Công văn 2155/BTNMT-TCMT 2022 Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2155/BTNMT-TCMT

Công văn 2155/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2155/BTNMT-TCMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:27/04/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

tải Công văn 2155/BTNMT-TCMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 2155/BTNMT-TCMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 2155/BTNMT-TCMT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 2155/BTNMT-TCMT
V/v: Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TN&MT

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2022

 

 

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Ngày 08 tháng 3 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (tại các Quyết định số 318/QĐ-TTg và Quyết định số 320/QĐ-TTg).

Để triển khai thực hiện các Quyết định nói trên, đồng thời đảm bảo tiến độ và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đạt mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

Trong quá trình triển khai thực hiện hướng dẫn, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề nghị quý Cơ quan gửi văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Vụ Quản lý chất lượng môi trường, Tổng cục Môi trường, địa chỉ liên hệ: Phòng B308, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCMT(06).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

 

 

HƯỚNG DẪN 
THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI/XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI/HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Công văn số 2155/BTNMT-TCMT ngày 27 tháng 04 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

Phần I.

NGUYÊN TẮC CHUNG

 

1. Bám sát các yêu cầu, nội dung tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ1 trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện 02 Tiêu chí môi trường/Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm và Tiêu chí chất lượng môi trường sống trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thẩm quyền và phân công của Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 20252, trong đó tập trung hướng dẫn thực hiện, đánh giá các Tiêu chí môi trường/Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm và Tiêu chí chất lượng môi trường sống (theo nguyên tắc dẫn chiếu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành).

3. Kế thừa, phát huy các thành tựu, kết quả đạt được và khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng của giai đoạn 2010 - 2020, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn nhằm đạt mục tiêu xây dựng hạ tầng kinh tế nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV và Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của nội dung môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia từ cấp xã đến cấp huyện và theo 02 mức độ đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

5. Trên cơ sở triển khai thực hiện tại các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 

 

Phần II.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

1. Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 3

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu theo vùng

Cơ quan được phân công hướng dẫn (theo Công văn số 1522/BNN-VPĐP)

Trung du miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

 

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn

Xã không thuộc khu vực III

≥45%

≥30%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥40% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45%

(≥20% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45%

(≥25% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥30%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45% (≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xã khu vực III4

≥20%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥40% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥35%

(≥15% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥35%

(≥20% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥20%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45% (≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

≥95%

≥90%

100%

≥95%

≥95%

≥90%

100%

≥95%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥2m2/ người

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố chỉ tiêu cụ thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17.5. Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc

Bộ Xây dựng; Bộ Y tế

 

 

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥80%

≥70%

≥90%

≥75%

≥75%

≥70%

≥90%

≥85%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch3

≥85%

≥70%

≥90%

≥85%

≥85%

≥70%

≥90%

≥70%

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng dẫn nội dung “đảm bảo 3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ)

 

 

17.9. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

≥70%

≥60%

≥80%

≥70%

≥75%

≥60%

≥80%

≥70%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

17.10. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥50%

≥30%

≥65%

≥50%

≥50%

≥30%

≥65%

≥50%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

            2. Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn đánh giá

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (BVMT)

1. Đối tượng/phạm vi

- “Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh5.

- “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn”6.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

(1) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường:

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch7.

- Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cam kết BVMT, kế hoạch BVMT, Đề án BVMT được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có Báo cáo ĐTM; Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường được cấp có thẩm quyền cấp/tiếp nhận theo quy định8.

- Có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định9.

- Chất thải rắn (CTR), chất thải nguy hại (CTNH) được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định10.

- Nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định11.

- Quản lý bụi, khí thải theo quy định12.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp Luật BVMT về thuế, phí, lệ phí.

- Ngoài ra, đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng:

+ Quy định về quản lý nhà nước hoạt động thủy sản13.

+ Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản theo quy định14.

+ Đáp ứng yêu cầu theo các quy định về điều kiện nuôi thủy sản như: QCVN 02-22:2015/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và BVMT; QCVN 02-19:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, BVMT và an toàn thực phẩm; QCVN 01- 80:2011/BNNPTNT - Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - Điều kiện vệ sinh thú y15...

(2) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường16:

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch (nếu có)17.

- Có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định18.

- CTR, CTNH được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định19.

- Nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định20.

- Quản lý bụi, khí thải theo quy định21.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp Luật BVMT về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

(3) Đối với làng nghề được công nhận :

- Có Quyết định công nhận làng nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt22.

- Có phương án BVMT làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt23.

- Có tổ chức tự quản về BVMT24.

- Có hạ tầng về BVMT làng nghề25, bao gồm:

+ Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề.

+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT.

+ Có điểm tập kết CTR đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT; khu xử lý CTR (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý CTR hoặc có phương án vận chuyển CTR đến khu xử lý CTR nằm ngoài địa bàn.

+ Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT. Công trình BVMT của cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định26;

+ Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BVMT năm 2020 và tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền27.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường (yêu cầu bắt buộc đạt 100%); cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường (không bao gồm cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế) và trong cụm công nghiệp.

- Không thống kê số lượng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp (được đưa vào đánh giá ở cấp huyện).

- Thống kê số lượng làng nghề được công nhận (bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề).

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT (%) = Số cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT / Tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề trên địa bàn x 100% (Tỷ lệ % và số lượng cụ thể).

1. Hồ sơ minh chứng đối với mục (1) và (2)

- Danh mục cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản (địa chỉ, loại hình/quy mô sản xuất.

- Quyết định phê duyệt hồ sơ môi trường (nếu có).

- Các hồ sơ minh chứng kết quả thực hiện công tác BVMT của cơ sở (nếu có)).

2. Hồ sơ minh chứng đối với mục (3)

- Văn bản công nhận làng nghề.

- Văn bản phê duyệt phương án BVMT làng nghề.

- Có/không có hạ tầng BVMT.

- Có/không có tổ chức tự quản BVMT làng nghề.

- Hồ sơ hạ tầng BVMT.

17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

1. Đối tượng/phạm vi

- Cảnh quan không gian xanh: Đường xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn và các khu vực công cộng trồng cây xanh, cây bóng mát (chi tiết đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chỉ tiêu số 17.4).

- Cảnh quan không gian sạch: Đường trục thôn, liên thôn được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý28; kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang, kè bờ; không có hiện tượng tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung và rác thải dưới kênh mương thoát nước.

- Cảnh quan không gian đẹp: Đường trục thôn, liên thôn được trồng hoa hoặc cây cảnh; tỷ lệ hộ gia đình chỉnh trang nhà ở, cải tạo vườn tạp.

- An toàn: Hệ thống thoát nước được xây dựng đảm bảo an toàn cho người dân theo quy định29; khu vực, công trình công cộng có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cần được cảnh báo và thực hiện các biện pháp quản lý; có kế hoạch và thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường thường xuyên, định kỳ30.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

Có phương án và tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế, sinh thái, văn hóa của địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, lồng ghép trong quy ước, hương ước, cụ thể:

(1) Đối với hệ thống cây xanh

- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cây xanh (gồm cả cây bóng mát, cây cảnh, cây hoa và thảm cỏ...) đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

+ Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; không gian xanh, bao gồm không gian xanh tự nhiên (rừng, đồi, núi, thảm thực vật ven sông, hồ và ven biển) và không gian xanh nhân tạo (công viên, vườn hoa, mặt nước...) phải được gắn kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn; kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây phòng hộ chống cát ven biển, cây chống xói mòn để tạo thành một hệ thống cây xanh trong xã.

+ Ưu tiên sử dụng các loại cây xanh bản địa, đặc trưng vùng miền và phù hợp với khu vực nông thôn, bảo vệ được các cây quý hiếm, cây cổ thụ có giá trị. Việc trồng cây không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các công trình công cộng (không trồng cây dễ đổ, gãy); không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường (không tiết ra chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người); không trồng các loài cây thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo quy định31.

+ Ưu tiên trồng cây xanh ở các địa điểm công cộng như: Trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa thể thao, các chợ, cửa hàng dịch vụ...

(2) Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái

Hệ thống ao, hồ sinh thái trong khu dân cư đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

- Tạo mặt bằng thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp.

- Có khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản, tạo nguồn lợi kinh tế (nếu có).

- Nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường; có rào chắn, biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người dân.

- Các đoạn sông, kênh, rạch trong xã không có mùi hôi thối, không ứ đọng rác thải; không có tên trong danh sách khu, điểm ô nhiễm môi trường do UBND tỉnh phê duyệt.

(3) Đối với đường làng ngõ xóm

- Các tuyến đường đã được betong hóa hoặc rải cấp phối, đảm bảo không lầy lội khi có mưa.

- Đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong xã và các hộ gia đình.

- Các hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh. Hàng rào bằng cây phải được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường gây cản trở giao thông.

- Các tuyến đường trong xã thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường và không xả rác bừa bãi không đúng vị trí tập kết theo quy định.

- Tổ chức thu dọn vệ sinh, rác thải định kỳ (có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định).

(4) Đối với khu vực công cộng32

- Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông, công viên, khu vui chơi, giải trí, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà...) không có hiện tượng xả nước thải, CTR không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

- Đối với khuôn viên trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa thôn, xóm phải được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, quy hoạch trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh an toàn.

- Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng.

- Tăng cường cải tạo ao, hồ, khu vực công cộng... thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.

1. Phương pháp đánh giá

- Số km đường xã. liên xã, đường trục thôn, liên thôn và các khu vực công cộng được trồng hoa, cây bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ... và được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý.

- Số km kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang, kè bờ.

- Diện tích trồng cây xanh ≥2m2/người.

- ≥70% số hộ gia đình có diện tích trồng cây xanh thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh.

1. Hồ sơ minh chứng

- Văn bản về quy hoạch có liên quan.

- Quy ước, hương ước có nội dung về BVMT (nếu có).

- Quy định/quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng; kế hoạch vệ sinh môi trường định kỳ.

- Báo cáo kết quả thực hiện, bao gồm số liệu chi tiết.

- Hình ảnh minh họa kèm theo.

17.6. Tỷ lệ CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải33.

- CTR sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người34.

- CTR không nguy hại (CTR thông thường) là CTR không thuộc danh mục CTNH hoặc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH35.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định (do người dân tự thu gom, xử lý hoặc/và do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý):

+ Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt36.

+ Xử lý CTR sinh hoạt37.

- CTR không nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định:

+ Phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTR công nghiệp thông thường38.

+ Xử lý CTR công nghiệp thông thường39.

+ Chất thải xây dựng40.

+ Phụ phẩm nông nghiệp41.

- UBND xã có tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại đến nhà máy xử lý hoặc bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra thực tế: Khảo sát các đường chính, các khu thương mại, các công viên, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng đảm bảo.

- Thống kê số hộ gia đình đăng ký thực hiện xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn.

- Thống kê khối lượng CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn.

2. Phương pháp xác định

- Tỷ lệ rác sinh hoạt trên địa bàn được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng số hộ tham gia mạng lưới thu gom rác/ Tổng số hộ hiện có trên địa bàn x 100%.

- Tỷ lệ CTR không nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng CTR không nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng CTR không nguy hại phát sinh trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý chất thải CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại bao gồm: khối lượng CTR phát sinh, biện pháp thu gom, xử lý, đơn vị thu gom, xử lý.

17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng và CTR y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR y tế và CTR y tế nguy hại42, bao gồm43:

+ Chất thải y tế thông thường.

+ CTNH không lây nhiễm.

+ Chất thải lây nhiễm.

- Bao bì thuốc BVTV44.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Thu gom, xử lý CTR y tế theo quy định45:

+ Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, CTR sinh hoạt và được quản lý như đối với CTR công nghiệp thông thường.

+ Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với CTR công nghiệp thông thường và CTR sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.

- Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định46.

1. Phương pháp đánh giá

- Đối với CTR y tế: Thống kê khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn.

- Đối với bao gói thuốc BVTV: Thống kê khối lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh tại các khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

2) Cách xác định

- Tỷ lệ chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn x 100%.

- Tỷ lệ bao gói thuốc BVTV trên địa bàn thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV trên địa bàn được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh tế trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/ Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý CTR y tế, bao gồm: Danh sách bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn khối lượng CTR phát sinh, biện pháp thu gom, xử lý, đơn vị thu gom, xử lý.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV.

17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

1. Đối tượng/phạm vi

- Nhà tiêu.

- Nhà tắm.

- Thiết bị chứa nước sinh hoạt.

- Đảm bảo 3 sạch, bao gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động (Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn nội dung này).

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh) với các nội dung chính sau:

+ Được xây dựng khép kín; chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường; không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không gây mùi hôi, khó chịu.

+ Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn).

- Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:

+ Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che.

+ Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.

- Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:

+ Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

+ Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền, khuyến khích sử dụng bể chứa nước được xây bằng gạch hoặc bê tông; lu, sành, khạp, chum, vại; dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.

+ Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.

+ Vệ sinh bể trữ, lu vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê hộ có và chưa có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (%) = Số hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch / Tổng số hộ dân trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Danh sách hộ có và chưa có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau47:

+ CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế.

+ Chất thải thực phẩm.

+ CTR sinh hoạt khác.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTR sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thực hiện quản lý như sau48:

+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

+ CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.

+ Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.

+ CTR sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển CTR sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt49.

- UBND xã tổ chức triển khai hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn theo quy định50, trong đó UBND xã hướng dẫn cụ thể việc phân loại thông qua tuyên truyền, vận động hoặc đưa vào quy ước, hương ước của địa phương.

1. Phương pháp đánh giá

- Số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã (không bao gồm phường, thị trấn).

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn (%) = Số hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn / Tổng số hộ dân trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Báo cáo kết quả thực hiện, kèm theo số liệu chi tiết.

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

1. Đối tượng/phạm vi

- Chất thải nhựa51, bao gồm:

+ Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường52.

+ Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp CTR)53.

- Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa54:

+ Từ hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (nếu có).

+ Từ hoạt động kinh tế trên biển (du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản...) (nếu có).

+ Tự hoạt động sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình, cá nhân, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và từ các khu vực công cộng.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định55:

+ Tổ chức, cá nhân không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

+ Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật; chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.

+ Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ biển, từ hoạt động kinh tế trên biển (kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản...) phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định (áp dụng đối với danh mục A.3. Bao bì nhựa tại Phụ lục 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT)56.

+ Có xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoặc mô hình thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hướng dẫn, tuyên truyền vận động người dân thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa.

1. Phương pháp đánh giá

- Chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn theo các nguồn được nêu tại mục 1.

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý (%) = Khối lượng chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Báo cáo kết quả thực hiện, kèm số liệu chi tiết.

 

Ghi chú:

- UBND xã tự đánh giá mức độ đạt được, có tham khảo và thống nhất với các đơn vị có liên quan (Phòng TN&MT huyện, thị xã, thành phố; Phòng NN&PTNT huyện/Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố; Trạm Y tế xã; Tổ, đội thu gom rác...) và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

- UBND huyện thẩm tra kết quả/báo cáo của UBND xã.

 

 

Phần III.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

1. Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 57

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu theo vùng

Cơ quan được phân công hướng dẫn (theo Công văn số 1522/BNN-VPĐP)

Trung du miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

 

17

Môi trường

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥90%

≥80%

≥98%

≥85%

≥85%

≥80%

≥98%

≥95%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

≥40%

≥25%

≥50%

≥40%

≥40%

≥30%

≥50%

≥35%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥50%

≥50%

≥50%

≥50%

≥50%

≥50%

≥50%

≥50%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

≥80%

≥80%

≥80%

≥80%

≥80%

≥80%

≥80%

≥80%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

≥85%

≥75%

≥95%

≥85%

≥90%

≥75%

≥95%

≥85%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

UBND cấp tỉnh quy định cụ thể

Bộ Xây dựng

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

≥5%

≥5%

≥10%

≥5%

≥5%

≥5%

≥10%

≥10%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥4m2/ người

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố chỉ tiêu cụ thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥85%

≥50%

≥90%

≥70%

≥70%

≥50%

≥90%

≥70%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

18

Chất lượng môi trường sống

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

Xã không thuộc khu vực III

≥55%

≥35%

≥65%

≥55%

≥50%

≥35%

≥65%

≥55%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xã khu vực III

≥25%

≥65%

≥40%

≥40%

≥25%

≥65%

≥55%

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

Xã không thuộc khu vực III

≥60 lít

≥60 lít

≥80 lít

≥60 lít

≥60 lít

≥60 lít

≥80 lít

≥60 lít

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xã khu vực III

≥40 lít

≥80 lít

≥50 lít

≥50 lít

≥40 lít

≥80 lít

≥60 lít

18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

Xã không thuộc khu vực III

≥35%

≥25%

≥45%

≥30%

≥30%

≥25%

≥40%

≥40%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xã khu vực III

≥20%

≥45%

≥25%

≥25%

≥20%

≥40%

≥40%

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm

UBND cấp tỉnh quy định cụ thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch

≥95%

≥80%

100%

≥95%

≥95%

≥80%

100%

≥80%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

            2. Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn đánh giá

17

Môi trường

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về BVMT

1. Đối tượng/phạm vi

- Khu kinh doanh, dịch vụ (nếu có);

- Khu chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm); khu nuôi trồng thủy sản (nếu có).

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

Có hạ tầng kỹ thuật BVMT, bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc môi trường và công trình BVMT khác58, cụ thể:

- Có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung.

- Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định59.

- Có công trình BVMT theo quy định, bao gồm60:

+ Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, CTR và CTNH.

+ Công trình thu gom, lưu giữ CTR là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ CTR thông thường, CTR nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển CTR đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế.

+ Công trình BVMT khác.

1. Phương pháp đánh giá

- Có/không có hạ tầng kỹ thuật về BVMT.

1. Hồ sơ minh chứng

- Hồ sơ về hệ thống thu gom, thoát nước mưa;

- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (số liệu quan trắc môi trường);

- Hồ sơ công trình BVMT được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.2 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới

17.3. Tỷ lệ CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn được thu gom và xử lý theo quy định

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.6 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

1. Đối tượng/phạm vi

- Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác 61.

- Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...62

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- BVMT đối với hộ gia đình63:

+ Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định.

- Biện pháp phù hợp bao gồm: Bể tự hoại, bể lọc kỵ khí có vách ngăn, bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên; hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ ổn định; bãi lọc trồng cây; bể phản ứng theo mẻ, các công nghệ khác64.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê số hộ gia đình thực hiện và chưa thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả.

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng các biện pháp, công trình phù hợp (%) = Tổng số hộ thực hiện thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp / Tổng số hộ trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Danh sách các hộ gia đình thực hiện và chưa thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả (bao gồm: tên, địa chỉ; khối lượng nước thải phát sinh tính theo ngày đêm; công trình/biện pháp xử lý đã triển khai).

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.11 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới

17.6. Tỷ lệ CTR nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về BVMT

1. Đối tượng/phạm vi

- CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác65.

- CTR nguy hại tại chỉ tiêu này gồm: CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong sinh hoạt hộ gia đình, tổ chức; không bao gồm chất thải y tế nguy hại và bao gói thuốc BVTV.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định:

+ Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về BVMT66.

+ Thực hiện theo quy định về quản lý CTNH67.

- Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định68.

- Thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh69.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê khối lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn.

2. Phương pháp xác định

- Tỷ lệ CTR nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng CTR nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý chất thải CTR nguy hại bao gồm: khối lượng CTR phát sinh, biện pháp thu gom, xử lý, đơn vị thu gom, xử lý.

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

1. Đối tượng/phạm vi

- Hỏa táng (bao gồm cả điện táng) là thực hiện việc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao70.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể:

- Phải được thực hiện tại cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng71.

1. Phương pháp xác định

Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (%) = Số ca hỏa táng / Số ca tử vong trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Báo cáo về việc thực hiện hình thức hỏa táng trên địa bàn (có số liệu cụ thể).

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.12 thuộc Bộ tiêu chí xã NTM

18

Chất lượng môi trường sống

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.8 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp CTR sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường

1. Đối tượng/phạm vi

- Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt (nếu có).

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt đang hoạt động phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định72.

- Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp CTR sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về BVMT73.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê số lượng bãi chôn lấp CTR sinh hoạt đang hoạt động trên địa bàn.

- Thống kê số lượng bãi chôn lấp CTR sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp CTR sinh hoạt không hợp vệ sinh hiện có.

2. Phương pháp xác định

- Tỷ lệ bãi chôn lấp CTR sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường (%) = Tổng số bãi chôn lấp CTR sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường / Tổng số bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hiện có trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Báo cáo về quản lý các bãi chôn lấp trên địa bàn gồm: Danh sách, biện pháp quản lý, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

 

Ghi chú:

- UBND xã tự đánh giá mức độ đạt được, có tham khảo và thống nhất với các đơn vị có liên quan (Phòng TN&MT huyện, thị xã, thành phố; Phòng NN&PTNT huyện/Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố; Trạm Y tế xã; Tổ, đội thu gom rác...) và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

- UBND huyện thẩm tra kết quả/báo cáo của UBND xã.

 

 

Phần IV.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

1. Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 74

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan được phân công hướng dẫn (theo Công văn số 1522/BNN-VPĐP)

7

Môi trường

7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥40%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên

≥01 mô hình

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp 74

≥01 công trình

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥2m2/người

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥50%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8

Chất lượng môi trường sống

8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

Bộ NNPTNT công bố chỉ tiêu cụ thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥35%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

            2. Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn đánh giá

7

Môi trường

7.1. Hệ thống thu gom, xử lý CTR trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về BVMT; tỷ lệ CTR sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải75.

- CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác76.

- CTR sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người77.

+ CTR thông thường là CTR không thuộc danh mục CTNH hoặc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH78.

- Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm CTNH, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và CTR công nghiệp thông thường79.

- CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác80; CTNH bao gồm:

+ Chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại81, bao gồm82: Chất thải y tế thông thường; CTNH không lây nhiễm; chất thải lây nhiễm.

+ Bao gói thuốc BVTV83.

- Hệ thống thu gom, xử lý CTR bao gồm:

+ Tổ, đội thu gom, vận chuyển.

+ Thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển.

+ Các điểm tập kết, trạm trung chuyển84 (nếu có).

+ Bãi chôn lấp, khu xử lý CTR tập trung85 (nếu có).

- Chôn lấp trực tiếp là việc chôn lấp chất thải sinh hoạt không qua các công đoạn xử lý chất thải (bao gồm cả sơ chế, tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng) tại các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh86 “được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành hợp kỹ thuật vệ sinh để chôn lấp CTR”.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đúng quy định đối với CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn:

+ Phân loại, lưu giữ, chuyển giao, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt87.

+ Yêu cầu kỹ thuật về BVMT đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển CTR sinh hoạt88.

+ Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển89.

- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đúng quy định đối với CTR công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn:

+ Phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý90.

+ Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển91.

- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đối với CTNH phát sinh trên địa bàn:

+ Phân định, phân loại CTNH92.

+ Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTNH (thiết bị, khu vực lưu chứa)93, trong đó bao gồm thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và CTR y tế theo quy định94.

- Phương tiện vận chuyển CTNH95.

- Bãi chôn lấp chất thải, khu xử lý CTR tập trung:

+ Bãi chôn lấp CTR (nếu có) phải tuân thủ tiêu chuẩn/quy chuẩn xây dựng Việt Nam về bãi chôn lấp CTR; nước thải từ bãi chôn lấp phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp (QCVN 25:2009/BTNMT)96.

+ Đóng bãi chôn lấp CTR sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động97.

+ Khu xử lý CTR tập trung (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu sau:

* Nằm trong quy hoạch tỉnh98.

* Có Báo cáo ĐTM; Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường được cấp có thẩm quyền cấp/tiếp nhận theo quy định99.

* Lò đốt CTR công nghiệp thông thường (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTR công nghiệp (QCVN 30:2012/BTNMT).

* Lò đốt CTR y tế (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTR y tế (QCVN 02:2012/BTNMT), không sử dụng để đốt CTR công nghiệp và sinh hoạt.

* Lò đốt CTR sinh hoạt (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTR sinh hoạt (QCVN 61- MT:2016/BTNMT), không sử dụng để đốt CTR công nghiệp và y tế.

1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra hệ thống thu gom, vận chuyển trên địa bàn.

- Kiểm tra hệ thống xử lý chất thải hiện có (quy mô, công suất, tình trạng hoạt động).

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ CTR sinh hoạt chôn lấp trực tiếp (%) = Khối lượng CTR sinh hoạt chôn lấp trực tiếp / Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Đề án/kế hoạch quản lý CTR trên địa bàn huyện kèm theo Quyết định phê duyệt.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc Giấy xác nhận kế hoạch BVMT, hoặc hồ sơ tương đương theo quy định của pháp luật về BVMT đối với khu xử lý CTR trên địa bàn huyện (Bãi chôn lấp CTR; Lò đốt CTR công nghiệp; Lò đốt CTR y tế; Lò đốt CTR sinh hoạt).

- Quyết định thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc Hợp đồng dịch vụ thu gom đối với đơn vị có chức năng.

7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.11 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và chỉ tiêu 17.5 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1) Phương pháp đánh giá

- Số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện.

2) Phương pháp xác định

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn (%) = Số hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn / Tổng số hộ dân trên địa bàn huyện x 100%.

7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp

1. Đối tượng/phạm vi

- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất từ 200 3/ngày đêm trở lên; đảm bảo vị trí của trạm/nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đi vào hoạt động ổn định 1 năm trở lên.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;

+ Các công nghệ áp dụng để thực hiện xử lý nước thải100: Bể tự hoại; bể lọc kỵ khí có vách ngăn; bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên; hồ kỵ khí, hồ hiếu - kỵ khí, hồ ổn định; bãi lọc trồng cây; bể phản ứng theo mẻ; các công nghệ khác.

- Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa.

- Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về BVMT101; quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý đảm bảo yêu cầu quy định102.

- Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý CTR; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý CTNH103.

1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra công tác đầu tư, vận hành và hoạt động của công trình.

2. Phương pháp xác định

- Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp.

1. Hồ sơ minh chứng

- Đề án/kế hoạch quản lý chất nước thải địa bàn huyện kèm theo Quyết định phê duyệt.

- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt đi vào hoạt động; có đơn vị quản lý và vận hành.

- Có cam kết chi trả phí dịch vụ thu gom và xử lý nước thải của các hộ đấu nối vào công trình.

7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về BVMT, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu

1. Đối tượng/phạm vi

- Khu công nghiệp104 được bao gồm trong khái niệm Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế).

- Cụm công nghiệp105.

- “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn”106.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

a) Đối với KCN:

- Có hạ tầng BVMT theo quy định107.

- Ban quản lý KCN của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có bộ phận chuyên môn về BVMT, có nhân sự phụ trách về BVMT được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm108.

- Trách nhiệm của các bên liên quan109.

- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh KCN, kho tàng và CCN với chiều rộng ≥ 10 m; trồng cây xanh theo quy định110.

b) Đối với CCN:

- Có hạ tầng BVMT theo quy định111.

- Trách nhiệm các bên liên quan112.

- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh KCN, kho tàng và CCN với chiều rộng ≥ 10 m; trồng cây xanh theo quy định113.

c) Đối với làng nghề:

- Có Quyết định công nhận làng nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt114.

- Có phương án BVMT làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt115.

- Có tổ chức tự quản về BVMT116.

- Có hạ tầng về BVMT làng nghề117, bao gồm:

+ Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề.

+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT.

+ Có điểm tập kết CTR đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT; khu xử lý CTR (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý CTR hoặc có phương án vận chuyển CTR đến khu xử lý CTR nằm ngoài địa bàn.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn huyện (thực hiện và chưa thực hiện quy định về BVMT).

- Diện tích cây xanh tối thiểu là 10% diện tích toàn KCN, CCN.

1. Hồ sơ minh chứng

- Văn bản công nhận/phê duyệt thành lập KCN, CCN, làng nghề.

- Văn bản phê duyệt phương án BVMT làng nghề.

- Hồ sơ về hạ tầng kỹ thuật về BVMT.

- Báo cáo tình hình thực hiện công tác BVMT.

7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.12 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và chỉ tiêu 17.12 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về BVMT theo quy định

1. Đối tượng/phạm vi

- Các điểm tập kết, trạm chung chuyển CTR sinh hoạt.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Yêu cầu kỹ thuật về BVMT đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển CTR sinh hoạt118.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê số lượng điểm tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt hiện có trên địa bàn.

2. Phương pháp xác định

- Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về BVMT theo quy định (%) = Tổng số điểm tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về BVMT theo quy định/ Tổng số điểm tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt hiện có trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch /Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Báo cáo về quản lý các điểm tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn.

8

Chất lượng môi trường sống

8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện

1. Đối tượng/phạm vi

- “Nước mặt” là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm119.

2. Yêu cầu /quy định cụ thể

Xây dựng và ban hành Kế hoạch/Đề án thực hiện các hoạt động BVMT nước mặt120, bao gồm:

- Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt.

- Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt đối với những khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

- Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm trên địa bàn.

1. Phương pháp đánh giá

- Kế hoạch/ Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện kèm theo Quyết định phê duyệt.

8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.3 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới (bổ sung thêm cách xác định cảnh quan không gian sáng)

- Cảnh quan không gian sáng: Đường xã, liên xã, liên thôn được xây dựng/lắp đặt hệ thống chiếu sáng tối thiểu 50%.

 

Ghi chú:

- UBND huyện tự đánh giá mức độ đạt được, có tham khảo và thống nhất với các đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

- Sở TN&MT thẩm tra kết quả/báo cáo của UBND huyện.

 

 

Phần V.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

1. Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 121

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan được phân công hướng dẫn (theo Công văn số 1522/BNN-VPĐP)

7

Môi trường 121

7.1. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định

≥95%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.2. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.3. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường

≥80%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥70%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.5. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp

≥50%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥4m2/người

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7.7. Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.8. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥85%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8

Chất lượng môi trường sống

8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

Đạt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

≥80 lít

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥40%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.4. Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường

≥01 mô hình

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8.5. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

8.6. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.7. Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

100%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.8. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện

Không

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.9. Có mô hình xã, thôn thông minh

UBND cấp tỉnh quy định cụ thể

 

 

 

2. Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn đánh giá

7

Môi trường

7.1. Tỷ lệ CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.6 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và chỉ tiêu 17.3 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

 

 

7.2. Tỷ lệ CTR nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.6 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

 

 

7.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.11 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, chỉ tiêu 17.5 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và chỉ tiêu 7.2 thuộc Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới (cách xác định và đánh giá theo chỉ tiêu 7.2 thuộc Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới)

 

 

7.5. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp

1. Đối tượng/phạm vi

- Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác122.

- Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...123

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia; tổ chức.

1. Hồ sơ minh chứng

- Danh sách cá nhân, tổ chức thực hiện và chưa thực hiện thu gom, xử lý

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định124.

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư tập trung phải được thu gom, đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải125.

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về BVMT trước khi thải vào nguồn tiếp nhận126.

+ Nước thải từ khu dân cư tập trung xả vào nguồn tiếp nhận hoặc công trình thủy lợi phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường127.

- Yêu cầu về thoát nước thải128:

+ Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo yêu cầu về môi trường. Nước thải từ các hộ gia đình trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung phải được xử lý qua bể tự hoại. Không được xả nước thải ra các ao hồ, kênh, rạch tự nhiên trừ trường hợp áp dụng công nghệ làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên.

+ Tối thiểu phải thu gom đạt 80% lượng nước thải phát sinh để xử lý. Đối với khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa cho phép giảm chỉ tiêu thu gom nước thải sinh hoạt ≥ 60% lượng nước thải phát sinh.

- Biện pháp phù hợp bao gồm: Bể tự hoại, bể lọc kỵ khí có vách ngăn, bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên; hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ ổn định; bãi lọc trồng cây; bể phản ứng theo mẻ, các công nghệ khác129.

2. Phương pháp xác định

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp (%) = Khối lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp / Tổng khối lượng nước thải phát sinh trên địa bàn huyện x 100%.

nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả (bao gồm: tên, địa chỉ; khối lượng nước thải phát sinh tính theo ngày đêm; công trình/biện pháp xử lý đã triển khai nếu có).

 

 

7.8. Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện

1. Đối tượng/phạm vi

- “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn”130.

- Là làng nghề được công nhận theo quy định131.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài trong làng nghề; không có cơ sở sản xuất trong làng nghề có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải CTR, CTNH trái quy định về BVMT, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục tái phạm và hết thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm vẫn chưa khắc phục được132.

- Chất lượng môi trường nước mặt, đất, không khí tại làng nghề đảm bảo không vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng.

1. Phương pháp xác định

- Không có cơ sở sản xuất hoặc làng nghề trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài (của Trung ương và cấp tỉnh).

1. Hồ sơ minh chứng

- Báo cáo kết quả thực hiện, kèm theo số liệu cụ thể).

- Các kết quả giám sát, thanh tra/kiểm tra.

- Các quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

 

 

7.9. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.12 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, chỉ tiêu 17.12 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và chỉ tiêu 7.7 thuộc Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới

8

Chất lượng môi trường sống

8.4. Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về BVMT

1. Đối tượng/phạm vi

- “Nước mặt” là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm133.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Cải tạo bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo diện tích mặt nước công cộng, hệ sinh thái nước mặt tự nhiên đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, BVMT và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.

- Khu vực nước mặt (ao, hồ) ô nhiễm được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng quy chuẩn/tiêu chuẩn theo quy định134.

- Thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nước mặt (ao, hồ) thành điểm vui chơi, giải trí... tạo cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng trong khu vực dân cư.

1. Phương pháp đánh giá

- Xác định mô hình nước mặt (ao, hồ) bảo đảm yêu cầu/quy định cụ thể tại mục 2.

1. Hồ sơ minh chứng

- Công trình/mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về BVMT tạo cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng trong khu vực dân cư.

8.5. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Thực hiện theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 17.3 thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và chỉ tiêu 8.4 thuộc Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới

- Cảnh quan không gian sáng: Đường xã, liên xã, liên thôn được xây dựng/lắp đặt hệ thống chiếu sáng tối thiểu 70%.

 

 

Ghi chú:

- UBND huyện tự đánh giá mức độ đạt được, có tham khảo và thống nhất với các đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

- Sở TN&MT thẩm tra kết quả/báo cáo của UBND huyện.

 

 

Phần VI.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các quy định của Trung ương để cụ thể hóa nội dung thực hiện tiêu chí môi trường thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp; quy định mức đạt chuẩn và nâng cao đối với các cấp huyện, xã trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Bộ tiêu chí.

b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện, đánh giá, thẩm tra mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn.

c) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù ở địa phương mình để khuyến khích, ưu đãi các hoạt động BVMT khu vực nông thôn.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã

a) Tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí môi trường thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đối với từng cấp độ và mức độ.

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn các cấp chính quyền, cơ sở triển khai thực hiện hoạt động BVMT tại địa phương.

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Hướng dẫn, đánh giá, thẩm định mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn.

b) Tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn các cấp chính quyền, cơ sở triển khai thực hiện hoạt động BVMT tại địa phương.

c) Tham mưu, kiểm tra, theo dõi, giám sát, báo cáo đánh giá tổng hợp các hoạt động BVMT nông thôn trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

-------------------------------

1 Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

2 Công văn số 1522/BNN-VPĐP ngày 15/03/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành văn bản công bố chỉ tiêu cụ thể và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã giai đoạn 2021 - 2025 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới).

3 Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

4 Xã khu vực III là xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí xác định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025.

3 Đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động).

5 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (Điều 3);

6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (khoản 2 Điều 3);

7 Luật BVMT 2020 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch...” (điểm a khoản 1 Điều 58); Luật Quy hoạch 2017 và các văn bản liên quan;

8 Luật BVMT 2020 quy định về Báo cáo ĐTM, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường (tại Điều 30, 31, 39, 49, 171); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (tại Điều 25, 31, 32…);

9 Luật BVMT 2020 yêu cầu về BVMT đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (khoản 3 Điều 40, Điều 53);

10 Luật BVMT 2020 về yêu cầu quản lý chất thải (khoản 1, 4 Điều 72); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (tại Điều 56, 57, 65, 66, 67, 71, 72…);

11 Luật BVMT 2020 về yêu cầu quản lý chất thải và nước thải (khoản 2, 7 Điều 72 và khoản 2, 3 Điều 86);

12 Luật BVMT 2020 (Điều 53, khoản 3 Điều 72, 88, 112…); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 58);

13 Luật Thủy sản 2017 (Điều 38, 41);

14 Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;

15 Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/4/2015 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản; Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản;

16 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Phụ lục 16);

17 Luật BVMT 2020 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch...” (điểm a khoản 1 Điều 58); Luật Quy hoạch 2017 và các văn bản liên quan;

18 Luật BVMT 2020 yêu cầu về BVMT đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (khoản 3 Điều 40, Điều 53);

19 Luật BVMT 2020 về yêu cầu quản lý chất thải (khoản 1, 4 Điều 72); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (tại Điều 56, 57, 65, 66, 67, 71, 72…);

20 Luật BVMT 2020 về yêu cầu quản lý chất thải và nước thải (khoản 2, 7 Điều 72 và khoản 2, 3 Điều 86);

21 Luật BVMT 2020 (Điều 53, khoản 3 Điều 72, 88, 112…); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 58);

22 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 25); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 13 Điều 168);

23 Luật BVMT 2020 (Khoản 1 Điều 56); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 2, 3 Điều 33);

24 Luật BVMT 2020 (Khoản 1 Điều 56); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 4 Điều 33);

25 Luật BVMT 2020 (Khoản 1 Điều 56);

26 Luật BVMT 2020 (Khoản 2 Điều 56); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 34);

27 Luật BVMT 2020 (Khoản 2 Điều 56); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 35);

28 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 59);

29 QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định (mục 2.16.11.3) (được ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng);

30 Luật BVMT 2020 (điểm c khoản 2 Điều 59);

31 Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ TN&MT về quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại;

32 Luật BVMT 2020 (Điều 59);

33 Luật BVMT 2020 (khoản 19 Điều 3);

34 Luật BVMT 2020 (khoản 11 Điều 3);

35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 10 Điều 3);

36 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 72, Điều 77); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 58, 61, 63);

37 Luật BVMT 2020 (Điều 78); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 59, 62);

38 Luật BVMT 2020 (Điều 81);

39 Luật BVMT 2020 (Điều 82);

40 Luật BVMT 2020 (Điều 64);

41 Luật BVMT 2020 (Điều 61); và theo quy định, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT;

42 Luật BVMT 2020 (điểm b khoản 1 Điều 62);

43 Luật BVMT 2020 (điểm b khoản 1 Điều 62);

44 Luật BVMT 2020 (khoản 3 Điều 61);

45 Luật BVMT 2020 (Điều 83, 84); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính quỷ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 3, 4 Điều 70); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 42);

46 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 43);

47 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 75); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 1, 2, 3, 4 Điều 56);

48 Luật BVMT 2020 (khoản 4 Điều 75);

49 Luật BVMT 2020 (khoản 5 Điều 77);

50 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (điểm c khoản 3 Điều 63);

51 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 73);

52 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 14 Điều 3);

53 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 15 Điều 3);

54 Luật BVMT 2020 (Điều 66, khoản 2 Điều 73);

55 Luật BVMT 2020 (khoản 1, 2, 4 Điều 73);

56 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 77, 78, 79);

57 Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

58 Luật BVMT 2020 (khoản 24 Điều 3);

59 Luật BVMT 2020 (Điều 111, 112);

60 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 46);

61 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 9 Điều 3);

62 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (khoản 8 Điều 3); Điều 4: “Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về BVMT khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương”; Điều 23 quy định về xử lý nước thải phi tập trung: “Việc áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải đạt được hiệu quả về kinh tế và BVMT, hạn chế được nguồn nước thải gây ô nhiễm và giảm thiểu các tác động trực tiếp của nước thải với môi trường”;

63 Luật BVMT 2020 (điểm b, e khoản 1 Điều 60);

64 Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (xử lý nước thải phi tập trung) (khoản 4 Điều 1);

65 Luật BVMT 2020 (khoản 20 Điều 3)'

66 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 62); Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;

67 Luật BVMT 2020 (Điều 83, 84); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 68, 69, 70); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 42);

68 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 43);

69 Luật BVMT 2020 (Điều 71); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 2 Điều 70);

70 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng (khoản 10 Điều 2);

71 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng quy định: Cơ sở hỏa táng là cơ sở vật chất bao gồm lò hỏa táng và các công trình phụ trợ khác (khu văn phòng, khu kỹ thuật, khu lưu trữ tro cốt, nhà tang lễ, các công trình hạ tầng kỹ thuật) (khoản 12 Điều 2, Điều 19);

72 QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp CTR; TCVN 6696:2009 - Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về BVMT; QCVN 07-9:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quản lý CTR và nhà vệ sinh công cộng;

73 Luật BVMT 2020 (Điều 80);

74 Theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

75 Luật BVMT 2020 (khoản 19 Điều 3);

76 Luật BVMT 2020 (khoản 20 Điều 3);

77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020 (khoản 11 Điều 3);

78 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020 (khoản 10 Điều 3);

79 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020 (khoản 12 Điều 3);

80 Luật BVMT 2020 (khoản 20 Điều 3);

81 Luật BVMT 2020 (điểm b khoản 1 Điều 62);

82 Luật BVMT 2020 (điểm b khoản 1 Điều 62); Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;

83 Luật BVMT 2020 (khoản 3 Điều 61);

84 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT 2020 (khoản 3 Điều 3);

85 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT 2020 (khoản 5 Điều 3);

86 QCVN 07-9:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các công trình quản lý CTR và nhà vệ sinh công cộng;

87 Luật BVMT 2020 (Điều 75, 77); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 58, 59, 60, 61, 62, 63);

88 Luật BVMT 2020 (Điều 76); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 26);

89 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 27);

90 Luật BVMT 2020 (Điều 81); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 65, 66, 67); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 33);

91 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 34);

92 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 68);

93 Luật BVMT 2020 (Điều 83); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 69, 70);

94 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 35, 36, 42, 43)

95 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 37);

96 QCVN 07-9:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các công trình quản lý CTR và nhà vệ sinh công cộng; TCVN 6696:2009 - Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về BVMT;

97 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 32);

98 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (điểm c khoản 1 Điều 10);

99 Luật BVMT 2020 quy định về Báo cáo ĐTM, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường (Điều 30, 31, 39, 49);

100 Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng (khoản 4 Điều 1);

101 QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

102 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (Điều 24); Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng (Điều 4);

103 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (Điều 25); Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (Điều 2, 3);

104 Luật BVMT 2020 (khoản 37 Điều 3);

105 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (khoản 1 Điều 2);

106 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (khoản 2 Điều 3);

107 Luật BVMT 2020 (khoản 24 Điều 3, khoản 1 Điều 51); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 48);

108 Luật BVMT 2020 (khoản 2 Điều 52);

109 Luật BVMT 2020 (khoản 3, 4, 5 Điều 51); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 49);

110 QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định (mục 2.5.3) (được ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng);

111 Luật BVMT 2020 (khoản 1,2 Điều 52); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 48);

112 Luật BVMT 2020 (khoản 3, 5, 6); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Điều 49);

113 QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định (mục 2.5.3) (được ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng);

114 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 25);

115 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 56); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 2, 3 Điều 33);

116 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 56); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 3 Điều 33);

117 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 56);

118 Luật BVMT 2020 (Điều 76); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Điều 26);

119 QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt: “Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm”;

120 Luật BVMT 2020 (khoản 1 Điều 8);

121 Theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

122 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 9 Điều 3);

123 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (khoản 8 Điều 3); Điều 4: “Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về BVMT khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương”; Điều 23 quy định về xử lý nước thải phi tập trung: “Việc áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải đạt được hiệu quả về kinh tế và BVMT, hạn chế được nguồn nước thải gây ô nhiễm và giảm thiểu các tác động trực tiếp của nước thải với môi trường

124 Luật BVMT 2020 (khoản 2 Điều 72);

125 Luật BVMT 2020 (điểm a khoản 2 Điều 86);

126 Luật BVMT 2020 (khoản 4 Điều 86)

127 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (khoản 1, 3, 6 Điều 4);

128 QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định (Mục 2.16.15) (được ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng);

129 Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (xử lý nước thải phi tập trung) (khoản 4 Điều 1);

130 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (khoản 2 Điều 3);

131 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 25); Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 13 Điều 168);

132 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (khoản 3, 4 Điều 35);

133 QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt: “Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm”.

134 QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi