Công văn 823/BTNMT-TCMT đánh giá thực hiện Đề án ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 823/BTNMT-TCMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 823/BTNMT-TCMT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 25/02/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 823/BTNMT-TCMT
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 823/BTNMT-TCMT | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Bộ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông |
Tại Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan: "Khẩn trương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm ban hành kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; có kế hoạch ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam thời gian tới". Để thực hiện Chỉ thị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án nêu trên và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Mẫu báo cáo gửi kèm theo).
Báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 3 năm 2021 theo địa chỉ: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, hòm thư điện tử: phonglga@.vea.gov.vn.
Trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
Biểu mẫu Báo cáo Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa
và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 ban hành
kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ
(Kèm theo Công văn số: 823/BTNMT-TCMT ngày 25 tháng 02 năm 2021
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Tổ chức thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020
1. Công tác chỉ đạo điều hành và giám sát thực hiện
- Việc giao cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện và sự tham gia của các Sở, ngành có liên quan.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện Đề án.
- Sự tham gia của các bên liên quan khác: các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ...
- Giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo hoạt động tổ chức thực hiện: các hoạt động giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện trong thời kỳ của Đề án.
2. Về nguồn tài chính
Kinh phí cho việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại (nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn khác) trong giai đoạn 2013-2020.
STT | Tên chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ | Kinh phí | Năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ đã được giao để báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Đề án.
1. Nội dung thực hiện về điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018
- Điều tra, đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại; thống kê, xây dựng và công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và sơ đồ phân bố của các loài ngoại lai xâm hại;
- Xây dựng, xuất bản và phổ biến các tài liệu hướng dẫn về nhận dạng và phân loại, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.
2. Nội dung thực hiện về tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kiểm dịch trong việc kiểm soát các loài ngoại lai từ năm 2013 đến năm 2020
- Kiểm soát và lập danh mục, hồ sơ theo dõi các loài ngoại lai nhập khẩu vào Việt Nam;
- Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ cấp Lãnh đạo và chuyên viên quản lý chuyên môn công tác tại các Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý Khu bảo tồn về công tác ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
- Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ kiểm dịch tại trạm/chốt kiểm dịch, cán bộ Hải quan tại cửa khẩu quốc tế giáp biên giới (nếu có) với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia về nhận dạng các loài ngoại lai xâm hại, các quy định kiểm dịch, kiểm tra biên giới nhằm kiểm soát các loài ngoại lai khi nhập khẩu vào Việt Nam;
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với 03 Trung tâm kỹ thuật kiểm dịch thực vật (Trung tâm phân tích, giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I và Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II) và 9 Chi cục kiểm dịch vùng, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định thủy sản trong kiểm soát, kiểm dịch các loài ngoại lai (nếu có);
- Phát triển hệ thống cảnh báo, bao gồm việc thông báo những trường hợp loài ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin trong kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại Việt Nam;
- Xây dựng năng lực và tăng cường thực hiện cơ chế giám sát đối với việc nuôi trồng, phát triển các loài ngoại lai trong danh mục loài có nguy cơ xâm hại và xâm hại.
3. Nội dung thực hiện về xây dựng năng lực khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai từ năm 2013 đến năm 2018
- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, quy trình đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;
- Xây dựng và thực hiện các mô hình khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;
- Rà soát, lập danh mục các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhập khẩu vào Việt Nam; tăng cường đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật đối với các cơ sở khảo nghiệm;
- Hỗ trợ và tăng cường năng lực cán bộ tại các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học.
4. Nội dung thực hiện về thực hiện chương trình kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam bao gồm: ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata), cây Mai dương (Mimosa pigra), cây Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) từ năm 2013 đến năm 2020
- Đánh giá, lựa chọn các giải pháp kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc;
- Xây dựng mô hình và áp dụng thử nghiệm kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, Trinh nữ móc tại một số địa phương;
- Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc;
- Đào tạo, tập huấn hướng dẫn kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc trên toàn quốc;
- Triển khai áp dụng chương trình kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc trên toàn quốc;
5. Nội dung thực hiện về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2020.
- Xây dựng chương trình đào tạo, truyền thông về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại cho các nhóm đối tượng: cán bộ chuyên môn cấp trung ương, cấp tỉnh và các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên;
- Tuyên truyền, khuyến khích, huy động cộng đồng tham gia phòng ngừa, giám sát và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
- Vận động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động giám sát và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
- Xây dựng trang thông tin điện tử nhằm phổ biến các thông tin về tình hình quản lý loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam và trên thế giới;
- Tăng cường tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương.
III. Đánh giá công tác thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020
1. Thuận lợi
2. Khó khăn, vướng mắc
3. Kiến nghị, đề xuất (đối với từng cấp quản lý)
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây