Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2091/BTNMT-KH của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 của các Bộ, ngành
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2091/BTNMT-KH
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2091/BTNMT-KH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Văn Đức |
Ngày ban hành: | 09/06/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 2091/BTNMT-KH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ Số: 2091/BTNMT-KH V/v: hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 của các Bộ, ngành | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2010 |
Kính gửi: | - Các Bộ, ban, ngành Trung ương; |
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 của các Bộ, ban, ngành Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành) như sau:
Phần thứ nhất.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2009 VÀ NĂM 2010
1. Đánh giá tình hình quản lý môi trường theo thẩm quyền, chức năng của Bộ, ngành
- Tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường; phối hợp trong công tác quản lý môi trường; tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
- Tình hình triển khai các nhiệm vụ của Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt các đề án, dự án do Bộ, ngành chủ trì được nêu trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến tài nguyên và môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và tình hình chi tiêu ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2009 và năm 2010
- Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2009 và ước thực hiện năm 2010: nêu cụ thể danh mục các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện; hiệu quả đầu tư nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường; số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2010 (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 2).
- Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2010.
- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường nêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và trong Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam; thống kê các chỉ tiêu môi trường (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 1).
- Phân tích, đánh giá các mặt được, chưa được, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Kiến nghị và đề xuất
Qua việc triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2009 và năm 2010; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở phần 1 và phần 2 nêu trên, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Các kiến nghị về thể chế, chính sách bảo vệ môi trường.
- Các kiến nghị về việc thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg.
- Các kiến nghị về công tác quản lý, đầu tư cho bảo vệ môi trường.
- Các kiến nghị khác.
Phần thứ hai.
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2011
Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 gồm hai phần: phần thứ nhất về dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách; phần thứ hai về các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
1. Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách tập trung vào những nội dung sau:
- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ do Bộ, ngành chủ trì thực hiện được nêu trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường, Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến tài nguyên và môi trường. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các văn bản định hướng về bảo vệ môi trường khác của Nhà nước.
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2008; rà soát các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
- Thực hiện quan trắc môi trường, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
- Kiểm tra, hướng dẫn, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, khu dân cư tập trung; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
- Xây dựng và triển khai nhân rộng mô hình thí điểm về xử lý ô nhiễm môi trường, áp dụng sản xuất sạch hơn và các công nghệ thân thiện với môi trường.
- Khắc phục một số điểm nóng về môi trường do chất độc da cam/điôxin.
- Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
Ngoài các nhiệm vụ, dự án nêu trong mục 1, các Bộ, ngành chủ động bố trí kế hoạch thực hiện các nội dung sau:
- Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi ngành, lĩnh vực.
- Xây dựng báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực.
- Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường; thống kê các chỉ tiêu tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg).
- Quan trắc tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý; bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực.
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày đa dạng sinh học quốc tế, Ngày Đất ngập nước quốc tế, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.
- Tăng cường năng lực cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở Bộ, ngành.
3. Yêu cầu
- Kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách nguồn sự nghiệp môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2011 của các Bộ, ngành.
- Các dự án, nhiệm vụ phải có thuyết minh đề cương gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo cáo bằng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định nêu trong Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Đối với các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 đề nghị phải gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án hỗ trợ.
4. Tiến độ xây dựng kế hoạch
- Trước ngày 15 tháng 7 năm 2010: các Bộ, ngành gửi văn bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 theo mẫu Bảng tổng hợp và Thuyết minh đề cương nhiệm vụ, đề án, dự án tại các phụ lục kèm theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường với số lượng 04 bản. Đồng thời gửi file điện tử công văn và phụ lục đính kèm vào địa chỉ email: [email protected].
- Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 năm 2010: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trao đổi về kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 với các Bộ, ngành với sự tham gia của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính (cấp Bộ hoặc cấp Vụ). Lịch làm việc do Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp xếp và thông báo cụ thể sau.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có nảy sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết kịp thời, theo địa chỉ:
Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 83, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội; số điện thoại và fax: 04.7735619./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |