Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công điện 07/CĐ-UBND Thái Bình 2024 về việc tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công điện 07/CĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 07/CĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công điện | Người ký: | Nguyễn Khắc Thận |
Ngày ban hành: | 07/09/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công điện 07/CĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 07/CĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thái Bình, ngày 07 tháng 9 năm 2024 |
CÔNG ĐIỆN
Về việc tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
_________________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH điện:
| - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh; - Giám đốc Sở, Thủ trưởng ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; - Các đồng chí Bí thư Huyện ủy, Thành ủy; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc; Nam Thái Bình. |
Ngày 05/9/2024, cơn bão số 3 (YAGI) đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17. Ngày 07/9/2024, bão số 3 đã đổ bộ vào Thái Bình với sức gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 12 kéo dài trên sáu tiếng. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương chủ động tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó từ sớm, từ xa; đến thời điểm 17h ngày 07/9/2024 trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiệt hại về người, tuy nhiên, do mưa, gió mạnh, bão số 3 đã gây ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh.
Để nhanh chóng khắc phục do bão số 3 gây ra, trong đó ưu tiên khôi phục ngay hoạt động trong các lĩnh vực, đảm bảo giao thông, điện, nước, viễn thông, môi trường; với tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực hiện làm ngày, làm đêm, song phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các lực lượng tham gia công tác khắc phục hậu quả của bão; sớm đưa các hoạt động của doanh nghiệp, người dân trở lại bình thường; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Khẩn trương chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn huy động lực lượng thanh niên xung kích hỗ trợ nông dân khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra; kiểm tra, đánh giá tình hình tàu, thuyền và ngư dân, cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà ở dân cư,... chủ động triển khai các biện pháp khắc phục ngay để ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn tăng cường xuống cơ sở hỗ trợ khôi phục sản xuất.
- Tăng cường công tác kiểm tra đê điều, đặc biệt các vị trí, công trình trọng điểm xung yếu, nếu phát hiện sự cố cần huy động lực lượng, phương tiện, nhân lực và tổ chức củng cố, tu bổ ngay.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy trên địa bàn, khắc phục ngay các điểm ách tắc, ngập lụt (do mưa lớn, cây đổ, sạt lở,...) để đảm bảo giao thông thông suốt sớm nhất có thể ngay sau bão.
- Phối hợp Công ty Điện lực Thái Bình nhanh chóng khắc phục ngay các sự cố lưới điện.
- Rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại diện tích lúa mùa, hoa màu, thủy sản, chủ động các biện pháp khắc phục, phục hồi sản xuất, chú trọng các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh trên lúa mùa sau bão. Có phương án để kịp thời hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục và phát triển sản xuất.
- Tổng hợp tình hình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, tổng hợp tình hình thiệt hại sản xuất nông nghiệp, đê điều, thủy lợi. Phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các địa phương để hỗ trợ các giải pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình biên tập các tài liệu, xây dựng các chương trình kỹ thuật để phục hồi, chăm sóc cây trồng sau bão; chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cân đối ngân sách và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng địa phương.
- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình tập trung các biện pháp tiêu úng kịp thời, nhanh chóng khôi phục sản xuất.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông kiểm tra, rà soát, khắc phục sớm nhất hệ thống thông tin liên lạc, internet, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và nhu cầu của người dân ngay sau bão.
4. Công ty Điện lực Thái Bình: Kiểm tra, khắc phục ngay các sự cố về điện để đảm bảo sản xuất và đời sống nhân dân.
5. Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị: Tập trung nhân lực, vật tư, phương tiện khẩn trương triển khai công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, khắc phục hậu quả cơn bão, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông.
6. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh; cân đối ngân sách, tham mưu cơ chế, chính sách của tỉnh để hỗ trợ khôi phục sản xuất cho nông dân bị thiệt hại do bão gây ra.
7. Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh: Chủ động nắm bắt tình hình, ảnh hưởng của bão tới hoạt động của các doanh nghiệp, người lao động trong khu kinh tế, các khu công nghiệp; có biện pháp hỗ trợ để các doanh nghiệp trong Khu kinh tế sớm ổn định sản xuất.
8. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan huy động lực lượng, tập trung, sẵn sàng các phương án cứu hộ, cứu nạn, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả sau bão, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
9. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra thị trường vật tư nông nghiệp không để tình trạng lợi dụng ảnh hưởng của mưa bão tăng giá phân bón, giống cây trồng ảnh hưởng đến nông dân.
10. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình cụ thể và chỉ đạo hệ thống truyền thanh, truyền hình huyện, thành phố, hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền các giải pháp kỹ thuật để phục hồi sản xuất sau bão.
11. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình: Tập trung nhân lực, kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống công trình, chủ động tiêu úng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Huy động tối đa mọi phương tiện khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước trên và dưới bề mặt một cách nhanh nhất, sử dụng bơm cưỡng bức, kết hợp tháo nước nhanh để cứu cây trồng bị ngập úng; ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập úng nặng, khó tiêu thoát nước.
12. Các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và nông dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế bền vững.
13. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn huy động lực lượng, thành lập đội thanh niên tình nguyện cùng phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng để hỗ trợ người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả do bão gây ra.
14. Đề nghị các đồng chí Bí thư huyện ủy, Thành ủy: Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra đôn đốc các đơn vị chức năng trên địa bàn quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, khôi phục sản xuất kinh doanh và hoạt động bình thường của người dân trên địa bàn.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố và chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cấp dưới làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các giải pháp khắc phục hậu quả sau bão, khôi phục phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, bền vững.
Nhận Công điện này, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đồng chí Bí thư huyện ủy, Thành ủy, các tổ chức đoàn thể quan tâm phối hợp và yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai thực hiện.
Nơi nhận: - Thường trực HĐND tỉnh; - Như trên; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Đ/c Bí thư huyện ủy, Thành ủy; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Công báo Tin học; - Lưu: VT, NNTNMT. | CHỦ TỊCH
Nguyễn Khắc Thận |