Văn bản hợp nhất 30/VBHN-BTC năm 2022 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Thông tư quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Văn bản hợp nhất 30/VBHN-BTC

Văn bản hợp nhất 30/VBHN-BTC năm 2022 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Thông tư quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Số hiệu:30/VBHN-BTCNgày ký xác thực:26/12/2022
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất: Bộ Tài chính
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Võ Thành Hưng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Văn bản hợp nhất 30/VBHN-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Văn bản hợp nhất 30/VBHN-BTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

 

 

 

THÔNG TƯ [1]

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA SẮM NHẰM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ THUỘC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP , TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP

 

Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; có hiệu lực ktừ ngày 16 tháng 05 năm 2016; được sửa đổi, bổ sung bi:

Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đu thầu và lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đnghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ tng Bộ Tài chính ban hành Thông quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước đmua sắm nhm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.[2]

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng áp dụng [3]

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc sử dụng vn nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này đmua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhm duy trì hoạt động thường xuyên.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Nội dung mua sắm gm:

a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

b) Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, cha cháy;

c) Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xung và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);

d)[4] Mua sắm nguyên nhiên liệu, hóa chất, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;

đ) May sắm phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (như: quần áo bác sỹ, y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghề khác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);

e) Mua sm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc d án công nghệ thông tin sử dụng vốn snghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vn ngân sách nhà nước;

g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

h) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cđịnh; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;

i) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;

k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);

l) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xun của cơ quan, đơn vị.

Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gm:

a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước được cơ quan có thm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);

b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;

c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);

d)[5] Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) gồm nguồn vốn vay, viện trợ không hoàn li được cân đi trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước: nguồn viện trợ không hoàn li của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);

đ)[6] Nguồn thu từ phí được khấu trừ hoặc để li theo quy định của pháp luật về phí;

e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;

g)[7] Nguồn Quỹ Bảo him y tế; ngun chi phí quản lý bảo him xã hội, bảo him y tế, bảo him tht nghiệp;

h)[8] Nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp:

a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư;

b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù, chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;

c) Mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

d)[9] Mua sắm tập trung (bao gồm mua sắm tập trung cấp quốc gia và mua sm tập trung cấp bộ, ngành, địa phương) theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật qun lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật qun lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Đu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn.

đ)[10] Mua các loại thuốc áp dụng theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

e)[11] Các nội dung quy định khác về mua sắm trang thiết bị y tế tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về qun lý trang thiết bị y tế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế;

g)[12] Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế áp dụng theo quy định của Luật Đu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;

h)[13] Mua sắm tài sản đthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vn nhà nước;

i)[14] Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thì áp dụng theo quy định chuyên ngành đối với tng lĩnh vực.

4.[15] Việc lựa chọn nhà thu qua mạng thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật Đu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

1. Các hình thc lựa chọn nhà thầu bao gồm; đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

2.[16] Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm (bao gồm c dtoán bổ sung trong năm), nguồn tài chính hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị và Quyết định mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu đtổ chức thực hiện mua sm tài sn, hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.

3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện đáp dụng các hình thức mua sắm không phải đu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cn thiết phải t chc đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đu thu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Điều 4. Thu, chi trong hoạt động lựa chọn nhà thầu

1. Nội dung chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, gồm:

a) Chi thuê tư vn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tổ chức đấu thầu;

b) Chi đăng tin mời thầu (nếu có);

c) Chi thuê thẩm định (nếu có);

d) Chi cho hoạt động của t chuyên gia;

đ) Chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu (nếu có);

e) Các nội dung chi khác phục vụ cho lựa chọn nhà thầu.

2. Mức chi:

a) Chi thuê thẩm định: Theo hợp đồng thực tế được ký kết dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia và các yếu tố khác; chi đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đu thu quốc gia: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Chi họp tổ chuyên gia, họp thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, họp thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, họp hội đồng tư vấn: Áp dụng mức chi tổ chức các cuộc họp tương đương quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

c) Đối với các nội dung chi không có mức chi cụ thể được cơ quan có thm quyền ban hành tbên mời thầu được phép chi tiêu theo thực tế phát sinh, bo đảm hợp lý, hợp lệ trên cơ sở tuân thủ chế độ hóa đơn, chứng từ và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu của mình;

d) Cán bộ, công chức, viên chức khi làm thêm giờ để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

3. Nội dung thu:

a) Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mi thu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

b) Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì cơ quan, đơn vị mời thầu được phép thu của nhà thầu để bảo đảm chi phí cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị đó, Mức thu bằng 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) và tối đa là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng).

c) Các khoản thu về bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 11 Luật Đấu thầu, thu về bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại Điều 66 Luật Đấu thầu.

4. Biên lai: Sử dụng biên lai thu tiền (Mu C38-BB) theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

5. Hạch toán: Do khoản thu từ hoạt động đấu thầu không thuộc ngân sách nhà nước nên không hạch toán vào ngân sách nhà nước; các cơ quan, đơn vị phản ánh khoản thu, chi từ hoạt động đấu thầu vào nguồn thu khác và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan, đơn vị.

6. Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu:

Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại điểm a, đim b khoản 3 Điều này đchi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí nêu trên không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì cơ quan, đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình đbù đắp; trường hợp còn dư, được bổ sung vào kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Chương II. TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU

 

Điều 5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ [17]

1. Thm quyn, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 37 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Qun lý, sử dụng tài sn công, Điều 13 Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 ca Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sn tại cơ quan Đng Cộng sn Việt Nam.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác (không thuộc đối tượng là tài sản công) quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này áp dụng quy định như mua sm tài sản công.

Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sm tài sản hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp mình theo quy định.

Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ quan, tổ chức được người có thẩm quyền quyết định lựa chọn làm bên mời thầu thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 8. Trách nhiệm thẩm định trong lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a)[18] Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính hoặc một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân theo quy định tại khon 2 Điều 20 và khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; riêng đối với gói thu mua vật tư y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thm quyn thì Sở Y tế chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

b) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c) Đối với các gói thu mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán mua sm quyết định việc mua sm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Thẩm định hồ mời thầu, hồ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:

Bên mời thầu quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.

3.[19] Trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đi với gói thầu mua sm tài sn, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

4.[20] Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đi với từng lĩnh vực.

Chương III. KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

 

Điều 9. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền giao đầu năm và lập kế hoạch bổ sung đối với các khoản dự toán mua sm được giao bổ sung trong năm.

Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thu đthực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thu phải ghi rõ slượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự toán mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thu không đúng quy định.

4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sm hoặc đồng thời với quá trình lập dự toán mua sắm.

Điều 10. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

1. Tiêu chun, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho u cầu công việc.

2.[21] Quyết định mua sm tài sn, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyn (quy định tại Điều 5 Thông tư này).

3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thtướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).

4. Có ngun kinh phí mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

5.[22] Dự toán mua sắm thường xun được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn tài chính hp pháp được sử dụng của cơ quan, đơn vị.

6. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).

Điều 11. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu

Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu.

2.[23] Giá gói thầu.

a) Trên cơ sở dự toán mua sắm được phê duyệt, giá gói thầu được xác định căn cứ ít nht một trong các tài liệu sau đây đ sát giá thị trường:

- Giá thị trường được tham khảo từ ít nht 03 báo giá của các nhà cung cấp khác nhau trên địa bàn tại thời điểm gn nhất, tối đa không quá 90 ngày trước ngày trình cơ quan thm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trong trường hợp không đủ 03 nhà cung cấp trên địa bàn có thể tham kho trên địa bàn khác hoặc từ các nguồn thông tin do cơ quan có thm quyn, tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam công b;

- Kết quả thm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thm đnh giá, doanh nghiệp thẩm định giá đi với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;

- Giá trúng thầu của gói thầu mua sm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gn nht, tối đa không quá 90 ngày;

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phn riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phn trong giá gói thu.

b) Trường hợp có căn cứ xác định giá thị trường có sự biến động so với giá đã được phê duyệt (tham khảo từ các báo giá, kết quthẩm định giá, giá trúng thu của gói thu mua sm hàng hóa tương tự), ngưi có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch la chọn nhà thầu quyết định việc cập nhật giá gói thu trong thời hạn 28 ngày trước ny m thu nếu cn thiết.

c) Trường hợp quy định pháp luật chuyên ngành có quy định về xác định giá gói thu thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Nguồn vốn.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.

5. Thời gian bắt đầu tchức lựa chọn nhà thầu.

6. Loại hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hp đng.

Điều 12. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt:

Bên mời thu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt; đng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Văn bản trình duyệt gồm:

a) Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến các gói thu thực hiện trước với giá trị tương ứng và các căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đi với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

d) Phn công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dunggiá trị của phần công việc này;

đ) Phn tổng hợp giá trị của các phn công việc quy định tại các đim a, b, c và d khon này. Tng giá trị của phn này không được vượt tổng dự toán mua sm được phê duyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phi gi kèm bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 13. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các Điều 9, 10, 11 Thông tư này.

2. Cơ quan, tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Điều 14. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản (sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sm) đlàm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sm trong trường hợp đủ điều kiện.

Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không quá 05 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được đy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.

Chương IV. CHỈ ĐỊNH THẦU, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

 

Mục 1. CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 15. Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu

1. Các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, gồm:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc đxử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên gii quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thmua được tnhà thầu khác; gói thu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyn chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.

2. Gói thu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

c) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu quy định tại khoản 2 Điều này).

Điều 16. Quy trình chỉ định thầu thông thường

1. Các gói thầu quy định tại Điều 15 Thông tư này (trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2) áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường.

2. Quy trình chỉ định thầu thông thường thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Điều 17. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

1. Đối với gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghim thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày ktừ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cn thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cn đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chđịnh thầu. Kết quả chỉ định thầu phi được công khai theo quy định.

2. Đi với gói thu quy định tại khoản 2 Điều 15:

a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt đchuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được người có thẩm quyền xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng u cầu của gói thu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở đphê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thu, biên bản thương thảo hp đng và các tài liệu liên quan khác.

3. Đối với các gói thầu được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức chỉ định thầu thông thường để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện chỉ định thầu thông thường.

Mục 2. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH

Điều 18. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hp sau:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đcác điều kiện sau:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền.

Điều 19. Quy trình chào hàng cạnh tranh

1. Gói thu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điu 18 có ggói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

2. Gói thu mua sm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Mục 3. MUA SẮM TRỰC TIẾP

Điều 20. Phạm vi và điều kiện áp dụng

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự toán mua sắm hoặc thuộc dự toán mua sm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch la chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền;

c) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

d) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

đ) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

e) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Điều 21. Quy trình mua sắm trực tiếp

Thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Mục 4. TỰ THỰC HIỆN

Điều 22. Điều kiện áp dụng

1. Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng u cầu của gói thầu.

2. Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thu trên cơ sở tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và đơn vị được giao thực hiện gói thầu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với u cu của gói thầu;

b) Phải chứng minh và thhiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

c) Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyn nhượng khối lượng công việc với tng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Điều 23. Quy trình tự thực hiện

Thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Mục 5. LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 24. Điều kiện áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt [24]

Trường hợp gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không tháp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật Đấu thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, trừ các trường hợp đã được quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.

Điều 25. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

1.[25] Người có thẩm quyền làm rõ các điều kiện đặc thù, riêng biệt của gói thu đlàm cơ sở đxuất phương án lựa chọn nhà thu trong trường hợp đặc biệt, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điu 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

2. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đu tư, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thu.

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [26]

 

Điều 26. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện lựa chọn nhà thầu trong mua sm tài sn, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xun của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; ban hành hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này (nếu thấy cần thiết) trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về đấu thầu có liên quan.

2. Mu tài liệu đấu thầu và các nội dung khác không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ktừ ngày 16 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu đmua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng trang nhân dân.

2. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

BỘ TÀI CHÍNH
________________

Số: 30/VBHN-BTC

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (5b).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2022


Võ Thành Hưng

 

 


[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thưng xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 05 năm 2016 (sau đây gọi là Thông tư số 58/2016/TT-BTC).

- Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022 (sau đây gọi là Thông tư số 68/2022/TT-BTC).

Văn bn hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư trên.

[2] Thông tư số 68/2022/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sn ti cơ quan Đng cộng sn Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sa đi, bổ sung một số điều của Thông tư s 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 quy định chi tiết việc sử dụng vn nhà nước đ mua sm nhm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.”

[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khon 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[7] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[8] Đim này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực ktừ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[9] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[10] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[11] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khon 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[12] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[13] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[14] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[15] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực ktừ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lc ktừ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[18] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[19] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực ktừ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[20] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[22] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[23] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực ktừ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[24] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[25] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

[26] Điều 2, Điều 3 Thông tư số 68/2022/TT-BTC có hiệu lc kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2022 quy định như sau:

Điều 2. Điều khon chuyển tiếp

Đối với các nội dung mua sắm đã được cp có thẩm quyn phê duyệt, phân bkinh phí thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy định pháp luật về qun lý sdụng nguồn kinh phí làm căn cứ phê duyệt cho đến khi quyết toán nội dung mua sm.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sa đi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

3. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phn ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.”

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi