Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 421/BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch về vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 421/BNN-TCTL
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 421/BNN-TCTL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đào Xuân Học |
Ngày ban hành: | 18/02/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 421/BNN-TCTL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 421/BNN-TCTL | Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2006-2010 đã kết thúc. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, các tổ chức Chính trị xã hội, đặc biệt là sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế, sự tham gia tích cực của người dân và các thành phần kinh tế xã hội việc thực hiện Chương trình thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, việc cấp nước hợp vệ sinh đã đạt được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, mục tiêu về vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, hành vi vệ sinh an toàn, khai thác, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước, chất lượng nước và môi trường nông thôn, đặc biệt là vùng khó khăn, đối tượng nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT là một Chương trình mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Do ý nghĩa đặc biệt của Chương trình, Chính phủ đã cho phép tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 và 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, các nhà tài trợ đã có thư cam kết hỗ trợ ngành nước giai đoạn 2011-2015 khi Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2011-2015 là một chương trình độc lập như giai đoạn 2006-2010 (Thư ngày 02/12/2010 của AusAID và ngày 05/01/2010 của Đại sứ quán Đan Mạch).
Đại sứ quán Đan Mạch có thư số 104.Viet.814-300 ngày 08/02/2011 đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến góp ý Chương trình hỗ trợ không hoàn lại Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí khoảng 112 triệu USD.
Căn cứ Phiếu báo số 159/PB-VPCP ngày 09/02/2011 của Văn phòng Chính phủ và quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi nội dung Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được triển khai xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng cấp nước sạch & VSMTNT, những bài học thành công và chưa thành công trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới. Trong quá trình xây dựng Chương trình đã tham khảo kết quả cập nhật Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 và một số chương trình, dự án liên quan khác nhất là Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hội thảo xin ý kiến của các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương, các nhà khoa học, các thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trong đó có 4 nhà tài trợ đang thực hiện phương thức hỗ trợ hòa đồng ngân sách.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Cơ sở pháp lý
Chương trình MTQG NS&VSMTNT giai đoạn 2011-2015 được xây dựng trên các cơ sở pháp lý như sau:
1. Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
3. Chiến lược Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 5 năm 2011-2015.
5. Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Chương trình Quốc gia quản lý tổng hợp Tài nguyên nước.
6. Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các Chương trình MTQG năm 2011.
2. Thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Tính đến hết năm 2010, ước số dân nông thôn được sử dụng nước HVS là 83%, trong đó được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT là 42%. Khoảng 77% hộ gia đình có nhà tiêu, trong đó 60% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; 80% trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo, 82% trạm y tế xã, 48% chợ nông thôn, 72% UBND xã có nước sạch và công trình vệ sinh. Khoảng 45% hộ chăn nuôi và hầu hết trang trại chăn nuôi tập trung chất thải đã được thu gom và xử lý, 32% số xã và thị trấn có tổ thu gom rác thải.
Tập quán và hành vi vệ sinh lạc hậu của người dân đã và đang được cải thiện. Môi trường nhiều vùng nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực, nhiều làng xã văn hóa sức khỏe xuất hiện. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng lên, chất lượng cuộc sống, sức khỏe được cải thiện.
Việc tổ chức thực hiện Chương trình cũng có những kết quả, bài học tốt, từ công tác tổ chức, chỉ đạo, sự phối hợp của các ngành, các cấp; xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; trong đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng công trình; quản lý, khai thác và sử dụng; nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Tổng vốn dự kiến là 22.600 tỷ đồng, đã huy động được khoảng 20.700 tỷ đồng đạt được 91,6% (gấp 3 lần giai đoạn 1999-2005). Trong đó, có những nguồn chiếm vị trí rất quan trọng như nguồn tài trợ quốc tế, nguồn tín dụng ưu đãi.
Công tác truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Công tác giám sát đánh giá được quan tâm chỉ đạo, đã ban hành Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch & VMTNT thống nhất áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ năm 2008. Việc kiểm soát chất lượng nước, kiểm tra công tác sử dụng công trình nước sạch và nhà vệ sinh ở trường học, trạm y tế, chợ … có chuyển biến cả ở đơn vị cung cấp dịch vụ, cả ở cơ quan quản lý nhà nước.
Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế như WB, ADB, Unicef, DANIDA, Ausaid, Hà lan, Jica, DFID … và nhiều tổ chức phi chính phủ như Đông Tây hội ngộ, Childfun, Oxfam … trong hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực tài chính để thực hiện chương trình. Từ năm 2007, Chương trình áp dụng tiếp nhận viện trợ theo phương thức hỗ trợ hòa đồng ngân sách của nhà tài trợ DANIDA, Ausaid, Hà Lan và đã được triển khai có kết quả.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song hầu hết các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2006-2010 vẫn chưa đạt được trọn vẹn, nhất là chưa quan tâm đúng mức tới mục tiêu vệ sinh và môi trường. Công tác triển khai, tổ chức thực hiện cũng còn những hạn chế và thách thức, đó là:
- Việc tổ chức Ban Chỉ đạo ở một số địa phương hoạt động chưa thường xuyên, còn hình thức, sự phối hợp của 3 ngành Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Giáo dục & ĐT chưa chủ động và chặt chẽ, nhất là cán bộ y tế cấp tỉnh, huyện, xã và đặc biệt y tế thôn bản.
- Công tác triển khai thực hiện các văn bản pháp quy còn chậm so với quy định. Việc thực hiện quy trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch vẫn còn tư tưởng bao cấp phân bổ từ trên xuống, người dân vẫn chưa chủ động tham gia đầy đủ với tư cách vừa là người thực hiện, vừa là người được thụ hưởng kết quả. Công tác chuẩn bị đầu tư chậm, vẫn còn tình trạng sau khi có kế hoạch phân bổ vốn mới tiến hành lập dự án đầu tư, thiết kế dẫn đến nhiều công trình gần cuối năm mới thi công, giải ngân chậm.
- Vẫn còn một số công trình cấp nước tập trung chưa phát huy hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt động cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóa.
- Công tác truyền thông chưa tạo ra sự thay đổi lớn về hành vi của người dân trong sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường công cộng. Sự chuyển biến về xây dựng nhà tiêu hộ gia đình còn chậm, một bộ phận dân cư chưa chủ động đầu tư, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Cộng đồng chưa tham gia đầy đủ và chủ động vào các bước thực hiện chương trình.
- Sự phối hợp giữa các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ với các cơ quan quản lý chương trình trong thực hiện Chương trình còn chưa chặt chẽ.
3. Mục tiêu của Chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
Hiện thực hóa Chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020: Nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Về cấp nước:
95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT trở lên với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày.
- Về vệ sinh môi trường:
+ 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, trong đó 30% chuồng trại được xử lý bằng hầm Biogas.
+ Tất cả các trường học mầm non, phổ thông, trạm y tế xã, chợ, trụ sở xã ở nông thôn đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và được quản lý, sử dụng tốt.
+ 60% số xã được thu gom rác thải sinh hoạt.
+ Tiếp tục giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải các làng nghề.
- Về nhận thức và hành vi vệ sinh:
+ Ít nhất 80% người dân nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo được tiếp cận với các thông tin thúc đẩy vệ sinh hộ gia đình, bao gồm: các loại công trình nhà tiêu, cấp nước sạch và phương án tài chính phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng chi trả, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ 100% học sinh các trường mầm non, phổ thông tham gia các hoạt động tại trường học thúc đẩy vệ sinh an toàn.
4. Thời hạn và tiến độ thực hiện:
Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Địa bàn và phạm vi tác động của Chương trình:
Chương trình triển khai trên tất cả các vùng nông thôn cả nước, bao gồm cả các đô thị loại 5, tập trung ưu tiên các vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, vùng ô nhiễm, vùng khó khăn nguồn nước.
6. Xác định những nội dung, hoạt động của Chương trình:
- Cấp nước sinh hoạt nông thôn.
- Vệ sinh hộ gia đình nông thôn.
- Môi trường nông thôn.
- Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực về thể chế, phát triển công nghệ về cấp nước và vệ sinh nông thôn.
7. Các dự án của Chương trình:
7.1. Dự án Cấp nước sinh hoạt nông thôn
a. Mục tiêu:
95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60% lít/người/ngày.
b. Các tiểu dự án thành phần:
- Tiểu dự án 1: Cấp nước sinh hoạt nông thôn.
- Tiểu dự án 2: Cấp nước sinh hoạt cho vùng biển đảo.
- Tiểu dự án 3: Cấp nước sinh hoạt cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước: vùng núi cao, nhiễm mặn, ô nhiễm độc hại dioxin và các ô nhiễm độc hại khác.
- Tiểu dự án 4: Giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt.
c. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan quản lý, thực hiện các tiểu dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tiểu dự án 1, 2, 3. Bộ Quốc phòng thực hiện dự án cấp nước các đồn biên phòng kết hợp cụm dân cư thuộc tiểu dự án 3. Bộ Y tế thực hiện tiểu dự án 4. UBND các tỉnh tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.
7.2. Dự án Vệ sinh nông thôn
a. Mục tiêu:
- 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Tất cả các trường học: mầm non, phổ thông: trạm xá, chợ và trụ sở xã đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Nhà tiêu và công trình nước sạch được sử dụng, quản lý tốt.
b. Các dự án thành phần:
- Tiểu dự án 1: Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
- Tiểu dự án 2: Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế.
- Tiểu dự án 3: Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường mầm non, phổ thông.
- Tiểu dự án 4: Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trụ sở UBND xã và chợ nông thôn.
c. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế
- Cơ quan quản lý, thực hiện các tiểu dự án: Bộ Y tế thực hiện tiểu dự án 1 và 2; Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tiểu dự án 3; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tiểu dự án 4. UBND các tỉnh tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ.
7.3. Dự án Cải thiện môi trường nông thôn
a. Mục tiêu:
- 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, trong đó 30% chuồng trại được xử lý bằng hầm Biogas.
- 60% xã được thu gom rác thải sinh hoạt.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải các làng nghề.
b. Các dự án thành phần:
- Tiểu dự án 1: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
- Tiểu dự án 2: Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn.
- Tiểu dự án 3: Xử lý nước thải và chất thải làng nghề.
c. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.
7.4. Dự án nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực thể chế và phát triển công nghệ về cấp nước và vệ sinh nông thôn
a. Mục tiêu:
- 100% học sinh các trường mầm non, phổ thông được tham gia/ tiếp cận thông tin về sử dụng nước sạch, nhà tiêu HVS và có thói quen vệ sinh an toàn.
- 80% người dân nông thôn được tiếp cận thông tin về sử dụng nước sạch, nhà tiêu HVS, các hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng.
- Xây dựng và bổ sung các cơ chế, chính sách để thực hiện và vận hành phù hợp với cơ chế chung và tạo điều kiện thực hiện Chương trình hiệu quả bền vững.
b. Các dự án thành phần:
- Tiểu dự án 1: Thông tin – Giáo dục – Truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Tiểu dự án 2: Đào tạo, nâng cao năng lực.
- Tiểu dự án 3: Hoàn thiện hệ thống quản lý và thể chế Nhà nước về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tiểu dự án 4: Phát triển và chuyển giao công nghệ cấp nước và vệ sinh.
c. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan quản lý, thực hiện các tiểu dự án: Bộ Y tế thực hiện tiểu dự án 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tiểu dự án 2, 3, 4. UBND các tỉnh tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức chính trị - xã hội: Hội LHPN Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
8. Đối tượng hưởng thụ Chương trình:
Toàn bộ cư dân sống tại vùng nông thôn trên cả nước.
9. Tổng Kinh phí của Chương trình:
Tổng kinh phí dự kiến: 45.647,655 tỷ đồng
Chia theo dự án:
- Kinh phí thực hiện dự án 1: 23.053,861 tỷ đồng.
- Kinh phí thực hiện dự án 2: 7.785,557 tỷ đồng.
- Kinh phí thực hiện dự án 3: 12.548,112 tỷ đồng.
- Kinh phí thực hiện dự án 4: 2.260,125 tỷ đồng.
Chia theo nguồn vốn:
- Đầu tư phát triển: 41.926,407 tỷ đồng
+ Nước sạch: 23.053,861 tỷ đồng.
+ Vệ sinh & môi trường: 18.872,546 tỷ đồng.
- Sự nghiệp kinh tế: 3.721,248 tỷ đồng.
10. Các giải pháp thực hiện chương trình:
a) Giải pháp huy động vốn, kinh phí:
Tổng vốn dự kiến huy động trong Chương trình giai đoạn 2011-2015 là: 45.647,655 tỷ đồng, trong đó bố trí huy động các nguồn vốn như sau:
- Ngân sách TW: 8.900 tỷ đồng chiếm 19,5%.
- Viện trợ quốc tế: 8.900 tỷ đồng chiếm 19,5%.
- Ngân sách địa phương: 4.516 tỷ đồng chiếm 10%.
- Tín dụng ưu đãi: 15.000 tỷ đồng chiếm 33%.
- Vốn của dân tham gia: 4.631 tỷ đồng chiếm 10%.
- Tư nhân tham gia đầu tư: 3.700 tỷ đồng chiếm 8%.
b) Giải pháp về nguồn nhân lực, khoa học – công nghệ:
Về nguồn nhân lực:
Các nhóm cần thiết được đào tạo nâng cao năng lực bao gồm: cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp, cộng tác viên cơ sở đến các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ. Lưu ý, đảm bảo cơ hội được tham gia đào tạo nâng cao năng lực của cả nam và nữ.
Nội dung đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng từ phổ biến, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp quy, hướng dẫn khoa học công nghệ, quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch, quản lý dự án, công tác truyền thông và quản lý vận hành các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến các lớp tập huấn cho cộng tác viên cơ sở.
Áp dụng nhiều hình thức đào tạo như: tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo, tư vấn lưu động …. Sử dụng phương pháp đào tạo tích cực, lấy học viên làm trung tâm.
Về Khoa học, công nghệ:
- Cấp nước
Tập trung tìm những giải pháp công nghệ kỹ thuật phù hợp và hiệu quả, trọng tâm ở các vùng đặc biệt khó khăn, hạn hán, lũ lụt, nhiễm phèn, nhiễm mặn, vùng đá vôi …. Đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vừng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên tìm kiếm và tận dụng các nguồn nước ổn định đối với các vùng đặc biệt khó khăn (như vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, núi cao, hải đảo …); cấp nước tập trung cho những vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp và mở rộng các công trình cấp nước hiện có, đảm bảo chất lượng nước.
- Vệ sinh
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tập quán từng địa phương để quyết định lựa chọn xây dựng loại nhà tiêu nào cho phù hợp. Những nơi thuận lợi nguồn nước khuyến khích xây dựng loại nhà tiêu dội nước, những nơi nguồn nước và điều kiện địa lý khó khăn khuyến khích xây dựng loại nhà tiêu khô.
- Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi và làng nghề
Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi: tập trung chủ yếu vào xử lý chất thải chăn nuôi gia súc với công nghệ truyền thống và các trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp nên xây hầm Biogas.
Công nghệ xử lý chất thải làng nghề: tập trung chủ yếu vào xử lý chất thải làng nghề chế biến lương thực và thực phẩm với công nghệ truyền thống, hiện đại.
- Công nghệ thu gom và xử lý rác thải
Ưu tiên công nghệ truyền thống nhỏ lẻ, hộ gia đình tự thu gom, phân loại và xử lý tại chỗ; chất thải hữu cơ ủ làm phân bón; chất thải rắn khác tự chôn lấp hoặc vận chuyển đổ ra bãi chôn lấp tập trung. Từng bước áp dụng công nghệ thu gom, xử lý chất thải rắn tập trung với quy mô phù hợp.
c) Giải pháp về vật tư, nguyên nhiên liệu:
Đẩy mạnh sản xuất, sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và thiết bị tại chỗ nhằm hạ giá thành, tạo việc làm cho người dân; từng bước hình thành hệ thống dịch vụ cung cấp các loại nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị, đường ống, phụ kiện, các loại hóa chất sử dụng xử lý nước … phù hợp với đặc điểm địa hình, kinh tế … của từng vùng.
Khai thác và sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ trong xây dựng các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi HVS.
d) Các cơ chế, chính sách đặc thù cần ban hành:
- Xây dựng cơ chế, chính sách mới
+ Cơ chế lồng ghép tài chính các chương trình đầu tư, sử dụng các nguồn kinh phí khác nhau trong lĩnh vực cấp nước & VSMTNT.
+ Quản lý khai thác, vận hành và bảo vệ công trình cấp nước tập trung nông thôn phát triển bền vững.
+ Phí thu gom và xử lý chất thải, nước thải nông thôn.
+ Xử phạt hành chính trong cấp nước & VSMTNT.
+ Thông tư hướng dẫn Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/11/2009 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.
- Chỉnh sửa văn bản hiện hành
+ Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình giai đoạn 2011-2015.
+ Chỉnh sửa Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
đ) Những nội dung hoạt động, dự án và cơ chế lồng ghép với các hoạt động của Chương trình MTQG khác trên cùng địa bàn.
- Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới.
- Chương trình MTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chương trình hỗ trợ Giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
11. Phối hợp với các Chương trình, dự án khác cùng mục tiêu.
Để tránh trùng lặp với các Chương trình, dự án khác, Chương trình xác định phương châm thực hiện đối với những nội dung hoạt động, dự án về cấp nước sạch & VSTNT trên cùng địa bàn là ưu tiên sử dụng nguồn vốn của các Chương trình, dự án khác để thực hiện mục tiêu, nếu địa phương không sử dụng nguồn vốn của các Chương trình, dự án khác thì sẽ xem xét để sử dụng nguồn vốn của Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT.
Việc lồng ghép được áp dụng thông qua việc phê duyệt quy hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm.
12. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình
Thực hiện theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tăng cường dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát, đánh giá các hoạt động của Chương trình tại địa phương.
13. Chế độ thu thập thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
Chương trình được kiểm tra, giám sát và đánh giá theo Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá ban hành tại Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT với 14 chỉ số, trong đó có 8 chỉ số cấp ngành và 6 chỉ số cấp Chương trình.
Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết). Đánh giá định kỳ được tiến hành theo 2 giai đoạn, cụ thể:
- Đánh giá giữa kỳ: được tiến hành vào cuối năm 2013 nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết.
- Đánh giá kết thúc: được tiến hành ngay sau khi kết thúc Chương trình vào cuối năm 2015 nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện rút kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở lập báo cáo kết thúc.
Hàng năm, thực hiện chế độ kiểm toán theo quy định đối với việc sử dụng các nguồn vốn của Chương trình.
14. Tổ chức Chương trình
a. Cấp Trung ương
- Thành lập Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng ban; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT làm phó ban thường trực; lãnh đạo các Bộ; Y tế, Tài nguyên và môi trường làm phó ban, thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và đơn vị liên quan.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo.
- Quy chế hoạt động của Ban do Trưởng ban quyết định ban hành.
- Giúp việc Ban Chỉ đạo có Văn phòng thường trực đặt tại Bộ Nông nghiệp và PTNT và bộ phận chuyên trách đặt tại Bộ Y tế. Quy chế hoạt động của Văn phòng thường trực và bộ phận chuyên trách do Trưởng ban Chỉ đạo quyết định, ban hành.
b. Cấp địa phương.
- Thành lập Ban Chỉ đạo do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban; thành viên của Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể và đơn vị liên quan cấp tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Giúp việc Ban Chỉ đạo có Văn phòng thường trực tại Sở Nông nghiệp và PTNT do Trưởng ban Chỉ đạo quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động.
Để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ nhằm thực hiện đạt các mục tiêu thiên niên kỷ; mục tiêu Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2011-2015.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |