Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 50/BNN-TCLN 2021 thực hiện Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây”
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 50/BNN-TCLN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 50/BNN-TCLN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 06/01/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 50/BNN-TCLN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Để triển khai kịp thời Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tổ chức “Tết trồng cây” xuân Tân Sửu năm 2021
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư và người dân đối với công tác phát triển rừng và trồng cây xanh; qua đó thấy rõ vai trò của việc trồng cây đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; tham gia tích cực trồng cây xanh, trồng rừng, phát huy truyền thống trồng cây do Bác Hồ khởi xướng là hành động thiết thực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Các Tỉnh, Thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị hiện trường trồng cây, trồng rừng năm 2021 của địa phương. Thời gian cao điểm tổ chức phát động, thực hiện “Tết trồng cây” đối với các tỉnh phía Bắc vào đầu xuân năm mới; đối với các tỉnh phía Nam vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19 tháng 5) nhưng kéo dài cả năm 2021, phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương, địa điểm cụ thể.
- Loài cây trồng thuộc Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp (tại Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các loài cây bản địa khác phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương.
- Chuẩn bị cây giống đủ số lượng, bảo đảm chất lượng; chủ động phòng chống rét, sương muối cho vườn ươm cây giống bằng cách che phủ rơm rạ, làm giàn che phủ lưới ni-lông; tưới rửa sương cho cây vào buổi sáng sớm (khi xuất hiện sương muối và băng giá); ưu tiên sản xuất các giống cây bản địa, các loài cây có năng suất, chất lượng cao, có tính chống chịu tốt phục vụ trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất quy mô lớn, trồng rừng gỗ lớn. Đối với những loài cây đã sản xuất được bằng phương pháp nuôi cấy mô, ưu tiên sử dụng để trồng rừng.
- Tiêu chuẩn cây giống trồng rừng, thực hiện đầy đủ các quy định giám sát chất lượng quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính. Tiêu chuẩn cây giống phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về cây giống đã được ban hành.
- Đẩy mạnh công tác trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi, những ngày thời tiết ấm có mưa ẩm để trồng cây, trồng rừng, đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao; không trồng rừng vào những đợt giá rét, sương muối hoặc những đợt khô hạn kéo dài.
- Khuyến khích, vận động, giao trách nhiệm cho các địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trồng cây xanh phân tán năm 2021 cao hơn ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Sau khi trồng, thực hiện chăm sóc, bảo vệ rừng và cây xanh trồng phân tán, chú ý phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây trồng, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng và nhân rộng điển hình những tổ chức, cá nhân làm tốt.
2. Triển khai Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025
Các Tỉnh, Thành phố chủ động xây dựng các chương trình, dự án nhằm triển khai Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:
a) Trồng các loài cây thân gỗ, cây lâu năm, cây đa mục tiêu, ưu tiên các loài cây bản địa. Đối tượng thực hiện chủ yếu là trồng cây xanh phân tán và một phần diện tích trồng rừng tập trung (gồm trồng rừng phòng hộ, trồng mới rừng sản xuất là rừng gỗ lớn, không tính diện tích trồng rừng thay thế và trồng lại rừng sản xuất sau khai thác gỗ), trong đó:
- Trồng cây xanh phân tán, gồm:
+ Cây xanh đô thị: Trồng hên đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác,...
+ Cây xanh nông thôn: Trồng trên đất vườn, ven đường, ven kênh mương, bờ vùng bờ đồng; khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu cụm công nghiệp; cây phòng hộ ngoài đồng ruộng và các mảnh đất nhỏ phân tán khác,...
- Trồng cây xanh tập trung, gồm:
+ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
+ Trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn).
+ Trồng mới rừng sản xuất với mục đích gỗ lớn.
b) Để triển khai các chương trình, dự án trồng cây xanh, các địa phương tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, trong đó xác định quy đất trồng rừng phòng hộ, đất trồng mới rừng sản xuất gỗ lớn; đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị và nông thôn,...; xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025 đế huy động nguồn vốn.
c) Căn cứ kết quả huy động nguồn vốn, bố trí nguồn lực, các Tỉnh, Thành phố xây dựng chương trình, dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện. Huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh, trong đó:
- Tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các Dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, trồng cây xanh.
- Kết hợp thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư công của nhà nước giai đoạn 2021-2025.
d) Tích cực huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Phát động phong trào thi đua như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, “Màu xanh cho tương lai”... để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.
e) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo “Đề án trồng một tỷ cây xanh góp phần phát triển bền vững đất nước, giai đoạn 2021-2025”. Ngày 11 tháng 12 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 8706/BNN-TCLN gửi các địa phương đề nghị cung cấp thông tin về tiềm năng và kế hoạch trồng cây xanh giai đoạn 2021-2025; tiếp theo, ngày 29 tháng 12 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 9241/BNN-TCLN gửi các địa phương đề nghị góp ý dự thảo Đề án. Đề nghị Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố khẩn trương cung cấp thông tin và tham gia góp ý theo các văn bản trên để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, triển khai thực hiện ngay trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
3. Tăng cường công tác bảo vệ rừng
- Nghiêm túc thực hiện đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên: quán triệt, phổ biến, giải thích để các tổ chức, cá nhân được giao rừng tự nhiên hiểu rõ chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; hành động nhất quán của các cấp, các ngành; đồng thời quan tâm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chủ rừng khi thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên.
- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, truy quét các tụ điểm phá rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp; kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và cây xanh; tuyên truyền và ngăn chặn các hoạt động “bẻ cành, hái lộc” đầu xuân, hành vi chặt cành, đào cây trong rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng tự nhiên, nhất là để chơi dịp Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi phá hại rừng, cây xanh.
- Kiểm tra, rà soát việc thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thực hiện công tác vệ sinh rừng, tu sửa hoặc làm mới đường băng cản lửa và có phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.
Đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng; phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng: có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái phép và cháy rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây