Công văn 5509/BTNMT-KHTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

thuộc tính Công văn 5509/BTNMT-KHTC

Công văn 5509/BTNMT-KHTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5509/BTNMT-KHTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:16/10/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
Số: 5509/BTNMT-KHTC
V/v: Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2017
 
 

Kính gửi:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
 
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề cương Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Đề nghị Quý cơ quan báo cáo theo đề cương nêu trên và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản và theo địa chỉ email vukhtc@monre.gov.vn trước ngày 10 tháng 11 năm 2017 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại cuộc họp Chính phủ cuối năm theo quy định.
Thông tin chi tiết xin liên hệ Bộ Tài nguyên và Môi trường (Vụ Kế hoạch - Tài chính, ĐT: 0243 7956868 (1225).
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Lưu VT, Vụ KHTC.D90.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân
 
 
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 5509/BTNMT-KHTC ngày 16 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
 
Phần I. Đặc điểm tình hình, thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Thống kê các văn bản của cơ quan (Bộ, ngành, địa phương) đã ban hành nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.
Phần II. Báo cáo tình hình thực hiện đối với những nhiệm vụ chung
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường
2. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
3. Hoàn thiện, đổi mới chính sách, pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
4. Đổi mới cơ chế tài chính, tăng chi ngân sách và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
5. Thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
6. Nhiệm vụ tổng hợp liên quan đến cả 3 lĩnh vực (ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường)
- Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm căn cứ để hoạch định chính sách, giám sát, đánh giá về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;
- Thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xanh phát triển, như: Ngành công nghiệp và dịch vụ bảo vệ môi trường; tái chế chất thải; phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo...
- Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên và tác động của biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển;
- Lồng ghép mục tiêu biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực...
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin tổng hợp và thống nhất về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.
7. Nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
b) Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng
c) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính của các hệ sinh thái
8. Nhiệm vụ trọng tâm về quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Đối với tài nguyên đất
- Tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu từ đất, phát triển kinh tế đất, định giá, lập tài khoản và thực hiện hạch toán tài nguyên đất trong nền kinh tế;
- Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;
- Xây dựng Chiến lược sử dụng đất đến năm 2050 và tầm nhìn đến năm 2100;
- Xây dựng bộ tiêu chí về sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững làm căn cứ để lập quy hoạch, giám sát, đánh giá việc sử dụng đất;
- Đẩy mạnh khai thác đất trung du, miền núi cho mục đích phi nông nghiệp;
- Từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất;
- Bảo vệ, phòng chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa, thoái hóa đất canh tác nông nghiệp.
b) Đối với tài nguyên khoáng sản
- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập tài khoản quốc gia về các loại khoáng sản chiến lược quan trọng;
- Thúc đẩy chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu thô khoáng sản; có chiến lược dự trữ, nhập khẩu khoáng sản chiến lược, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước;
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản; có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
c) Đối với tài nguyên nước
- Đẩy mạnh điều tra cơ bản, quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước;
- Tăng cường các biện pháp tích nước, điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các mô hình sử dụng nước hiệu quả;
- Tăng cường các biện pháp chủ động kiểm soát, giám sát ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nguồn nước liên quốc gia.
d) Đối với tài nguyên biển, thủy sản
- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị, biến động tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản;
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, không theo mùa vụ;
- Phát triển và hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tổng hợp và thống nhất tài nguyên và môi trường biển.
đ) Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới
- Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sử dụng năng lượng theo hướng tăng mạnh tỷ trọng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới;
- Đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
9. Nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường
a) Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường
b) Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân.
c) Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Phần III. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án cụ thể (đối với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Xây dựng; Giáo dục và Đào tạo; UBND TP Hồ Chí Minh).
1. Báo cáo tình hình Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án cụ thể được giao chi tiết tại Danh mục kế hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ).
2. Nhu cầu về nguồn lực, kinh phí thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ
Phần IV. Đánh giá và kiến nghị, đề xuất
1. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ.
- Kết quả đạt được.
- Hạn chế, nguyên nhân.
2. Những kiến nghị, đề xuất.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất