Văn bản hợp nhất 38/VBHN-BTC năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Văn bản hợp nhất 38/VBHN-BTC
Số hiệu: | 38/VBHN-BTC |
Ngày ký xác thực: | 29/07/2014 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan hợp nhất: | Bộ Tài chính |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 38/VBHN-BTC
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
THÔNG TƯ1
Quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
_______________
Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký2, được sửa đổi bổ sung bởi:
- Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2012.
- Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau3:
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (gọi tắt là Quỹ) theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (gọi tắt là Nghị định 103/2008/NĐ-CP).
Điều 2. Nguyên tắc quản lý Quỹ
1. Quỹ được quản lý tập trung tại Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và được sử dụng con dấu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
2. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguồn hình thành Quỹ
1. Đóng góp của doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Thu từ lãi tiền gửi
3. Số dư Quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 4. Mức đóng góp Quỹ
1.4 Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích 1% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm để đóng vào Quỹ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
3.5 (Được bãi bỏ).
Điều 5. Thời hạn đóng góp Quỹ
1. Kỳ I: trước ngày 15 tháng 4 hàng năm, 50% số dự kiến đóng góp trong năm và số còn phải đóng của năm trước (nếu có).
2. Kỳ II: trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, số dự kiến đóng góp còn lại trong năm.
Điều 6. Nội dung chi, mức chi của Quỹ
1. Chi đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ: Mức chi không vượt quá 35% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm.
2. Chi tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 10% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm.
3.6 Chi hỗ trợ nhân đạo: Mức chi không vượt quá 12% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm, cụ thể:
Hỗ trợ chi phí mai táng đối với thiệt hại về tính mạng và hỗ trợ trường hợp bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn của người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe cơ giới gây ra trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP. Mức hỗ trợ chi phí mai táng, hỗ trợ thương tật toàn bộ vĩnh viễn là 20 triệu đồng/ 1 người/ vụ.
4. Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích cho lực lượng công an trong công tác kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 20% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm.
5. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không thấp hơn 10% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm. Nội dung này sẽ có đề án riêng, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và các cơ quan có liên quan xây dựng tổ chức thực hiện đề án này.
6. Chi cho hoạt động của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN (gọi tắt là Cơ quan Quốc gia bảo hiểm xe cơ giới) như chi lương, phụ cấp, chi phí quản lý (mua sắm, sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ,…) và các khoản chi khác. Mức chi không vượt quá 5% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm.
7.7 Chi quản lý Quỹ và chi phí khác: Mức chi không vượt quá 6% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm.
Ban điều hành Quỹ phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí cho các nội dung chi nếu trên và trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt trước khi thực hiện. Việc thực hiện phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp cần thay đổi mức chi cho phù hợp với thực tế, Hội đồng quản lý Quỹ đề xuất Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) có ý kiến bằng văn bản trước khi thực hiện
Điều 7. Tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ
1. Bộ máy quản lý, điều hành Quỹ bao gồm:
a) Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Ban điều hành Quỹ;
c) Ban kiểm soát Quỹ;
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban hành điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này.
Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quản lý điều hành Quỹ;
b) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính;
c) Ban hành các quy định cụ thể về quản lý và sử dụng Quỹ; phê duyệt dự toán và quyết toán của Quỹ; quyết định thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và sử dụng Quỹ;
d) Ra Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ;
đ) Báo cáo Bộ Tài chính dự toán, quyết toán Quỹ đã được phê duyệt.
2. Hội đồng quản lý Quỹ bảo gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam;
b) Thành viên;
- Đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính;
- Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt – Bộ Công an;
- Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam;
- Đại diện lãnh đạo của ít nhất 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu xe cơ giới có thị phần lớn nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới;
Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 9. Ban điều hành Quỹ
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều hành Quỹ;
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng quản lý Quỹ trong việc thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ;
b) Chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng Quỹ đúng kế hoạch được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, theo đúng quy định tại Thông tư này, không được sử dụng Quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của quỹ.
2. Ban điều hành Quỹ bảo gồm:
a) Trưởng Ban điều hành Quỹ: Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam;
b) Thành viên: Đại diện của ít nhất 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có thị phần lớn nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Điều 10. Ban kiểm soát Quỹ
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát Quỹ:
a) Giám sát hoạt động của Quỹ đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại thông tư này;
b) Tổng hợp đánh giá, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình tài chính của Quỹ hàng quý, 6 tháng, năm;
c) Thực hiện kiểm tra đối với việc quản lý và sử dụng Quỹ theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban kiểm soát Quỹ bao gồm:
a) Ít nhất 3 thành viên là đại diện của 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm trong số các thành viên của Ban kiểm soát.
Điều 11: Lập dự toán, kế toán, quyết toán Quỹ
1. Lập dự toán thu, chi của Quỹ:
a) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Ban điều hành Quỹ lập dự toán thu, chi của Quỹ bao gồm các nội dung sau:
- Tình hình thu, chi của Quỹ năm hiện tại;
- Kế hoạch thu, chi của Quỹ năm kế tiếp;
b) Ban điều hành Quỹ báo cáo dự toán thu, chi của Quỹ để Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt. Dự toán thu, chi của Quỹ phải được gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ngay sau khi phê duyệt.
2. Kế toán Quỹ:
Ban điều hành Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, thống kế theo đúng quy định của Luật kế toán, Luật thống kế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
a) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hoạch toán kế toán toàn bộ các khoản thu, chi của Quỹ;
b) Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Quỹ;
c) Định kỳ hàng quý, 6 tháng có trách nhiệm lập báo cáo thu, chi của Quỹ để báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và gửi Bộ Tài chính.
Báo cáo quý, 6 tháng: chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 6 tháng.
3. Quyết toán Quỹ:
a) Hàng năm, Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ để báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt;
Báo cáo năm phải lập trước ngày 10 tháng 2 của năm kế tiếp.
b) Báo cáo quyết toán năm của Quỹ phải có xác nhận của kiểm toán độc lập;
c) Báo cáo quyết toán năm của Quỹ phải được gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm), các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trước ngày 31 tháng 3 của năm kế tiếp.
Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Cử đại diện tham gia Hội đồng quản lý Quỹ, Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thực hiện việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Báo cáo đầy đủ doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và thực hiện đóng góp vào Quỹ theo đúng quy định tại Thông tư này.
3. Lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quý, năm quy định tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính.
a) Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý (Bao gồm cả bản cứng và bản mềm);
b) Báo cáo năm: Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm (Bao gồm cả bản cứng và bản mềm).
Điều 13: Trách nhiệm của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
1. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ.
2.9 (Được bãi bỏ)
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH10
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới quy định tại Thông tư này thay thế Quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 2 Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) để nghiên cứu giải quyết./.
BỘ TÀI CHÍNH ___________ Số: 38/VBHN-BTC | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2014 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà |
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo); - Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Lưu: VT, QLBH. |
_______________________
1 Văn bản này được hợp nhất từ 03 Thông tư sau:
- Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có hiệu lực từ ngày 10/7/2009;
- Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2012.
- Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
Văn bản hợp nhất này không thay thế 03 Thông tư trên.
2 Có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2009.
3 - Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có căn cứ như sau:
“Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 126/2008/TT-BTC”) và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 103/2009/TT-BTC”).
- Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC có căn cứ như sau:
“Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Căn cứ Nghị định số 214/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 126/2008/TT-BTC”) và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 103/2009/TT-BTC”) và Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 151/2012/TT-BTC”).”
4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
5 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
6 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
9 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014.
10 - Điều 3 Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2012, quy định như sau:
“Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2012.
2. Trong quá trình giải quyết thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.”
- Điều 4 Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2014 quy định như sau:
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2014. Mức đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, mức chi hỗ trợ nhân đạo chi quản lý Quỹ và chi khác được áp dụng từ năm tài chính 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.”
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây