vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn loài - sinh cảnh), các vườn quốc gia đang trực tiếp quản lý.

7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia quan trắc đa dạng sinh học theo chương trình quan trắc đa dạng sinh học đã được phê duyệt.

8. Các tổ chức được giao quản lý các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm tổ chức quan trắc đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Điều 25. Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học

1. Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học là tập hợp thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học được thiết lập, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các yêu cầu quản lý khác.

2. Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học bao gồm:

a) Dữ liệu về đa dạng sinh học ở các cấp độ hệ sinh thái, loài và nguồn gen, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Dữ liệu về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm cả dữ liệu về thể chế, chính sách, pháp luật về đa dạng sinh học;

c) Dữ liệu về điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học;

d) Các điều ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học;

đ) Dữ liệu khác liên quan đến đa dạng sinh học.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia thống nhất trong phạm vi cả nước.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học thuộc địa bàn quản lý, kết nối, tích hợp vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

Điều 26. Thông tin, báo cáo về đa dạng sinh học

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu trong báo cáo điều tra, kiểm kê về đa dạng sinh học và gửi kết quả điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tới Bộ Tài nguyên và Môi trường; khi phát hiện các loài mới phải thông báo Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và công bố theo quy định.

2. Tổ chức được giao quản lý vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu vệ cảnh quan, khu bảo tồn loài - sinh cảnh định kỳ 3 năm lập báo cáo đa dạng sinh học gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập báo cáo đa dạng sinh học của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

 

Mục 5. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

 

Điều 27. Quản lý sức khỏe môi trường

1. Sức khỏe môi trường được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và các yếu tố khác trong môi trường có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Sức khỏe môi trường bao gồm đánh giá, ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý các yếu tố này nhằm bảo vệ sức khỏe con người, phòng ngừa bệnh tật và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Nội dung quản lý sức khỏe môi trường

a) Nhận diện, xác định, đánh giá và cảnh báo các yếu tố, các tác nhân ô nhiễm môi trường có khả năng lan truyền dịch bệnh, cơ cấu bệnh tật ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;

b) Phòng ngừa, quản lý, kiểm soát các yếu tố môi trường, các tác nhân ô nhiễm môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật của con người;

c) Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về sức khỏe môi trường.

Điều 28. Trách nhiệm quản lý sức khỏe môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế:

a) Xác định, cảnh báo, đánh giá, phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nguồn phát sinh, môi trường xung quanh, các yếu tố môi trường, các tác nhân ô nhiễm môi trường lan truyền dịch bệnh có tác động đến sức khoẻ, bệnh tật con người; xây dựng, công bố các giới hạn cho phép của các yếu tố môi trường có tác động đến sức khỏe, bệnh tật của con người;

b) Công khai, chia sẻ thông tin về nguồn và thành phần các yếu tố môi trường có tác động đến sức khoẻ, bệnh tật của con người.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Xác định, đánh giá, phát hiện, theo dõi và cảnh báo các triệu chứng bệnh tật, sức khoẻ cộng đồng do các tác nhân ô nhiễm từ môi trường;

b) Hướng dẫn, tổ chức triển khai các biện pháp phòng ngừa, đánh giá và kiểm soát các bệnh tật, bảo vệ sức khỏe con người do các tác nhân ô nhiễm từ môi trường;

c) Xây dựng, ban hành các chỉ số và hồ sơ sức khỏe môi trường quốc gia; hướng dẫn thực hiện giám sát dịch tễ học đối với các bệnh có liên quan đến môi trường và các giải pháp phòng ngừa, điều trị đối với các đối tượng chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố môi trường;

d) Dự báo, cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật liên quan đến các tác nhân ô nhiễm từ môi trường.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động kiểm soát và phòng ngừa các tác nhân ô nhiễm từ môi trường đến sức khỏe con người trong lĩnh vực quản lý của mình; quản lý các đối tượng chịu tác động trực tiếp thuộc phạm vi quản lý của ngành.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng cơ chế trao đổi và chia sẻ thông tin về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khỏe cộng đồng; tích hợp nội dung về sức khỏe môi trường vào báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia. 

 

Chương III.

CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH         BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

 

Mục 1. CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 29. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là hệ thống quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên về bảo vệ môi trường của đất nước trong từng giai đoạn để bảo đảm phát triển bền vững; làm cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. Nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

a) Quan điểm, tầm nhìn;

b) Các mục tiêu, nhiệm vụ;

c) Các giải pháp;

d) Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.

3. Thời kỳ chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là 10 năm, tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

Điều 30. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

1. Căn cứ, cơ sở lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;

b) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;

c) Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

d) Kịch bản biến đổi khí hậu.

2. Thời kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là 10 năm, tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.

3. Nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường;

b) Quan điểm, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường;

c) Phân vùng môi trường trên phạm vi cả nước;

d) Định hướng khoanh định, xác lập các khu vực cần bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường, sinh thái trên phạm vi cả nước;

đ) Định hướng về vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp quốc gia, liên tỉnh;

e) Định hướng về vị trí, thông số, tần suất quan trắc của điểm, mạng lưới các điểm, trạm quan trắc môi trường quốc gia;

g) Danh mục dự án bảo vệ môi trường quan trọng cấp quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường và thứ tự ưu tiên thực hiện;

h) Kế hoạch thực hiện quy hoạch.

4. Sản phẩm của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

a) Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;

b) Bản đồ phân vùng môi trường; bản đồ hiện trạng và định hướng các khu vực cần bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường, sinh thái trên phạm vi cả; bản đồ về hiện trạng và định hướng khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp quốc gia, liên tỉnh; bản đồ về hiện trạng và định hướng các điểm, mạng lưới các điểm, trạm quan trắc môi trường quốc gia;

c) Cơ sở dữ liệu về các đối tượng của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

Điều 31. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

1. Nội dung chính về bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng

a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường vùng; các vấn đề môi trường chính của vùng quy hoạch;

b) Phân vùng môi trường trên phạm vi vùng quy hoạch;

c) Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường vùng;

d) Phương hướng khoanh định, xác lập khu vực cần bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường, sinh thái; khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; điểm, mạng lưới các điểm, trạm quan trắc môi trường trên phạm vi vùng quy hoạch.

2. Nội dung chính về bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh

a) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường;

b) Phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh;

c) Phương án cụ thể về vị trí, quy mô, diện tích khu vực cần bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường, sinh thái;

d) Phương án cụ thể về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ xử lý, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung, hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nông thôn;

đ) Phương án cụ thể về vị trí, thông số, tần suất quan trắc của điểm, mạng lưới các điểm, trạm quan trắc môi trường;

e) Kế hoạch, nguồn lực và danh mục dự án ưu tiên để thực hiện nội dung bảo vệ môi trường.

3. Sản phẩm của hợp phần bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh

a) Nội dung bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này được tích hợp trong báo cáo quy hoạch tỉnh;

b) Các loại bản đồ, sơ đồ về các đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở dữ liệu về các đối tượng quy hoạch quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này.

4. Các quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường của quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết về nguyên tắc, tiêu chí khoanh định các khu vực cần bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường, sinh thái; định hướng quy hoạch, đầu tư phát triển trong các vùng được khoanh định cho mục đích bảo tồn, bảo vệ, phục hồi môi trường, sinh thái; cơ chế, chính sách và lộ trình dừng hoạt động hoặc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Điều 32. Phân vùng môi trường

1. Phân vùng môi trường là sự phân chia không gian lãnh thổ theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chức năng môi trường thành các vùng và tiểu vùng làm cơ sở cho quy hoạch bảo vệ môi trường để bảo vệ, bảo tồn, phát triển hài hòa với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Cơ sở để phân vùng môi trường

a) Đặc điểm về địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

b) Khả năng chịu tải của môi trường, mức độ nhạy cảm về môi trường;

c) Rủi ro thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu;

d) Hiện trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phân vùng môi trường phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng tính khách quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, chấp nhận tính đồng nhất tương đối và đảm bảo hài hòa với phân vùng kinh tế - xã hội.

4. Hệ thống phân vùng môi trường gồm cấp vùng và cấp tiểu vùng. Cấp tiểu vùng có một số tính chất chung của vùng và các đặc điểm riêng.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về tiêu chí và phương pháp phân vùng môi trường.

 

Mục 2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

 

Điều 33. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

a) Dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược cấp quốc gia về phát triển ngành, lĩnh vực có chính sách, nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường;

b) Quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

c) Điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại điểm b khoản này.

2. Danh mục đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật này.

Điều 34. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược, quy hoạch thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật này có trách nhiệm đánh giá môi trường chiến lược đồng thời với quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược, quy hoạch đó.

2. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật này được tích hợp vào báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự án luật, pháp lệnh hoặc hồ sơ trình chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược.

3. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 33 Luật này là một văn bản riêng kèm theo hồ sơ (văn bản) đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch.

4. Chi phí đánh giá môi trường chiến lược được bố trí trong nguồn kinh phí xây dựng dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược, quy hoạch.

5. Việc thẩm định đánh giá môi trường chiến lược của dự án luật, pháp lệnh được kết hợp với việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc thẩm định đánh giá môi trường chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược được kết hợp với việc thẩm định hồ sơ trình phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch được kết hợp với việc thẩm định quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

6. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và xem xét phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược, quy hoạch.

Điều 35. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược

1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược

a) Đánh giá sự phù hợp của các chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, các điều ước quốc tế về môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và Luật này;

b) Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách của dự án luật, pháp lệnh; nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược để đảm bảo phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, các điều ước quốc tế về môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và Luật này.

2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch

a) Các nội dung của quy hoạch có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sự biến đổi khí hậu;

b) Phạm vi không gian thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

c) Các thành phần môi trường, cảnh quan thiên nhiên có khả năng bị ảnh hưởng bởi quy hoạch trong phạm vi không gian thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

d) Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;

đ) So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với các quan điểm, mục tiêu, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

e) Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực, các vấn đề về biến đổi khí hậu (nếu có) của quy hoạch;

g) Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính, xu hướng biến đổi khí hậu khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính, các vấn đề về biến đổi khí hậu;

h) Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;

i) Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

k) Những vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường của quy hoạch (nếu có) kiến nghị phương hướnggiải pháp khắc phục.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Chương IV.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

 

Điều 36. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường

1. Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường

a) Dự án đầu tư công (bao gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C) có cấu phần xây dựng, trừ các dự án đầu tư công khẩn cấp, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

b) Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại điểm a khoản này được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chủ trương đầu tư dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

3. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc đề xuất chủ trương đầu tư của dự án. Kết quả đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thể hiện là một phần trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

4. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường

a) Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với chiến lược bảo vệ môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnhvà các quy hoạch khác có liên quan;

b) Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính do dự án có thể gây ra đối với các thành phần môi trường theo các phương án về quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án;

c) Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu về quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải (nếu có), địa điểm thực hiện dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;

d) Xác định phạm vi ảnh hưởng của dự án đến môi trường, tài nguyên, đa dạng sinh học; đánh giá mức độ nhạy cảm về môi trường theo các phương án về địa điểm thực hiện dự án; chỉ ra nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường (nếu có); cam kết thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường.

5. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Điều 37. Phân loại dự án đầu tư thực hiện đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường

1. Dự án đầu tư chỉ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án và không phải có giấy phép môi trường.

2. Dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án và phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (giai đoạn thực hiện dự án).

3. Dự án đầu tư không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

4. Dự án không phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

 

Mục 1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

 

Điều 38. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Dự án quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật này là các dự án đầu tư sử dụng diện tích đất, mặt nước lớn và có ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong giai đoạn thực hiện dự án và không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải sinh hoạt được quản lý theo quy định trong giai đoạn kết thúc xây dựng dự án, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông; truyền tải điện;

b) Dự án đầu tư có sử dụng diện tích đất, mặt nước lớn;

c) Dự án đầu tư có sử dụng đất hoặc có tác động xấu đến vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

d) Dự án đầu tư có sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên mà phải chuyển mục đích sử dụng đất;

đ) Dự án di dân tái định cư;

e) Dự án thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

g) Dự án nhận chìm ở biển;

h) Dự án khai thác khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển gây sạt lở, bồi lắng tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy, xâm nhập mặn, lan truyền phèn theo quy định của pháp luật;

i) Dự án có tác động đến tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái quan trọng, biến đổi khí hậu;

k) Các dự án khác có nguy cơ tác động xấu đến môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án.

2. Dự án quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật này bao gồm:

a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều này khi đi vào vận hànhphát sinh chất thải phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định;

b) Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

c) Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải; dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn tập trung; dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án đầu tư xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ, dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

d) Dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công;

đ) Dự án lớn khác thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

3. Các dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong trường hợp ứng phó với tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 39. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Luật này tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ thông tin, số liệu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2023, chủ dự án có thể tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá động môi trường;

b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, việc đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện bởi chủ dự án hoặc tổ chức đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, cán bộ chuyên môn và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Chính phủ.

2. Việc đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi quyết định đầu tư dự án.

3. Một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp dự án được phép tách thành nhiều dự án độc lập theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, xây dựng; việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án độc lập phải được đánh giá tổng hợp, làm rõ mối quan hệ đến các vấn đề môi trường của cả dự án.

4. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường được thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường.

5. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính trong vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.

Điều 40. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án có trách nhiệm tham vấn, lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án về các vấn đề môi trường, xã hội và các biện pháp giảm thiểu tác động nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và xã hội.

2. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, chủ dự án phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi thực hiện dự án về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, Ủy ban nhân dân các tỉnh phải tổng hợp ý kiến của các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ các vấn đề môi trường của dự án (nếu có) và có văn bản trả lời chủ dự án.

3. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này, chủ dự án phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các huyện nơi thực hiện dự án về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, Ủy ban nhân dân các huyện phải tổng hợp ý kiến của các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ các vấn đề môi trường của dự án (nếu có) và có văn bản trả lời chủ dự án.

4. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn hai xã trở lên hoặc nằm trên địa bàn một xã, trừ dự án quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ dự án phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các xã nơi thực hiện dự án. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, Ủy ban nhân dân các xã phải tổng hợp ý kiến của các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ các vấn đề môi trường của dự án (nếu có) và có văn bản trả lời chủ dự án.

Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ các vấn đề môi trường của dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân các xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện các hộ bị ảnh hưởng do dự án, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.

5. Trường hợp dự án nằm trên vùng biển, thềm lục địa không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp, chủ dự án chỉ tham vấn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất thải vào bờ của dự án. Trình tự, thủ tục tham vấn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Đối với dự án nhận chìm ở biển; các dự án có tổng khối lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên xả trực tiếp vào sông, hồ liên tỉnh, sông, hồ giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ, chủ dự án phải tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liền kề có sông, hồ liên tỉnh, sông, hồ giáp ranh hoặc biển ven bờ các tỉnh liền kề. Trình tự, thủ tục tham vấn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

7. Dự án không phải thực hiện tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

a) Dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đó đã được thực hiện đánh giá tác động môi trường;

b) Dự án nằm trong cụm công nghiệp phù hợp với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp đó đã được thực hiện đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp cả cụm công nghiệp chỉ có một dự án đầu tư;

c) Dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Điều 41. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Thông tin chung về dự án: tên, loại hình, địa điểm, xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, phê duyệt dự án; các thông tin, dữ liệu và phương pháp đánh giá tác động môi trường đã sử dụng; việc tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường;

b) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường các quy hoạch khác có liên quan (nếu có);

c) Thông tin về các dự án khác đang triển khai đầu tư xây dựng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác đang hoạt động có khả năng gây ra tác động tổng hợp (tích hợp) đến môi trường cùng với tác động của d án;

d) Các nội dung của dự án có khả năng tác động đến môi trường trong từng giai đoạn thực hiện dự án bao gồm công nghệ sản xuất, vận hành của dự án;

đ) Phạm vi không gian có khả năng bị tác động đến môi trường của dự án;

e) Các đối tượng tự nhiên, các thành phần môi trường, các hoạt động kinh tế - xã hội có khả năng bị tác động trong từng giai đoạn thực hiện dự án; trường hợp các thành phần môi trường đất, nước, không khí có khả năng bị tác động thì phải có thông tin về khả năng tiếp nhận các chất thải của dự án;

g) Kết quả nhận dạng, dự báo các tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp do chất thải và do các tác nhân khác của dự án đến các thành phần môi trường;

h) Kết quả nhận dạng, dự báo các tác động của dự án đến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, dòng chảy; tác động làm sạt lở bờ, bồi lắng lòng sông, hồ, biển và các thủy vực khác; tác động gây ra các hiện tượng xấu khác đối với môi trường;

i) Kết quả nhận dạng, dự báo các tác động tiêu cực của dự án có thể gây rủi ro, sự cố môi trường;

k) Kết quả nhận dạng các tác động trực tiếp của dự án đến các hoạt đng kinh tế - xã hội, các vấn đề xã hội và sức khỏe con người trong phạm vi không gian có khả năng bị tác động bởi dự án;

l) Đề xuất, đánh giá hiệu quả của các công trình, biện pháp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (đối với các công trình xử lý chất thải phải thuyết minh rõ về việc lựa chọn phương án công nghệ, phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng);

m) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

n) Kế hoạch quản lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và dự kiến khi dự án đi vào vận hành; kế hoạch quan trắc môi trường;

o) Kết quả tham vấn các bên có liên quan;

q) Phương án thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường:

- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án; phương án kiểm soát dòng chảy, sạt lở, bồi lắng; kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, độ rung theo quy định về bảo vệ môi trường;

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành thử nghiệm, vận hành chính thức của dự án;

- Biện pháp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên (nếu có).

r) Ngoài các nội dung quy định từ điểm a đến điểm q khoản này, báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số dự án phải có các nội dung sau:

- Dự án khai thác khoáng sản phải có thêm nội dung về phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật;

- Dự án bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh phải có thêm nội dung xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi theo quy định của pháp luật;

- Dự án thủy điện phải có nội dung đánh giá tác động tới dòng chảy và sử dụng nước của người dân;

- Dự án nhận chìm ở biển phải bao gồm đánh giá toàn bộ quá trình từ khu vực lưu giữ, nạo vét vật, chất; quá trình vận chuyển và quá trình nhận chìm ở biển;

- Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phải có nội dung về đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở và đánh giá tác động tổng hợp của dự án đến môi trường;

- Dự án có các tác nhân gây biến đổi khí hậu, phải có nội dung đánh giá tác động của các tác nhân gây biến đổi khí hậu.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cấu trúc và nội dung chi tiết của báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 42. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, dự án nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;

b) Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, nhận chìm ở biển tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh trở lên; dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án đầu tư xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ, dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;    

c) Dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

d) Các dự án khác do Chính phủ quy định.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mìnhdự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

(Chính phủ đưa ra 02 phương án xin ý kiến Quốc hội)

Phương án 1: Phân quyền cho các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng. Chính phủ đề nghị chọn theo Phương án 1 này. Lý do: (i) Theo quy định của Luật đầu tư công, các dự án nhóm B và nhóm C thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư cùa các Bộ chủ yếu là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật chỉ có tác động xấu đến môi trường trong quá trình xây dựng, ít phát sinh chất thải khi đi vào vận hành; (ii) Theo quy định của Luật xây dựng, các Bộ này thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng trong đó có thiết kế xây dựng của công trình bảo vệ môi trường nên việc giao thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ thuận lợi và giảm thủ tục hành chính; (iii) Các Bộ này hiện nay đều có cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và quá trình thẩm định thời gian qua vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.

3. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng (Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế) tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Phương án 2: Không phân quyền cho các Bộ mà phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định để bảo đảm quản lý thống nhất tại địa phương, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, cấp phép (nếu có) sau này và phù hợp với xu hướng phân cấp cho địa phương hiện nay của Chính phủ.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 43. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Thủ trưởng cơ quan thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là cơ quan thẩm định) tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định.

2. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

c) Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc các tài liệu tương đương của dự án.

Việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tương ứng hoặc theo đề nghị của chủ dự án.

3. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Sự phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Sự đầy đủ thông tin về nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường;

c) Sự phù hợp của việc xác định phạm vi không gian có khả năng bị tác động bởi dự án;

d) Sự đầy đủ và chính xác của thông tin về các hoạt động kinh tế - xã hội và các thành phần môi trường có khả năng bị tác động trong từng giai đoạn thực hiện dự án; các thông tin khác làm căn cứ cho việc đánh giá tác động môi trường;

đ) Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng;

e) Sự phù hợp của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường được áp dụng;

g) Mức độ chi tiết và độ tin cậy của kết quả nhận dạng và dự báo các tác động của dự án có thể gây rủi ro, sự cố môi trường;

h) Sự phù hợp, mức độ hiệu quả của các công trình, biện pháp về bảo vệ môi trường của dự án;

i) Sự phù hợp của chương trình quản lý và quan trắc môi trường;

k) Sự đầy đủ, khả thi của các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án.

4. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Thời hạn tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Thời hạn tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi tắt là cơ quan thường trực thẩm định) có trách nhiệm:

a) Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Trường hợp cần thiết, cơ quan thường trực thẩm định tổ chức kiểm tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án để đối chứng; đề xuất cơ quan thẩm định lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan; tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề;

c) Tổng hợp kết quả thẩm định của hội đồng, ý kiến của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến để trình thủ trưởng cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

6. Tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là bảy (07) thành viên và gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới từng thành viên hội đồng thẩm định;

b) Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu, viết bản nhận xét về các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;

c) Cơ quan thường trực thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có) để đề xuất cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề nghị chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình các nội dung chưa rõ của báo cáo đánh giá tác động môi trường.

7. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thủ trưởng cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp không phê duyệt, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan thẩm định phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do không phê duyệt kết quả thẩm định gửi chủ dự án.

8. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định:

a) Cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án khai thác khoáng sản;

b) Phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án khai thác dầu khí;

c) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở của dự án;

d) Quyết định đầu tư dự án đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

đ) Cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật này;

e) Cấp giấy phép nhận chìm ở biển; giao khu vực biển theo quy định của pháp luật.

9. Cơ quan thẩm định công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên cổng thông tin điện tử của mình gửi đến chủ dự dự án, các cơ quan có liên quan như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

b) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, trừ dự án thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và Ban quản lý các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh) trong trường hợp dự án thực hiện trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

10. Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ dự án mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông báo cho cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định, các biểu mẫu và nội dung của quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 44. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư theo đúng quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngchịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện này.

2. Tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện.

3. Niêm yết công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại địa điểm thực hiện dự án hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

4. Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy định; xử lý nước thải, bụi, khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả, thải ra môi trường.

5. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phi công trình và bảo đảm các biện pháp này đáp ứng yêu cầu, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Trong quá trình triển khai xây dựng, dự án tăng trên 15% quy mô hoặc công suất; thay đổi công nghệ sản xuất phẩm chính hoặc công nghệ xử lý chất thải phát sinh từ công trình, hạng mục chính của dự án; thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có tác động đến môi trường; bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật này.

Các thay đổi khác, chủ dự án tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời phải tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).

7. Phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có); tổ chức vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định tại Điều 50 Luật này.

Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

2. Công khai thông tin quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.

3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

4. Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường vào hệ thống cơ s dữ liệu môi trường quốc gia.

 

Mục 2. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG, ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 46. Đối tượng phải có giấy phép môi trường, đăng ký môi trường

1. Đối tượng phải có giấy phép môi trường

a) Dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm B và nhóm C có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công có phát sinh nước thải, bụi khí thải phải xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định của Luật này;

c) Dự án đầu tư chưa đi vào vận hành đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, có phát sinh nước thải, bụi khí thải phải xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc phải quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

d) Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh nước thải, bụi khí thải phải xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc phải quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

2. Đối tượng phải đăng ký môi trường

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

b) Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.

3. Đối tượng được miễn giấy phép môi trường, đăng ký môi trường

a) Dự án, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp để ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự án khi đi vào vận hành và cơ sở, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát thải chất thải thông thường với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng các công trình xử lý tại chỗ hoặc đã được quản lý theo quy định của địa phương;

c) Hộ gia đình, cơ quan, trụ sở, văn phòng làm việc, cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng.

d) Đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này phải có công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu theo quy định; có hệ thống, thiết bị thu gom, lưu chứa tạm thời chất thải rắn và chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định của địa phương.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 47. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 46 Luật này:

a) Tên dự án, chủ dự án; địa điểm thực hiện dự án;

b) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và các văn bản chấp thuận thay đổi (nếu có);

c) Thông tin chung về quá trình thực hiện dự án; công nghệ, công suất và sản phẩm sản xuất, lượng điện và nguồn nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất có yếu tố nguy hại đối với môi trường được phép sử dụng và các yêu cầu kèm theo;

d) Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường:

- Đối với dự án xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom và xử lý chất thải; hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục theo quy định; lắp đặt camera theo dõi, giám sát và lưu lại số liệu ít nhất 03 tháng ở các công đoạn tiếp nhận, chuyển giao và xử lý, chôn lấp chất thải, truyền trực tiếp dữ liệu, hình ảnh về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; quy mô, khối lượng, mã chất thải nguy hại, phạm vi thu gom, vận chuyển, xử lý, các loại sản phẩm tái chế;

- Đối với dự án sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ công nghệ sản xuất, công trình, thiết bị gom và xử lý chất thải; hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục theo quy định; lắp đặt camera theo dõi, giám sát và lưu lại số liệu ít nhất 03 tháng ở các công đoạn tiếp nhận, sử dụng phế liệu, tái chế và xử lý chất thải, truyền trực tiếp dữ liệu, hình ảnh về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; chủng loại và khối lượng phế liệu đề xuất được phép nhập khẩu; điều kiện kho, bãi lưu giữ; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu;

- Đối với dự án xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động đến an toàn và bảo vệ môi trường của công trình thủy lợi.

đ) Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm;

e) Kết quả hoặc kế hoạch quan trắc môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thảiphòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành chính thức;

g) Các nội dung về bảo vệ môi trường khác.

2. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Luật này

a) Thông tin chung về dự án, chủ dự án; công nghệ, công suất và sản phẩm sản xuất, lượng điện và nguồn nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất có yếu tố nguy hại đối với môi trường được phép sử dụng và các yêu cầu kèm theo;

b) Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh;

c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác;

d) Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án;

đ) Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn thải, tiếng ồn, độ rung;

e) Đánh giá, dự báo tác động của dự án tới đa dạng sinh học, dòng chảy, sạt lở, bồi lắng, xâm nhập mặn và xã hội (nếu có);

g) Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải, phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

h) Kết quả tham vấn;

i) Kế hoạch xây dựng, lắp đặt, vận hành cơ sở xả thải và công trình xử lý chất thải; kế hoạch giám sát, bảo trì, quản lý cơ sở xả thải và công trình xử lý chất thải;

k) Chương trình quản lý và quan trắc môi trường;

l) Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

m) Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù:

- Đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, trong báo cáo đề xuất phải có thêm một phần đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở đã đầu tư xây dựng; đánh giá tổng hợp, tích hợp tác động môi trường của toàn bộ dự án cũ và mới;

- Đối với dự án khai thác khoáng sản, trong báo cáo đề xuất phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định;

- Đối với dự án xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động đến an toàn và bảo vệ môi trường của công trình thủy lợi.

n) Các nội dung về bảo vệ môi trường khác.

3. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật này

a) Tên cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; địa điểm thực hiện; các hồ sơ về môi trường liên quan;

b) Thông tin chung về quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất và sản phẩm sản xuất, lượng điện và nguồn nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất có yếu tố nguy hại đối với môi trường được phép sử dụng và các yêu cầu kèm theo;

c) Các nguồn chất thải phát sinh bao gồm:

- Quy mô, khối lượng phát sinh, chủng loại chất thải rắn;

- Quy mô, khối lượng phát sinh khí thải, tiếng ồn, độ rung;

- Quy mô, khối lượng phát sinh nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã hoàn thành;

đ) Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù:

- Đối với cơ sở khai thác khoáng sản, trong báo cáo đề xuất phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường;

- Đối với cơ sở khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định;

- Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động đến an toàn và bảo vệ môi trường của công trình thủy lợi;

- Đối với dự án xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom và xử lý chất thải; hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục theo quy định; lắp đặt camera theo dõi, giám sát và lưu lại số liệu ít nhất 03 tháng ở các công đoạn tiếp nhận, chuyển giao và xử lý, chôn lấp chất thải, truyền trực tiếp dữ liệu, hình ảnh về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; quy mô, khối lượng, mã chất thải nguy hại, phạm vi thu gom, vận chuyển, xử lý, các loại sản phẩm tái chế;

- Đối với dự án sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ công nghệ sản xuất, công trình, thiết bị gom và xử lý chất thải; hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục theo quy định; lắp đặt camera theo dõi, giám sát và lưu lại số liệu ít nhất 03 tháng ở các công đoạn tiếp nhận, sử dụng phế liệu, tái chế và xử lý chất thải, truyền trực tiếp dữ liệu, hình ảnh về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; chủng loại và khối lượng phế liệu đề xuất được phép nhập khẩu; điều kiện kho, bãi lưu giữ; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.

e) Báo cáo kết quả quan trắc môi trường trong hai năm gần nhất (nếu có) và kết quả quan trắc chất thải bổ sung;

g) Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (nếu có);

h) Các nội dung về bảo vệ môi trường khác.

4. Việc tham vấn trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Luật này được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật này.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

Điều 48. Cấp giấy phép môi trường

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án, cơ sở.

2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường

a) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Luật này và dự án đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 Luật này chưa thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Luật này phải có giấy phép môi trường trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng, phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;

c) Dự án đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này trước khi hết hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải quy định tại Điều 50 Luật này;

d) Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường đã cấp) được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép đã cấp hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu các giấy phép đã cấp không có thời hạn. Trường hợp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi chưa có nội dung về xả bụi, khí thải và quản lý chất thải theo quy định, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường bổ sung các nội dung chưa được cấp phép trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

đ) Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, phải giấy phép môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Nội dung chính của giấy phép môi trường

a) Thông tin chung về dự án, cơ sở;

b) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất có yếu tố nguy hại đối với môi trường được phép sử dụng và các yêu cầu kèm theo;

c) Quy mô, lưu lượng nước thải phát sinh; nguồn tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về biện pháp, công trình thu gom, xử lý, dẫn xả nước thải; giá trị giới hạn, vị trí, phương thức xả nước thải; trường hợp xả nước thải vào công trình thuỷ lợi phải có các yêu cầu bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi;

d) Quy mô, khối lượng khí thải phát sinh; các yêu cầu về biện pháp, công trình thu gom, xử lý; giá trị giới hạn, phương thức xả thải đối với khí thải;

đ) Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung; các yêu cầu về biện pháp, công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung;

e) Quy mô, khối lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh; các yêu cầu về biện pháp, thiết bị, công trình thu gom, lưu giữ, xử lý;

g) Mã chất thải nguy hại; khối lượng, phạm vi thu gom, vận chuyển, xử lý; các yêu cầu về biện pháp, hệ thống, công trình, trang thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý; các loại sản phẩm tái chế (đối với dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ quản lý chất thải nguy hại);

h) Chủng loại, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường; các yêu cầu về biện pháp, hệ thống, công trình, trang thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý; các loại sản phẩm tái chế (đối với dự án, cơ sở đối với dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường);

i) Chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu và các yêu cầu, điều kiện về kho, bãi lưu giữ; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất (đối với dự án, cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất);

k) Các yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường; quan trắc chất thải, thành phần môi trường; ghi chép, lưu giữ, báo cáo, công khai thông tin; các điều kiện cụ thể nhằm mục đích bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

l) Thời hạn của giấy phép;

m) Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án, cơ sở.

4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

a) Chủ dự án, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 49 Luật này để được cấp giấy phép môi trường;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai hồ sơ (không bao gồm thông tin cần bảo mật), lấy ý kiến các bên có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tương ứng với hồ sơ tiếp nhận hoặc theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

c) Trường hợp dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thuỷ lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý công trình thuỷ lợi đó về biện pháp bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi.

5. Thời hạn của giấy phép môi trường tối đa là 10 năm.

6. Giấy phép môi trường được cấp cho dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; trường hợp dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thực hiện theo nhiều giai đoạn thì giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp giấy phép môi trường được cấp trước.

7. Giấy phép môi trường được cấp căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, phân vùng môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan. Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện thông qua hội đồng đánh giá và kiểm tra thực tế.

8. Kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, các văn bản: quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, thẩm định về môi trường của dự án hết hiệu lực.

Trường hợp có thay đổi tên chủ dự án, cơ sở, chủ dự án, cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép với tên chủ dự án, cơ sở mới.

9. Giấy phép môi trường được điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực một phần, tước quyền sử dụng, thu hồi hoặc cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép môi trường khi có nội dung thay đổi trong giấy phép không liên quan đến thay đổi công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp thay đổi theo hướng tốt hơn hoặc xây lắp thêm các hạng mục công trình, thiết bị cải thiện, bổ sung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường tốt hơn, thân thiện môi trường. Việc thay đổi này phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật liên quan;

b) Đình chỉ hiệu lực một phần khi tổ chức, cá nhân có vi phạm liên quan đến một phần của giấy phép cần phải đình chỉ để bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường phải khắc phục trong thời hạn đình chỉ;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép. Tổ chức, cá nhân phải khắc phục vi phạm theo quy định;

d) Thu hồi giấy phép môi trường trong trường hợp cấp không đúng thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc phạm tội về môi trường cần phải thu hồi giấy phép để xử lý theo quy định của pháp luật;

đ) Cấp lại giấy phép môi trường trong trường hợp giấy phép hết hạn, cần phải rà soát, đánh giá lại các công trình bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc do yêu cầu bảo vệ môi trường theo hướng nghiêm ngặt hơn theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ phát triển. Việc cấp lại giấy phép môi trường thực hiện theo quy định tại Điều này.

10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 49. Thẩm quyền, thời hạn cấp giấy phép môi trường

1. Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ môi trường tương đương (báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết);

b) Dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Luật này (được miễn thực hiện đánh giá tác động môi trường) có khối lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên hoặc có tổng lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên;

c) Dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản này nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án đầu tư nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật quốc phòng, an ninh.

3. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên và các dự án trên địa bàn tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.

4. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với:

a) Dự án, cơ sở trên địa bàn huyện đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Dự án, cơ sở khác khi đáp ứng cả ba tiêu chí tổng quy mô xả nước thải dưới 50m3/ngày (24 giờ) hoặc có tổng lưu lượng xả khí thải dưới 20.000 m3 khí thải/giờ hoặc có tổng khối lượng chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) trở xuống, trừ các trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ về môi trường khác.

Điều 50. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án sau khi được cấp giấy phép môi trường

1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án:

a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế theo quy định;

c) Công trình bảo vệ môi trường khác không liên quan đến chất thải.

2. Chủ dự án có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường phải thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (trường hợp dự án có phân kỳ đầu tư) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án, khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải, công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo nội dung giấy phép môi trường;

b) Đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục để giám sát chất lượng nước thải, khí thải theo quy định của pháp luật;

c) Có quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

d) Đã lập hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải trước khi trình cơ quan có thẩm quyền về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu và được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải.

3. Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.

4. Chủ dự án tổ chức vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án và có trách nhiệm sau:

a) Phối hợp với cơ quan cấp phép để được kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm; tổ chức theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục được kết nối với internet, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy phép môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép phải thông báo và phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để kiểm tra, giám sát;

b) Phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải (lấy mẫu tổ hợp), đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý và cả công trình xử lý chất thải. Việc quan trắc chất thải phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc quan trắc chất thải của các công trình xử lý chất thải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Tự đánh giá hoặc thuê tổ chức có đủ năng lực đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải; tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải gửi cơ quan đã cấp giấy phép môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc vận hành thử nghiệm để kiểm tra khi cần thiết.

5. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải nếu chất thải sau xử lý không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, chủ dự án phải thực hiện các biện pháp sau:

a) Dừng hoạt động hoặc giảm công suất của dự án để bảo đảm các công trình xử lý chất thải hiện hữu có thể xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trừ trường hợp chủ dự án có khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, bảo đảm không để chất thải xả ra môi trường khi chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; điều chỉnh quy trình vận hành công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

c) Trường hợp gây ra sự cố môi trường, gây ô nhiễm môi trường, chủ dự án phải dừng hoạt động vận hành thử nghiệm và báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương để được hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

d) Đề nghị điều chỉnh giấy phép môi trường (nếu có) và vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 51. Quyền, trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cấp giấy phép môi trường

1. Chủ dự án, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cấp giấy phép môi trường có các quyền:

a) Được thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép môi trường;

b) Đề nghị điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại, trả lại giấy phép môi trường;

c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ dự án, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo quy định tại Điều 50 Luật này;

b) Thực hiện đầy đủ các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết theo quy định;

c) Hợp tác và cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;

d) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường

1. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường; điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án; quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật; đình chỉ hiệu lực, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường theo quy định.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả quan trắc chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm do chủ dự án gửi đến, cơ quan cấp giấy phép môi trường thông báo bằng văn bản cho chủ dự án biết để đưa dự án vào vận hành chính thức. Trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra, đo đạc và lấy mẫu đơn đột xuất phân tích các thông số môi trường trong chất thải sau xử lý để đối chứng với kết quả quan trắc của chủ dự án.

Trường hợp kết quả đo đạc, phân mẫu chất thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra đột xuất, cơ quan cấp giấy phép môi trường yêu cầu chủ dự án thực hiện ngay các nội dung quy định tại các điểm a, b và d khoản 5 Điều 50 Luật này.

3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với các nội dung quy định trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm.

5. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ s dữ liệu môi trường quốc gia, chia sẻ cho các bộ, ngành và địa phương sử dụng; cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu về giấy phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ s dữ liệu môi trường quốc gia.

6. Báo cáo định kỳ về cấp giấy phép môi trường thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp đăng ký môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã và việc cấp giấy phép môi trường của mình gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổng hợp kết quả báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tình hình cấp giấy phép môi trường trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp tình hình đăng ký môi trường, cấp giấy phép môi trường trên phạm vi cả nước báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp vào báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo theo quy định.

7. Cơ quan cấp giấy phép môi trường xây dựng, vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ s dữ liệu môi trường quốc gia. Việc báo cáo, chia sẻ thông tin, số liệu, dữ liệu về môi trường thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống cơ s dữ liệu môi trường quốc gia.

Điều 53. Đăng ký môi trường

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền tiếp nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật này.

2. Nội dung đăng ký môi trường

a) phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);

c) Chủng loại và khối lượng chất thải phát sinh;

d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;

đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

3. Thời điểm đăng ký môi trường

a) Cơ sở đang hoạt động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 Luật này phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Tổ chức, cá nhân có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký môi trường trước khi đi vào hoạt động.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tiếp nhận đăng ký môi trường của tổ chức, cá nhân;

b) Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn giải quyết các kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với các nội dung đã được tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường;

d) Báo cáo định kỳ Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn và tình hình đăng ký môi trường theo quy định;

đ) Xây dựng, vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sdữ liệu môi trường quốc gia.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đăng ký môi trường và hướng dẫn thực hiện đăng ký môi trường.

 

Chương V.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ, ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN, KHU VỰC KHÁC VÀ YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

 

Mục 1.BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

 

Điều 54. Bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế

1. Khu kinh tế phải phù hợp với quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh và phải có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gồm:

a) Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn;

b) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa;

c) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải;

d) Mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh;

đ) Quy hoạch diện tích cây xanh tối thiểu 10% tổng diện tích khu kinh tế;

e) Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.

2. Ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên môn về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.

3. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu chức năng sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, cụm công nghiệp và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trong khu kinh tế theo kế hoạch kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

d) Phát hiện kịp thời tổ chức, cá nhân vi phạm và kiến nghị xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 55. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

1. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải phù hợp với quy hoạch tỉnh và phải có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gồm:

a) Khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có);

b) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa;

c) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định;

d) Mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh;

đ) Quy hoạch diện tích cây xanh tối thiểu là 10% tổng diện tích của toàn bộ khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, trừ trường hợp khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ tối thiểu là 20%;

e) Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác;

g) Việc xây dựng hệ thống thoát nước xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa phải hoàn thành trước khi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đi vào vận hành.

2. Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh phải có bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên môn về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm và có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo kế hoạch kiểm tra về bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

d) Phát hiện kịp thời tổ chức, cá nhân vi phạm và kiến nghị xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật.

3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải tuân thủ các quy định khác quy định tại Luật này, đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và có các trách nhiệm:

a) Phân khu chức năng, các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải phù hợp với quy hoạch và yêu cầu về bảo vệ môi trường;

b) Đầu tư hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định;

c) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Trường hợp nước thải của cơ sở đã được chấp thuận tự xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải đấu nối vào hệ thống thoát nước thải sau xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung hoặc thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận; nước thải sau xử lý của cơ sở này được quản lý như một điểm xả nước thải của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

d) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thoát nước mưa phải có kế hoạch khắc phục đáp ứng yêu cầu tại điểm c khoản này và phải hoàn thành trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

đ) Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp và có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường phải được cấp chứng chỉ về kiểm soát ô nhiễm theo quy định của Chính phủ;

e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ban quản lý khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường đối với chủ dự án, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

h) Phát hiện kịp thời vi phạm của tổ chức, cá nhân; tiến hành lấy mẫu chất thải đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; lập biên bản vụ việc và chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật;

i) Ban hành quy định bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện quan trắc chất thải, môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật;

l) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi cơ quan chuyên môi về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ban quản lý khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh theo quy định của pháp luật.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái, áp dụng kinh tế tuần hoàn chất thải trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

5. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ ngoài việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường quy định tại Điều này phải đáp ứng các điều kiện:

a) Các phân khu chức năng phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường để hộ gia đình, cá nhân sinh sống và làm việc trong khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật này.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung do nhà nước đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ban quản lý khu kinh tế, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

c) Ban hành cơ chế khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh hoanh và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ và các khu chức năng thuộc khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

8. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghệ cao đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật.

10. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 56. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp

1. Cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tỉnh và phải có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường:

a) Khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có);

b) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa;

c) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định;

d) Quy hoạch diện tích cây xanh tối thiểu là 10% tổng diện tích của toàn bộ cụm công nghiệp;

đ) Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác;

e) Việc xây dựng hệ thống thoát nước xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa phải hoàn thành trước khi đi vào vận hành.

2. Cụm công nghiệp đang hoạt động phải thực hiện các nội dung sau:

a) Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Các trường hợp đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định.

3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phải tuân thủ các quy định khác quy định tại Luật này, đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và có các trách nhiệm sau:

a) Đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Không được mở rộng cụm công nghiệp, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trong trường hợp cụm công nghiệp chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Trường hợp nước thải của cơ sở đã được chấp thuận tự xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải đấu nối vào hệ thống thoát nước thải sau xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung hoặc thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận; nước thải sau xử lý của cơ sở này được quản lý như một điểm xả nước thải của cụm công nghiệp;

d) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thoát nước mưa phải có kế hoạch khắc phục đáp ứng yêu cầu tại điểm này và phải hoàn thành trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

đ) Bố trí ít nhất 01 cán bộ phụ trách bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc các chuyên môn phù hợp. Cán bộ phụ trách bảo vệ môi trường phải được cấp chứng chỉ về kiểm soát ô nhiễm theo quy định của Chính phủ;

e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp;

h) Phát hiện kịp thời vi phạm của tổ chức, cá nhân; tiến hành lấy mẫu chất thải đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; lập biên bản vụ việc và chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật;

i) Ban hành quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

k) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp gửi cơ quan chuyên môi về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

l) Có lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp.

4. Nhà nước khuyến khích, có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chỉ đạo đơn vị trực thuộc có chức năng phù hợp đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo các đơn vị chức năng không tiếp nhận các dự án đầu tư mới vào cụm công nghiệp chưa có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định;

c) Kiểm tra, thanh tra chủ đầu tư cụm công nghiệp, các dự án, cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp, đặc biệt là cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp;

c) Ban hành cơ chế khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh hoanh và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp, đặc biệt là cụm công nghiệp làng nghề.

7. Bộ Công Thương hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về công thương cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp làng nghề theo quy định của pháp luật.

9. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 4 Điều này; ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp.

Điều 57. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải thực hiện theo quy định của đơn vị đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

đ) Cơ sở sản xuất quy mô lớn thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực phù hợp. Cán bộ chuyên trách phải được cấp chứng chỉ về kiểm soát ô nhiễm theo quy định của Chính phủ; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000 được cấp chứng nhận bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách an toàn về môi trường, bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ ion hóa;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;

đ) Gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Cơ sở có phát sinh nước thải, khí thải với lưu lượng lớn hoặc thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định.

4. Cơ sở quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải được thu gom, xử lý tại các công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của địa phương.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp đối với công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 58. Bảo vệ môi trường làng nghề

1. Làng nghề, làng nghề truyền thống phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại đến nơi xử lý theo quy định; thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường;

c) Nhà nước có chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý và vận hành hệ thống xử lý chất thải phát sinh từ làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của Chính phủ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

a) Đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật này;

b) Có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;

c) Cơ sở sản xuất thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề thuộc địa bàn quản lý;

b) Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;

c) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề;

d) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; phát động phong trào, tuyên dương, khen thưởng phù hợp và tạo điều kiện để các hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường;

đ) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhận hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề;

e) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường làng nghề trong báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề, các cơ sở trong làng nghề thuộc địa bàn quản lý;

b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;

c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; phát động phong trào, tuyên dương, khen thưởng và tạo điều kiện để các hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề;

d) Cấp giấy phép môi trường cho cơ sở thuộc thẩm quyền; công bố, công khai thông tin về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để Ủy ban nhân cấp xã, cộng đồng dân cư biết để tham gia giám sát;

đ) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường làng nghề trong báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống phải gắn với bảo vệ môi trường;

b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;

c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề thuộc địa bàn quản lý;

d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;

đ) Quy hoạch khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp làng nghề; có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

Điều 59. Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tập trung

1. Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân tập trung cư phải thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch; bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đáp ứng yêu cầu về cảnh quan khu đô thị, vệ sinh môi trường.

2. Khu đô thị, khu dân cư tập trung phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, bao gồm:

a) Thiết bị, phương tiện, địa điểm, bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải phải được đầu tư để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;

b) Mạng lưới cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu của người dân, du khách;

c) Đối với khu, cụm dân cư phân tán, các đô thị nhỏ và dân cư nông thôn phải có địa điểm lưu giữ tạm thời rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;

d) Tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong khu đô thị, khu dân cư tập trung phải bảo đảm theo quy định.

3. Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý chất thải, bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước tối thiểu trong dự án theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí, chứng nhận khu đô thị sinh thái đối với các khu đô thị, khu dân cư tập trung.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư theo quy định của pháp luật.

Điều 60. Bảo vệ môi trường nông thôn

1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn

a) Có quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, cơ sở, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo khoa học và phù hợp xu thế phát triển;

b) Toàn bộ các loại chất thải phát sinh trên địa bàn được thống kê, quản lý, xử lý đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường;

c) Tuân thủ quy định về tỷ lệ cảnh quan, cây xanh, mặt nước (ao, hồ), đường hoa, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước và công trình xử lý nước thải bảo đảm môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn;

d) Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá hiện trạng, diễn biến; các điểm, khu vực ô nhiễm phải được xử lý, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.

2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; theo dõi, đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nông thôn; xử lý và cải thiện chất lượng môi trường các điểm, khu vực ô nhiễm tại nông thôn;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, cơ sở, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho từng đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo tính khoa học và phù hợp với xu thế phát triển; xác định lộ trình, xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để triển khai thực hiện;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và hướng dẫn triển khai nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới;

d) Chính phủ ban hành quy định về điều kiện, tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và quy trình thủ tục công nhận xã, huyện, thành phố, thị xã, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Điều 61. Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:

a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;

b) Quy hoạch và xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; lắp đặt camera theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường nơi công cộng của tổ chức, cá nhân, du khách trong phạm vi quản lý;

c) Ban hành và niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng;

d) Được phạt tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, quy định về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng trong phạm vi quản lý. Tiền phạt thu được sử dụng để duy trì hoạt động bảo vệ môi trường.

3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó có công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, thiết bị thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 62. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình

1. Hộ gia đình có trách nhiệm:

a) Giảm thiểu, phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định;

c) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;

d) Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường theo quy định; chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

e) Có công trình vệ sinh theo quy định; khi xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, sử dụng làm phân bón hữu cơ tại khu vực nông thôn hoặc phải được quản lý theo quy định về bảo vệ môi trường.

3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó có công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

 

Mục 3. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

 

Điều 63. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong nông nghiệp phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

4. Cơ sở chăn nuôi trang trại phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phải có giấy phép môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:

a) Có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

c) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;

d) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; có biện pháp phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát dịch bệnh;

đ) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

5. Phụ phẩm nông nghiệp được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên nhiên liệu hoặc được xử lý theo quy định; nghiêm cấm việc đốt các phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

6. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân hữu cơ sinh học, nước tưới cây hoặc các hoạt động khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới các mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ứng, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật và các chế phẩm sử dụng trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp xanh, hữu cơ; nông nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Định kỳ rà soát diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để đảm bảo trồng rừng, phục hồi rừng, tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

c) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng, thúc đẩy áp dụng mô hình sản xuất xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và nông thôn mới; sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường;

d) Xây dựng lộ trình thực hiện Thỏa thuận Paris, giảm nhẹ khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp;

đ) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai tổ chức thực hiện các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới liên quan đến xử lý chất thải nông thôn, thu gom, xử lý nước thải, cấp nước sinh hoạt nông thôn, bảo vệ sinh thái, cảnh quan môi trường;

e) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điều 64. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.

3. Thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Chất thải phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;

d) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại.

5. Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển.

6. Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường trong lĩnh vực thủy sản;

b) Hướng dẫn thu gom, xử lý thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn, chất thải khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản.

Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế

1. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế có phát sinh chất thải.

2. Cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

d) Chất thải y tế phải được xử lý để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung; chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn thì được xử lý như đối với chất thải rắn thông thường bằng phương pháp phù hợp;

đ) Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

e) Có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trong y tế phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

4. Chủ đầu tư cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải theo quy định.

5. Người đứng đầu cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này và thực hiện quản lý chất thải y tế như sau:

a) Nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Chất thải y tế nguy hại gồm: chất thải lây nhiễm; chất thải nguy hại không lây nhiễm; chất thải phóng xạ phải được thu gom, phân loại, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và quy định của pháp luật liên quan;

c) Chất thải y tế thông thường gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường từ hoạt động y tế phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Trường hợp để lẫn chất thải lây nhiễm vào chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường phải quản lý như chất thải nguy hại;

d) Bùn thải từ hệ thống, thiết bị xử lý nước thải y tế đã được khử khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường;

đ) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, công nghệ thân thiện với môi trường và bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong xử lý chất thải y tế nguy hại, đặc biệt là xử lý tại chỗ đối với chất thải y tế lây nhiễm. Ưu tiên việc xử lý chất thải rắn y tế tập trung trên địa bàn tỉnh hoặc theo mô hình cụm cơ sở y tế; hạn chế việc xử lý chất thải rắn y tế tại hệ thống, thiết bị, lò đốt chất thải rắn y tế trong khuôn viên cơ sở y tế, đặc biệt trong khu dân cư.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.

7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên các cơ sở y tế; xây dựng chính sách, quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa trong lĩnh vực y tế.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật và bảo đảm phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Điều 66. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Việc quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư tập trung phải hướng tới phát triển các khu đô thị sinh thái, khu đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mặt nước, cảnh quan.

3. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng chất thải xây dựng và việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng; khuyến khích xây dựng các công trình xanh, sử dụng vật liệu không nung, thân thiện với môi trường.

4. Khi xem xét cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán của các dự án, cơ sở quy mô nhỏ phải có công trình, hạng mục công trình, thiết bị xử lý chất thải, công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Công trình xây dựng phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

c) Nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Chất thải rắn, phế liệu có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo,... được tái chế, tái sử dụng;

đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;

e) Đất, đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, các mục đích khác theo quy định của địa phương;

g) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;

h) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

6. Chất thải xây dựng phát sinh từ các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng của các hộ gia đình, cá nhân tại đô thị phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của địa phương; trường hợp phát sinh dưới 300 kg/ngày phải được quản lý như chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

7. Chất thải xây dựng phát sinh từ các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng của các hộ gia đình, cá nhân tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải phải được tái sử dụng hoặc đổ thải theo quy định của địa phương; không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt khác làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ thải chất thải xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Ban hành quy định, hướng dẫn kỹ thuật về việc thiết kế các khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phục vụ việc phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt; quy định việc quản lý bùn thải từ bể tự hoại (bể phốt, hầm cầu), bùn thải từ hệ thống thoát nước;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình dừng sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp amiăng và các vật liệu xây dựng khác có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Điều 67. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động giao thông vận tải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.

6. Việc xây dựng các công trình giao thông phải có giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến địa hình, cảnh quan, địa chất, các khu bảo tồn khi thực hiện.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các đô thị đặc biệt, đô thị loại một phải có giải pháp phân luồng giao thông trên cơ sở phân loại các phương tiện giao thông theo loại nhiên liệu sử dụng, tiêu chuẩn khí thải, năm sử dụng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí; bố trí các trạm rửa xe trước khi vào nội thành, nội thị đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quy định khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ biển, sông, hồ và các hệ thống giao thông đường thủy khác.

8. Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng và phương tiện giao thông cá nhân thân thiện với môi trường như xe điện, phương tiện sử dụng nhiên liệu tái tạo, thân thiện môi trường; lộ trình loại bỏ các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các phương tiện gây ô nhiễm môi trường.

9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo quy định.

Điều 68. Bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, địa điểm tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:

a) Niêm yết nội quy về bảo vệ môi trường và hướng dẫn thực hiện;

b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong mọi thời điểm;

c) Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

d) Nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

đ) Tính toán chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, phí hưởng lợi cảnh quan môi trường vào giá vé, dịch vụ du lịch;

e) Thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, địa điểm tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:

a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý;

b) Hạn chế phát sinh chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa; thải bỏ, thu gom chất thải đúng nơi quy định;

c) Giữ gìn và nhắc nhở người khác giữ gìn vệ sinh công cộng;

d) Không xâm hại cảnh quan môi trường các loài sinh vật tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, địa điểm tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội;

đ) Trả chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, phí hưởng lợi cảnh quan môi trường thông qua giá vé, dịch vụ du lịch.

3. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khai thác cảnh quan thiên nhiên quan trọng quy định tại Điều 20 Luật này vào mục đích thương mại, du lịch phải nộp thuế, phí hưởng lợi môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch xanh, thân thiện môi trường;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về bảo vệ môi trường trong trong khai thác, bảo tồn, bảo vệ đối với các di sản thiên nhiên, công viên địa chất.

6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Điều 69. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường như sau:

a) Thu gom và xử lý nước thải theo quy định của pháp luật;

b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;

c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;

d) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ và chế biến khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;

đ) Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và đề án đóng cửa mỏ khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

a) Dự án khai thác khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường lồng ghép trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Cơ sở khai thác khoáng sản đã đi vào vận hành chính thức nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt;

c) Cơ sở khai thác khoáng sản có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt không đủ để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;

d) Đối tượng quy định tại điểm b khoản này phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản để được điều chỉnh trong giấy phép khai thác khoáng sản và giấy phép môi trường.

3. Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường

a) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;

b) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;

c) Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;

d) Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.

4. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và đề án đóng cửa mỏ khai thác khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép, có tính tới yếu tố trượt giá;

b) Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường;

c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hàng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá;

d) Tổ chức, cá nhân khai thác, đóng cửa mỏ khai thác khoáng sản, phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam;

đ) Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản;

e) Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt hoặc được quy định trong giấy phép;

g) Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác, đóng của mỏ khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

5. Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường.

6. Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

7. Việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các mẫu, biểu, hướng dẫn kỹ thuật để tổ chức thực hiện Điều này.

Điều 70. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển

1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển phải thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Chính phủ quy định chi tiết yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong vận hành thử nghiệm, quản lý chất thải, quan trắc môi trường đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển.

Điều 71. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm

1. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn;

c) Xử lý, tiêu hủy mẫu, vật phẩm phân tích thí nghiệm, hóa chất bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

2. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

3. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 72. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa POP và PTS

1. Chất POP là chất hữu cơ có độc tính cao, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, có khả năng tích lũy sinh học trong con người và động vật và lan truyền trong môi trường được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

2. Chất nguy hại khó phân hủy (gọi tắt là chất PTS) là chất có độc tính cao, khó phân hủy, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người cần được kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường.

3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS:

a) Không được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng các chất POP và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm mà có hàm lượng vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định pháp luật;

b) Phải kiểm soát nguồn nguy hại và công bố thông tin, dán nhãn, giám định hàm lượng của các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS theo quy định của pháp luật;

c) Các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định được phép tái chế, tiêu hủy, với điều kiện việc tái chế và tiêu hủy không dẫn đến thu hồi các chất này để tái sử dụng và phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường;

d) Xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS phải đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

đ) Các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS phải được các cơ sở báo cáo về chủng loại và kết quả tính toán khối lượng chất ô nhiễm phát thải vào các thành phần môi trường không khí, nước, đất và chuyển ra ngoài cơ sở để quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa và thiết bị có chứa chất POP và PTS phải có trách nhiệm thực hiện Công ước Stockholm và các Công ước có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định và tổ chức thực hiện việc công bố thông tin, kiểm tra, giám định hàm lượng các chất POP, PTS trong nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị; yêu cầu lưu giữ, thu hồi, quản lý và xử lý an toàn nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS vượt giới hạn tối đa cho phép để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường; đánh giá, xác định các khu vực tồn lưu, ô nhiễm các chất POP và PTS; cảnh báo rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý an toàn các chất POP, PTS, quản lý tài nguyên phù hợp với chất lượng môi trường và mục đích sử dụng; nội dung và danh mục các chất ô nhiễm, ngành nghề phải báo cáo về chủng loại và kết quả tính toán khối lượng chất ô nhiễm phát thải vào các thành phần môi trường không khí, nước, đất; tích hợp thông tin quan trắc các chất POP, PTS trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia theo quy định của Công ước Stockholm và các Công ước có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật;

c) Các Bộ, ngành có liên quan quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa POP và PTS thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách theo quy định của Công ước Stockholm và các Công ước có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các bộ, ngành có liên quan kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP, PTS và nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS theo quy định của Công ước Stockholm và các Công ước có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật;

đ) Chính phủ quy định chi tiết về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, xử lý các chất POP và PTS, nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP và PTS theo quy định của Công ước Stockholm và các Công ước có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 73. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, quá cảnh máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân không được nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa sau:

a) Phương tiện, máy móc, thiết bị, tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;

b) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu;

c) Máy móc, thiết bị, phương tiện, hàng hoá, nguyên liệu, phế liệu bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;

d) Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc không bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm;

đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sử dụng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành danh mục cấm tạm nhập tái xuất, quá cảnh hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Điều 74. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:

a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phế liệu phù hợp với phế liệu nhập khẩu;

b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định;

c) Có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;

đ) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3. Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị vào tổ chức tài chính, tín dụng được quy định để đảm bảo cho việc giảm thiểu, khắc phục các rủi ro môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 75. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng

1. Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư và không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh phòng dịch.

4. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

 

Chương VI.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC

 

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

 

Điều 76. Yêu cầu về quản lý chất thải

1. Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy và được thực hiện theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền.

2. Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải phải có trách nhiệm phân loại, xử lý hoặc chi trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; áp dụng các giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải.

3. Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện với môi trường, công nghệ tốt nhất hiện có nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế.

4. Chất thải công nghiệp phải kiểm soát phải được phân định là chất thải nguy hại hoặc chất thải công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do đơn vị có chức năng, đủ năng lực được phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khi cấp giấy phép môi trường thực hiện việc phân định chất thải đối với chất thải công nghiệp phải kiểm soát trong trường hợp cần thiết.

5. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải công nghiệp phải thực hiện việc phân định chất thải và thực hiện việc quản lý chất thải theo kết quả phân định phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý từng loại chất thải.

6. Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp.

7. Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải đăng ký thông tin vào cơ sở dữ liệu và thông tin môi trường theo quy định.

8. Nước thải, khí thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

9. Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về sản phẩm, hàng hóa.

10. Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải, bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải được quy hoạch, xây dựng cho phạm vi liên tỉnh, liên vùng; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được quy hoạch, xây dựng cho phạm vi liên xã trở lên.

11. Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.

12. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng xử lý chất thải và có giấy phép môi trường phù hợp.

13. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu:

a) Chất thải phải được chứa, đựng trong các thiết bị bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;

b) Chất thải phải được vận chuyển theo loại, chủng loại đã được phân loại theo quy định; vận chuyển theo tuyến đường, thời gian quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải lắp đặt thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

14. Việc thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải của dự án được lồng ghép trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 82 Luật này.

15. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất thải.

16. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu, kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.

17. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải thuộc địa bàn quản lý; ban hành quy định về quản lý chất thải thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật; trình Hội đồng nhân cấp tỉnh phê duyệt mức phí bảo vệ môi trường và giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Điều 77. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao hồ, kênh rạch, sông và biển.

2. Các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa dùng một lầntúi ni lông khó phân hủy trong sinh học được chứng nhận sản phẩm hưởng ưu đãi, hỗ trợ.

3. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

4. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; xây dựng cơ sở dữ liệu tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa quốc gia nhằm thúc đẩy thị trường tái chế, xử lý chất thải nhựa; có chính sách thúc đẩy tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; có lộ trình cấm sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa hoặc sản phẩm có bao bì nhựa thực hiện trách nhiệm thu hồi, tái chế sản phẩm nhựa, bao bì nhựa phát sinh từ sản phẩm theo quy định tại Điều 147 Luật này.

6. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa dùng một lần hoặc các sản phẩm nhựa khó tái chế có trách nhiệm đóng góp tài chính cho thu gom, xử lý chất thải theo quy định tại Điều 148 Luật này.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên sông và trên biển thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, đơn vị phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị và người dân hạn chế sử dụng túi nilong khó phân hủy và đồ nhựa sử dụng một lần để bảo vệ môi trường.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường.

Điều 78. Kiểm toán môi trường

1. Kiểm toán môi trường là công cụ kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chính sách, quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Nội dung kiểm toán môi trường

a) Kiểm toán tuân thủ chính sách, quy định pháp luật, mục tiêu về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cơ sở bao gồm: đánh giá việc chấp hành chính sách, quy định pháp luật, tiêu chuẩn về môi bảo vệ môi trường của tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đánh giá việc thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cơ sở;

b) Kiểm toán đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải, năng lượng của tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm: thu thập thông tin, số liệu về nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng được sử dụng tại từng công đoạn; đánh giá, xác định loại hình, nguồn phát sinh, thành phần chất thải và khối lượng chất thải phát sinh tại từng công đoạn; tính toán cân bằng vật chất, nguyên nhân phát sinh chất thải; đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải.

3. Kết quả thực hiện kiểm toán môi trường được thể hiện dưới hình thức báo cáo kiểm toán môi trường. Báo cáo kiểm toán môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sử dụng làm tài liệu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ sở.

4. Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích cơ sở tự thực hiện kiểm toán môi trường của đơn vị mình hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về trình tự, thủ tục và phương pháp thực hiện kiểm toán môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 

Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH TỪ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

 

Điều 79. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành bốn loại như sau:

a) Chất thải rắn có khả năng tái chế;

b) Chất thải thực phẩm;

c) Chất thải cồng kềnh;

d) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.

2. Hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ chất thải sau khi phân loại trong các bao bì, thiết bị chứa như sau:

a) Chất thải rắn có khả năng tái chế được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị chứa bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; có thể được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng hoặc đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa phương;

b) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phải được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị chứa bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường do đơn vị có đủ năng lực sản xuất theo đặt hàng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

3. Hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ và quản lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:

a) Chất thải rắn có khả năng tái chế được phân loại và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng hoặc đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa phương;

b) Chất thải thực phẩm được phân loại và có thể sử dụng làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi hoặc chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa phương;

c) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phải được phân loại, lưu giữ trong các bao bì, thiết bị chứa bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

4. Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh; phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Các loại chất thải rắn có khả năng tái chế được phân loại đúng quy định được miễn nộp kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

6. Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị được thu thông qua giá bán bao bì, thiết bị chứa chất thải và phải bảo đảm tối thiểu 20% chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.

7. Giá bán bao bì, thiết bị chứa chất thải bao gồm giá thành sản xuất, kinh doanh bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt và giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Giá bao bì, thiết bị chứa chất thải thực phẩm thấp hơn giá bao bì, thiết bị chứa chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.

Giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thu được dùng để chi trả trực tiếp cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

8. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định lộ trình, mức giá bán bao bì, thiết bị chứa chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phù hợp với điều kiện của địa phương.

9. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương; quy định cụ thể màu sắc, kích thước, hình dáng đối với bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác; lựa chọn hoặc ủy quyền cho một đơn vị sản xuất bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.

10. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tổ dân phố, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân.

Điều 80. Lưu giữ, tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được lưu giữ riêng theo từng loại chất thải quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật này bằng các bao bì, thiết bị chứa chất thải phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

2. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đảm bảo không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.

3. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có vị trí phù hợp theo quy định của địa phương và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng để đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt lưu giữ chất thải tại các trạm trung chuyển; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm bố trí mặt bằng để tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt lưu giữ chất thải tại các điểm tập kết đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 81. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện thông qua đơn vị thu gom, vận chuyển do y ban nhân dân các cấp giao nhiệm vụ hoặc được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu.

2. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và không sử dụng bao bì, thiết bị đúng quy định và thông báo cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì, thiết bị chứa của chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 79 Luật này.

3. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ dân phố, ban quản lý khu dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.

4. Thiết bị, phương tiện cho việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt phải được thiết kế để phù hợp để thu gom, vận chuyển cho từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại và phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chuyển đến điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt để được thu gom, vận chuyển theo quy định của chính quyền địa phương.

6. Chủ đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật này; tổ chức thu gom chất thải từ các hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

7. Tổ dân phố, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị xã hội phối hợp đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc điểm tập kết đúng quy định; giám sát công khai hành vi vi phạm của hộ gia đình, cá nhân trong phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

8. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh, tranh chấp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Điều 2. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ thích hợp quy định trong dự án đầu tư, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các tiêu chí phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

3. Không đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu trên địa bàn cấp xã; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; không khuyến khích sử dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, trừ trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nhà nước thực hiện lộ trình chấm dứt xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp trực tiếp.

4. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu:

a) Phù hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Có vị trí, khoảng cách an toàn môi trường theo quy định;

c) Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được thẩm định, đánh giá công nghệ, áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ tốt nhất hiện có và khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;

d) Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; công bố danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn.

Điều 83. Xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường phải được xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường.

2. Chủ đầu tư, quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

a) Lập phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

b) Thực hiện xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án đã được phê duyệt;

c) Tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày hoàn thiện việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả giám sát môi trường định kỳ phải được báo cáo cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

d) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng sau khi hoàn thành xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nhà nước có chính sách ưu đãi và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hướng dẫn quy trình xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc xử lý, cải tạo phục hồi môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do nhà nước quản lý.

 

Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG

 

Điều 84. Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm:

a) Chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng;

b) Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp;

c) Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp;

d) Chất thải phát sinh từ hoạt động y tế;

đ) Chất thải phát sinh từ hoạt động xây dựng;

e) Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.

2. Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn theo mục đích tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý; lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.

Điều 85. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý theo quy định pháp luật.

2. Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường của quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;

b) Có khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;

c) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Có hệ thống, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượngkhu vực lưu giữ tạm thời theo quy định của pháp luật;

đ) Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Có chương trình quản lý và giám sát môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (kể cả sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;

b) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;

c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).

4. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu:

a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Phải phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc hồ sơ môi trường tương đương;

c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

5. Cơ quan, tổ chức hoặc cơ sở có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 79 Luật này hoặc quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Mục này.

6. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc cơ sở có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 300 kg/ngày trở lên phải chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển phương tiện, thiết bị phù hợp đến cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp.

 

Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

 

Điều 1.Điều 86. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được quản lý như đối với chất thải rắn có khả năng tái chế theo quy định tại Điều 79 Luật này.

2. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm:

a) Khai báo khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;

c) Tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật; trường hợp không có khả năng xử lý phải chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

3. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu:

a) Phải được lưu giữ riêng theo loại, chủng loại đã được phân loại;

b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;

c) Không được để phát tán, thấm, ngấm nước rò rỉ ra môi trường;

d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

4. Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng và được vận chuyển bằng phương tiện phù hợp đến cơ sở xử lý.

5. Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại

a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải nguy hại phải được khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Cơ sở có giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần xử lý.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật và ban hành các mẫu biểu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển chất thải nguy hại, thiết bị xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.

Điều 87. Xử lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ thích hợp quy định trong dự án đầu tư, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các tiêu chí phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư các cơ sở xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại.

3. Không khuyến khích đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại có quy mô trong địa bàn một tỉnh; không khuyến khích sử dụng công nghệ chôn lấp trực tiếp chất thải nguy hại chưa qua xử lý, trừ trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu:

a) Phù hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;

b) Có vị trí, khoảng cách an toàn môi trường theo quy định;

c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, đánh giá công nghệ, áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ tốt nhất hiện có và khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;

d) Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;

đ) Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại và nhân sự kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;

g) Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

h) Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với điểm g, h khoản 4 Điều này; quy định về thẩm quyền trách nhiệm, đào tạo, cấp, cấp lại chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại, yêu cầu về nhân sự kỹ thuật theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho các dự án xử lý chất thải nguy hại theo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn các tỉnh khác về xử lý tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại thuộc địa bàn quản lý của tỉnh.

Điều 88. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại

1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của khoản 4 Điều 87 Luật này.

2. Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường được cấp.

3. Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.

4. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý.

5. Đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được chấp thuận khi có nhu cầu liên kết để vận chuyển các chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường của mình cho chủ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp để xử lý.

6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

7. Công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ các chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 124 Luật này.

 

Mục 5. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI

 

Điều 89. Quy định chung về quản lý nước thải

1. Nước thải là chất thải ở dạng lỏng đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Nước thải phải được thu gom và được xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

2. Nước thải được khuyến khích tái sử dụng sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiếp tục xử lý đáp ứng yêu cầu chất lượng nước tái sử dụng phù hợp với mục đích sử dụng nước.

3. Nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4. Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.

5. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải bao gồm mạng lưới thu gom nước thải, công trình xử lý nước thải tập trung và các công trình phụ trợ.

Điều 90. Thu gom, xử lý nước thải

1. Đối tượng phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa:

a) Đô thị, khu dân cư tập trung mới;

b) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

2. Quản lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung:

a) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các tổ chức, các hộ gia đình phải được thu gom, đấu nối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị;

b) Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị phải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị; nước thải sau khi xử lý sơ bộ đáp ứng quy định của khu đô thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của địa phương;

c) Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị chưa có công trình xử lý nước thải tập trung phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trường hợp khu đô thị, khu dân cư tập trung chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có lộ trình bố trí quỹ đất, kinh phí để xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị; trường hợp chưa bố trí được quỹ đất, kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách hỗ trợ để các tổ chức, hộ gia đình xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải tại chỗ;

đ) Nhà nước khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư trong việc thu gom, xử lý nước thải đô thị.

3. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải, phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

5. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung.

6. Tổ chức, cá nhân xả nước thải ra môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; xả nước thải vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải nộp phí thu gom, xử lý nước thải theo quy định.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 91. Hệ thống xử lý nước thải

1. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu:

a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;

b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa;

c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật;  

đphương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.

2. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư tập trung chưa có hạ tầng thu gom và xử lý nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực. Trường hợp không bố trí được quỹ đất thì có chính sách ưu đãi đầu tư và hợp tác công tư theo quy định của pháp luật.

 

Mục 6. QUẢN LÝ BỤI, KHÍ THẢI VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC

 

Điều 92. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1. Bụi, khí thải là chất thải ở dạng hạt lơ lửng hoặc ở trạng thái khí, hơi phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động khác.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

3. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Điều 93. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.

2. Cơ sở trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; đối với các tuyến đường được xây dựng trước thời điểm Luật này có hiệu lực thì phải có lộ trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ theo quy định của pháp luật.

 

Chương VII.

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

Điều 94. Thích ứng với biến đổi khí hậu

1. Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và tận dụng những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

2. Nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội;

b) Triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì hệ sinh thái và đa dạng sinh học; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị;

c) Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp ngành, cấp địa phương và cấp dự án;

d) Xây dựng và định kỳ 05 năm một lần rà soát, cập nhật Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

a) Tổ chức thực hiện quy định tại điểm a, c và điểm d khoản 2 Điều này;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu; Hệ thống giám sát và đánh giá cấp quốc gia các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; tiêu chí xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

c) Hướng dẫn đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan; tổ chức đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.

Điều 95. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

1. Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính làm nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3).Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.

2. Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

a) Tổ chức thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;

b) Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;

c) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

d) Xây dựng và triển khai các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

đ) Xây dựng và áp dụng công cụ định giá các-bon, phát triển hệ thống trao đổi hạn ngạch và tín chỉ các-bon trong nước.

3. Chính phủ quy định lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kiểm kê khí nhà kính và xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm đối với các bộ, ngành, địa phương và cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính;

b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các bộ, ngành, địa phương, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; ban hành hệ thống quốc gia kiểm kê khí nhà kính; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

c) Kiểm tra việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp ngành, định kỳ xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia hai năm một lần.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm cho ngành, lĩnh vực;

c) Hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;

d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong phạm vi quản lý trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

đ) Hướng dẫn việc lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô và ngành nghề sản xuất trong lĩnh vực quản lý.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Cung cấp thông tin, số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan;

c) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trên địa bàn;

d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm tại địa bàn trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

đ) Hướng dẫn việc lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô và ngành nghề sản xuất tại địa phương và phạm vi quản lý.

7. Các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;

c) Hằng năm lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Điều 96. Định giá các-bon và phát triển hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trong nước

1. Định giá các-bon là xác định giá trị bằng tiền của hoạt động phát thải khí nhà kính nhằm thúc đẩy giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Định giá các-bon được thực hiện thông qua các cơ chế, phương thức sau đây:

a) Thuế các-bon;

b) Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước;

c) Cơ chế, phương thức hợp tác trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Các đối tượng phát thải khí nhà kính có trách nhiệm nộp thuế các-bon hoặc tham gia hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước, cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon quốc tế.

3. Thuế các-bon là một loại thuế bảo vệ môi trường. Việc tính thuế các-bon được xác định trên cơ sở hàm lượng các-bon trong sản phẩm, hàng hóa nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

4. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung đối tượng chịu thuế các-bon vào Luật Thuế bảo vệ môi trường.

5. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc điểm b khoản 4 Điều 95 Luật này được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính tham gia hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước, thực hiện  chế trao đổi tín chỉ, hợp tác quốc tế về trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Các cơ sở chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch phát thải khí nhà kính; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước.

7. Các cơ sở thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hoặc không sử dụng hết hạn ngạch phát thải được phân bổ được quyền bán lại cho đối tượng khác có nhu cầu thông qua hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước.

8. Các cơ sở tham gia hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước thực hiện trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ các-bon; thực hiện các  chế trao đổi tín chỉ các-bon, hợp tác quốc tế về trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ:

a) Phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm phù hợp với các cam kết quốc tế, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan;

b) Ban hành quy định tham gia thực hiện các  chế trao đổi tín chỉ các-bon, hợp tác quốc tế về trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon;

c) Thành lập hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước.

10. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phê duyệt, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng được quy định tại khoản 5 Điều này; tổ chức vận hành hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước.

11. Phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính do Chính phủ quy định.

12. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 97. Bảo vệ tầng ô-dôn

1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn nhằm hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ mặt trời.

2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn

a) Quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính kiểm soát thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;

b) Cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal;

c) Khuyến khích thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính kiểm soát thuộc Nghị định thư Montreal trong các thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng.

3. Doanh nghiệp, đơn vị có các thiết bị, dây chuyền sản xuất, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính kiểm soát thuộc Nghị định thư Montreal phải xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan liên quan quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụngloại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính kiểm soát thuộc Nghị định thư Montreal.

5. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát thuộc Nghị định thư Montreal và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 98. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch

1. Nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được sử dụng trong xác định mục tiêu dài hạn của hệ thống chiến lược, quy hoạch;

b) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào các nội dung của hệ thống chiến lược, quy hoạch;

c) Kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của hệ thống chiến lược, quy hoạch.

2. Hệ thống quy hoạch thuộc danh mục đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Luật này phải lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với chiến lược, quy hoạch là một nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và được thẩm định đồng thời trong quá trình thẩm tra, thẩm định chiến lược, quy hoạch.

Điều 99. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm các thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 100. Báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Nội dung báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Tổng quan diễn biến, tác động của biến đổi khí hậu;

b) Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính;

c) Các nỗ lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu;

d) Nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu;

đ) Tình hình thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu;

e) Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, môi trường;

g) Kiến nghị các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hằng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 05 năm một lần xây dựng báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu báo cáo Chính phủ, Quốc hội; hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 101. Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Nội dung quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

c) Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

d) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu; xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đánh giá khí hậu quốc gia; hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu và lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch;

đ) Tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi hạn ngạch và tín chỉ các-bon trong nước, thực hiện chế trao đổi tín chỉ, hợp tác thương mại quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng; đầu tư nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

g) Hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

h) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, có trách nhiệm sau:

a) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

d) Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia;

đ) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu; xây dựng, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu; hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch;

e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng; đầu tư nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

g) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn; đầu mối thực hiện các cam kết quốc tế, tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác đa phương, song phương về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

h) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật này, lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn trong phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu, cam kết trong lĩnh vực quản lý về biến đổi khí hậu; lộ trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thực hiện tín chỉ các-bon theo các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia; hằng năm gửi báo cáo về hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, trình phê duyệt, phê duyệt theo thẩm quyền chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn trên địa bàn quản lý;

b) Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn trên địa bàn quản lý;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng; nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn của địa phương;

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn trên địa bàn quản lý;

đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn trên địa bàn;

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm gửi báo cáo về hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn của tỉnh cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

 

Chương VIII.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG, TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

 

Điều 102. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường gồm:

a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;

b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất; nước biển;

c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí xung quanh;

d) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với ánh sáng, bức xạ;

đ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.

2. Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với chất thải gồm:

a) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với nước thải;

b) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải;

3. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với quản lý chất thải:

a) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với chất thải nguy hại;

b) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

c) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải rắn;

d) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;

đ) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với cô lập, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại;

e) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lò đốt chất thải;

g) Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lưu giữ, xử lý chất thải y tế nguy hại.

4. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

5. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về giới hạn các chất ô nhiễm trong nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm, hàng hoá, gồm giới hạn các chất POP, chất PTS và các chất ô nhiễm nguy hại khác trong nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm, hàng hóa và thiết bị; quy chuẩn về vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa.

6. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường.

7. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác theo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Điều 103. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về giới hạn các chất ô nhiễm trong nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm, hàng hoá

1. Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường:

Quy chuẩn kỹ thuật chất lượng môi trường phải đáp ứng mục tiêu bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường sống nhằm bảo đảm sức khỏe của con người, phát triển của các loài sinh vật và phát triển bền vững các hệ sinh thái; phục vụ cho các hoạt động quy hoạch, phân vùng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường; đảm bảo tương đương với các quốc gia và phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng.

2. Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường

a) Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường là căn cứ để phân loại, đánh giá chất lượng môi trường tại một vị trí hoặc một khu vực được nghiên cứu, khảo sát, đo đạc;

b) Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường là căn cứ để thực hiện phân vùng môi trường phù hợp với mục đích quản lý và sử dụng;

c) Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường là căn cứ để xem xét, cấp phép xả thải cho các đối tượng có hoạt động xả thải vào môi trường, đảm bảo việc xả thải phù hợp với mục đích quản lý chất lượng môi trường tại khu vực đã được quy hoạch, phân vùng hoặc phân loại.

3. Quy chuẩn kỹ thuật về giới hạn các chất POP, chất PTS và các chất ô nhiễm nguy hại khác trong nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm, hàng hóa và thiết bị; quy chuẩn về vi nhựa trong sản phẩm, hàng hoá phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khoẻ con người, giảm ô nhiễm môi trường, tương đương với tiêu chuẩn của các công ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Điều 104. Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật chất thải

1. Bảo đảm phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; hài hòa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; tạo áp lực, động lực để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chuyển đổi và áp dụng công nghệ mới, công nghệ tốt nhất hiện có, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường.

2. Bảo đảm duy trì mục tiêu bảo vệ chất lượng môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải môi trường tiếp nhận và cải thiện chất lượng môi trường, cụ thể như sau:

a) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải phải được xây dựng căn cứ vào phân vùng mục tiêu bảo vệ chất lượng môi trường nước; bảo đảm xem xét mục tiêu bảo vệ chất lượng nước từ thượng nguồn đến hạ nguồn của các dòng sông có tính liên tỉnh, liên vùng;

b) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải phải được xây dựng căn cứ vào công nghệ, công suất của thiết bị phát sinh khí thải và mục tiêu bảo vệ môi trường không khí khu vực tiếp nhận.

3. Được rà soát, cập nhật, điều chỉnh tối thiểu 03 năm một lần theo hướng nghiêm ngặt hơn để phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

4. Phù hợp với mục đích, yêu cầu trong thu gom, lưu giữ, xử lý của từng loại chất thải.

5. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương phải được xây dựng theo hướng nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia.

Điều 105. Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải, quản lý chất thải

1. Có lộ trình phù hợp và bảo đảm kiểm soát được toàn bộ các chất ô nhiễm phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Phù hợp với đặc điểm của nguồn tiếp nhận chất thải, khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận, lưu lượng thải, cụ thể như sau:

a) Dự án, cơ sở mới phải áp dụng mức quy định cao nhất của quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có tính đến các nguồn thải khác tại khu vực tiếp nhận, tính đến khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận;

b) Đối với các khu vực không còn khả năng duy trì mục tiêu bảo vệ chất lượng môi trường, khu vực không còn khả năng tiếp nhận chất thải, khu vực môi trường đang bị ô nhiễm, chỉ chấp thuận tiếp nhận các dự án đầu tư mới không phát sinh nước thải, khí thải hoặc dự án đầu tư mới có phát sinh nước thải, khí thải nhưng nước thải, khí thải sau xử lý phải thấp hơn hoặc bằng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường;

c) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, phải có lộ trình để thay đổi công nghệ nhằm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải hoặc buộc phải di dời nếu không đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải.

3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm phí nước thải, khí thải cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà nước thải, khí thải sau xử lý ở mức tốt hơn so yêu cầu áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải hoặc nước thải, khí thải sau xử lý thấp hơn hoặc bằng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.

4. Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến công nghệ, thiết bị có phát sinh chất thải, thông số về chất lượng môi trường hoặc chất gây ô nhiễm có trong chất thải thì phải áp dụng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, Hàn Quốc.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc ưu đãi, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và chính sách miễn, giảm phí nước thải, khí thải quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 106. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng của thành phần môi trường tương ứng, bao gồm:

a) Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật;

b) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường trong thành phần môi trường đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.

2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường phải chỉ dẫn phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số môi trường.

Điều 107. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

1. Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với nước thải, khí thải phải quy định cụ thể hàm lượng tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, khí thải. Hàm lượng tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, khí thải phải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, quy mô xả thải.

2. Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với quản lý chất thải phải quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý trong thu gom, lưu giữ, xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải bảo đảm phòng ngừa từ xa và ngăn chặn việc lợi dụng đưa chất thải vào Việt Nam; quy định yêu cầu kỹ thuật, quản lý và tỷ lệ tạp chất tối đa được phép có trong lô hàng phế liệu nhập khẩu.

4. Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quy định tại Điều này phải có chỉ dẫn phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật.

Điều 108. Thẩm quyền xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia, địa phương phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với quản lý chất thải; quy chuẩn kỹ thuật về giới hạn các chất POP và PTS trong nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa và thiết bị; quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường; phương tiện, thiết bị, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ;

b) Có ý kiến về nội dung chuyên ngành đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường do địa phương xây dựng trước khi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến về nội dung môi trường đối với các quy chuẩn về tái sử dụng, tái chế và sử dụng chất thải làm nguyên liệu, vật liệu sản xuất thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành trước khi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định các quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương để phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường đặc thù của địa phương trong thời hạn tối đa 02 năm sau khi quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia được ban hành. Trường hợp chất lượng môi trường xung quanh không được duy trì và bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với quản lý chất thải của địa phương.

Điều 109. Tiêu chuẩn môi trường

1. Tiêu chuẩn môi trường gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn về môi trường đối với quản lý chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác.

2. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.

Điều 110. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn môi trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng dự thảo, đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.

4. Cơ quan, tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 111. Áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có

1. Chủ cơ sở sản xuất thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có để ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; cung cấp thông tin tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu để phục vụ xây dựng các quy định kỹ thuật áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có.

2. Tiêu chí xác định công nghệ tốt nhất hiện có

a) Khả năng thực hiện tại cơ sở sản xuất;

b) Hiệu quả của việc giảm lượng chất gây ô nhiễm;

c) Khả năng tăng lượng chất thải có thể tái chế;

d) Chi phí cho việc áp dụng và vận hành các công nghệ tốt nhất hiện có;

đ) Hiệu quả sử dụng năng lượng;

e) Chủ động phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Xây dựng, ban hành quy định kỹ thuật về áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có hoặc xem xét công nhận các công nghệ tốt nhất hiện có đã được áp dụng tại các nước phát triển được phép áp dụng tại Việt Nam; định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung quy định kỹ thuật về áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có đảm bảo sự phù hợp với thực tế và mức độ phát triển của khoa học công nghệ;

b) Giới thiệu, phổ biến các công nghệ tốt nhất hiện có theo từng loại hình công nghiệp;

c) Hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có đối với từng loại hình công nghiệp, gồm các nội dung: hiện trạng chung của loại hình công nghiệp; hiện trạng sản xuất và phát thải các chất gây ô nhiễm chính; các công nghệ tốt nhất hiện có được lựa chọn, công nhận theo quy định tại điểm a khoản này; các vấn đề liên quan đến kỹ thuật kiểm soát môi trường tiên tiến; tổng lượng chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường khi áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có; các nội dung khác có liên quan;

d) Xây dựng, ban hành lộ trình áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có cho từng loại hình công nghiệp.

 

Chương IX.

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

 

Mục 1. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 

Điều 112. Quy định chung về quan trắc môi trường

1. Quan trắc chất thải (nước thải, bụi, khí thải, bùn thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác), bao gồm: quan trắc chất thải định kỳ và quan trắc chất thải tự động, liên tục.

2. Quan trắc chất lượng môi trường bao gồm: chương trình quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường tự động, liên tục đối với các thành phần môi trường.

3. Cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc chất thải và thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm theo quy định tại Điều 119 Điều 120 Luật này, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định.

4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các chương trình quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Các chương trình quan trắc môi trường phải thực hiện hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng khi thực hiện quan trắc; cung cấp các kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.

Điều 113. Hệ thống quan trắc môi trường

1. Hệ thống quan trắc môi trường gồm:

a) Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc chất lượng môi trường nền và trạm, vị trí quan trắc chất lượng môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường chịu tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh;

b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc chất lượng môi trường nền và trạm, vị trí quan trắc chất lượng môi trường tác động trên địa bản một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền của một tỉnh, thành phố và môi trường các khu vực chịu tác động trên địa bàn;

c) Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 116 Luật này;

d) Quan trắc môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

2. Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường gồm:

a) Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;

b) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

c) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;

d) Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.

3. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện.

Điều 114. Đối tượng quan trắc môi trường

1. Thành phần môi trường phải được quan trắc:

a) Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;

b) Môi trường không khí xung quanh;

c) Môi trường đất, trầm tích;

d) Đa dạng sinh học.

2. Chất thải phải được quan trắc:

a) Nước thải, khí thải, chất thải rắn;

b) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng;

c) Phóng xạ;

d) Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.

Điều 115. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

1. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;

b) Quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường;

c) Bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, bao gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;

d) Danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia;

đ) Định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường;

e) Lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xây dựng mạng lưới, chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính liên kết với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia trình Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 116. Trách nhiệm quan trắc chất lượng môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường quốc gia bao gồm: chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù;

b) Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và cấp tỉnh.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ môi trường gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý nông nghiệp bao gồm: chương trình quan trắc chất lượng nước, đất, trầm tích phục vụ mục đích thuỷ lợi, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp, lâm nghiệp; quan trắc đa dạng sinh học với khu bảo tồn biển, rừng đặc dụng.

4. Bộ Y tế tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường lao động gồm các chương trình quan trắc chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng trong khu vực làm việc.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường thuộc địa bàn quản lý, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường hàng năm.

Điều 117. Điều kiện tham gia hoạt động quan trắc môi trường

1. Các chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường địa phương, chương trình quan trắc môi trường của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường và các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phải được thực hiện bởi các tổ chức được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường.

2. Tổ chức đáp ứng các yêu cầu về nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và có quy trình phương pháp về quan trắc môi trường được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

3. Tổ chức khi thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải đảm bảo hoạt động phù hợp với năng lực về nhân lực, trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất của tổ chức.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 118. Quản lý các phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường

1. Các phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường tham gia vào hoạt động quan trắc môi trường quốc gia hoặc công bố thông tin môi trường phải được chứng nhận hợp quy trước khi đưa vào sử dụng. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải thực hiện chứng nhận hợp quy.

2. Các phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường được các tổ chức chứng nhận quốc tế về đánh giá sự phù hợp công nhận được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các tổ chức chứng nhận quốc tế về đánh giá sự phù hợp được công nhận tại Việt Nam.

3. Việc chứng nhận hợp quy đối với các phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

4. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục về chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với các phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường.

Điều 119. Quan trắc nước thải

1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở có nước làm mát không sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở có nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi), bao gồm:

a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;

b) Cơ sở thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;

c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung của vùng, tỉnh hoặc liên huyện và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;

đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, và một số thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, trừ trường hợp nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: lưu lượng, nhiệt độ và chlorine.

Các dự án quy định tại khoản 1 Điều này đang triển khai xây dựng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

4. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Giám sát dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong các trường hợp: dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;

b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục trên địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định và khi được yêu cầu.

5. Cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung xả nước thải ra môi trường từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên (trừ trường hợp được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường), phải phối hợp với đơn vị có đủ năng lực thực hiện quan trắc định kỳ nước thải do cơ quan cấp giấy phép môi trường chỉ định khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

a) Có dấu hiệu báo cáo khối lượng, kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục không đúng thực tế xả nước thải;

b) Có dấu hiệu vi phạm về xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Có khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường;

d) Nguồn tiếp nhận nước thải bị ô nhiễm bất thường;

đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xả nước thải.

6. Thời gian thực hiện, tần suất và thông số quan trắc định kỳ nước thải, quan trắc chất lượng môi trường tiếp nhận nước thải bị ô nhiễm do cơ quan cấp giấy phép môi trường quy định; kinh phí quan trắc do tổ chức, cá nhân chi trả.

7. Khuyến khích các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện quan trắc định kỳ nước thải để theo dõi, giám sát và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải của mình.

8. Kết quả quan trắc định kỳ nước thải, quan trắc nước thải tự động, liên tục được sử dụng để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

9. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc định kỳ nước thải, quan trắc nước thải tự động, liên tục; tần suất và thông số quan trắc đặc thù; sử dụng số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; quy định cụ thể về thực hiện quan trắc định kỳ nước thải.

Điều 120. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp, quan trắc ô nhiễm tiếng ồn và độ rung

1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục gồm:

a) Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn theo quy định của Chính phủ;

b) Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung của vùng, tỉnh hoặc liên huyện;

c) Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

đ) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định.

Các dự án quy định tại khoản 1 Điều này đang triển khai xây dựng, phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành thử nghiệm. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:

a) Các thông số môi trường cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng và một số thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

b) Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được xác định trong giấy phép môi trường.

3. Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

4. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc khí thải tự động, liên tục theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong các trường hợp: dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;

b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục trên địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định và khi được yêu cầu.

5. Cơ sở có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải hoặc đã được xác định trong giấy phép môi trường), phải phối hợp với đơn vị có đủ năng lực thực hiện quan trắc định kỳ bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung do cơ quan cấp giấy phép môi trường chỉ định khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

a) Có dấu hiệu báo cáo lưu lượng, kết quả quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục không đúng thực tế xả bụi, khí thải;

b) Có dấu hiệu vi phạm về xả bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc có dấu hiệu gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung;

c) Có khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường.

d) Có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bất thường;

đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xả bụi, khí thải.

6. Thời gian thực hiện, tần suất và thông số quan trắc định kỳ bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, quan trắc chất lượng không khí xung quanh do cơ quan cấp giấy phép môi trường quy định; kinh phí quan trắc do tổ chức, cá nhân chi trả.

7. Khuyến khích các cơ sở thực hiện quan trắc định kỳ bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung để theo dõi, giám sát và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đối với hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải và giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.

8. Kết quả quan trắc định kỳ bụi, khí thải; quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục được sử dụng để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với bụi, khí thải.

9. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc định kỳ bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục; sử dụng số liệu quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục; quy định cụ thể về thực hiện quan trắc định kỳ bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung.

Điều 121. Quản lý số liệu quan trắc môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; tích hợp các dữ liệu quan trắc môi trường địa phương, công bố thông tin về chất lượng môi trường quốc gia và các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường của địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường trên địa bàn bảo đảm thống nhất, đồng bộ và liên thông với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về chất lượng môi trường của địa phương trên cơ sở các kết quả quan trắc môi trường địa phương.

3. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ sở quản lý số liệu quan trắc chất thải và công bố, công khai kết quả quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.

 

Mục 2. THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 122. Thông tin về môi trường

1. Thông tin môi trường bao gồm:

a) Thông tin về chất ô nhiễm, dòng thải các chất ô nhiễm ra môi trường, nguồn ô nhiễm;

b) Thông tin về chất thải rắn;

c) Thông tin về báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, các giấy chứng nhận, xác nhận khác về môi trường của dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

d) Thông tin về chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường;

đ) Thông tin về cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật và các nguồn gen;

e) Thông tin về chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường; các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

2. Thông tin môi trường được định dạng dưới các hình thức chỉ tiêu, chỉ số, chỉ thị, thông số, báo cáo và các hình thức khác theo quy định của Chính phủ.

3. Trách nhiệm thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin về môi trường:

a) Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thu thập, lưu giữ và quản lý thông tin môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thu thập, lưu giữ và quản lý thông tin môi trường quy định tại khoản 1 Điều này theo thẩm quyền, lĩnh vực và địa bàn quản lý;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thu thập, tổng hợp thông tin môi trường quốc gia.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 123. Cơ sở dữ liệu môi trường

1. Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin môi trường được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác bảo vệ môi trường, giải quyết thủ tục hành chính về môi trường và phục vụ lợi ích công cộng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; quy định khung cấu trúc cơ sở dữ liệu môi trường để áp dụng thống nhất cho các Bộ, ngành, địa phương.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp xây dựng, tham gia cung cấp, cập nhật cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 2 Điều này để tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

4. Việc quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 124. Công khai, cung cấp thông tin về môi trường

1. Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu sản xuất, kinh doanh tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm công khai thông tin môi trường thuộc trách nhiệm thu thập, lưu giữ và quản lý quy định tại điểm a khoản 3 Điều 122 Luật này.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 122 Luật này, cung cấp thông tin môi trường khác thuộc trách nhiệm thu thập, lưu giữ và quản lý cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân công khai, cung cấp thông tin môi trường phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Hình thức công khai phải đảm bảo thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.

4. Chính phủ quy định cụ thể nội dung, phương thức, chủ thể công khai, cung cấp thông tin về môi trường quy định tại Điều này.

 

Mục 3. BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

 

Điều 125. Chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường

1. Chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường nhằm đo lường, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững.

2. Chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam và thống nhất với hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

3. Chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường được theo dõi, đánh giá định kỳ và được đưa vào hệ thống thống kê, báo cáo quốc gia theo quy định của pháp luật.

4. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm thống kê, tham gia xây dựng báo cáo môi trường quốc gia thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý theo quy định.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường; hướng dẫn việc thu thập, đánh giá, tổng hợp, báo cáo.

Điều 126. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Quốc hội, Hội đồng nhân dân về công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác bảo vệ môi trường thuộc địa bàn quản lý tại kỳ họp đầu tiên của năm tiếp theo, đồng thời gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường về Ủy ban nhân dân cấp trên trước 15 tháng 1 năm tiếp theo;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp đầu tiên của năm sau và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước 30 tháng 01 năm tiếp theo;

c) Bộ, ngành gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ, ngành trong năm về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước 30 tháng 01 năm tiếp theo;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước tại kỳ họp đầu của Quốc hội trong năm tiếp theo.

2. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường

a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học;

b) Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động, ảnh hưởng lên môi trường (quy mô, tính chất của các nguồn ô nhiễm chính; phát sinh chất thải rắn, chất thải nguy hại; ô nhiễm môi trường nước sông, hồ, vùng nước ven biển, ô nhiễm không khí trong các đô thị, khu dân cư, vùng kinh tế trọng điểm; ô nhiễm tồn lưu hóa chất, chất hữu cơ khó phân hủy trong đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác nông nghiệp, đất rừng, đất quy hoạch cho mục đích bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; các tác động, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học);

c) Hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm: kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; quản lý cảnh quan thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; hoạt động bảo vệ môi trường khác;

d) Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;

đ) Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;

e) Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;

g) Đánh giá chung;

h) Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của bộ, ngành.

Điều 127. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm gửi các cơ quan quản lý trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;

b) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ:

a) Kết quả hoạt động các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải;

b) Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

c) Kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục;

d) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại;

đ) Quản lý phế liệu nhập khẩu (nếu có);

e) Kết quả giám sát, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (nếu có);

g) Hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (nếu có);

h) Các kết quả, hoạt động, biện pháp bảo vệ môi trường khác.

4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung, biểu mẫu và hình thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 128. Báo cáo hiện trạng môi trường

1. Báo cáo hiện trạng môi trường gồm:

a) Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường;

b) Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường.

2. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần để phục vụ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hàng năm lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; hàng năm lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định lập thêm báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường thuộc địa bàn quản lý.

3. Báo cáo hiện trạng môi trường được xây dựng theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR), gồm các nội dung chính sau:

a) Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội;

b) Các tác động môi trường;

c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, chất thải rắn;

d) Những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân;

đ) Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội;

e) Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

g) Dự báo thách thức về môi trường;

h) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

4. Hình thức báo cáo hiện trạng môi trường

a) Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp trước kỳ họp cuối cùng của Khóa. Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường cấp tỉnh được trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp trước kỳ họp cuối cùng của Khóa;

b) Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Quý II của năm sau năm báo cáo; Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường địa phương được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong Quý II của năm sau năm báo cáo.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành, hướng dẫn, triển khai thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường chỉ số đánh giá môi trường.

 

Chương X.

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

 

 Mục 1. PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 129. Nguyên tắc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

1. Sự cố môi trường gồm sự cố do thiên tai và sự cố do con người gây ra.

2. Phòng, chống và ứng phó sự cố môi trường do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do con người gây ra được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan.

3. Nguyên tắc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

a) Tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường; chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng và thường xuyên diễn tập để sẵn sàng ứng phó ở mức cao nhất khi xảy ra sự cố môi trường;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố môi trường kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó sự cố môi trường;

c) Ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” theo quy định của pháp luật phòng, chống thiên tai; phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động ứng phó sự cố môi trường;

d) Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường;

đ) Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường; bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 130. Phòng ngừa sự cố môi trường

1. Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các nội dung:

a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường là một nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở.

b) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

c) Thực hiện các phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra thuộc địa bàn quản lý;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công bố bản đồ các nguồn nguy cơ gây ra các loại sự cố môi trường thuộc địa bàn quản lý để người dân biết;

c) Xây dựng và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, chủ dự án, cơ sở xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc địa bàn quản lý.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công bố bản đồ các nguồn nguy cơ gây ra sự cố môi trường trong phạm vi cả nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

c) Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong phạm vi cả nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Điều 131. Phân loại sự cố và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường

1. Phân loại sự cố môi trường

a) Sự cố môi trường mức độ thấp gồm: sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở và sự cố môi trường vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở và có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

b) Sự cố môi trường mức độ trung bình là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Sự cố mức độ cao là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này, có phạm vi ảnh hưởng trên địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên;

d) Sự cố mức độ thảm họa là sự cố đặc biệt nghiêm trọng. Việc ứng phó sự cố mức độ thảm họa được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

2. Ứng phó sự cố môi trường gồm 03 giai đoạn:

a) Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;

b) Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;

c) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.

3. Bắt đầu và kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền công bố, công khai trên các phương tiện truyền thông để tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được biết.

Điều 132. Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường

1. Người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 3 Điều 133 Luật này có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình; chỉ đạo tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường theo kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do mình phê duyệt.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường cho Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.

3. Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ cho ứng phó sự cố môi trường; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

a) Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành và do mình ban hành; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh ban hành;

b) Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp trung bình; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp huyện;

c) Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp huyện chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do mình ban hành; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cơ sở trên địa bàn;

d) Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở mình.

5. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải có các kịch bản ứng phó sự cố để có phương án ứng phó tương ứng và phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn chi tiết nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kịch bản ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

6. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường

a) Diễn tập ứng phó sự cố môi trường của cơ sở được thực hiện ít nhất 02 năm một lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Diễn tập ứng phó sự cố môi trường của cơ quan nhà nước được thực hiện theo kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Diễn tập ứng phó sự cố phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan, đại diện đầu mối liên lạc của cộng đồng dân cư, các cơ sở xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng do sự cố gây ra.

Điều 133. Tổ chức ứng phó sự cố môi trường

1. Thông tin về sự cố môi trường phải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và quyết định công bố hoặc không công bố sự cố môi trường.

Việc công bố sự cố môi trường phải căn cứ loại, số lượng chất ô nhiễm, phạm vi, mức độ ô nhiễm, tác động đến con người và môi trường. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền này công bố sự cố môi trường thì việc tổ chức ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều này.

3. Thẩm quyền, trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường:

a) Chủ cơ sở hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động các lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường mức độ thấp;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động các lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường mức độ trung bình;

d) Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động các lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường mức độ cao;

đ) Thủ tướng Chính phủ là người chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động các lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường mức độ thảm họa.

4. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 3 Điều này phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp để được hỗ trợ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

5. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân gây ra sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.

6. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường và người phát ngôn về sự cố môi trường có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời về sự cố môi trường cho cơ quan truyền thông, cộng đồng dân cư. Thông tin về sự cố môi trường do người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường và người phát ngôn về sự cố môi trường là thông tin chính thức về sự cố môi trường.

7. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường và người phát ngôn về sự cố môi trường có trách nhiệm công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường.

8. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật về tổ chức ứng phó sự cố môi trường theo quy định pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

Cơ quan quản lý nhà nước về y tế các cấp phối hợp, hỗ trợ đánh giá nhanh về phạm vi, đối tượng, mức độ tác động đến sức khỏe cộng đồng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người.

Điều 134. Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường

1. Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh; phục hồi mặt bằng cư trú, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, môi trường tự nhiên đối với khu vực không có hệ sinh thái được bảo tồn; khôi phục một số đặc điểm chính của hệ sinh thái đối với khu vực có hệ sinh thái được bảo tồn.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đánh giá ô nhiễm, thiệt hại về một trường và xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường mức độ thấp;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường mức độ trung bình;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường mức độ thảm họa, mức độ cao.

3. Nội dung kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường

a) Mô tả, đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố gồm: mức độ, phạm vi, tính chất ô nhiễm môi trường của từng khu vực; hiện trạng môi trường, mặt bằng, hệ sinh thái trước khi có sự cố chất thải (nếu có); yêu cầu xử lý môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh, khôi phục mặt bằng, phục hồi một số đặc điểm chính hệ sinh thái;

b) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;

d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường;

đ) Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường.

4. Việc cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Tổ chức trúng thầu thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường và bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Cơ quan trình phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm thẩm định, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có quyền tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường.

6. Cơ quan phê duyệt, thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm công bố kết thúc giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường cho cộng đồng dân cư, cơ quan truyền thông.

Điều 135. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

1. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình;

b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường mức độ cao và mức độ thảm họa theo quy định pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình;

c) Hướng dẫn thực hiện chuẩn bị ứng phó và tổ chức ứng phó sự cố môi trường theo quy định pháp luật; tham mưu thực hiện chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường và tổ chức ứng phó sự cố môi trường mức độ thảm họa và sự cố môi trường mức độ cao thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân cùng cấp và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và tham mưu thực hiện chuẩn bị, tổ chức ứng phó sự cố môi trường mức độ trung bình và sự cố môi trường mức độ thấp.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải; hướng dẫn nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải;

b) Tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chuẩn bị ứng phó và tổ chức ứng phó sự cố chất thải mức độ cao, mức độ thảm họa;

c) Chỉ đạo tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau các sự cố môi trường mức độ thảm họa và mức độ cao.

4. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường mức độ trung bình và mức độ thấp.

Điều 136. Tài chính cho tổ chức ứng phó sự cố môi trường

1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm chi trả kịp thời, đầy đủ toàn bộ các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương này. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố thì kinh phí ứng phó, cải tạo, phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.

2. Việc tổ chức ứng phó sự cố môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường do Nhà nước bố trí từ nguồn kinh phí dự phòng, nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi hoàn các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố cho Nhà nước.

3. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố môi trường theo thẩm quyền phối hợp cơ quan tư pháp thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thực hiện bồi hoàn cho ngân sách nhà nước các chi phí đã ứng ra để tổ chức ứng phó sự cố môi trường, cải tạo phục hồi môi trường.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng định mức, trình tự thủ tục chi trả cho các hoạt động ứng phó sự cố môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, thiệt hại do sự cố môi trường có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

Mục 2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 137. Thiệt hại về môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường                                                                                             

1. Thiệt hại về môi trường bao gồm:

a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

2. Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

3. Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm thiệt hại về môi trường:

a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của từng đối tượng được xác định theo loại chất gây ô nhiễm, lượng phát thải và các yếu tố khác;

b) Trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại đối với môi trường;

c) Trường hợp không xác định được tỷ lệ gây thiệt hại của từng đối tượng, chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường phải chia đều cho các đối tượng.

4. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây thiệt hại về môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại về môi trường và không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 138. Trách nhiệm xác định thiệt hại và trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Trách nhiệm xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật này như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại về môi trường;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn từ hai xã, phường, thị trấn trở lên;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, xã hội xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Điều 139. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

1. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm:

a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;

c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.

2. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm bao gồm:

a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

b) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.

3. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.

4. Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 140. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua các hình thức sau đây:

a) Tự thỏa thuận giữa các bên;

b) Yêu cầu trọng tài giải quyết;

c) Khởi kiện tại tòa án.

2. Việc khởi kiện tại Toà án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng của Bộ luật Tố tụng dân sự trừ việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.

Điều 141. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường.

2. Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường.

3. Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại.

4. Chi phí xác định thiệt hại.

5. Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này để tính chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường, làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

Điều 142. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.

3. Việc lựa chọn tổ chức giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định. Chi phí giám định thiệt hại sẽ do bên phải bồi thường chi trả.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Chương XI.

CÔNG CỤ KINH TẾ VÀ NGUỒN LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Mục 1. CÔNG CỤ KINH TẾ CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 143. Thuế bảo vệ môi trường

1. Thuế bảo vệ môi trường nhằm thay đổi, điều chỉnh hành vi sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo hướng giảm thiểu chất thải; hạn chế các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường; khuyến khích các hoạt động thân thiện môi trường, đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

3. Căn cứ xác định mức thuế bảo vệ môi trường

a) Tổng lượng chất thải, hàm lượng thông số ô nhiễm có trong chất thải, mức độ tác động xấu đến môi trường và mức độ nhạy cảm của môi trường nơi tiếp nhận chất thải;

b) Số lượng sản phẩm, hàng hóa có tác động xấu đến môi trường trong quá trình sử dụng.

4. Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường được thu vào ngân sách Nhà nước và được cân đối, ưu tiên sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.

5. Chính phủ trình Quốc hội quyết định lộ trình chuyển một số loại chất thải từ danh mục phí bảo vệ môi trường sang đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường; thời điểm áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với từng loại chất thải và việc điều chỉnh danh mục phí bảo vệ môi trường trong Luật Phí và Lệ phí, đối tượng chịu thuế, biểu khung thuế trong Luật Thuế bảo vệ môi trường theo lộ trình, đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của đất nước trong từng thời kỳ.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.

7. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng biểu khung thuế bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 144. Phí bảo vệ môi trường

1. Phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải trả nhằm bù đắp chi phí thiệt hại môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên do hoạt động xả chất thải ra môi trường hoặc có tác động xấu tới môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.

2. Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với các hoạt động sau:

a) Xả chất thải ra môi trường;

b) Hoạt động khai thác khoáng sản;

c) Hoạt động khác có tác động xấu đến môi trường.

3. Việc thu phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí thiệt hại môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đến môi trường gây ra.

4. Căn cứ xác định mức phí bảo vệ môi trường

a) Tổng lượng chất thải, hàm lượng thông số ô nhiễm có trong chất thải, mức độ tác động xấu đến môi trường và mức độ nhạy cảm của môi trường nơi tiếp nhận chất thải;

b) Khối lượng khoáng sản khai thác, khối lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác;

c) Mức độ thiệt hại đến môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

5. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.

6. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng chịu phí; căn cứ, phương pháp xác định mức phí; biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường, đảm bảo chủ động, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ về xây dựng đối tượng chịu phí; căn cứ, phương pháp xác định mức phí quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về xây dựng biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường quy định tại khoản 6 Điều này.

9. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức thu phí cụ thể đối với từng đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường thuộc địa bàn quản lý, phù hợp với biểu khung mức thu phí đã được Chính phủ quy định và yêu cầu bảo vệ môi trường của địa phương.

Điều 145. Ký quỹ phục hồi môi trường

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án có khả năng gây suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường dưới đây phải thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường:

a) Khai thác khoáng sản;

b) Sản xuất hóa chất độc hại;

c) Khai thác tài nguyên nước;

d) Xử lý chất thải rắn theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh, trừ dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;

đ) Các dự án khác có hoạt động gây ô nhiễm môi trường đất.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

a) Lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường theo phương án đã được phê duyệt;

c) Thực hiện xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án;

d) Tổ chức theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng môi trường sau xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao lại diện tích đất đã phục hồi cho địa phương tiếp tục quản lý theo quy định.

3. Số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện các hạng mục xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. Kinh phí thực hiện từng hạng mục xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường phải áp dụng định mức, đơn giá tại thời điểm lập phương án, có tính đến yếu tố trượt giá.

4. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả tiền ký quỹ sau khi hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo đúng phương án được phê duyệt.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 146. Đặt cọc và hoàn trả bao bì sản phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm mà có nhu cầu thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế bao bì đóng gói được phép bổ sung một khoản tiền đặt cọc vào giá của sản phẩm. Tiền đặt cọc phải được tách riêng, không tính vào giá sản phẩm, không đưa vào doanh thu để tính thuế, phí theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thiết kế bao bì đóng gói sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn cho tái sử dụng, tái chế và phải công khai thông tin số tiền đặt cọc của từng loại bao bì sản phẩm.

3. Tổ chức, cá nhân trả lại bao bì được hoàn trả số tiền đặt cọc ghi trên bao bì sản phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thiết lập và công bố các điểm thu hồi bao bì để người tiêu dùng biết và trả lại bao bì.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm hoàn trả số tiền đặt cọc cho các điểm thu hồi bao bì khi nhận lại các bao bì đóng gói và thanh toán chi phí thu gom cho các điểm thu hồi bao bì. Chi phí thu gom được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và điểm thu hồi bao bì.

5. Số tiền đặt cọc không hoàn trả hết trong năm phải được tổ chức, cá nhân hạch toán vào doanh thu tính thuế, phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp chi phí hoàn trả vượt quá chi phí đặt cọc của năm trước thì được tính toán và bù vào các năm tiếp theo.

Điều 147. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì chứa sản phẩm thuộc danh mục do Chính phủ quy định phải thu gom, tái chế hoặc đóng góp kinh phí để hỗ trợ tái chế các sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc; trừ các sản phẩm xuất khẩu hoặc sản phẩm tạm nhập tái xuất.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này lựa chọn thực hiện thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu thì có thể tự mình hoặc ủy quyền cho bên thứ ba có đủ năng lực thực hiện thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì đó. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường và không phải đóng góp kinh phí hỗ trợ tái chế quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc đóng góp và sử dụng kinh phí hỗ trợ thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì của các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này sản xuất, nhập khẩu được quy định như sau:

a) Mức đóng góp kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng sản phẩm, bao bì hoặc sản phẩm, bao bì. Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế các sản phẩm, bao bì do tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này sản xuất, nhập khẩu;

b) Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tiếp nhận đóng góp tài chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân tái chế sản phẩm, bao bì do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;

c) Việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí đóng góp của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải công khai, minh bạch. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm công khai việc tiếp nhận và sử dụng đóng góp tài chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;

d) Doanh nghiệp tái chế sản phẩm, bao bì chứa sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này được nhận kinh phí hỗ trợ trực tiếp từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo khối lượng sản phẩm, bao bì hoặc sản phẩm, bao bì được tái chế; trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này không đóng góp tài chính hoặc không đạt tỷ lệ tái chế bắt buộc bị xử phạt vi phạm hành chính.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 148. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì khó có khả năng tái chế, chứa các chất độc hại hoặc ảnh hưởng quá trình thu gom, xử lý chất thải thuộc danh mục do Chính phủ quy định phải đóng góp kinh phí hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; trừ các sản phẩm đã được xuất khẩu hoặc sản phẩm tạm nhập tái xuất.

2. Mức đóng góp tài chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì hoặc sản phẩm, bao bì. Chính phủ quy định phương pháp xác định mức đóng góp tài chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mức đóng góp kinh phí theo quy định của Chính phủ. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tiếp nhận đóng góp tài chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu. Việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí đóng góp của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải công khai, minh bạch, đúng mục đích và theo quy định pháp luật.

4. Đóng góp kinh phí của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng để tài trợ, hỗ trợ trực tiếp cho các dự án xử lý chất thải sinh hoạt trên phạm vi cả nước; nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý chất thải và hỗ trợ chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư thực hiện các hoạt động thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt.

5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này không đóng góp tài chính hoặc chậm đóng góp tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 149. Bồi hoàn đa dạng sinh học của cảnh quan thiên nhiên quan trọng

1. Bồi hoàn đa dạng sinh học là việc bù đắp cho các giá trị đa dạng sinh học bị mất đi do tác động của dự án đầu tư gây ra sau khi đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và đa dạng sinh học.

2. Chủ dự án có tác động làm suy giảm đa dạng sinh học của các đối tượng thuộc Nhóm 1 được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật này có trách nhiệm:

a) Đánh giá đa dạng sinh học của khu vực bị tác động bởi dự án;

b) Dự báo mức độ suy giảm của đa dạng sinh học (nếu có) do việc triển khai dự án gây ra mà không thể giảm thiểu được;

c) Đề xuất phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

a) Đa dạng sinh học được bồi hoàn phải hơn hoặc tương đương với đa dạng sinh học bị suy giảm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Ưu tiên thực hiện phương án bồi hoàn đa dạng sinh học tại khu vực bị mất đa dạng sinh học do thực hiện dự án. Trường hợp không thể thực hiện được tại chỗ thì chủ dự án có trách nhiệm đề xuất một địa điểm khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

4. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) là một nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và lộ trình áp dụng cụ thể, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 150. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái

1. Dịch vụ hệ sinh thái là lợi ích của hệ sinh thái cung cấp cho con người. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái phải thực hiện chi trả để đảm bảo duy trì, phục hồi và phát triển các dịch vụ của hệ sinh thái:

a) Dịch vụ hệ sinh thái rừng;

b) Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;

c) Dịch vụ hệ sinh thái biển;

d) Dịch vụ hệ sinh thái núi đá (không có thảm thực vật rừng).

2. Nguyên tắc chi trả dịch vụ hệ sinh thái

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái phải chi trả tiền cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái trả tiền trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cung ứng hoặc chi trả gián tiếp thông qua ủy thác cho quỹ bảo vệ môi trường;

b) Tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái là một yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái;

c) Việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái phải bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng.

3. Các dịch vụ hệ sinh thái cần được lượng giá bằng giá trị tiền tệ để làm căn cứ xác định mức chi trả theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Sử dụng dịch vụ hệ sinh thái là hoạt động sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các dịch vụ của hệ sinh thái nằm trong hoặc ngoài cảnh quan thiên nhiên quan trọng và thu lại được giá trị tiền tệ từ việc sử dụng đó. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái có trách nhiệm thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định pháp luật; duy trì chức năng của hệ sinh thái và thực hiện nguyên tắc chi trả dịch vụ hệ sinh thái quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

5. Cung ứng dịch vụ hệ sinh thái là hoạt động cung cấp các dịch vụ trong quá trình quản lý trực tiếp cảnh quan thiên nhiên quan trọng, các khu vực địa lý nơi có các hệ sinh thái tự nhiên. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trực tiếp kinh phí chi trả dịch vụ vào việc triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học nhằm đảm bảo duy trì các chức năng của các hệ sinh thái và các hoạt động quản lý có liên quan.

6. Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Chính phủ quy định chi tiết chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

Điều 151. Thị trường phát thải

1. Thị trường phát thải là thị trường diễn ra các hoạt động trao đổi, mua, bán phát thải của tổ chức, cá nhân theo hạn ngạch phát thải từng thông số ô nhiễm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thị trường phát thải bao gồm thị trường phát thải theo khu vực tiếp nhận chất thải và thị trường phát thải theo ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Hạn ngạch phát thải của thông số ô nhiễm là tổng khối lượng thông số ô nhiễm có trong chất thải được phép thải ra ngoài môi trường. Hạn ngạch phát thải đối với từng thông số ô nhiễm được thể hiện trong giấy phép môi trường cấp cho tổ chức, cá nhân.

3. Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải

a) Quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia;

b) Phân vùng môi trường;

c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

d) Khả năng chịu tải của môi trường khu vực tiếp nhận chất thải;

đ) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Tổ chức, cá nhân không phát thải hết hạn ngạch phát thải đã được cấp phép có quyền trao đổi, bán cho các tổ chức, cá nhân phát thải khác hoạt động trong cùng khu vực tiếp nhận chất thải hoặc trong cùng ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với các khu vực tiếp nhận chất thải không còn khả năng chịu tải hoặc ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã vượt quá tổng lượng phát thải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân không được trao đổi, mua phát thải làm tăng lượng phát thải tại khu vực hoặc ngành đó.

5. Việc trao đổi, mua, bán phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thực hiện theo quy định tại Điều 96 Luật này.

6. Chính phủ quy định lộ trình, thời điểm áp dụng quy định về hạn ngạch phát thải và thị trường phát thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố tổng lượng phát thải đối với từng ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công bố khả năng chịu tải đối với các khu vực tiếp nhận nước thải liên tỉnh, xuyên biên giới.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố khả năng chịu tải đối với các khu vực tiếp nhận chất thải thuộc địa bàn quản lý.

Điều 152. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường

Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

1. Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

a) Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, trừ trường hợp dự án, cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp chỉ phát sinh nước thải và được đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung;

b) Chủ đầu tư hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có ngành nghề thu hút đầu tư thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

2. Chính phủ quy định chi tiết bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

 

Mục 2. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 2.Điều 153. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước ưu đãi về thuế, phí, vay vốn đối với các hoạt động sau:

a) Sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo;

b) Sản xuất, cung ứng, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được cấp nhãn sinh thái;

c) Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế ít phát thải các-bon; áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có; thực hiện đối tác công tư trong bảo vệ môi trường; đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường; đầu tư phát triển vốn tự nhiên;

d) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp;

đ) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại;

e) Xây dựng trạm quan trắc chất lượng môi trường;

g) Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường, công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích công cộng;

h) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống;

i) Xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, cơ sở du lịch, công trình xanh được chứng nhận đạt tiêu chí sinh thái;

k) Di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh ra khỏi phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt, phân vùng hạn chế tác động môi trường theo quy định của Chính phủ; di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kho tàng không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;

l) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn tập trung;

m) Chuyển đổi hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thay đổi công nghệ nhằm đáp ứng việc thay đổi quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải;

n) Xử lý chất thải bằng công nghệ tốt nhất hiện có.

2. Nhà nước hỗ trợ đất đai, hạ tầng, nguồn vốn từ ngân sách cho các hoạt động sau:

a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung;

b) Phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

c) Xây dựng hạ tầng các khu xử lý chất thải rắn tập trung, cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đầu tư cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

d) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;

đ) Xây dựng công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích công cộng;

e) Di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ra khỏi phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt, phân vùng hạn chế tác động môi trường theo quy định của Chính phủ; di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do việc thay đổi quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải dẫn đến không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải; di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kho tàng không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 154. Chứng nhận cơ sở, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường

1. Cơ sở, sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái khi đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí nhãn sinh thái để đánh giá cơ sở, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; tổ chức đánh giá, chứng nhận nhãn sinh thái đối với các cơ sở, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này.

3. Việc giám định, đánh giá sự phù hợp, kiểm tra để đối chứng với các tiêu chí nhãn sinh thái đối với cơ sở, sản phẩm, dịch vụ phải do tổ chức chứng nhận, giám định có chức năng, đủ năng lực thực hiện.

4. Việt Nam công nhận các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường đã được các tổ chức quốc tế, quốc gia đã ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam chứng nhận.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 155. Mua sắm xanh

1. Mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện mua sắm xanh được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên thực hiện mua sắm xanh theo quy định của pháp luật.

 

Mục 3. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 156. Phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững

1. Tăng trưởng kinh tế bền vững là việc đảm bảo các hoạt động của nền kinh tế như đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, phân phối và kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ hướng tới tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu, nhiên vật liệu và chất thải; cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững bao gồm mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít phát thải các-bon.

2. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ, ưu đãi tổ chức, cá nhân xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quy định các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Điều 157. Kinh tế tuần hoàn

1. Kinh tế tuần hoàn được thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Điều 158. Phát triển ngành công nghiệp môi trường

1. Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Nhà nước đầu tư và có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Công Thương rà soát trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung ngành công nghiệp môi trường vào hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Điều 159. Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường

1. Hàng hóa và dịch vụ môi trường là các hàng hóa, dịch vụ nhằm phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường; phục hồi, cải thiện môi trường; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu hoặc thực hiện kinh tế tuần hoàn.

2. Nhà nước có các chính sách phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường; thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường theo lộ trình phù hợp; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ môi trường phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong các lĩnh vực sau:

a) Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải;

b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;

c) Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái;

d) Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường; công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

đ) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng;

e) Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ;

g) Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường;

h) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.

4. Giá hàng hóa và dịch vụ môi trường được Nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhà nước thực hiện việc định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;

b) Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu đô thị, khu dân cư tập trung, hộ gia đình, cá nhân;

c) Các dịch vụ khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 160. Đầu tư phát triển vốn tự nhiên

1. Vốn tự nhiên là các tài sản của thiên nhiên, cùng với vốn xã hội, vốn con người tạo ra các tư liệu, dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo cuộc sống của con người. Vốn tự nhiên bao gồm sinh vật, các cấu phần vật chất của tự nhiên, là một phần chủ chốt của nguồn lực quốc gia, là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh môi trường.

2. Vốn tự nhiên phải được đầu tư phát triển nhằm:

a) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ vật chất thiết yếu cho các ngành kinh tế;

b) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ sinh thái về văn hóa, tinh thần; hỗ trợ ứng phó, giảm nhẹ tác hại của thiên tai; hấp thụ các-bon; kiểm soát lượng mưa; lọc không khí và nước; phân hủy các chất thải trong môi trường...

3. Kết cấu hạ tầng tự nhiên là một bộ phận cấu thành của vốn tự nhiên, mang lại hiệu quả bền vững về kinh tế, môi trường, cảnh quan, xã hội, đặc biệt trong phòng chống thiên tai, cải thiện ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng tự nhiên cần được xác định, đánh giá, ưu tiên bảo vệ, sử dụng, phát triển và chỉ thay thế bằng việc sử dụng hạ tầng nhân tạo trong trường hợp thực sự cần thiết.

4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái vốn tự nhiên hoặc được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư phục hồi, nâng cao giá trị vốn tự nhiên có trách nhiệm đóng góp tài chính theo quy định của pháp luật.

5. Nhà nước ưu tiên nguồn lực đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, phát huy lợi thế tự nhiên, phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua các cơ chế “đầu tư xanh”, “tín dụng xanh”, tín chỉ các-bon rừng, chi trả dịch vụ hệ sinh thái, cơ chế hoán đổi nợ cho đầu tư vào vốn tự nhiên và các công cụ kinh tế, tài chính khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo đạt mục tiêu tối thiểu 4% GDP. Nguồn thu từ vốn tự nhiên phải được ưu tiên bố trí để tạo nguồn lực tập trung cho tái đầu tư phục hồi, phát triển, nâng cao giá trị của vốn tự nhiên.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực có trách nhiệm xác định, đánh giá và hạch toán giá trị của vốn tự nhiên làm cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục các khu vực quan trọng cần được ưu tiên đầu tư cho phục hồi, cải tạo và phát triển các nguồn vốn tự nhiên; Danh mục kết cấu hạ tầng tự nhiên ưu tiên phát triển.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Mục 4. NGUỒN LỰC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 161. Ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường

1. Chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường, gồm:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

b) Hỗ trợ công tác quy hoạch về bảo vệ môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường tổng hợp, xuyên biên giới, tác động của biến đổi khí hậu, tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu; cấp giấy phép về môi trường;

c) Hỗ trợ hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường; duy trì, vận hành các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

d) Điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá, lập danh mục chất ô nhiễm, chất phá hủy tầng ô – dôn, khí nhà kính, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm;

đ) Xây dựng, duy trì, vận hành, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, chỉ tiêu, chỉ số môi trường và báo cáo về môi trường, biến đổi khí hậu;

e) Điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học; điều tra, đánh giá, kiểm soát các khu vực ô nhiễm; tổ chức dự báo, thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường;

g) Hỗ trợ hoạt động khắc phục, xử lý và cải thiện môi trường do thiên tai, địch họa, dịch bệnh và ứng phó sự cố môi trường;

h) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, xây dựng, thử nghiệm mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt;

i) Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án trình diễn các mô hình, chính sách bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường;

k) Điều tra, đánh giá, phân loại, quản lý cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên và các loài hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học;

l) Mua sắm trang bị thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm tra, giám sát kỹ thuật, quan trắc, dự báo, thông tin, cảnh báo về môi trường; duy trì, vận hành hệ thống quan trắc;

m) Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phổ biến, giáo dục, đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng có thành tích, sáng kiến, đóng góp cho bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

n) Hỗ trợ các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;

o) Đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước, cam kết, sáng kiến quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

p) Bổ sung nguồn vốn cho quỹ bảo vệ môi trường;

q) Các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường khác;

r) Thực hiện một số nội dung có tính chất đầu tư về bảo vệ môi trường sau khi đã đảm bảo các nhiệm vụ chi sự nghiệp theo quy định.

2. Chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường gồm:

a) Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, hạ tầng kỹ thuật của khu xử lý chất thải rắn tập trung, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và các công trình bảo vệ môi trường công cộng khác do Nhà nước quản lý;

b) Các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đất, nước; dự án phục hồi cảnh quan thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

c) Các dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường, giám sát biến đổi khí hậu; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, biến đổi khí hậu;

d) Các dự án đầu tư phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Ngân sách nhà nước có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi để bảo đảm mức chi tối thiểu 02% tổng chi ngân sách nhà nước theo yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng giai đoạn; mục chi riêng cho hoạt động đầu tư phát triển bảo vệ môi trường.

4. Nguồn ngân sách nhà nước bảo vệ môi trường được quản lý, sử dụng theo phân cấp, ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm theo yêu cầu bảo vệ môi trường và từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.

5. Việc xây dựng dự toán và quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 162. Thực hiện đối tác công tư trong bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động xây dựng, cải tạo, vận hành, quản lý công trình bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước theo hình thức đối tác công tư.

2. Các hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này, gồm:

a) Đầu tư xây dựng, vận hành trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục theo quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

b) Đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu đô thị, khu dân cư tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đa mục tiêu, thân thiện môi trường;

c) Cải tạo, phục hồi các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh; khu vực ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do nhà nước quản lý;

d) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác theo quy định.

3. Nhà nước đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều này.

4. Đối với các hoạt động bảo vệ môi trường thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT hoặc hợp đồng BLT, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 163. Tín dụng xanh

1. Tín dụng xanh là khoản tín dụng cấp cho các dự án đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro môi trường tác động tới hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng; các dự án bảo vệ môi trường, sản xuất, cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường khi thẩm định cấp tín dụng.

2. Hoạt động đánh giá rủi ro môi trường là một nội dung đánh giá rủi ro tín dụng trong quy trình và thủ tục cấp tín dụng nhằm tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý tín dụng.

3. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tổ chức tín dụng xây dựng, thực thi, giám sát, đánh giá các tiêu chuẩn môi trường cho các dự án cấp vốn vay kết hợp với đánh giá rủi ro môi trường; cấp vốn, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường, đáp ứng tiêu chí tín dụng xanh.

Điều 164. Trái phiếu xanh

1. Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường.

2. Chính phủ phát hành trái phiếu xanh để thực hiện các dự án, hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Nhà nước.

3. Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các quy định về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương được phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh phục vụ cho các dự án bảo vệ môi trường sau:

a) Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường theo hướng tốt hơn;

b) Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có;

c) Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế ít phát thải các-bon;

d) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;

đ) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;

e) Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;

g) Các dự án khác theo quy định.

4. Nhà đầu tư mua trái phiếu xanh được hưởng các ưu đãi và bảo đảm quyền lợi hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu.

5. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn cho nhà đầu tư trái phiếu theo hình thức trái phiếu bảo đảm.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 165. Quỹ bảo vệ môi trường

1. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, cấp tỉnh để hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường.

2. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và cấp tỉnh được hình thành từ:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ;

b) Phí bảo vệ môi trường;

c) Các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d) Vốn góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

e) Các nguồn vốn khác theo qui định của pháp luật.

3. Thẩm quyền thành lập Quỹ bảo vệ môi trường cấp Trung ương và địa phương:

a) Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động quỹ bảo vệ môi trường địa phương.

4. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân được khuyến khích thành lập quỹ bảo vệ môi trường và hoạt động theo điều lệ của mình.

Điều 166. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước.

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được ưu đãi và hỗ trợ gồm:

a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và thân thiện với môi trường;

b) Tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi môi trường;

c) Kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; quan trắc, dự báo các biến đổi môi trường;

d) Nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 167. Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường

1. Chương trình của các cấp học từ mầm non đến phổ thông phải tích hợp nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường.

2. Nhà nước ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về bảo vệ môi trường và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

Điều 168. Truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường được khen thưởng theo quy định của Luật này và pháp luật về thi đua khen thưởng.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông về pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Điều 169. Nguyên tắc trong hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

Giải thưởng môi trường Việt Nam

1. Giải thưởng môi trường Việt Nam là giải thưởng duy nhất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức định kỳ hai năm một lần để trao tặng cho tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân và cộng đồng được đăng ký tham gia xét tặng giải thưởng môi trường Việt Nam phải đáp ứng điều kiện xét tặng theo quy định.

3. Kinh phí tổ chức và trao giải thưởng môi trường Việt Nam được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và huy động sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nguyên tắc, điều kiện xét tặng, hình thức, số lượng, cơ cấu, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng giải thưởng môi trường Việt Nam; công bố tiêu chí xét tặng giải thưởng môi trường Việt Nam trước ít nhất 12 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ của năm xét tặng.

 

Chương XII.

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 170. Nguyên tắc trong hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

1. Hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường phải phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

2. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các quốc gia, tổ chức quốc tế được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, đảm bảo lợi ích hợp pháp, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của quốc gia, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tuân thủ luật pháp của mỗi bên và luật pháp quốc tế.

3. Tranh chấp quốc tế liên quan đến môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế được giải quyết thông qua các biện pháp hoà bình, theo thông lệ, luật pháp quốc tế và luật pháp của các bên liên quan.

Điều 171. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích việc tăng cường và chủ động hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế, hỗ trợ cho hội nhập quốc tế về kinh tế, phù hợp với đường lối, chính sách, pháp luật và tiến trình phát triển của Việt Nam.

2. Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp với nghĩa vụ trong điều ước quốc tế liên quan đến môi trường hoặc trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết thực hiện khi tham gia là thành viên. Khi tham gia hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường, Nhà nước đảm bảo về nguồn lực và thực hiện đầy đủ cam kết trong điều ước quốc tế và trong tổ chức quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm: tăng cường nguồn lực, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ và mô hình quản lý tiên tiến cho bảo vệ môi trường; ứng phó, giải quyết sự cố và các vấn đề liên quan đến môi trường ở phạm vi quốc gia, khu vực, toàn cầu và xuyên biên giới. Hợp tác quốc tế được thực hiện thông qua các phương thức và mô hình phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định pháp luật của Việt Nam

4. Tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật và quy định về môi trường, phòng ngừa và hạn chế tác động tiêu cực về môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế; chủ động đáp ứng yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam và hỗ trợ, thúc đẩy hội nhập quốc tế về kinh tế.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các điều ước quốc tế về môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối quốc gia.

Điều 172. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn

1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Tổ chức xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Báo cáo minh bạch hai năm một lần (BTR) và các báo cáo quốc gia khác về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Xây dựng các cơ chế, chính sách huy động và quản lý nguồn lực để thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, những cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia triển khai thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Điều 173. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trách nhiệm giám sát và báo cáo tình hình hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

 

Chương XIII.

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 174. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

a) Tập hợp, phát huy vai trò của các tổ chức thành viên và nhân dân trong bảo vệ môi trường; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức thành viên, cộng đồng dân cư và nhân dân trong bảo vệ môi trường;

b) Thực hiện và chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức chất vấn, giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

c) Tham gia xây dựng chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

a) Tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên, cộng đồng dân cư và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động tham gia các hoạt động, phong trào, mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

b) Tổ chức hoạt động giám sát, tổng hợp lấy ý kiến, kiến nghị của các tổ chức thành viên, cử tri, cộng đồng dân cư và nhân dân về bảo vệ môi trường để báo cáo, phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thành viên và Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường.

Điều 175. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Quyền và trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội

1. Quyền của tổ chức chính trị - xã hội

a) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên trong bảo vệ môi trường;

b) Tư vấn, tham vấn đoàn viên, hội viên những vấn đề có liên quan đến môi trường;

c) Phản biện xã hội đối với các quy hoạch, dự án, đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đến bảo vệ môi trường do các cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật;

d) Tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường và kiến nghị giải pháp xử lý theo quy định pháp luật.

2. Trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội

a) Tuyên truyền vận động và huy động đoàn viên, hội viên, cộng đồng dân cư và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động, phong trào, mô hình bảo vệ môi trường;

b) Tư vấn, hướng dẫn, đại diện cho đoàn viên, hội viên, cộng đồng dân cư và nhân dân trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở để khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra theo quy đinh của pháp luật.

3. Ngoài các quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường chính sau đây:

a) Công đoàn Việt Nam: huy động cán bộ, đoàn viên tham gia xây dựng môi trường làm việc trong lành tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; phát hiện và kịp thời báo cáo, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền về các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở;

b) Hội Nông dân Việt Nam: huy động hội viên và nông dân tham gia bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vệ sinh và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường nông thôn và làng nghề; phát triển mô hình bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức hỗ trợ, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất sạch gắn liền với bảo vệ môi trường;

c) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: huy động đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng công sở, trường học, công trình công cộng xanh – sạch –đẹp;

d) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: huy động, phát huy vai trò của phụ nữ trong hướng dẫn, tích cực tham gia các hoạt động thu gom, phân loại rác tại nguồn; giảm thiểu rác thải nhựa; xây dựng môi trường trong lành tại gia đình, đường làng, ngõ xóm;

đ) Hội Cựu chiến binh Việt Nam: huy động, phát huy vai trò của cựu chiến binh trong việc nêu gương, vận động, tuyên truyền các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; đi đầu trong việc đấu tranh, ngăn chặn các hành vi lợi dụng sự cố môi trường gây mất trật tự, trị an xã hội.

Điều 176. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Quyền và trách nhiệm của các tổ chức xã hội

 1. Quyền của các tổ chức xã hội:

a) Tư vấn, tham vấn hội viên những vấn đề có liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu; phản biện xã hội đối với các quy hoạch, dự án, đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu do cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Được thành lập quỹ để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu từ đóng góp của hội viên, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn pháp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức;

c) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phối hợp giải quyết hậu quả ô nhiễm môi trường khi có yêu cầu; đại diện người bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.

2. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội:

a) Tuyên truyền vận động hội viên, cộng đồng dân cư và nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi sống thân thiện với môi trường; huy động, xây dựng, triển khai, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức;

b) Ngoài các quy định tại điểm a khoản này, các liên hiệp hội có trách nhiệm huy động hội viên phát huy trí tuệ để xây dựng các công trình khoa học, sáng kiến, cải tiến góp phần bảo vệ môi trường và sáng tác các tác phẩm nghệ thuật nhằm cổ vũ phong trào bảo vệ môi trường, lên án những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường; kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam;

c) Ngoài các quy định tại điểm a khoản này, các tổ chức xã hội có trách nhiệm huy động hội viên và nhân dân tham gia xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi môi trường; hướng dẫn hội viên và người dân áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Điều 177. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường

1. Quyền của cộng đồng dân cư

a) Nhân dân và cộng đồng dân cư có quyền được cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; đảm bảo các điều kiện để tham gia và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định về pháp luật; tham vấn, tư vấn, đối thoại đối với chính sách, luật pháp, chương trình, dự án, đề án có liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của dự án, cơ sở có quyền yêu cầu chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp về trách nhiệm bảo vệ môi trường; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát hiệu có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin môi trường theo quy định của pháp luật; được làm chứng trong tố tụng trọng tài, toà án giải quyết tranh chấp về môi trường theo quy định của pháp luật. Đại diện cho cộng đồng dân cư là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc Ban công tác Mặt trận thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

2. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư

a) Nhân dân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tuân thủ các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và vệ sinh nhà ở, công sở, trường học và công trình công cộng; phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đấu tranh với những hành vi lợi dung sự cố môi trường để gây rối, mất trật tự trị an; tham gia, hưởng ứng và vận động người khác tham gia các phong trào về bảo vệ môi trường do cơ quan quản lý nhà nước và các đoàn thể nhân dân phát động;

b) Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm thu thập, tổng hợp ý kiến của người dân để phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền các vấn đề về môi trường tại cộng đồng; hướng dẫn cho người dân đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 178. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Đảm bảo điều kiện cho các tổ chức và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm:

a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin môi trường và các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành cơ chế, chính sách phối hợp, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cộng đồng quy định tại các Điều 174, 175, 176 và 177 thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, các tác phẩm về bảo vệ môi trường và các hoạt động về bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ người phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đấu tranh với những hành vi lợi dụng sự cố môi trường để gây rối, mất trật tự trị an theo quy định pháp luật;

d) Ban hành cơ chế động viên, khen thưởng, đối với các tổ chức, cộng đồng quy định các Điều 174, 175, 176 và 177 thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm đảm bảo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều này.

 

Chương XIV.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 179. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tổ chức thống nhất ở trung ương và địa phương, bảo đảm tính liên vùng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn phải được phân định rõ ràng, không chồng chéo chức năng quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Việc thành lập, kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của Chính phủ.

Điều 180. Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật có liên quan đến bảo vệ môi trường

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường.

2. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định và phê duyệt kết quả đánh giá tác động môi trường; điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực một phần, tước quyền sử dụng, thu hồi hoặc cấp lại giấy phép môi trường; cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về môi trường.

3. Kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

4. Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc chất lượng môi trường; tổ chức quan trắc chất lượng môi trường.

5. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu; thông tin, báo cáo về môi trường.

6. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đánh giá, yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.

7. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

9. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 181. Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật có liên quan đến bảo vệ môi trường

Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường để bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; phát triển các dịch vụ môi trường và xử lý chất thải.

3. Chỉ đạo kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; bố trí các nguồn lực cho bảo vệ môi trường; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường.

4. Hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường, việc bố trí, sử dụng, huy động các nguồn lực cho bảo vệ môi trường.

Điều 182. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm:

1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường.

2. Chủ trì, có ý kiến về nội dung đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép môi trường; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận về môi trường theo thẩm quyền.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường; thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật.

5. Tổ chức xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

6. Tổ chức thống kê, xây dựng, duy trì và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường; đánh giá, yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

10. Đề xuất ban hành các quy định, chính sách cụ thể về thuế, phí, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

11. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

12. Trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; đầu mối thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

13. Làm đầu mối phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động về bảo vệ môi trường.

14. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 183. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường quy định tại Luật này; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì ban hành hoặc trình ban hành chính sách phát triển năng lượng tái tạo; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì ban hành hoặc trình ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển giao thông công cộng, sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, sử dụng chất thải rắn trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì ban hành hoặc trình ban hành các chính sách thực hiện đổi mới các mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ứng, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật và các chế phẩm sử dụng trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp xanh, hữu cơ; nông nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường.

5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích xây dựng các công trình xanh, sử dụng vật liệu không nung, thân thiện với môi trường, tái sử dụng chất thải trong hoạt động xây dựng; xây dựng kết cấu hạ tầng thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung; phát triển mạng lưới cây xanh, chiếu sáng khu vực đô thị, khu dân cư tập trung; phát triển ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng khác đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

6. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì quản lý môi trường phóng xạ; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường; thẩm định các quy chuẩn quốc gia liên quan đến môi trường.

7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các tiêu chí về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở lưu trú, kinh doanh, dịch vụ du lịch, phát triển các nhãn hiệu xanh về du lịch.

8. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa trong lĩnh vực y tế; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

9. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu vào chương trình các bậc giáo dục, đào tạo; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường.

10. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc tham mưu chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tăng trưởng xanh; bố trí vốn ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài.

11. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì ban hành hoặc trình ban hành các quy định về thuế, phí và các công cụ tài chính khác; trình phát hành trái phiếu xanh nhằm huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường; bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật này.

12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đề xuất ban hành chính sách tín dụng xanh để thực hiện ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

13. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động của lực lượng công an nhân dân; chỉ đạo, tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm về môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực môi trường; huy động lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, theo dõi việc tuân thủ pháp luật, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường nơi công cộng.

14. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quốc phòng; xây dựng, tổ chức lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục sự cố môi trường liên vùng, liên tỉnh; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trên các vùng biển xa của Việt Nam; đấu tranh, phòng ngừa, kiểm soát săn bắt, đánh bắt, nhập khẩu, vận chuyển, mua, bán trái phép các loài quý hiếm qua biên giới theo quy định của pháp luật.

15. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo việc xem xét nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến bảo vệ môi trường trong quá trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

16. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định, trình cấp có thẩm quyền việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, bố trí biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc của công tác bảo vệ môi trường.

Điều 184. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường; chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường của địa phương; nội dung về bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh;

b) Tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực một phần, tước quyền sử dụng, thu hồi hoặc cấp lại giấy phép môi trường; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận về môi trường theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý toàn diện các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn;

d) Tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc theo phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

đ) Đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường của địa phương; thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật cơ sở dữ liệu về môi trường; xây dựng thông tin, báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật;

g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường; đánh giá, yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

i) Huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành; hướng dẫn, phân bổ, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương;

k) Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

l) Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường của địa phương;

b) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép môi trường theo thẩm quyền;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý toàn diện các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn;

d) Tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

đ) Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường;

e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng;

g) Thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

h) Huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; trình Hội đồng nhân dân cấp huyện bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành;

i) Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy ước về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; tiếp nhận đăng ký môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý toàn diện các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn;

c) Tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

d) Truyền thông nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng; vận động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; hướng dẫn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cộng đồng dân cư đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước, xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa;

đ) Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;

e) Huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức thu thập thông tin và báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

 

Chương XV.

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 185. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường

1. Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, dự án thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng;

c) Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, dự án thuộc phạm vi bí mật nhà nước về an ninh; chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra về bảo vệ môi trường;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thuộc địa bàn quản lý;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận, đăng ký và cấp giấy phép môi trường của mình theo quy định của pháp luật thuộc địa bàn quản lý;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân và đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật thuộc địa bàn quản lý.

2. Thẩm quyền, tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

a) Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

b) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Việc thanh tra đột xuất không công bố trước trong trường hợp cần thiết;

c) Số lần thanh tra về bảo vệ môi trường không quá một lần trong một năm đối với một tổ chức, cá nhân hoặc không quá một lần trong hai năm liên tiếp đối với các tổ chức, cá nhân: áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có theo quy định; có chứng nhận cơ sở, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; có giấy phép môi trường và không vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo kết luận kiểm tra, thanh tra gần nhất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp thanh tra đột xuất theo quy định của Luật này.

3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp kiểm tra để giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Luật này, được thực hiện như sau:

a) Việc kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không báo trước được thực hiện khi có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Lực lượng cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu tội phạm, có tố giác, tin báo tội phạm về môi trường; kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

4. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường không được chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bình thường của tổ chức, cá nhân; có sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và lực lượng cảnh sát môi trường.

5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 186. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, cán bộ phụ trách môi trường của doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 10 năm.

4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các trường hợp quy định đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sau:

a) Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định mà vẫn thấp hơn 10 lần giá trị số lợi thu được từ hành vi vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 10 lần giá trị số lợi thu được từ hành vi vi phạm đó;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể được tính theo ngày, phạt lũy tiến tương ứng với tổng khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường cần xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

5. Công chức, viên chức cấp xã, chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ, thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, trong hoạt động xây dựng, phương tiện tham gia giao thông theo biên lai thu tiền trực tiếp theo quy định của Chính phủ. Số tiền thu được từ việc xử phạt được để lại 50% cho cơ quan, tổ chức xử phạt để tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.

6. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật này được phạt theo biên lai thu tiền trực tiếp đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng theo quy định của Chính phủ. Tiền phạt thu được sử dụng để duy trì hoạt động bảo vệ môi trường nơi công cộng.

7. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngoài việc bị xử phạt theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn bị áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính như sau:

a) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

c) Lao động công ích.

8. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Điều 187. Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng.

2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị áp dụng một trong các hình thức xử lý sau đây:

a) Buộc di dời cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch và khả năng chịu tải của môi trường;

b) Cấm hoạt động.

3. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngoài bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp sau đây để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

a) Ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ có liên quan;

b) Cưỡng chế tháo dỡ công trình, máy móc, thiết bị;

c) Phong tỏa tài khoản tiền gửi;

d) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

đ) Thu hồi giấy phép môi trường.

4. Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc địa bàn quản lý;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 188. Tranh chấp về môi trường

1. Nội dung tranh chấp về môi trường gồm:

a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

b) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

c) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

2. Các bên tranh chấp về môi trường gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;

b) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng, quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 189. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.

4. Cơ quan, tổ chức sau đây được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước về môi trường:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;

b) Tổ chức hoạt động phi lợi nhuận được thành lập hoặc có đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và không thu lợi ích kinh tế phát sinh từ hoạt động khởi kiện.

 

Chương XVI.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 190. Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật có liên quan đến bảo vệ môi trường

 

1. Bãi bỏ Điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14.

2. Bãi bỏ Điều 99 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

3. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14:

a) Sửa đổi, bổ sung danh mục thuộc số thứ tự thứ 92 Phụ lục 4 như sau:

“92. Phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng”

b) Sửa đổi, bổ sung danh mục thuộc số thứ tự thứ 232 Phụ lục 4 như sau:

“232. Kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải nguy hại”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 37 như sau:

“3. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải được thực hiện lồng ghép và là một phần của giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 như sau:

“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.

Việc cấp giấy phép môi trường trong đó có nội dung xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy lợi số 08/2017/QH-14

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 44 như sau:

“d) Xả nước thải vào công trình thủy lợi phải được thực hiện lồng ghép với giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 44 như sau:

“2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

c) Bãi bỏ Điều 58.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 6, Điều 24, Điều 90 và Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 như sau:

“3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

b) Sửa đổi khoản 5 Điều 90 như sau:

“5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

c) Bổ sung khoản 1 Điều 94 như sau:

“1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”

d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 6 như sau:

“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

Vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

đ) Bỏ cụm từ “bảo vệ môi trường” tại điểm k khoản 1 Điều 24;

e) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 24 như sau:

“3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh; bảo vệ môi trường theo quy định tại các luật tương ứng.”

Điều 191. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về môi trường trước ngày Luật này có hiệu lực thì được xử lý theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các văn bản thẩm định các hồ sơ môi trường tương đương quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước khi Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị, hiệu lực tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được cấp theo quy định của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Luật Thủy lợi số 08/2017/QH-14 được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép và là một phần của giấy phép môi trường quy định tại Luật này. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong trường hợp đã hoàn thành công trình, thiết bị xử lý khí thải, quản lý chất thải rắn theo quy định của Luật này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Điều 192. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

2. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thì hành các nội dung, điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ          thông qua ngày            tháng                     năm 2020./.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Phụlục.

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

(Ban hành kèm theo Luật Bảo vệ môi trường số ...../2020/QH14)

 

STT

Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1

Quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

2

Các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn có tác động lớn đến môi trường, bao gồm:

2.1

Quy hoạch mạng lưới đường bộ

2.2

Quy hoạch mạng lưới đường sắt

2.3

Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển

2.4

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

2.5

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

2.6

Quy hoạch tổng thể về năng lượng

2.7

Quy hoạch phát triển điện lực

2.8

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn

2.9

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

2.10

Quy hoạch tài nguyên nước

2.11

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ

2.12

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

2.13

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

3

Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường, bao gồm:

3.1

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh

3.2

Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia

3.3

Quy hoạch thủy lợi

3.4

Quy hoạch đê điều

3.5

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

3.6

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước

3.7

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn

3.8

Quy hoạch tuyến, ga đường sắt

3.9

Quy hoạch chung đô thị loại I trở lên

4

Quy hoạch vùng

5

Quy hoạch tỉnh

6

Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

7

Điều chỉnh quy hoạch mà thay đổi mục tiêu của quy hoạch

8

Dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược cấp quốc gia về phát triển ngành, lĩnh vực có chính sách, nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường

 
Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Luật DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi