Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5011/BYT-KHTC của Bộ Y tế về việc chuẩn bị ứng phó với thiên tai khu vực đồng bằng Sông Cửu Long
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5011/BYT-KHTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5011/BYT-KHTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/07/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 5011/BYT-KHTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5011/BYT-KHTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; |
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thiên tai diễn biến bất thường, cực đoạn, khó lường. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, năm 2018, lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và nhanh có thể đạt mức báo động 2, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân.
Để giảm thiểu thiệt hại về người và làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong mùa nước nổi; Bộ Y tế (Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực đồng bằng Sông Cửu long thực hiện tốt một số nội dung cụ thể như sau:
1. Tiếp tục quán triệt Luật Phòng, chóng thiên tai và Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; những văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án bảo đảm y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị, trú trọng các nội dung sau:
a) Rà soát phương án bảo đảm an toàn cho cơ sở khám, chữa bệnh; có phương án di chuyển trang thiết bị, cơ sở vật chất không để hư hỏng do bị ngập nước;
b) Tổ chức dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ, mùa nước nổi; bổ sung lượng dự trữ vật chất (thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế) đủ cho các vùng trọng điểm thiên tai; tu sửa kho tàng, bảo đảm an toàn trong thiên tai.
c) Tổ chức lực lượng y tế cơ động sẵn sàng tổ chức cấp cứu, vận chuyển người bị nạn, bị bệnh; trú trọng các khu vực dân cư dễ bị chia cắt khi mùa nước nổi;
e) Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, trực cấp cứu ngoại viện, trực hậu cần; duy trì nhiều hình thức thông tin liên lạc để không để xảy ra mất liên lạc trong thiên tai; tăng cường kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy, phương tiện PCCC, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn và những nơi có nguy cơ cháy nổ gây mất an toàn trong đơn vị.
3. Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh phòng chống đuối nước, dịch bệnh và tai nạn trong mùa mưa, lũ; huấn luyện cho nhân viên y tế và nhân dân biết cách cấp cứu đuối nước, xử trí cấp cứu khi bị rắn độc cắn ngay tại hiện trường; thực hiện ăn chín uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
4. Thực hiện tốt phương châm "Bốn tại chỗ" trong xử trí cấp cứu, vận chuyển thu dung, Điều trị và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện phục vụ sinh hoạt khác cho cơ sở khám, chữa bệnh. Trong trường hợp vượt khả năng của đơn vị cần báo cáo đề xuất kịp thời lên cấp trên trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời.
5. Tăng cường kết hợp quân dân y trong ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ cụ thể trước, trong và sau thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện trong chỉ huy Điều hành, phối hợp lực lượng trong các tình huống thiên tai; huấn luyện cho người dân biết tự chăm sóc và chăm sóc sức khỏe lẫn nhau trong thiên tai và tổ chức các chiến dịch truyền thông để người dân không chủ quan với thiên tai, thảm họa.
6. Chú trọng xây dựng phương án phân tán, sơ tán người dân ra khỏi vùng thiên tai đến nơi an toàn, thuận tiện cho việc cứu trợ và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người khuyết tật.
7. Sau khi nước rút, khẩn trương tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường; duy trì hoạt động các cơ sở y tế bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân không bị gián đoạn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |