Chỉ thị 04/2014/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp Iuật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

thuộc tính Chỉ thị 04/2014/CT-UBND

Chỉ thị 04/2014/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp Iuật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2014/CT-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Hữu Tín
Ngày ban hành:11/03/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------
----------
Số: 04/2014/CT-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2014
 
 
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
 
Trong những năm qua, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường và trật tự đô thị; góp phần xây dựng mỹ quan đô thị xanh - sạch - đẹp của Thành phố.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, vi phạm pháp luật về vệ sinh môi trường và trật tự đô thị vẫn còn xảy ra; việc xả nước thải bừa bãi không đúng quy định, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, phóng uế ở nơi công cộng, xả rác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng... vẫn còn tiếp diễn tại nhiều nơi trên địa bàn thành phố, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và bức xúc trong cộng đồng dân cư. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố của các cấp chính quyền vẫn chưa đồng đều, không đạt hiệu quả cao; lực lượng kiểm tra mỏng, những chức danh có thẩm quyền xử phạt ít; việc kiểm tra, xử lý vi phạm còn chưa triệt để, thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, an ninh và trật tự an toàn đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội huy động lực lượng, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, về giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội, các quy định về quản lý, sử dụng lòng lề đường đến mọi tầng lớp người dân trên địa bàn quản lý để hiểu và thực thi nghiêm chỉnh; tuyên truyền rộng rãi đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ buôn bán, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, chấp hành các quy định về thu gom rác.
b) Tiếp tục triển khai phong trào đường phố không rác, khu phố không rác, yêu cầu các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại tuân thủ các quy ước, hưởng ứng cam kết về bảo vệ môi trường nơi cư trú; thực hiện tốt lồng ghép việc xây dựng khu phố không rác vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, có kiểm tra, chấm điểm, biểu dương, phê phán kịp thời các hành vi vi phạm. Đồng thời, theo định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào này;
c) Tổ chức sắp xếp, quy hoạch khu vực kinh doanh, thương mại phù hợp với thực tế, đảm bảo giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng và thực hiện nếp sống văn minh đô thị;
d) Tăng cường tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; quản lý, sử dụng lòng lề đường đối với các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ thuộc địa bàn quản lý thực hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định;
đ) Đinh kỳ 6 tháng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Giám đốc Sở Xây dựng phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến, sản xuất khoáng sản làm vật liệu xây dựng và các hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Giám đốc Công an Thành phố:
a) Tổ chức quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
b) Chỉ đạo hướng dẫn, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội theo thẩm quyền.
4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường trong các hoạt động giao thông đường thủy, đường bộ, các bến bãi kinh doanh, nhà ga, nhà chờ, công viên cây xanh... thuộc quyền quản lý;
b) Quản lý, bảo dưỡng, phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn Thành phố;
c) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
5. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền các cấp, chỉ đạo các cơ quan báo đài Thành phố xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhằm tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh đường phố, thực hiện vai trò giám sát cộng đồng tại địa phương và giám sát thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm một cách hiệu quả.
6. Giao Giám đốc Sở Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế thu chi và sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội và lĩnh vực bảo vệ môi trường để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn có nguồn kinh phí hoạt động trong việc tuyên truyền, kiểm tra xử lý vi phạm.
7. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền;
b) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo việc thực hiện các chương trình đề án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có báo cáo đánh giá cụ thể trong quá trình thực hiện, đề xuất những vướng mắc khó khăn trình Ủy ban nhân dân Thành phố có quyết định bổ sung, sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn.
8. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức hướng dẫn, phối hợp thực hiện Chỉ thị này theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai Chỉ thị này, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo báo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo giải quyết.
9. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
 

 Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kim tra văn bản-B Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các Sở, ngành, đoàn thể TP;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- VPUB: CVP, các PVP;
-
Phòng Chuyên viên; TTCB;
- Lưu: VT, (ĐTMT-LHT) D.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tín

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 70/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cụ thể một số nội dung về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định 42/2018/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Quyết định 03/2022/QĐ-UBND ngày 14/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất