Công điện 09/CĐ-UBND Thái Bình 2024 chống lũ, hộ đê, khắc phục hậu quả bão số 3

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công điện 09/CĐ-UBND

Công điện 09/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc quyết liệt tập trung chống lũ, hộ đê, khắc phục hậu quả úng, ngập do bão số 3 gây ra và ứng phó với mưa lớn
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái BìnhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:09/CĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công điệnNgười ký:Nguyễn Khắc Thận
Ngày ban hành:12/09/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

tải Công điện 09/CĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công điện 09/CĐ-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 09_CD-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH
________

Số: 09/CĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________

Thái Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2024

 

 

CÔNG ĐIỆN

Về việc quyết liệt tập trung chống lũ, hộ đê, khắc phục hậu quả úng,

ngập do bão số 3 gây ra và ứng phó với mưa lớn.

________________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH điện:

 

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể;

- Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Các đồng chí Bí thư Huyện ủy, Thành ủy;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

- Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam, Bắc Thái Bình;

- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Bình.

 

Qua kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ tại các địa phương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhận thấy các cấp, các ngành, các địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; nỗ lực, cố gắng trong việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp, bin pháp trong công tác ứng phó với tình hình mưa lũ và có phương án bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân;

Tuy nhiên, theo dự báo, lũ hạ du còn tiếp tục lên cao do ảnh hưởng của triều cường trong những ngày tới và duy trì ở mức cao, nguy cơ uy hiếp an toàn nhiều tuyến đê nhất là những điểm đê xung yếu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Các đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không ch quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy trực tiếp tới các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống lũ, hộ đê; trong đó cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:

- Ưu tiên tối đa nhân lực, vật lực, phương tiện đối với đê quốc gia; trong đó, hết sức chú trọng những vị trí đê, kè, cống xung yếu, đặc biệt là phương án chống tràn tại các vị trí đê thấp trũng; đối với bờ bao, đê bối có dân, triển khai ngay phương án di dời người và tài sản các hộ dân sinh sống, kiên quyết không để thiệt hại về tính mạng của người dân với phương châm tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản;

- Tổ chức tuần tra, canh gác đê điều cả ngày, đêm theo cấp báo động III, triển khai ngay việc kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến, hư hỏng của đê, kè, cống, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu theo phương châm “Bốn tại chỗ”;

- Các sở chỉ huy tiền phương nâng cao trách nhiệm, tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc công tác tuần tra, canh gác đê; kiểm tra và chịu trách nhiệm trực tiếp về vật tư, nhân lực, phương tiện, máy móc, thiết bị để sẵn sàng xử lý ngay từ giờ đầu các sự cố đê điều phát sinh. Nghiêm cm các lực lượng tham gia công tác phòng chống lũ, hộ đê bỏ vị trí;

- Tiếp tục rà soát, triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn tính mạng người dân sinh sống tại các khu vực ngoài bãi sông (kể cả trong các tuyến đê bối có nguy cơ mất an toàn), cương quyết không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm  khi lũ lên cao (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng người dân).

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng, chống lũ, hộ đê theo cấp báo động để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều; trong đó phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê từ cấp III trở lên; phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo vận hành khoa học, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình đê, kè, cống, công trình xây dựng đang thi công nhất là nơi ven sông, ven biển và các vị trí xung yếu khác.

3. Giám đốc Sở Giao thông vận ti: Chủ trì, phối hp với các đơn vị có liên quan khẩn trương báo cáo, xin ý kiến Cục đường thủy nội địa để có phương án triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, không để xảy ra sự cố đối với phương tiện giao thông thủy gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, các cầu qua sông, nhất là những tuyến sông đang có lũ lớn.

4. Giám đốc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đồng chí Giám đốc:

- Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai, lũ của các lực lượng chức năng; cương quyết xử lý các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về công tác phòng, chống thiên tai, lũ;

- Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 5 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt (trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa) lưu thông trên đê cho đến khi có thông báo cho phép lưu thông trở lại.

5. Giám đốc Sở Y tế:

- Có kế hoạch ứng phó khẩn cấp, bao gồm việc bố trí lực lượng y tế sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo cơ sở vật chất, thuốc men và trang thiết bị y tế. Đảm bảo các cơ sở y tế hoạt động liên tục để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sơ cứu và điều trị cho người bị thương, bị ảnh hưởng bởi lũ lụt khi có sự cố xảy ra;

- Theo dõi và kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ. Phối hợp với các đơn vị khác để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Tuyên truyền và hướng dẫn người dân về các biện pháp vệ sinh cá nhân, xử lý nguồn nước sạch, vệ sinh thực phẩm để phòng, chống bệnh tật.

6. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan khí tượng để biết rõ tình hình diễn biến của mưa, lũ. Thông báo về việc tạm dừng các hoạt động học tập tại các trường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Phối hợp với chính quyền địa phương để đưa ra các kế hoạch sơ tán học sinh, giáo viên và nhân viên khỏi các khu vực nguy hiểm;

- Xây dựng kế hoạch dự phòng trong trường hợp mưa, lũ kéo dài, ảnh hưởng đến lịch học. Có thể sắp xếp các phương án học bổ sung hoặc trực tuyến sau khi tình hình ổn định.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

8. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Nhận Công điện này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Ch tịch, các PCT HĐND tnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tnh;

- Thành viên BCH PCTT&TKCN tnh;

- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;

- Báo Thái Bình;

- Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình;

- Các đ/c cán bộ kỹ thuật tham gia công tác PCTT;

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;

- Lưu: VT, NNTNMT.

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Khắc Thận

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3998/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác đất san lấp tại khu vực thực hiện dự án Mở rộng khai trường, làm đường vận tải mỏ đất san lấp và khoáng sản đi kèm phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Cường Giang

Quyết định 3998/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác đất san lấp tại khu vực thực hiện dự án Mở rộng khai trường, làm đường vận tải mỏ đất san lấp và khoáng sản đi kèm phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Cường Giang

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi