Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5154/BTNMT-TCMT 2020 Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5154/BTNMT-TCMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5154/BTNMT-TCMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 21/09/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 5154/BTNMT-TCMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5154/BTNMT-TCMT | Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 31 tháng 07 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi là Quyết định số 1250/QĐ-TTg). Nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1250/QĐ-TTg và định hướng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2021-2030, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí nguồn lực và tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1250/QĐ-TTg theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo.
Báo cáo xin gửi về Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội trước ngày 30 tháng 10 năm 2020.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: ông Đào Thái Hà, chuyên viên Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Điện thoại: 0941.811.862, Email: daothaiha1010@gmail .com/[email protected]).
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Ủy ban./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC:
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 5154/BTNMT-TCMT ngày 21 tháng 9 năm 2020)
A. Thông tin chung về đa dạng sinh học của tỉnh/thành phố
(Nội dung cần mô tả:hệ sinh thái (Khu bảo tồn, các hệ sinh thái quan trọng: rừng, biển, đất ngập nước); loài sinh vật; nguồn gen và vai trò/lợi ích )
- Về hệ sinh thái: các hệ sinh thái chính, diện tích, phân bố, hiện trạng
- Về loài: tổng số loài động vật, thực vật theo báo cáo mới nhất (danh mục kèm theo, đặc biệt là các loài có tên trong Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP; các loài nguy cấp (EN) hoặc cực kỳ nguy cấp (CR) theo Danh lục đỏ IUCN,...; tăng giảm số loài trong khoảng thời gian 2011-nay; phát hiện loài mới (Phụ lục 1);
- Về nguồn gen: các nguồn gen quý, hiếm của địa phương; tình hình lưu giữ, bảo tồn;
- Về dịch vụ hệ sinh thái: thông tin về đánh giá dịch vụ hệ sinh thái (nếu có); các giá trị, lợi ích do đa dạng sinh học mang lại.
B. Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược (2013-2020)
I. Tổ chức thực hiện Chiến lược
1. Công tác chỉ đạo điều hành và giám sát thực hiện
- Việc thành lập Ban chỉ đạo, giao cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện, sự tham gia của các Sở, ngành có liên quan.
- Ban hành Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của tỉnh/thành phố và các văn bản chỉ đạo.
- Sự tham gia của các bên liên quan khác: các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.
- Giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo hoạt động tổ chức thực hiện: các hoạt động giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện trong thời kỳ của Chiến lược.
2. Về nguồn lực tài chính
Kinh phí cho việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về bảo tồn đa dạng sinh học (nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn khác) trong giai đoạn 2013-2020.
STT | Tên chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ | Kinh phí | Năm |
|
|
|
|
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, tăng cường năng lực: các hoạt động đã được triển khai, đối tượng tác động (thành phần, số lượng), hiệu quả của việc thực hiện.
II. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và/hoặc Chiến lược/kế hoạch hành động đa dạng sinh học của địa phương giai đoạn đến năm 2020.
1. Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên
Nội dung báo cáo:
Các chương trình, dự án đã triển khai và đánh giá kết quả thực hiện, các bài học kinh nghiệm và sáng kiến về bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Cụ thể:
- Thông tin về việc thành lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang đa dạng sinh học (cung cấp thông tin theo bảng kèm theo trong Phụ lục 2).
- Thông tin về việc thực hiện đề cử và quản lý khu Dự trữ sinh quyển, Vườn di sản ASEAN, khu Ramsar, khu di sản thiên nhiên thế giới (theo Phụ lục 3).
2. Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm
Nội dung báo cáo:
Các chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động đã triển khai; kết quả thực hiện về nội dung bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm. Các bài học kinh nghiệm và sáng kiến. Cụ thể:
- Triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 845/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Triển khai thực hiện các Chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (bao gồm: Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn năm 2014-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012; Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1176/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ);
- Điều tra, thống kê hiện trạng, quan trắc, lập danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Thống kê, xây dựng các chương trình nghiên cứu, bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa;
- Lưu giữ, bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ đối với các nguồn gen động, thực vật quý, hiếm tại địa phương;
- Quản lý, giám sát các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (vườn thú, vườn thực vật, trang trại, hộ gia đình nuôi động vật hoang dã, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, trung tâm cứu hộ);
3. Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái
Nội dung báo cáo:
Các chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động đã triển khai; kết quả thực hiện về nội dung Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Cụ thể:
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Mô hình quản lý khu bảo tồn tồn thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng và chia sẻ hài hòa lợi ích giữa các bên;
- Du lịch sinh thái;
- Xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp bền vững;
- Nuôi trồng, thương mại các loài hoang dã thông thường;
- Thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.
4. Kiểm soát và giảm thiểu các mối đe doạ đến đa dạng sinh học
Nội dung báo cáo:
Các chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động đã triển khai; kết quả thực hiện về nội dung kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học. Cụ thể:
- Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, mặt nước;
- Tình hình kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác sinh vật mang tính hủy diệt;
- Kiểm soát, ngăn chặn khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã (tuyên truyền, phối hợp liên ngành, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm);
- Kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại (Điều tra, thống kê, lập danh mục, thực hiện Đề án ngăn ngừa kiểm sát loài ngoại lai xâm hại đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ,...);
- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường;
- Tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.
5. Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Nội dung báo cáo:
Các chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động đã triển khai; kết quả thực hiện về nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Cụ thể:
- Nghiên cứu, xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học của địa phương và các giải pháp ứng phó;
- Xây dựng các hành lang kết nối bảo tồn đa dạng sinh học;
- Thực hiện các chương trình phục hồi rừng, Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (Chương trình REDD+).
III. Đánh giá kết quả thực hiện
- Thuận lợi
- Khó khăn, tồn tại
- Nguyên nhân
- Đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương
- Kiến nghị (nếu có)
IV. Định hướng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương trong thời gian tới (2021 - 2030)
- Các chỉ tiêu bảo tồn (các khu bảo tồn dự kiến thành lập: tên, loại hình, diện tích; các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học dự kiến được thành lập; diện tích các hệ sinh thái đang bị suy thoái dự kiến được phục hồi, ...);
- Các lĩnh vực, nhiệm vụ trọng tâm dự kiến thực hiện;
- Các giải pháp ưu tiên.
Phụ lục 1: Danh lục loài sinh vật ở các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực trên địa bàn tỉnh, thành phố
1. Tại các khu bảo tồn thiên nhiên
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Sách đỏ Việt Nam 2007 | Danh lục đỏ IUCN 2019 | Nghị định số 64/2019/NĐ-CP | Ghi chú: (Loài mới phát hiện, nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, thành phố
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Sách đỏ Việt Nam 2007 | Danh lục đỏ IUCN 2019 | Nghị định số 64/2019/NĐ-CP | Ghi chú: (Loài mới phát hiện, nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 2: Bảng Thông tin về tình trạng thành lập và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang đa dạng sinh học
TT | Tên khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, đất ngập nước, hành lang đa dạng sinh học | Diện tích theo quy hoạch đã được duyệt theo Quyết định số 45/QĐ-TTg hoặc theo quy hoạch cấp tỉnh | Diện tích thực tế hiện nay | Số hiệu quyết định thành lập KBT Thời gian thành lập | Khu Bảo tồn đề xuất thành lập mới giai đoạn 2021-2030 (Diện tích, loại hình) | Tình hình thành lập Ban quản lý và số lượng nhân sự làm việc tại BQL khu bảo tồn | Tình hình phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm, 05 năm | Nguồn kinh phí hoạt động cho khu bảo tồn (giai đoạn 2013-2020) | Ghi chú Nêu các thách thức/ hạn chế và nguyên nhân |
| Vd: Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Thái Thuỵ | 13.100 ha | 6.500 ha | Quyết định số... ngày ... tháng ...năm |
| Đã thành lập theo quyết định số… ngày…. tháng …. Năm… Số lượng nhân sự: 15 người | Đã có theo Quyết định số ngày... tháng ... năm …. | 2 tỷ | Diện tích KBT chưa đúng với yêu cầu quy hoạch do có sự điều chỉnh đất cho bảo tồn cho mục đích phát triển khác |
| Khu Bảo tồn B | X ha |
| Chưa thành lập |
| Không áp dụng | Không áp dụng |
| Trong danh sách quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước (Theo quyết định số 45/... |
| Khu Bảo tồn B |
|
|
| X ha KBT biển hoặc ĐNN hoặc RDD |
|
|
|
|
| Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn | X ha | X ha | Quyết định số…. ngày …. Tháng… năm… |
|
|
|
|
|
Phụ lục 3: Bảng Thông tin về tình trạng đề cử các Danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển, Khu Ramsar, Khu AHP, Di sản thiên nhiên thế giới
TT | Tên khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, đất ngập nước | Hiện trạng đề cử Khu Ramsar | Khu Dự trữ sinh quyển | Vườn Di sản ASEAN (AHP) | Di sản thiên nhiên thế giới |
| Khu Bảo tồn B | Có Kế hoạch đề cử Đang đề cử; Hoặc đã được công nhận ngày...tháng... năm… | Có Kế hoạch đề cử Đang đề cử; Hoặc đã được công nhận ngày...tháng... năm… | Có Kế hoạch đề cử Đang đề cử; Hoặc đã được công nhận ngày...tháng... năm… | Có Kế hoạch đề cử Đang đề cử; Hoặc đã được công nhận ngày...tháng... năm… |
Phụ lục 4 - Các thông tin về thực hiện Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học ở cấp tỉnh
STT | Chỉ thị/thông số | Đơn vị tính | Số liệu | Năm ghi nhận số liệu | Cơ quan chịu trách nhiệm |
(i) | (ii) | (iii) | (iv) | (v) | (vi) |
Chỉ thị/thông số hiện trạng |
|
|
| ||
1. | Diện tích rừng: - Tổng diện tích và tỷ lệ che phủ rừng - Diện tích rừng của từng KBT | Ha / năm |
|
| Sở NN&PTNT (chỉ tiêu thống kê quốc gia); KBT |
- Diện tích rừng nguyên sinh | Ha / năm |
|
| Sở NN&PTNT (chỉ tiêu thống kê quốc gia) | |
- Diện tích rừng trồng mới tập trung | Ha / năm |
|
| Sở NN&PTNT (chỉ tiêu thống kê quốc gia) | |
- Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh | Ha |
|
| Sở NN&PTNT (chỉ tiêu thống kê quốc gia) | |
- Tổng diện tích rừng ngập mặn - Diện tích rừng ngập mặn của mỗi khu bảo tồn đất ngập nước ven biển | Ha |
|
| Sở NN&PTNT (chỉ tiêu thống kê quốc gia); KBT | |
2. | Diện tích rạn san hô: - Tổng diện tích rạn san hô và độ phủ - Diện tích rạn san hô và độ phủ của mỗi khu bảo tồn biển | Ha, % |
|
| Sở NN&PTNT, Sở TN&MT; KBT |
3. | Diện tích thảm cỏ biển: - Tổng diện tích thảm cỏ biển - Diện tích thảm cỏ biển và độ phủ của mỗi khu bảo tồn biển | Ha, % |
|
| Sở NN&PTNT; KBT |
4. | Tình trạng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP (số cá thể, tần suất bắt gặp/xuất hiện) - Tình trạng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng ở mỗi KBT | - Số loài - Số cá thể/tần suất bắt gặp - Số đàn (nhóm linh trưởng và các thú lớn khác) |
|
| Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, KBT |
5. | Số lượng nguồn gen được kiểm kê, lưu giữ và bảo tồn | Số lượng, danh mục |
|
| Sở NN&PTNT/ Sở KHCN/ Sở TN&MT |
6. | Số lượng giống cây trồng, vật nuôi được bảo tồn trong trang trại | Số lượng, danh mục |
|
| Sở NN&PTNT |
Chỉ thị/thông số áp lực |
|
|
| ||
7. | Diện tích đất/mặt nước của mỗi khu bảo tồn thiên nhiên (rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa) bị chuyển đổi mục đích sử dụng | Ha / năm |
|
| Sở NN&PTNT |
8. | Diện tích rừng bị cháy | Ha /năm |
|
| Sở NN&PTNT |
9. | Số lượng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn theo Thông tư số 35/2018/TT- BTNMT | Số lượng, danh mục |
|
| Sở TN&MT |
Số lượng các loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trên địa bàn theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT | Số lượng, danh mục |
|
| Sở TN&MT | |
10. | Số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và đa dạng sinh học | Số lượng /năm |
|
| Sở NN&PTNT |
Lâm sản bị tịch thu (gỗ, động vật rừng hoang dã) | Loại lâm sản, khối lượng hoặc số lượng / năm |
|
| Sở NN&PTNT | |
Diện tích rừng bị phá (loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) | Ha / Năm |
|
| Sở NN&PTNT | |
11. | Số vụ khai thác thủy sản trái phép | Số vụ/ khối lượng khai thác |
|
| Sở NN&PTNT (kiểm ngư) |
12. | Các văn bản, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH có liên quan đến bảo tồn ĐDSH | - Thông tin chung: tên văn bản, thời gian triển khai, phạm vi - Nội dung liên quan đến bảo tồn ĐDSH - Ảnh hưởng dự kiến |
|
| Sở Kế hoạch Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh |
Chỉ thị/thông số đáp ứng |
|
|
| ||
13. | Số lượng và Danh mục văn bản đã được ban hành và mới ban hành trong kỳ báo cáo | Số lượng và danh mục |
|
| UBND huyện Sở TN&MT/Sở NN&PTNT |
14. | Số Khu bảo tồn đã thực hiện quan trắc đa dạng sinh học | Số lượng khu bảo tồn thực hiện quan trắc kèm: - danh sách loài được quan trắc và tần suất tương ứng |
|
| Sở NN&PTNT |
15. | Số lượng các khu bảo tồn thiên nhiên đã đánh giá dịch vụ hệ sinh thái - Các loại dịch vụ hệ sinh thái - Giá trị cụ thể của từng loại dịch vụ | số lượng loại dịch vụ giá trị dịch vụ (VNĐ) |
|
| Sở NN&PTNT |
16. | Số lượng và diện tích các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (vườn động vật, vườn thực vật và trung tâm cứu hộ quốc gia) | Số lượng/Ha |
|
| Sở TN&MT/Sở NN&PTNT |
17. | Số cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận sản xuất bền vững (chứng chỉ rừng, chứng nhận khai thác thủy sản hợp pháp, vietgap....) | Số lượng |
|
| Sở NN&PTNT |
18. | Số lượng nguồn gen được thu thập tư liệu hoá và lập chỉ dẫn địa lý | Số lượng, danh mục |
|
| Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KHCN |
19. | Số lượng các chương trình, các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đa dạng sinh học | Số lượng, danh sách |
|
| Sở TN&MT, Sở NN&PTNT |
20. | Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học (đa dạng sinh học chung, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, quỹ gen) | Số lượng, tên, hiện trạng hoạt động (còn hoạt động hay không), địa chỉ website (nếu có) |
|
| Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&CN ’ |
21. | Ngân sách hàng năm chi cho các mục sau: | Triệu đồng |
|
| Sở TN&MT, NN&PTNT, KHCN |
- Vườn quốc gia, khu bảo tồn |
|
| |||
- Chi cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học |
|
| |||
- Chương trình phòng chống cháy rừng |
|
| |||
- Chương trình bảo tồn nguồn gen |
|
| |||
Chỉ thị/thông số lợi ích |
|
|
| ||
22. | Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ | Loại LSNG m3 hoặc kg / năm |
|
| Sở NN&PTNT (chỉ tiêu thống kê ngành NN&PTNT) |
23. | Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản | Danh sách loài hoặc nhóm loài thủy sản cùng với năng suất (tấn/ha) |
|
| Sở NN&PTNT |
24. | Loại hình và số tiền thu được tương ứng từ mỗi loại hình chi trả dịch vụ môi trường rừng | Triệu đồng |
|
| Sở NN&PTNT |