Công văn 2997/LĐTBXH-BTXH 2020 cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 2997/LĐTBXH-BTXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2997/LĐTBXH-BTXH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/08/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 2997/LĐTBXH-BTXH
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 2997/LĐTBXH-BTXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai ngày 15/5/2020, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân và chủ động trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra trong năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
1. Theo dõi chặt chẽ các diễn biến thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác để kịp thời hướng dẫn người dân phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh.
2. Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và chuẩn bị phương án cứu trợ thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện của địa phương; huy động nguồn lực tại chỗ cứu trợ kịp thời hỗ trợ dân sinh, ổn định đời sống trước, trong và sau thiên tai; hướng dẫn nhân dân chủ động gia cố nhà cửa, dự phòng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các vật dụng thiết yếu khác khi mùa mưa bão đến.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại về: Người chết, người mất tích, người bị thương; nhà đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng và tình hình thiếu lương thực, nhu yếu phẩm sinh hoạt (Theo Phụ lục 1 kèm theo) báo cáo cơ quan có trách nhiệm, kịp thời hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó, ưu tiên nhóm đối tượng là người có công, gia đình chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng trợ giúp xã hội khác.
Trường hợp thiên tai trên diện rộng, vượt quá khả năng huy động nguồn lực của địa phương, thì tổng hợp, báo cáo liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cứu trợ, bảo đảm không để người dân nào bị đói, không người dân nào không có nhà ở (Theo Phụ lục 2 kèm theo).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung trên và tổng hợp tình hình thiệt hại, kết quả hỗ trợ sau mỗi đợt thiên tai về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây